Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Cộng hòa Ấn Độ
- Ô-xtrây-li-a
- Cộng hòa Nhân dân Băng-la-đét
- Vương quốc Căm-pu-chia
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Cộng hoà Ấn Độ
- Cộng hoà In-đô-nê-xi-a
- Nhật Bản
- Đại Hàn Dân Quốc
- Cộng hoà DCND Lào
- Liên bang Ma-lai-xi-a
- Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma
- Niu-di-lân
- Cộng hòa Hồi giáo Pa-kít-xtan
- Cộng hoà Phi-líp-pin
- Cộng hoà Xinh-ga-po
- Vương quốc Thái Lan
- Đài Loan
- Hồng Công
Tổng quan tình hình kinh tế
Ấn Độ là nền kinh tế có tốc độ phát triển cao nhất thế giới (7%-8%), có lợi thế về lao động, đặc biệt là lao động trẻ và lực lượng lao động chuyên môn hùng hậu, nhất là trong lĩnh vực IT. Với diện tích rộng lớn, 29 bang và 07 lãnh thổ liên bang, nền kinh tế Ấn Độ khá đa dạng, nhiều ngành kinh tế chủ chốt có tiềm năng lớn và đang phát triển mạnh mẽ với trình độ công nghệ tiên tiến, nhất là công nghiệp chế tạo, IT và viễn thông, dệt may, dược phẩm, hóa chất, năng lượng, nông nghiệp và chăn nuôi.
Những năm gần đây, Ấn Độ quyết liệt thực hiện tự do hóa nền kinh tế, cải cách môi trường kinh doanh, tăng cường vị thế quốc tế ở khu vực và trên thế giới, do vậy Ấn Độ đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, nhất là vào hạ tầng giao thông, công nghiệp chế tác, IT, thương mại và thương mại điện tử, và năng lượng mới.
Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây:
Qui mô, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát:
Một số ngành kinh tế trọng điểm:
– Dịch vụ tài chính, bất động sản và chuyên gia (21,0% GDP) và dịch vụ thông tin liên lạc, truyền thông, giao thông, và thương mại (18,4% GDP). Khu vực dịch vụ đóng góp đến 53,6% GDP, thế mạnh là công nghệ thông tin và viễn thông.
– Công nghiệp chế tạo (16,5% GDP) đang là ưu tiên phát triển để chuyển đổi nền kinh tế trong những năm tới, trong đó công nghiệp quốc phòng đang được chú trọng xây dựng thành một trọng điểm.
– Sản xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, sắt thép và dệt may, đồ da (12% GDP)
– Trồng trọt (gạo, các loại đậu hạt và ngũ cốc) (13% GDP).
– Chăn nuôi (3,4% GDP), phục vụ nhu cầu thiết yếu và đóng góp đáng kể cho xuất khẩu.
Thông tin xuất nhập khẩu
a) Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu
(Đơn vị: tỷ USD)
b) 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ
c) 10 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Ấn Độ
d) 10 đối tác thương mại lớn của Ấn Độ
Thông tin về đầu tư (FDI)
– Các quốc gia dẫn đầu FDI tại Ấn Độ (2016-2017): Mauritius: 15,73 tỷ USD; Singapore: 8,71 tỷ USD; Nhật Bản: 4,71 tỷ USD; Hà Lan: 3,37 tỷ USD; Mỹ: 2,38 tỷ USD; Vương quốc Anh: 1,48 tỷ USD…
– FDI tại Ấn Độ chủ yếu trong các lĩnh vực: Dịch vụ: 8,68 tỷ USD; Viễn thông: 5,56 tỷ USD; Máy tính điện tử (cả phần cứng và phần mềm): 3,65 tỷ USD; Thương mại: 2,34 tỷ USD; Công nghiệp ô tô: 1,61 tỷ USD…
(Theo CIS: http://cis.org.vn/article/2180/kinh-te-an-do-nam-2016-2017-phan-2.html)
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Định hướng lớn trong chính sách thương mại
* Lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên
– Một số ngành trọng tâm về đầu tư: (i) hạ tầng cơ sở, trước hết là hệ thống đường cao tốc xuyên và nối các hành lang kinh tế và đến các khu vực biên giới ở phía Bắc; (ii) công nghiệp chế tác, chú trọng nâng tỷ phần nội địa hóa sử dụng công nghệ tiên tiến như ô tô và sản xuất quốc phòng; (iii) sản xuất hàng điện tử; (iv) IT, kết nối kỹ thuật số và viễn thông; (v) năng lượng sạch, điện mặt trời, nguyên tử; (vi) hạ tầng cung cấp nước cho nông nghiệp và giống cho trồng trọt nông nghiệp.
