[wpseo_breadcrumb]
- Ô-xtrây-li-a
- Cộng hòa Nhân dân Băng-la-đét
- Vương quốc Căm-pu-chia
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Cộng hoà Ấn Độ
- Cộng hoà In-đô-nê-xi-a
- Nhật Bản
- Đại Hàn Dân Quốc
- Cộng hoà DCND Lào
- Liên bang Ma-lai-xi-a
- Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma
- Niu-di-lân
- Cộng hòa Hồi giáo Pa-kít-xtan
- Cộng hoà Phi-líp-pin
- Cộng hoà Xinh-ga-po
- Vương quốc Thái Lan
- Đài Loan
© Photo cover by Fidel Fernando on Unsplash
Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây
Cách đây hơn sáu năm, kinh tế Mông Cổ bật tăng mạnh mẽ. Nhờ giá đồng, vàng và quặng sắt cao, năm 2011, Mông Cổ đạt mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, với GDP tăng 17% và nguồn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác mỏ lên đến hàng tỷ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế “trong mơ” đó đã bị lao dốc trong vài năm trở lại đây, năm 2016 chỉ còn 1,2%, chủ yếu do giá hàng hóa cơ bản toàn cầu suy giảm và tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc, thị trường xuất khẩu chính các mặt hàng đồng và than của Mông Cổ cũng chững lại. Thêm vào đó, tình trạng vay vốn tràn lan cũng khiến nước này phải trả giá.
Hàng loạt chương trình cứu trợ khẩn của các nước và các tổ chức quốc tế đang được tung ra nhằm đưa Mông Cổ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, các đối tác, tổ chức tài chính quốc tế lớn và Mông Cổ mới đây đã đạt thỏa thuận sơ bộ về chương trình giải cứu trị giá khoảng 5,5 tỷ USD kéo dài ba năm nhằm đưa Mông Cổ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Cùng với đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và các đối tác song phương của Mông Cổ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, dự kiến sẽ cung cấp khoản hỗ trợ ngân sách và dự án trị giá ba tỷ USD. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng có kế hoạch cung cấp hạn mức tín dụng 2,2 tỷ USD cho Ngân hàng Trung ương Mông Cổ trong ít nhất ba năm. Đây là khoản tín dụng rất hữu ích và kịp thời, giúp Mông Cổ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, chìm sâu vào suy thoái kinh tế.
Năm 2017, kinh tế Mông Cổ có những chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế đạt 5,1%. Dự báo của ADB trong năm 2018, tăng trưởng kinh tế Mông Cổ có thể đạt 3,8%.
Các chỉ số kinh tế
Một số nét về chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư
Định hướng lớn trong chính sách thương mại, đầu tư
Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, XNK, thuế…
Mông Cổ đã mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hơn 20 năm qua, nhất là trong 10 năm gần đây đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Mông Cổ đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có những dự án lên đến hàng triệu USD có tác động mạnh tới nhiều địa phương, hoặc ngành, lĩnh vực sản xuất.
Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư
Vốn đầu tư nước ngoài rất được quan tâm, hoan nghênh và khuyến khích. Nhà nước đã ban hành các đạo luật và quy định nhằm tạo ra những thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài, quản lý nguồn vốn nước ngoài.
Chính phủ Mông Cổ đang tiếp tục tiến hành những chiến lược thu hút nguồn vốn nước ngoài vào các ngành đòi hỏi vốn lớn, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.Nhiều biện pháp được tăng cường để thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài: Mông Cổ đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 39 nước và vùng lãnh thổ; ký kết Hiệp định giải quyết vấn đề tranh chấp về đầu tư từ năm 1999 tham gia Công ước Xơ-un (năm 1985); ký kết Hiệp định thành lập Phòng bảo hiểm đầu tư đa phương (MIGA) của Ngân hàng Thế giới (WB).
Chính phủ cũng thực hiện hàng loạt chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài thuộc những lĩnh vực đặc biệt chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng,