[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”CỘNG HÒA I-TA-LI-A” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Cộng hòa I-ta-li-a

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Phụ Lục” tab_id=”1533179825710-172945ec-4ecc”][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Năm 2017 cơ cấu nền kinh tế Italy gồm:, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 2,2%; công nghiệp 23,9% và dịch vụ là 73,8%.

Các ngành kinh tế chính của Italy là: (i) Du lịch; (ii) Chế tạo máy; (iii) Sắt thép; (iv) Hóa chất; (v) Thực phẩm chế biến; (vi) Dệt; (vii) Ô tô xe máy; (viii) May mặc thời trang; (ix) Giày dép; (x) Gốm sứ.

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Italy năm 2017 chiếm 58,1% tổng giá trị xuất khẩu của Itally bao gồm:

Các thị trường chính nhập khẩu hàng hóa từ Italy gồm: Đức (trên 58,33 tỉ USD), Pháp (48,6 tỉ USD), Hoa Kỳ (gần 41 tỉ USD), Anh (gần 25 tỉ USD), Tây Ban Nha (23,2 tỉ USD), Thụy sỹ (21,1 tỉ USD), Bỉ (15 tỉ USD), Ba Lan (12,43 tỉ USD), Trung Quốc (12,26 tỉ USD), Hà Lan (10,76 tỉ USD)

Các thị trường chính xuất khẩu hàng hóa sang Italy gồm: Đức (65,79 tỉ USD), Pháp (36,02 tỉ USD), Trung Quốc (30,19 tỉ USD), Hà Lan (22,31 tỉ USD), Tây Ban Nha (21,62 tỉ USD), Bỉ (19,7 tỉ USD), Hoa Kỳ (15,40 tỉ USD), Anh (12,17 tỉ USD), Nga (11,75 tỉ USD), Thụy Sỹ (11,73 tỉ USD).

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

Italy hiện là nền kinh tế đứng thứ 9 trên thế giới. Nền kinh tế Italy đa dạng với nhiều ngành công nghiệp, tuy nhiên ngành công nghiệp Italy phải nhập đến 75% nguyên liệu từ nước ngoài. Italy có mô hình phát triển kinh tế khá gần gũi với Việt Nam, với hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất năng động và hiệu quả, đóng góp tới gần 2/3 GDP.

Chính phủ mới lên nắm quyền vào tháng 6/2018 có xu hướng dân túy và cổ súy bảo hộ, tôn chỉ tạo công ăn việc làm trong nước (để lấy lòng cử tri). Xuất khẩu của Italy đã đạt mức khá bão hòa và xu hướng là khai thác, gia công ở nước ngoài để xuất khẩu đi các nước và đem hàng hóa sản xuất ở nước ngoài về tiêu thụ trong nước bằng các nhãn mác thương hiệu của Italy.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Hoạt động của các cơ quan và chính sách liên quan đến phòng vệ thương mại của Italy tuân thủ theo các cơ chế của EU. Italy là nước G7 có ngành công nghiệp phát triển và cũng là nước có nền nông nghiệp phát triển trong các nước EU nên thường xuyên có những ảnh hưởng và hoạt động liên quan lĩnh vực này.

Tình hình chính trị của Italy trong thời gian gần đây khá phức tạp và nổi lên các nhóm, phong trào dân túy, đặt quyền lợi của Italy, người Italy lên trên hết. Để tranh giành phiếu bầu nên các đảng phái, phong trào luôn hứa hẹn tạo công ăn việc làm và bảo vệ công ăn việc làm. Chính phủ mới thành lập ngày 01/6/2018 do Đảng Liên đoàn Phương Bắc và Phong trào M5S đã thể hiện rõ các lập trường và chính sách trên.

Trước đây, Italy là một trong các nước EU đã thúc đẩy áp dụng thuế chống phá giá với sản phẩm giày da của Việt Nam. Ngoài ra, năm 2016, Italy gửi hồ sơ kiện lên Ủy ban EU đòi áp dụng các biện pháp tự vệ với gạo nhập khẩu từ hai nước kém phát triển là Campuchia và Myanmar.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Tính đến hết tháng 2/2018, tổng trị giá thương mại hai chiều Việt Nam – Italy đạt khoảng 580 triệu USD.

