[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”TRIỀU TIÊN” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal” css=”.vc_custom_1533286530484{padding-right: 15% !important;padding-left: 15% !important;}”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

[wpseo_breadcrumb]

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”I. Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”II. Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”III. Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”IV. Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]

© Photo cover by Fidel Fernando on Unsplash

[vc_custom_heading text=”I. Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một vài chỉ số kinh tế cơ bản của Triều Tiên

*Do Triều Tiên không công khai các số liệu kinh tế, nên các số liệu trên được Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (Bank of Korea) và Sở Thống kê Hàn Quốc công bố thông qua thu thập, phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Triều Tiên: khoáng sản, kim loại, hàng diệt may mặc, giày, nông sản, gỗ, nhựa, cao su, sản phẩm nghệ thuật, hóa chất, nhạc cụ, thủy sản…

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Triều Tiên: Nguyên liệu diệt may, máy móc, thiết bị điện tử, sản phẩm hóa dầu, phương tiện giao thông, kim loại tinh chế, cao su, nhựa, nông sản, thực phẩm, dầu thực vật và động vật, sản phẩm đá cho xây dựng, nhạc cụ, đồ gỗ, …

Một số nét chính về chính sách kinh tế của Triều Tiên

Chủ tịch Kim Châng Ưn đưa ra đường lối “Song tiến” (phát triển đồng thời hạt nhân/tên lửa và kinh tế) thay cho đường lối “Chính trị tiên quân” (ưu tiên quân sự của cố Chủ tịch Kim Châng In). Trong chế độ quản lý kinh tế, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, đẩy mạnh khoán ruộng đất cho nông dân (mới khoán cho tổ/đội sản xuất, chưa khoán cho cá nhân); thành lập 21 đặc khu kinh tế và khu vực phát triển kinh tế trên cả nước từ năm 2013 – 2015.

Tháng 5/2016, Đại hội 7 Đảng Lao động TT đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế quốc gia 5 năm 2016-2020. Mục tiêu tăng cường hoạt động nền kinh tế nhân dân, đảm bảo tính cân bằng giữa các ngành kinh tế, không ngừng kích thích phát triển kinh tế đất nước. Ưu tiên các lĩnh vực kinh tế nhân dân, đưa ngành công nghiệp cơ bản trở lại quĩ đạo phát triển, tăng năng suất nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, giải quyết cơ bản vấn đề lương thực và hàng tiêu dùng cho nhân dân; dồn sức giải quyết vấn đề điện; cải thiện cơ cấu ngoại thương, nâng tỉ trọng các ngành xuất khẩu hàng gia công, thương mại kĩ thuật, thương mại dịch vụ; tổ chức liên doanh, hợp tác hợp lý để du nhập những công nghệ tiên tiến; xây dựng môi trường đầu tư, vận hành linh hoạt các đặc khu phát triển kinh tế, thu hút du lịch nước ngoài. Về cơ chế quản lý kinh tế: Tăng cường chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, xác lập cơ chế quản lý kinh tế Chủ thể; tăng tính thực tế, quyết liệt và giảm tính phong trào, hình thức; Chính phủ đóng vai trò trung tâm trong điều hành kinh tế, thực hiện đúng đắn cơ chế quản lý doanh nghiệp XHCN (Doanh nghiệp phải tự chủ động, sáng tạo xây dựng chiến lược kinh doanh, tổ chức sản xuất), phải đảm bảo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện quyền kinh doanh. Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc, GDP của TT năm 2016 tăng 3,9%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1999.

Tháng 4/2018, Hội nghị Trung ương 3 khoá 7 Đảng LĐTT ra tuyên bố ngừng thử hạt nhân-tên lửa, tập trung mọi tài nguyên quốc gia vào phát triển kinh tế; thúc đẩy liên kết với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế. TT đề ra đường lối mới, tập trung mọi nguồn lực, Đảng và Chính phủ tập trung vào công tác xây dựng kinh tế.

Do chịu tác động từ các lệnh trừng phạt nên Triều Tiên chú trọng phát triển thương mại, đầu tư với những nước láng giềng hữu nghị (Trung Quốc, Nga), những nước có quan hệ truyền thống (các nước Đông Nam Á-Nam Á, Châu Phi, Mỹ-latin, Đông Âu). Hiện nay, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên là Trung Quốc (chiếm 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Triều Tiên là từ Trung Quốc hoặc phải đi qua Trung Quốc) tiếp sau là Ấn Độ, Nga, Phi-lip-pin.

Triều Tiên không tham gia bất kì Hiệp định thương mại tự do hay Tổ chức thương mại quốc tế/khu vực nào.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Tình hình Bán đảo Triều Tiên diễn biến phức tạp, Triều Tiên liên tiếp bị trừng phạt, cấm vận bởi các Nghị quyết của HĐBA/LHQ và các biện pháp đơn phương của Mỹ, EU, Nhật Bản…, sự khó khăn về thông tin liên lạc, thanh toán và vận tải là những trở ngại rất lớn, cản trợ việc thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Triều Tiên.

Vận chuyển hàng hóa giữa hai nước chủ yếu thông qua Trung Quốc, quy mô giao dịch nhỏ, không ổn định và rất khó có con số chính xác. Theo một số tài liệu chính thức và không chính thức, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Triều Tiên năm 2010 đạt trên 16 triệu USD; năm 2011: 10 triệu USD; năm 2012: 15 triệu USD; năm 2013: khoảng 12,4 triệu USD; kim ngạch hai chiều năm 2014 đạt 8 triệu USD; năm 2015 đạt 11,6 triệu USD (trong đó, xuất khẩu sang TT đạt 6,13 triệu USD, nhập khẩu từ Triều Tiên đạt 5,47 triệu USD); năm 2016 đạt 2,99 triệu USD (kim ngạch Việt Nam xuất sang Triều Tiên); năm 2017, Việt Nam xuất sang Triều Tiên 7,332 triệu USD (chủ yếu là thực phẩm, bánh kẹo) và không có số liệu nhập khẩu từ Triều Tiên.

Đầu tư

Tính đến 11/2017, Triều Tiên có 5 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng giá trị đầu tư là 1,2 triệu USD (theo Cục đầu tư nước ngoài), trong đó có 4 nhà hàng và 1 cửa hàng thực phẩm chức năng. Hiện có 2 nhà hàng và 1 cửa hàng còn hoạt động, 2 nhà hàng còn lại ngừng hoạt động từ năm 2009 và 2012.

Các thỏa thuận đã ký kết

Hai bên đã thiết lập cơ chế Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật Việt Nam-Triều Tiên; đến nay đã họp được 9 phiên (phiên thứ 9 tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 10/2014). Hai nước đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như: Hiệp định thương mại và hàng hải (12/1962), Hiệp định vận tải biển (3/6/2002), Hiệp định thương mại (3/5/2002), hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (3/5/2002), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/5/2002).

[vc_custom_heading text=”II. Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Tình hình bán đảo Triều Tiên dự kiến sẽ cơ bản theo hướng đối thoại, giảm căng thẳng. Tình hình chính trị-xã hội của Triều Tiên cơ bản ổn định. Triều Tiên sẽ tập trung nhiều hơn cho phát triển kinh tế. Cơ hội hợp tác kinh tế với Triều tiên sẽ tăng dần theo tiến triển của việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và cải thiện quan hệ của Triều Tiên với các nước.

Đánh giá về xu hướng phát triển kinh tế Triều Tiên (KOTRA)

Thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng

Hiện nay, Triều Tiên đã hình thành tương đối mạng lưới giao thông tại khu vực, cơ bản có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy nhưng không đủ để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong tương lai. Trong đó, vấn đề đáng quan tâm nhất là năng lượng. Do đó, TT muốn phát triển kinh tế thì điều kiện tiên quyết là phải cải thiện cơ sở hạ tầng, một trong những cách nhanh nhất là thu hút các nhà đầu tư bên ngoài.

Thu hút đầu tư công nghiệp chế tạo

Học tập mô hình của Trung Quốc, Triều Tiên sẽ thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo với lợi thế là nguồn lao động giá rẻ. Dự kiến dây chuyền sản xuất vừa và nhỏ tại Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ được dịch chuyển sang Triều Tiên. Để chuẩn bị cho thu hút đầu tư, Triều Tiên sẽ có các ưu đãi trong lĩnh vực đầu tư, công nghiệp sản xuất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đặc khu, khu vực phát triển kinh tế trên cả nước.

Mở rộng đầu tư lĩnh vực năng lượng

Trong Đại hội 7 Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Kim Châng Ưn đã đề ra chiến lược 5 năm phát triển kinh tế quốc gia 2016-2020, trong đó vấn đề tiên quyết để thực hiện chiến lược là phải giải quyết nguồn cung cấp điện, từ đó mới có thể phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Do đó, TT sẽ tập trung đầu tư vào lĩnh vực năng lượng. Ngoài ra, Triều Tiên cũng là điểm trung chuyển quan trọng khí ga từ Nga đi Đông Á.

