[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”TRUNG QUỐC” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Trung Quốc

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Sau bốn thập kỷ cải cách và đổi mới, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị không ngừng gia tăng. Theo thống kê của Cục Thống kê Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình cao, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2017 đạt 82.712 tỷ NDT (tương đương hơn 13.000 tỷ USD), đứng vị trí thứ hai thế giới, vượt xa mục tiêu tăng 6,5% mà Bắc Kinh đề ra, đồng thời cao hơn dự báo của giới phân tích và đóng góp 15% cho GDP của toàn thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Trung Quốc trong giai đoạn 2013-2017 đạt khoảng 7,1%. Thu nhập bình quân đầu người trên GDP đạt 59.660 NDT (khoảng 8.800 USD)

 Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

Một số ngành kinh tế trọng điểm

  • Nông nghiệp
  • Công nghiệp
  • Tài chính
  • Vận tải
  • Du lịch

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Về xuất nhập khẩu

Về kinh tế thương mại, Trung Quốc đã có thay đổi căn bản với ngành sản xuất và dịch vụ vươn lên mạnh mẽ, ngoại thương không ngừng mở rộng, là động lực chính thúc đẩy kinh tế của đất nước. “Trung Quốc – công xưởng của thế giới” đã gắn liền với định vị của Trung Quốc trong suốt nhiều năm trở lại đây. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 4.104 tỷ USD, tăng 11,4%, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 2.263 tỷ USD, tăng 7,9%; kim ngạch nhập khẩu đạt 1.840 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn này có xu hướng giảm dần trong khi nhập khẩu đang có xu hướng tăng nhanh. Với nỗ lực không ngừng của Chính phủ Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc đang có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng phát triển về chiều sâu, từng bước chuyển từ tăng trưởng “nóng” sang “hạ cánh mềm”.

Các mặt hàng xuất khẩu chính, gồm: Than, thép, sợi dệt vải, quần áo và phụ kiện, giày dép, đồ nội thất và phụ kiện, thiết bị tự động xử lý số liệu và linh kiện, điện thoại không dây, container, màn hình tinh thể lỏng.

Mặt hàng nhập khẩu chính, gồm: Ngũ cốc, đậu tương, quặng sắt, than, dầu thô, nguyên liệu nhựa, bột giấy, vật liệu thép, đồng

Đối tác thương mại chính của Trung Quốc là: EU, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản, Hồng Công, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nga, Brazil

Về đầu tư

Không chỉ là thị trường thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ mà trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư ra nước ngoài với nhiều dự án quy mô lớn, thâu tóm các công ty, tập đoàn ngoài nước. Theo thống kê của Cục Thống kê Trung Quốc, năm 2017, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đạt 131 tỷ USD (không kể ngành ngân hàng, bảo hiểm tài chính), tăng 7,9%, có 35.652 doanh nghiệp vốn nước ngoài thành lập mới; Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài (không kể ngành ngân hàng, bảo hiểm tài chính) đạt 120,1 tỷ USD, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm 2016 (trong đó đầu tư vào các nước thuộc sáng kiến “Vành đai, Con đường” đạt 14,4 tỷ USD). Theo dự báo, phân tích của một số học giả nổi tiếng của Trung Quốc và quốc tế, Trung Quốc sẽ tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, có thể cạnh tranh với những nền kinh tế lớn và có thể soán ngôi Mỹ vươn lên số 1 thế giới vào năm 2030.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại, đầu tư

Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc là kết quả của một chiến lược dài hạn với mong muốn và mục tiêu xuyên suốt qua các thế hệ lãnh đạo là giành lấy vị thế trung tâm, có tầm ảnh hưởng cao trên trường quốc tế. Với sự quyết tâm lớn từ tập thể lãnh đạo và người dân Trung Quốc, kiên trì quốc sách cơ bản mở cửa đối ngoại, mở rộng cải cách đất nước, Trung Quốc đang trên đà thực hiện thành công sự chuyển đổi từ đóng cửa, nửa đóng cửa đến mở cửa toàn diện.

Cải cách kết cấu theo hướng trọng cung được thúc đẩy đi và chiều sâu, kết cấu kinh tế không ngừng cải thiện, các ngành nghề mới nổi như kinh tế số phát triển mạnh mẽ, xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sắt cao tốc, đường bộ, cầu, cảng biển, sân bay được đẩy nhanh vv… Phát triển kết nối vùng miền được tăng cường, việc triển khai Sáng kiến “Vành đai, Con đường”, Chiến lược phát triển nhịp nhàng Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc, Vành đai kinh tế sông Trường Giang… đã đạt được những kết quả nổi bật. Chiến lược lấy sáng tạo thúc đẩy phát triển được triển khai mạnh mẽ, tiến trình xây dựng quốc gia sáng tạo giành được thành quả to lớn, các thành quả khoa học kỹ thuật quan trọng được công bố như trạm nghiên cứu không gian “Thiên Nhãn”, vệ tinh thăm dò địa chất “Ngộ Không”, vệ tinh viễn thông lượng tử “Mặc Tử”, máy bay dân dụng cỡ lớn…

Báo cáo công tác thương mại Trung Quốc năm 2017 đã đưa ra mục tiêu phấn đấu phát triển, cải cách ngành kinh tế thương mại trong thời đại mới, nỗ lực hoàn thành trước mục tiêu xây dựng “Cường quốc kinh tế thương mại” thể hiện rõ quyết tâm và tham vọng của mình, cụ thể:

  • Trước năm 2020, củng cố hơn nữa vị thế nước lớn về kinh tế thương mại.
  • Trước 2035, cơ bản xây dựng “Cường quốc kinh tế thương mại”.
  • Trước 2050, xây dựng toàn diện “Cường quốc kinh tế thương mại”.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên: Khoa học kỹ thuật công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử.

Các đối tác thương mại ưu tiên: là các đối tác thương mại chính có kim ngạch thương mại hai chiều lớn với Trung Quốc như: EU, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Brazil, Ấn Độ, Nga.

Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh

  • Đàm phán đẩy mạnh ký kết các FTA mới với nhiều quốc gia, nền kinh tế trên thế giới.
  • Trong năm 2018, Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách mới gồm có:
    • Giảm thuế VAT từ mức 17% xuống còn 16% và từ 11% xuống 10% trong lĩnh vực phân phối tiêu thụ hàng hóa và nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài;
    • Giảm thuế nhập khẩu một số sản phẩm hàng tiêu dùng với mức giảm trên 50% và giảm thuế nhập khẩu một số loại thuốc biệt dược dùng để điều trị các bệnh nan y như: ung thư….;
    • Dự kiến trong năm 2018 Chính phủ Trung Quốc sẽ tập trung vào việc đưa ra các khoản cắt giảm thuế và phi thuế để nhiều công ty sẽ đủ điều kiện cho các chính sách ưu đãi về việc khấu trừ bổ sung chi tiêu R&D vào thu nhập chịu thuế, một chính sách dự kiến ​​sẽ cắt giảm thêm 65 tỷ nhân dân tệ tiền thuế trong năm nay với mục tiêu ban đầu là cắt giảm thuế và phí lên tới 1,1 nghìn tỷ NDT trong năm 2018.

Các FTAs chính hiện đang tham gia

Tính đến nay, Trung Quốc đã ký kết 15 FTAs với 21 quốc gia và vùng lãnh thổ (không bao gồm Hồng Công, Đài Loan, Ma Cao), cụ thể: Man-đi-vơ (năm 2017), Ô-xtrây-li-a (năm 2015), Thụy Sỹ (năm 2014), Hàn Quốc (năm 2015), Chi Lê (năm 2005), ASEAN (năm 2002), ASEAN “10+1” bản nâng cấp (năm 2015), Pê-ru (năm 2009), Chi-lê bản nâng cấp (năm 2017), Cô-xta-ri-ca (năm 2010), Xin-ga-po (năm 2008), Ai-xơ-len (năm 2013), Niu Di-lân (năm 2008), Pa-ki-xtan (năm 2006) và Gru-di-a (năm 2016).