– Một số trọng tâm xuất khẩu: (i) dịch vụ IT, viễn thông và lao động chuyên môn; (ii) sản phẩm chế tác công nghiệp và sản phẩm hóa dầu; (iii) dệt may và da, giầy; (iv) dược phẩm; (v) nông sản chế biến; (vi) hàng thủ công nghiệp.
* Chủ trương, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh
– Thúc đẩy xuất khẩu: Ấn Độ đang thực hiện Chính sách ngoại thương 2015-2020. Theo đó, các công ty xuất khẩu, kể cả hàng hóa và dịch vụ, sẽ được thưởng từ 2-5% giá trị FOB hàng xuất và dùng phần thưởng đó bù vào chi phí nhập khẩu hàng liên quan và còn có thể chuyển cho nhà nhập khẩu khác sử dụng. Xuất khẩu các hàng thủ công mỹ nghệ, sách, đồ chơi, quần áo, qua thương mại điện tử cũng có thể được hưởng phần thưởng khuyến khích này. Nhiều chương trình khác trong Chính sách xuất khẩu như đối với Sản phẩm là công cụ lao động; Khu công nghệ điện tử phần cứng và phần mềm, Các hãng sản xuất hướng vào xuất khẩu, Các cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ, … đều có những chính sách khuyển khích và biện pháp hỗ trợ riêng của Chính phủ để đạt mục tiêu $900 tỷ xuất khẩu đến năm 2019-2020.
Ấn Độ đang chuẩn bị xem xét lại chính sách thương mại quốc tế nhằm khuyến khích hơn cho xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động và cân đối lại chính sách hỗ trợ của chính phủ để tránh gây ra phản đối của các nước trong thương mại quốc tế.
– “Make in India”, hay “trải thảm đỏ” cho các nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện từ cuối năm 2014, nhằm thu hút FDI và công nghệ cao vào công nghiệp chế tác để xây dựng Ấn Độ thành một trung tâm chế tạo công nghiệp của thế giới. Cùng với đó là các chương trình Digital India, Skill India, Smart Cities, và Chính sách mua bán Quốc phòng mới 2016.
– Tự do hóa, hay thuận lợi hóa môi trường kinh doanh, đang là một ưu tiên của Chính phủ Ấn Độ. Bên cạnh nới lỏng các hạn chế FDI, cải cách thuế, hàng nghìn biện pháp lớn nhỏ đã được triển khải để cải thiện môi trường kinh doanh. Các biện pháp chính đang thực hiện gồm: chính sách một cửa, giải quyết thủ tục qua trực tuyến, giảm số lượng giấy tờ, thủ tục, ấn định thời gian hoàn thành thủ tục, và giải quyết phá sản. (Ví dụ giảm còn 30 ngày để lập một doanh nghiệp mới, còn 10-12 ngày để thông quan cho nhập khẩu, 3-4 năm giải quyết phá sản).
Đến nay, 100% FDI đã được phép vào hầu hết 25 ngành kinh tế. Một số ít lĩnh vực trong Quốc phòng, dược phẩm, ngành giải trí, hàng không, công nghệ sinh học, điện lực, dầu khí, báo chí, FDI được phép ở mức 26%-49%. Mức cao hơn đối với lĩnh vực có hạn chế sẽ qua phê duyệt của Chính phủ. Sáu chỉ tiêu quan trọng là giấy phép xây dựng, thực thi hợp đồng, trả thuế và giải quyết phát sản đã được cải thiện đáng kể.
– Từ tháng 7/2017, bắt đầu áp dụng hệ thống thuế GST, đây là hình thức thuế VAT hiện đại, thay cho gần 20 sắc thuế phức tạp, và khác nhau trước đó ở cấp TW và ở các bang. GST sẽ giúp giảm giá cho 70% các mặt hàng, giảm thời gian và chi phí vận chuyển, logistics đến 40-50%, và giúp GDP tăng thêm 1-1,5%.
