Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Vương quốc Thụy Điển
- Cộng hòa Áo
- Vương quốc Bỉ
- Cộng hoà Pháp
- Cộng hòa Liên bang Đức
- Cộng hoà I-ta-li-a
- Vương quốc Hà Lan
- Cộng hòa Ba Lan
- Liên bang Nga
- Cộng hòa Xlô-va-ki-a
- Vương quốc Tây Ban Nha
- Thuỵ Điển
- Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Hung-ga-ri
- Vương quốc Na-uy
- U-crai-na
- Cộng hòa Xlô-ven-ni-a
- Liên Bang Thụy Sỹ
- Cộng hòa Lát-vi-a
- Ru-ma-ni
- Cộng hòa Bun-ga-ri
- Cộng hòa Phần Lan
- Vương quốc Đan Mạch
- Cộng hòa Bê-la-rút
- Cộng hòa Séc
- Gru-di-a
- Công quốc Lít-ten-xờ-tên
- Cộng hòa E-xtô-ni-a
Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây
Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm và thực trạng thâm hụt tài chính công kéo dài nhiều năm, kể từ khi lên nắm quyền tháng 10/2014, Chính phủ do Thủ tướng Stefan Löfven đứng đầu đã đưa ra thực hiện nhiều giải pháp chính sách cải cách đồng bộ hiệu quả về tài chính và ngoại thương, trong đó:
- Tập trung đầu tư tài chính nhằm giải quyết các nội dung cụ thể trong các lĩnh vực việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và biến đổi khí hậu. Gần đây nhất, tháng 4/2018 Thụy Điển đã đưa ra thực hiện Gói ngân sách mùa xuân (2018 spring budget) với trị giá 2.630 triệu SEK bao gồm tập trung đầu tư tài chính theo định hướng mới là cho hai lĩnh vực phúc lợi xã hội (1.500 triệu SEK), an ninh – an toàn (280 triệu SEK) và tiếp tục tăng cường cho lĩnh vực việc làm (350 triệu SEK) và biến đổi khí hậu – năng lượng (500 triệu SEK);
- Cắt giảm thuế đã được Chính phủ thay thế bằng việc thực hiện chính sách tài khóa có trách nhiệm (responsible fiscal policy), đầu tư tài chính vào thiết kế xã hội và đặc biệt là thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng (expansionary monetary policy) đồng thời duy trì chỉ số lạm phát mục tiêu ở mức thấp hợp lý (mục tiêu dưới 2% cho đến năm 2020);
- Để tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội an toàn và bền vững, Chính phủ đã ban hành thực hiện Bộ luật khí hậu (Climate Act) với khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử vào lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu giảm tối đa phát thải khí hiệu ứng nhà kính và tăng cường phát triển các loại hình năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
- Thực hiện các chính sách và giải pháp về ngoại thương bao gồm: Chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2015 – 2020 từ cuối tháng 9 năm 2015; và Kế hoạch hành động về thúc đẩy kinh doanh và quyền con người từ tháng 8 năm 2015 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho quá trình khởi sự và vận hành doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm bình đẳng quyền lợi và môi trường làm việc cho người lao động.
Năm 2018 và các năm tiếp theo, nền kinh tế tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định tích cực.
Một số ngành kinh tế trọng điểm
Về lĩnh vực ngành hàng: Thụy Điển có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm: máy móc, thiết bị công nghiệp; phương tiện đường bộ, ô tô chở khách và thiết bị vận tải; hóa chất, sản phẩm từ cao su; gỗ, giấy và sản phẩm từ gỗ, giấy; khoáng sản, nhiên liệu khoáng sản và xăng dầu; thiết bị viễn thông và điện tử; và dược phẩm.
Về lĩnh vực dịch vụ: Thụy Điển có thế mạnh xuất khẩu các dịch vụ: du lịch; thông tin, máy tính và viễn thông; vận tải; dịch vụ kỹ thuật; R&D; tài chính; tư vấn chuyên ngành và quản lý; dịch vụ quản lý và PR.
Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thụy Điển
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Thụy Điển
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Thụy Điển
- Các đối tác chính nhập khẩu hàng hóa của Thụy Điển: Đức (11,1%), Na-uy (9,8%), Phần Lan (6,8%), Hoa Kỳ (6,7%), Đan Mạch (6,5%), Anh (5,8%), Hà Lan (5,8%), Trung Quốc (5,3%), Pháp (4,4%), Bỉ (4,2%), Ba Lan (3,5%), Ý (2,9), Tây Ban Nha (2,0%); Nhật Bản (1,5%).
- Các đối tác chính xuất khẩu hàng hóa sang Thụy Điển: Đức (7,3%), Anh (4,9%), Bỉ (4,8%), Phần Lan (4,5%), Ba Lan (4,1%), Trung Quốc (4,1%), Pháp (3,9%), Ý (3,5), Nga (3,0), Hoa Kỳ (2,4%), Czech (1,6%), Tây Ban Nha (1,5%); Áo (1,3%), Estonia (1,1%); Hungary (1,0%).