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất, các đối tác và mặt hàng bị kiện

Trong những năm gần đây (2015-2017), biện pháp phòng vệ thương mại được Trung Quốc sử dụng nhiều nhất là chống bán phá giá, và sản phẩm bị áp dụng chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều nhất là các sản phẩm thép, nhôm, kim loại màu, thiết bị điện năng lượng mặt trời. Các quốc gia, đối tác thương mại thường bị Trung Quốc áp dụng biện pháp này là Mỹ và EU.

Đối với biện pháp tự vệ, đây là biện pháp Trung Quốc ít áp dụng, tuy nhiên nhằm đối phó với sự leo thang của chiến tranh thương mại do Mỹ áp đặt với Trung Quốc diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2018, phía Trung Quốc đã áp dụng biện pháp tự vệ tăng thuế nhập khẩu lên từ 15% đến 25% tùy chủng loại hàng hóa nhằm đáp trả các biện pháp tăng thuế nhập khẩu mà phía Mỹ áp dụng với Trung Quốc.

Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại

Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại mà Trung Quốc áp dụng đó là các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật chủ yếu tập trung vào nhóm sản phẩm nông sản, thủy sản, thực phẩm nhất là những nhóm hàng Trung Quốc quản lý trọng điểm như gạo, sữa… Theo đó, để đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng Trung Quốc, các cơ quan quản lý Trung Quốc trên cơ sở các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn hiện hành và các thỏa thuận kiểm dịch, kiểm nghiệm được ký với các nước, phía Trung Quốc sẽ tiến hành đi kiểm tra, đánh giá và cấp phép cho các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ngoài đạt chuẩn nhằm hạn chế việc xuất khẩu ồ ạt dẫn đến mất kiểm soát về chất lượng. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép xuất khẩu, phía Trung Quốc tăng cường công tác hậu kiểm để đảm bảo chất lượng hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tới đây dự kiến Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp truy xuất nguồn gốc hàng nông sản nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Các vụ kiện, các đối tác và mặt hàng bị kiện:

Đến nay Trung Quốc đã đưa ra WTO kiện 17 vụ, với các bị đơn chủ yếu là Hoa Kỳ và EU. Các mặt hàng bị kiện chính là Nhôm, thép, kim loại tấm, vấn đề chuyển giá; Trung Quốc cũng là bên thứ 3 của 147 vụ kiện tại WTO. Ngược lại, Trung Quốc cũng bị một số đối tác, chủ yếu là Hoa Kỳ, Eu kiện ra WTO với 42 vụ đối với mặt hàng là Linh kiện ô tô xe máy, các loại thuế phí.

(https://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/china_e.htm)

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Thị trường Trung Quốc (không kể Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao) nhiều năm nay luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng như phát triển kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc tiếp tục giữa vị trí đối tác thương mại số 1 của Việt Nam kể từ năm 2004 đến nay. Trong giai đoạn 5 năm 2013 – 2017, kim ngạch thương mại hai chiều không ngừng tăng trưởng với tốc độ bình quân đạt 18,2%/năm.

Về xuất khẩu: Với vị trí địa lý thuận lợi và tính bổ sung lẫn nhau lớn, Trung Quốc nhiều năm qua luôn là thị trường quan trọng hàng đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, liên tục 14 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể chia thành 3 nhóm chính, cụ thể gồm: nhóm hàng nông lâm thủy sản (cao su, sắn lát, gạo, thủy sản, hạt điều); nhóm hàng nguyên nhiên liệu và khoáng sản (dầu thô, quặng các loại); nhóm hàng công nghệ chế biến (xơ sợi dệt, gỗ và các sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện).