* Các FTAs chính hiện đang tham gia
(i) India-Asean; (ii) South Asia FTA or SAFTA (India, Pakistan, Nepal, Sri Lanka, Banladesh, Bhutan and Maldives); (iii) ISLFTA (India-Sri Lanka); (iv) IMCECA (India-Malaysia); (v) ISCECA (India-Singapore); (vi) JICEPA (India-Japan); và (vii) IKCEPA (India-South Korea).
Một hiệp định tự do thương mại khu vực quan trọng mà Ấn Độ đang tham gia thương lượng và có nhiều khả năng kết thúc trong 1-2 năm tới là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), gồm 16 nước trong đó có 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ.
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng
– Trong giai đoạn 2013-2018, Ấn Độ sử dụng chủ yếu các biện pháp chống phá giá. Ấn Độ đã áp 78 trường hợp chống phá giá, phần nhiều đối với hàng hóa từ Trung Quốc, và nhiều trường hợp là sản phẩm sắt thép, hóa chất và sợi tổng hợp. Việt Nam có 02 trường hợp là pin (cell batteries) và sợi (filament yarn).
– Ấn Độ cũng là nước thường đưa ra và thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại qua WTO.. Thống kê cũng cho thấy Ấn Độ là nước đã khởi sự phòng vệ thương mại nhiều nhất mà có thông báo cho WTO (đến 2017, có 43 trường hợp).
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Về Thương mại
Ấn Độ là bạn hàng thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thứ 24 của Ấn Độ. Trong 10 năm (2007-2017), kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng từ 1,53 tỷ lên USD 7,7 tỷ USD . Trong thời gian này, xuất khẩu từ Việt Nam đã tăng 21 lần, từ 180 triệu USD lên 3,76 tỷ USD.
So với năm 2016, kim ngạch thương mại giữa hai nướcnăm 2017 tăng 41,72% , trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam vào Ấn Độ và nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam cũng có tốc độ tăng gần tương đương, lần lượt là 39,86% và 43,53%.
10 MẶT HÀNG XUẤT KHẨU LỚN NHẤT CỦA ẤN ĐỘ VÀO VIỆT NAM
Đơn vị: triệu USD
10 MẶT HÀNG NHẬP KHẨU LỚN NHẤT TỪ VIỆT NAM VÀO ẤN ĐỘ
Đơn vị: triệu USD
Về đầu tư:
Đến tháng 4/2018, Ấn Độ có 182 dự án còn hiệu lực đang đầu tư ở Việt Nam với số vốn đăng ký là 816 triệu USD, xếp thứ 28/127 quốc gia và lãnh thổ có FDI lớn vào Việt Nam tính theo vốn đăng ký.
Các dự án của Ấn Độ tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 52 dự án, 478,81 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 28,9% về số dự án và 58,7% về vốn đầu tư. Thứ hai là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, với tổng vốn là 179,04 triệu USD, và thứ ba là lĩnh vực khai khoáng với 96,5 triệu USD.
Về địa bàn: FDI của Ấn Độ đã có mặt tại 26 địa phương trong cả nước, và tập trung nhiều nhất tại tỉnh Phú Yên với tổng số vốn đầu tư là 189,6 triệu USD, Ninh Thuận là 137,8 triệu USD, và Bình Dương là 111,36 triệu USD.
Ấn Độ chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài (144 dự án với 577,8 triệu USD tổng vốn đầu tư, chiếm 80% tổng số dự án và 70,8% về tổng vốn đầu tư). Số còn lại thuộc hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh.
Hai năm gần đây ghi nhận tăng trưởng đáng kể về số dự án và vốn FDI của Ấn Độ vào Việt Nam so với những năm trước, tuy nhiên vẫn còn rất khiêm tốn so với thực tế khả năng đầu tư ra nước ngoài của Ấn Độ (40-50 tỷ USD) và so với tổng số FDI vào Việt Nam (0,25% của 323 tỷ USD). Từ phía Việt Nam, đến nay chưa có một đầu tư nào vào Ấn Độ, ngoài một số công ty gần đây đang có ý định như Sơn Hà, Mobistar, Viettel.
Các hiệp định và cơ chế hợp tác kinh tế quan trọng hai bên đã xây dựng:
– Hiệp định thương mại và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ (1997);
– Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ (1997);
– Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (1995) và sửa đổi bổ sung 2016;
– FTA ASEAN-India (2010);
– Cơ chế Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Ấn Độ về hợp tác kinh tế và khoa học công nghệ;
– Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam-Ấn Độ;
Ngoài ra, còn có các hiệp định hợp tác khác về khoa học công nghệ, năng lượng nguyên tử, hải quan, vận tải biển, phát triển công nghệ thông tin … và Ấn Độ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường.
Tổng quan
Ấn Độ là thị trường có tiềm năng lớn cho doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực:
– Thương mại: qui mô lớn của nền kinh tế, sự đa dạng các ngành kinh tế và sức tiêu dùng lớn, có thể hấp thụ được đa dạng các mặt hàng từ tiêu dùng đến phục vụ sản xuất, ở các mức độ gia công, công nghệ khác nhau, đồng thời tạo ra lợi thế so sánh cho sản phẩm và cơ hội cho phát triển thương mại.
Do khu vực khai thác và sản xuất nguyên liệu và bán nguyên liệu khá phổ biến và có sản lượng khá lớn trong thị trường nội địa, các hàng hóa đặc thù, sản phẩm chế tạo, nông sản chế biến sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn, như hoa quả đặc sản (thanh long, măng cụt, bưởi, vải, nhãn, chôm chôm, cam …), thiết bị điện tử dân dụng, đồ gia dụng, đồ gỗ, đồ gốm sứ, đồ nhựa … Bên cạnh đó, nhu cầu về các sản phẩm tiêu thụ hàng ngày vẫn rất lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp như hạt điều nguyên liệu và chế biến, cà phê, hạt tiêu, các loại gia vị cay, trầm hương, …
– Hợp tác đầu tư trong những lĩnh vực như xây dựng và quản lý các cơ sở hạ tầng, đường cao tốc, đường sắt, khách sạn, sân bay, … vì Ấn Độ có nhiều công ty tầm cỡ quốc tế, có kinh nghiệm, công nghệ và đã trúng thầu nhiều dự án mega về hạ tầng trong nước và trên thế giới như các tập đoàn L&T, Tata, Reliance, Adani, Shapoorji Palonji, …
– Hợp tác trong sản xuất công nghiệp và chuyển giao công nghệ : Là nước có truyền thống phát triển khoa học kỹ thuật, có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến trên cơ sở công nghệ được chuyển giao trên tiêu chuẩn châu Âu, đồng thời có quan hệ tin cậy trong quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, Ấn Độ có tiềm năng trong chuyển giao công nghệ trong hợp tác với Việt Nam nhất là viễn thông, IT, chế tạo máy, năng lượng, sinh hóa, sản xuất nông nghiệp, … với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
– IT và viễn thông: là những thế mạnh của Ấn Độ và là cơ hội để bước vào nền kinh tế kỹ thuật số. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam hợp tác để phát triển các dịch vụ trên cơ sở IT và viễn thông, nhất là hiện nay Chính phủ Ấn Độ đang triển khai gói $US 1 tỷ cho kết nối số giữa Ấn Độ với các nước ASEAN.
– Hợp tác về phát triển nhân lực: Ấn Độ có nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo có chất lượng tốt, lực lượng chuyên môn về IT, tài chính, quản trị của Ấn Độ có uy tín trên thế giới, đây cũng là lĩnh vực tiềm năng cho hoạt động phát triển nhân lực đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong đào tạo và cung cấp nhân lực có trình độ, hoặc tay nghê cao.
– Hợp tác phát triển du lịch: với địa điểm thuận lợi của Việt Nam, tiềm năng lớn của du lịch Ấn Độ, doanh nghiệp Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác du lịch với Ấn Độ để phát triển các tuyến du lịch tiềm năng giữa các nước ở Đông Bắc Á-Việt Nam-Ấn Độ và ngược lại.
– Hợp tác phát triển công nghiệp truyền thông và giải trí: đây là một thế mạnh nổi trội của Ấn Độ trên cơ sở phát triển của công nghệ viễn thông và điện ảnh Ấn Độ, cũng đồng thời là một thị trường có sức tiêu dùng rất lớn và là cơ hội cho ngành giải trí và điện ảnh Việt Nam tăng cường hợp tác.