Việt Nam hiện chiếm 0,8% thị phần và đứng ở vị trí thứ 23 trong số 30 đối tác nhập khẩu lớn nhất vào Thụy Điển, xếp trên nhiều nước Châu Á, Thái Lan và các nước ASEAN khác.
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư
Thụy Điển chủ trương thực hiện một nền kinh tế mở định hướng xuất khẩu, khoảng 70% hàng hóa nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Với dân số trên 10 triệu người và có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm các nước cao nhất thế giới, có thể nói thị trường Thụy Điển là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam nếu hàng hóa của ta đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và an toàn của bạn.
Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên
Thụy Điển ưu tiên phát triển các lĩnh vực có thế mạnh xuất khẩu, bảo vệ môi trường và tạo ra giá trị gia tăng cao, trong đó bao gồm: khoa học đời sống – y tế, sản phẩm công nghệ cao – viễn thông – IT, công nghệ môi trường – xử lý chất thải, chống biến đổi khí hậu – năng lượng mới – tái tạo, dịch vụ nghiên cứu – sáng tạo, dịch vụ giáo dục – đào tạo, và dịch vụ thiết kế kỹ thuật.
Các đối tác thương mại ưu tiên
Các đối tác thương mại ưu tiên của Thụy Điển bao gồm: EU (Đức, Anh, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha,Ý,…), các nước khu vực Bắc Âu (Đan Mạch, Na-uy, Phần Lan, Iceland), các nước Baltics, khu vực châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canada, Brasil,…) và khu vực Châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Trong ASEAN, Việt Nam hiện là đối tác nhập khẩu quan trọng nhất vào Thụy Điển.
Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh
Cắt giảm thuế đã được Chính phủ thay thế bằng việc thực hiện chính sách tài khóa có trách nhiệm, đầu tư tài chính vào thiết kế xã hội và đặc biệt là thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng đồng thời duy trì chỉ số lạm phát mục tiêu ở mức thấp hợp lý;
Thực hiện Kế hoạch hành động về thúc đẩy kinh doanh và quyền con người từ tháng 8 năm 2015 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho quá trình khởi sự và vận hành doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm bình đẳng quyền lợi và môi trường làm việc cho người lao động.
Các FTAs chính hiện đang tham gia
Với tư cách là thành viên của EU, Thụy Điển đang tham gia vào đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) của khối EU với Mexico, Chile và các nước Mercosur (Argentina, Brasil, Uruguay, Paraguay, Venezuela); đang tiến tới thực hiện FTA đã ký kết với Singapore, Hiệp định kinh tế thương mại toàn diện với Canada (Comprehensive Economic and Trade Agreement); và đang tiến tới ký kết Hiệp định FTAs với Nhật Bản và Việt Nam.
Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán Hiệp định FTA EU – Việt Nam (EVFTA). Hai bên đang nỗ lực đi đến ký kết phê chuẩn chính thức để hiệp định đi vào thực hiện từ cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019. Trong thời gian tới, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước sẽ thực hiện dựa trên các nguyên tắc, quy định và cam kết của hiệp định này. Theo đó, hầu hết tất cả các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam sẽ được miễn thuế quan nhập khẩu hay thuế suất ở mức rất thấp khi nhập khẩu vào thị trường EU nói chung và Thụy Điển nói riêng.
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng
Xin tham khảo thông tin tại địa chỉ: http://ec.europa.eu/trade/
– Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất: http://ec.europa.eu/trade/policy/accessing-markets/trade-defence/
– Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại: http://ec.europa.eu/trade/policy/accessing-markets/intellectual-property/ và http://ec.europa.eu/trade/policy/accessing-markets/goods-and-services/
– Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất các biện pháp trên: http://ec.europa.eu/trade/policy/accessing-markets/trade-defence/
– Số lượng các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện: www.wto.org và http://ec.europa.eu/trade/policy/eu-and-wto/.
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Về thương mại
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Thụy Điển – Việt Nam
(giai đoạn 2013 – 2017)
Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thụy Điển
Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Thụy Điển
Về đầu tư
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực thực hiện đến ngày 20/5/2018, Thụy Điển hiện có 64 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt xấp xỉ 350 triệu USD, đứng thứ 33 trong số 127 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI thực hiện tại Việt Nam.
Một số nhóm mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển
Hàng nông thủy sản;
Hàng dệt may và giầy dép
Đồ gỗ, hàng nội thất và vật liệu xây dựng;
Cao su và sản phẩm từ cao su;
Hàng gia dụng và hàng công nghiệp nhẹ.