Tiếp tục xây dựng khu vực phát triển kinh tế

Theo luật khu vực phát triển kinh tế của Triều Tiên, doanh nghiệp nước ngoài, đơn vị kinh tế tư nhân, kiều bào ở nước ngoài đều có thể đầu tư tại các khu vực phát triển kinh tế, thành lập công ty, chi nhánh, văn phòng và hoạt động kinh tế tự do tại đây. Quyền hạn, tài sản và lợi ích hợp pháp được sở hữu bởi các nhà đầu tư tại khu vực phát triển kinh tế nhận được sự bảo hộ của luật pháp Triều Tiên.

Cải cách hệ thống tài chính, tín dụng

Từ đầu năm 2000, kinh tế thị trường bắt đầu xuất hiện tại Triều Tiên, cùng lúc đó cũng phát sinh các vấn đề nghiêm trọng về tín dụng. Để ứng phó với sự biến đổi mới của môi trường tín dụng, Chính phủ Triều Tiên đã ban hành các giải pháp cải cách vừa khích lệ, vừa kiềm chế tín dụng. Hiện nay, quay trở lại hệ thống tín dụng quốc tế là một trong nhiều mục tiêu quan trọng trong xây dựng kinh tế của Triều Tiên. Nếu có thể hình thành hệ thống tín dụng chung Đông Bắc Á với các nước liên quan, hoặc thành lập một tổ chức tín dụng như ngân hàng phát triển Đông Bắc Á thì điều đó sẽ góp phần thúc đẩy khôi phục hệ thống tài chính, tín dụng của TT.

Các lĩnh vực phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam

Trong ngắn hạn, thị trường Triều Tiên chỉ phù hợp với các nhà đầu tư vừa, nhỏ, chấp nhận rủi ro. Về thương mại, các mặt hàng có giá thành cao chưa phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Triều Tiên. Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm (bánh kẹo), nước giải khát (cà phê, bia, rượu), đồ tiêu dùng (xà phòng, nước rửa chén), … của Việt Nam được người tiêu dùng Triều Tiên đánh giá cao về chất lượng và giá thành rẻ. Về dịch vụ nhà hàng ăn uống, các món ăn, nước giải khát được đánh giá cao, phù hợp với khẩu vị của người Triều Tiên. Về dài hạn, tùy theo mức độ mở cửa của Triều Tiên, các lĩnh vực du lịch, khai khoáng, xây dựng, bất động sản, nông-lâm nghiệp, viễn thông… sẽ có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp ta khai thác, đầu tư. Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tương đối tốt, ít bị nghi kỵ, tạo thuận lợi nhất định khi ta thúc đẩy hợp tác kinh tế với Triều Tiên.

[vc_custom_heading text=”III. Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Sau đây là các luật về kinh doanh có yếu tố nước ngoài tại Triều Tiên (gửi kèm bản tiếng Triều Tiên).

  1. Luật đầu tư dành cho người nước ngoài

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=151

  1. Luật doanh nghiệp nước ngoài

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=154

  1. Luật đăng ký doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=156

  1. Luật quản lý tài chính doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=158

  1. Luật kế toán doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=157

  1. Luật lao động trong doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=159

  1. Luật ngân hàng vốn đầu tư nước ngoài

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=155

  1. Luật phá sản doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=161

  1. Luật thuế doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=160

  1. Luật hợp tác

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=153

  1. Luật liên doanh

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=152

  1. Luật khu vực kinh tế HwangKumPyeong, Wihwado

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=162

  1. Luật khu vực thương mại kinh tế Rason

http://www.dprktoday.com/index.php?type=101&g=1&no=162

  1. Luật đăng ký nguồn gốc xuất xứ

http://www.wipo.int/wipolex/en/details.jsp?id=9774

  1. Luật sáng chế

http://www.wipo.int/wipolex/en/details.jsp?id=9836

  1. Luật bản quyền sáng tác

http://www.wipo.int/wipolex/en/details.jsp?id=9722

  1. Luật bảo hộ phần mềm máy tính

http://www.wipo.int/wipolex/en/details.jsp?id=9773

  1. Luật thương hiệu

http://www.wipo.int/wipolex/en/details.jsp?id=15732

  1. Luật thiết kế, kiểu dáng công nghiệp

http://www.wipo.int/wipolex/en/details.jsp?id=15733

[vc_custom_heading text=”IV. Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (844) 22205518

Phòng kinh tế-thương mại, Đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam
Điện thoại: 024-3845 3008
Di động: 093 602 8669 / 0125 700 4818 (Việt Nam)
Email: amb.dprk@hn.vnn.vn / dprkemb.hanoi@gmail.com

Tại Triều Tiên

Tổ Chính trị-Kinh tế, Đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên
Địa chỉ: 7 Munsu Str.Pyongyang
Điện thoại: +85 02 382 7395/7353 (Triều Tiên)
+84 099274044-105/205 (Việt Nam)
Di động: +85 (0) 1912500182
Email: vnembassydprk@mofa.gov.vn