Xuất khẩu của Việt Nam vào Italy trong 2 tháng đầu năm 2018 đạt trên 313,87 triệu USD, giảm 46,1% so với cùng kỳ năm 2017. Các mặt hàng giảm mạnh là hạt tiêu, cà phê, hóa chất, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt thép. Đặc biệt, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm đến 99,8%; tiếp đến là mặt hàng vi tính, sản phẩm điện tử giảm 71,7%.

Các mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu vào Italy gồm: Cà phê (46,92 triệu USD), giày dép (45,51 triệu USD), dệt may (31,78 triệu USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (29,98 triệu USD), hàng thủy sản (17,16 triệu USD), sắt thép các loại (13,09 triệu USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (12,42 triệu USD), hạt điều (12,10 triệu USD), túi xách, va li, mũ (8,97 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (5,72 triệu USD)>

Nhập khẩu của Việt Nam từ Italy trong 2 tháng đầu năm 2018 đạt trên 265,6 triệu USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2017. Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Italy gồm: Máy móc, thiết bị phụ tùng (trị giá 109,39 triệu USD), nguyên phụ liệu dệt may, da giày (bao gồm vải các loại có tổng trị giá 43,43 ttriệu USD), dược phẩm (106,34 triệu USD), thức ăn gia súc và nguyên liệu (7,87 triệu USD), sản phẩm hóa chất (7,40 triệu USD), sản phẩm từ sắt thép (5,69 triệu USD), máy vi tính và sản phẩm điện tử (3,82 triệu USD), sản phẩm từ chất dẻo (2,87 triệu USD), hóa chất (2,61 triệu USD)

Đầu tư

Tính đến tháng 03/2018, Italy đứng thứ 31 trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 89 dự án, tổng vốn đăng ký là 388,805 triệu USD.

Các nhà đầu tư  Italy đầu tư chủ yếu vào hai hình thức : 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Trong đó, hình thức 100% vốn nước ngoài thu hút được nhiều dự án cũng như vốn đầu tư nhất; tiếp đến là hình thức đầu tư liên doanh. Ngoài ra còn có hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Du lịch

Khách du lịch Italy tới Việt Nam còn ít so với các nước khác (khoảng 53.000 lượt vào Việt Nam năm 2017) trong tổng dân số 60,6 triệu người. Do đó, thu hút khách du lịch Italy vào Việt Nam có thể trở thành một hướng chính của du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Sắt thép

Italy có nhu cầu lớn đối với nguyên liệu và bán thành phẩm, thành phẩm phục vụ ngành chế tạo máy, phương tiện vận tải của Italy.

Hóa chất

Italy có nhu cầu lớn đối với hóa dầu và sản phẩm hóa dầu.

Thực phẩm chế biến

Việt Nam đẩy mạnh xuất hàng nông lâm thủy sản, đặc biệt hàng chế biến vào thị trường này. Ta có thể nhập dây chuyền công nghệ chế biến cao cấp của Italy vào Việt Nam để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Giày dép, dệt và may mặc thời trang

Việt Nam cần đẩy mạnh xuất hàng gia công cho các thương hiệu mạnh của Italy, nhập nguyên liệu cao cấp của Italy về sản xuất các sản phẩm cao cấp xuất khẩu cho các nước.

Ô tô xe máy

Italy đã có nhà máy sản xuất xe máy tại Việt Nam và ta cần tăng cường xuất khẩu xe máy đi các nước khác từ nhà máy này, đồng thời tăng các nhà cung ứng nguyên liệu phụ tùng.