Lý do:
Thụy Điển chủ trương thực hiện một nền kinh tế mở định hướng xuất khẩu (khoảng 70% hàng hóa nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu). Với dân số trên 10 triệu và có mức thu nhập ròng bình quân thuộc diện các nước cao nhất thế giới (hiện xấp xỉ 43 nghìn USD/ người);
Thực trạng thống kê và diễn biến cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua;
Điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng hoàn toàn khác nhau, cơ cấu ngành hàng kinh tế hai bên mang tính bổ sung cho nhau và ít cạnh tranh trực tiếp. Thụy Điển có thế mạnh sản xuất xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp công nghệ cao, sử dụng nhiều nguồn lực trí tuệ trong khi Việt Nam có thế mạnh sản xuất xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng và làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, nhất là các mặt hàng nông thủy sản nhiệt đới;
Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán Hiệp định FTA EU – Việt Nam (EVFTA). Hai bên vừa chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý hiệp định và đang nỗ lực đi đến chính thức ký kết và phê chuẩn để hiệp định đi vào thực hiện từ cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019. Hiệp định sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh tiềm năng cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước, theo đó cam kết mở cửa thị trường lên tới hơn 99% số dòng thuế và kim ngạch thương mại, thuế suất 0% sẽ được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu mà hai bên có thế mạnh.
Hiệp định này cũng góp phần tạo cơ hội tiếp cận thị trường cho các sản phẩm Việt Nam hiện chưa được hưởng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU/Thụy Điển (dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển), trong đó có: gạo; một số chủng loại mặt hàng thủy hải sản, rau quả, dệt may, thực phẩm chế biến; cà phê chế biến; đồ gỗ.
Một số mặt hàng tiềm năng doanh nghiệp có thể gia tăng nhập khẩu từ Thụy Điển
Máy móc, thiết bị công nghiệp;
Thiết bị vận tải, phương tiện đường bộ – ô tô chở khách;
Hóa chất, dược phẩm; sản phẩm cơ khí, chế tạo công nghệ cao;
Công nghệ môi trường – năng lượng mới – tái tạo;
Thiết bị viễn thông, điện tử và khoa học chuyên ngành.
Các quy định về xuất nhập khẩu
Chính phủ Thụy Điển đã và đang thực hiện các chính sách và giải pháp về ngoại thương bao gồm: Chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2015 – 2020 từ cuối tháng 9 năm 2015; và Kế hoạch hành động về thúc đẩy kinh doanh và quyền con người từ tháng 8 năm 2015 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho quá trình khởi sự và vận hành doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm bình đẳng quyền lợi và môi trường làm việc cho người lao động.
Thông tin cụ thể tại đường link: http://ec.europa.eu/trade; https://www.government.se/
Chính sách thuế và thuế suất
Là thành viên của EU, Thụy Điển có nghĩa vụ áp dụng chung thống nhất chính sách ngoại thương và chính sách thuế quan xuất, nhập khẩu của EU. Thông tin chi tiết xin xem tại: http://ec.europa.eu/trade và http://www.tullverket.se/
Quy định về bao bì, nhãn mác
Xin tham khảo thông tin tại đây: http://ec.europa.eu/trade/policy/accessing-markets/goods-and-services/
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch
Xin tham khảo thông tin tại đây: http://ec.europa.eu/trade/policy/accessing-markets/goods-and-services/
Quyền sở hữu trí tuệ
Xin tham khảo thông tin tại đây: http://ec.europa.eu/trade/policy/accessing-markets/intellectual-property/
Tập quán kinh doanh
Giữ “chữ tín”; đến đúng giờ hẹn; không cầu kỳ về trang phục; đi thẳng vào nội dung thảo luận, đàm phán; thực hiện theo đúng cam kết, hợp đồng (nếu không hoặc do điều kiện bất khả kháng nào đó thì phải kịp thời thông báo trước cho đối tác và giải thích lý do một cách hợp lý, khách quan và thỏa đáng).
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 024.22205380, 024.22205381, 024.22205382
Fax: 024.2220 5376, 024.2220 2525
Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 024-22202210
Fax: 024-22202525
Email: bbt@moit.gov.vn
Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 024-22205002
Fax: 024-22205003
Email: ccid@moit.gov.vn
Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 024-73037898
Fax: 024-73037897
Email: ceiw@moit.gov.vn
Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội
Địa chỉ: tòa Daeha, số 360 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: +84-24-37260400
Fax: +84-24-3726 04 10
Email: ambassaden.hanoi@gov.se
Tại Thụy Điển
Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển
Địa chỉ: Orby Slottsvag 26, 12571 Alvsjo, Stockholm, Thụy Điển
Tel: +46-08-5562 1095/1077/1071
Fax: +46-08-5562 1080
Email: vnemb.se@mofa.gov.vn; info@vietnamemb.se
Website: www.vietnamemb.se
Tổng vụ Thương mại Thụy Điển
Địa chỉ: Kommercollegium, Box 6803, 113 86 Stockholm.
Tel: 08-690 48 00
Fax: 08-30 67 59
Website: https://www.kommers.se