Về nhập khẩu: Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn 2012 – 2016 ở mức 19,7%/năm.

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc có thể chia thành các nhóm hàng sau: Nhóm hàng máy móc thiết bị, phụ tùng; Nhóm hàng vải, sợi, bông và nguyên phụ liệu dệt may, da giày; Nhóm hàng nguyên liệu; Nhóm hàng sắt thép, sản phẩm sắt thép và kim loại; Nhóm hàng máy tính điện tử và linh kiện; Nhóm hàng phân bón và hóa chất; Nhóm hàng công nghiệp chế biến

Đầu tư

Tính đến hết tháng 6 năm 2018, Trung Quốc tổng cộng có 1.955 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 12,48 tỷ USD, đứng thứ 7 trong số 128 Quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Các thỏa thuận đã ký kết:

Tham khảo Phụ lục 1 đính kèm tại đây.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Đối với thị trường Trung Quốc, lĩnh vực được coi là tiềm năng phù hợp với nhu cầu thị trường của Trung Quốc và lợi thế xuất khẩu của Việt Nam gồm có:

  • Thủy sản:
    • Thủy sản đông lạnh như: tôm sú, tôm thẻ, cua, bạch tuộc, mực, ngao…
    • Thủy sản tươi sống: tôm hùm, cua gạch, cua thịt
  • Nông sản: hoa quả nhiệt đới, gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, sắn và tinh bột sắn
  • Thực phẩm chế biến: hoa quả sấy khô, bánh đậu xanh, kẹo dừa
  • Hàng tiêu dùng: giày, dép…
  • Hàng điện tử: các sản phẩm máy điện thoại, camera…
[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

  • Quy định về Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu (Tham khảo Phụ lục 2 đính kèm tại đây)
  • Quy định kiểm dịch hoa quả nhập khẩu (Tham khảo Phụ lục 3 đính kèm tại đây)
  • Biện pháp kiểm dịch động thực vật nhập khẩu (Tham khảo Phụ lục 4 đính kèm tại đây)

Chính sách thuế và thuế suất

Quy định về thuế xuất nhập khẩu hàng hóa (Tham khảo Phụ lục 5 đính kèm tại đây)

Quy định về bao bì, nhãn mác

Luật nhãn mác (Tham khảo phụ lục 6 đính kèm tại đây)

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

  • Luật an toàn thực phẩm (Tham khảo phụ lục 7 đính kèm tại đây)
  • Luật chất lượng thực phẩm (Tham khảo phụ lục 8 đính kèm tại đây)

Quyền sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ (Tham khảo phụ lục 9 đính kèm tại đây)

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 22205425
Fax: +84 22 22205518

Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam
Địa chỉ: 46 Hoàng Diệu, Hà Nội, Việt Nam
Email: chinaemb_vn@mfa.gov.cn
Điện thoại: 0084-24-38453736
Fax: 0084-24-3823282
Website: http://vn.china-embassy.org/vn/

Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 175 Hai Bà Trưng, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0084-28-38292459

Tại Trung Quốc

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc
Địa chỉ: Số 32 đường Quan Hoa, Kiến Quốc Môn Ngoại, TP Bắc Kinh
Điện thoại: +86-010-65321155
Fax: +86-010-65326521
Email: vnembassydprk@mofa.gov.vn

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc
Điện thoại: +86- 010- 65329951
Email: cn@moit.gov.vn

Bộ phận Thương vụ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây
Điện thoại: +86-771- 5534752
Email: namninh@moit.gov.vn

Bộ phận Thương vụ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam
Điện thoại: +86-871- 63512621
Email: conminh@moit.gov.vn

Bộ phận Thương vụ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông
Điện thoại: +86- 20-83744984
Email: quangchau@moit.gov.vn

Văn phòng Xúc tiến Thương mại Việt Nam tại TP. Trùng Khánh
ĐT: +86- 23-67906219
Email: trungkhanh@vietrade.gov.vn