Tổng quan
Về xuất nhập khẩu: cần tham khảo Luật ngoại thương Ấn Độ và các Qui định về xuất nhập khẩu của Ấn Độ – India Foreign Trade Law, Export Import Rules and Regulation. Có thể tìm thấy trên www.eximguru.com và nhiều trang web khác của Ấn Độ
Chính sách về thuế, thuế suất: có thể tìm trên www.indiantradeportal.in về thuế xuất nhập khẩu và www.gst.gov.in về hệ thống thuế mới (GST) của Ấn Độ
Quy định về bao bì: tham khảo www.fssai.gov.in về đóng gói và nhãn mác và các web khác liên quan.
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: tham khảo Luật và qui định về vệ sinh, an toàn thực phẩm và chi tiết tại www.fsdaup.gov.in
Quyền sở hữu trí tuệ: tham khảo và xem chi tiết tại www.inpindia.nic.in và www.copyright.gov.in và những trang web khác liên quan.
Tập quán kinh doanh
Doanh nhân Ấn Độ nói chung là trọng chữ tín. Họ cũng thích được đối tác tín nhiệm ngay từ đầu, và quan hệ con người-con người quan trọng hơn câu nệ về thời gian biểu. Tuy nhiên trong công việc nên thường xuyên nhắn nhủ, thúc đẩy, nếu không họ cũng cho rằng công việc không gấp và sẽ không khẩn trương để đúng hẹn.
Trong kinh doanh, doanh nhân Ấn Độ rất chặt chẽ, luôn muốn “cầm chắc”, chỉ khi có sự tín nhiệm cao, mới có thể linh hoạt nhất định. Luôn yêu cầu đặt cọc trước, thậm chí yêu cầu trả toàn bộ tiền thanh toán dự trù trước khi thực hiện dịch vụ, hay giao dịch. Trong thương lượng cũng rất chặt chẽ về chi phí đối với từng chi tiết và thường yêu cầu cam kết bằng văn bản.
Về sinh hoạt, người Ấn Độ nói chung, cũng như doanh nhân Ấn Độ, hiếu khách, thân thiện, đó cũng là một bổn phận tôn giáo của dân tộc Ấn Độ. Mặt khác người Ấn Độ rất có ý thức về đẳng cấp, do vậy ngay trong nghi lễ thường họ hay sử dụng chức danh để xưng hô như “Ngài” hay “Quí Ngài”, “Quí Bà”.
Người Ấn Độ có văn hóa quà cáp, nhất là trong những dịp ngày lễ, buổi tiếp xúc gặp mặt quan trọng. Hình thức quà không nhất định, nhưng thường là đồ ăn, uống như bánh, kẹo, rượu, trà, cà phê, đồ trưng bày như một biểu tượng pha lê, bộ để bút, giấy, trang trí bàn làm việc, …
Trong giao tiếp với người Ấn Độ, không nên nói ‘Không’. Người Ấn rất ít khi nói ‘Không’, vì cho rằng như vậy là khiếm nhã.
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 22205425
Fax: +84 22 22205518
Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam
Địa chỉ:58-60 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: +84-24-38244990.
Email ecocom.hanoi@mea.gov.in ;
Website www.indemassyhanoi.gov.in
Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Tp Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 55 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84-28-3823705030.
Email: cons.hcm@mea.gov.in
Hiệp hội doanh nghiệp Ấn Độ tại Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 1, KS Heritage, 625 Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +81-24-37724248.
Email inchamhanoi@gmail.com
Tại Ấn Độ:
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ
20 Kautilya Marg, Chanakyaburi, New Delhi-110021, India
Điện thoại: +91 1126879852/55
Fax: +91 1126879856
Email: vnemb.in@gmail.com
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (New Delhi)
Địa chỉ: B5/14 Safarjung Enclave, New Delhi.
Điện thoại: +91-11-26175953.
Email: in@moit.gov.vn
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Mumbai
Địa chỉ: Phòng 805, tầng 8, Powai Plaza, Hiranandani Gardens,
Central Avenue, Powai 400076.
Điện thoại: +91-22-25702033.
Email: tlsq.mumbai@mofa.gov.vn