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Italy là một trong số ít nước phát triển có chính sách khuyến khích startup và CMCN 4.0 trên thế giới hiện nay. Rất nhiều chính sách đã được thông qua nhằm thúc đẩy môi trường khởi nghiệp ở quốc gia này. (Xem thêm phần phụ lục)

Các quy định về xuất nhập khẩu

Biểu thuế nhập khẩu

Khi sản phẩm nhập vào EU, cần phải được khai báo hải quan theo phân loại trong Danh mục kết hợp (CN). Tài liệu CN được cập nhật và xuất bản hàng năm và phiên bản mới nhất có thể truy cập tại website của Ủy ban Châu Âu:https://ec.europa.eu/taxation_customs/business/calculation-customs-duties/

TARIC có thể được tìm kiếm theo quốc gia xuất xứ, mã Hệ thống Hài hoà (HS) và mô tả sản phẩm trên trang web tương tác của Tổng cục Thuế và Liên minh Hải quan. TARIC trực tuyến được cập nhật hàng ngày. Để tìm hiểu thêm, xin truy cập tại:http://ec.europa.eu/taxation_customs/customs/customs_duties/tariff_aspects/customs_t ariff / index_en.htm

Quy định về bao bì, nhãn mác

Quy định 1223/2009 về bao bì, nhãn mác có thể truy cập tại: http://ec.europa.eu/growth/sectors/cosmetics/legislation/index_en.htm

Để tìm hiểu thêm về Quy định 1272/2008 / EC về phân loại, ghi nhãn và đóng gói , xin truy cập tại: http://eurlex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=OJ:L:2008:353:0001:1355:EN:PDF

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

EU đã áp dụng pháp luật để đảm bảo kiểm soát dịch hại trong bao bì gỗ. Đánh dấu được sử dụng cho các vật liệu được quản lý dựa trên biểu tượng tuân thủ Quy ước bảo vệ thực vật quốc tế được trình bày ở trên.

Để biết thêm thông tin xin truy cập:

http://ec.europa.eu/food/plant/plant_health_biosecurity/non_eu_trade/wood_packaging _dunnage / index_en.htm

Nhiệm vụ – hoặc yêu cầu tiêu chuẩn – có thể được kiểm tra trực tuyến tại: http://ec.europa.eu/growth/tools-databases/mandates/index.cfm?

Quyền sở hữu trí tuệ

Italy đã bị xóa khỏi Danh sách theo dõi 301 đặc biệt của USTR vào năm 2014 sau khi Cơ quan truyền thông Italy (AGCOM’s) ban hành một quy định mới để chống trộm cắp bản quyền kỹ thuật số. Quy định đã tạo ra một quy trình mà theo đó chủ bản quyền có thể báo cáo vi phạm trực tuyến cho AGCOM, sau đó có thể chặn quyền truy cập vào các trang web trong nước và quốc tế lưu trữ nội dung vi phạm. Điều này phủ nhận sự cần thiết phải tranh tụng lâu dài, đã được yêu cầu trước đó. Trong ba năm kể từ khi các quy định có hiệu lực, AGCOM đã ban hành hơn 250 lệnh chặn, trong khi đồng thời đã có sự gia tăng trong các trang web tự nguyện hợp tác với chủ bản quyền để xóa tài liệu có bản quyền.

Các nhà chức trách cũng tập trung xử lý các trường hợp vi phạm thương hiệu. Trong năm 2015, hải quan và cảnh sát thuế đã thu giữ hơn 54 triệu mặt hàng giả (không bao gồm thực phẩm và đồ uống, thuốc lá và các sản phẩm y tế) trị giá trên 332 triệu euro (354 triệu USD).

Italylà thành viên của Công ước Quốc tế Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (bằng sáng chế và nhãn hiệu). Công dân các nước thường nhận được sự đối xử quốc gia trong việc mua và duy trì bảo hộ bằng sáng chế và nhãn hiệu tại Italy. Sau khi nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ, công dân sáng tạo được hưởng thời hạn 12 tháng, trong đó để nộp đơn đăng ký tương ứng tại Italy và nhận quyền ưu tiên. Bằng sáng chế được cấp trong 20 năm kể từ ngày nộp đơn có hiệu lực và có thể chuyển nhượng. Hiện không có luật hay quy định mới nào được áp dụng từ năm 2014.

Để biết thêm thông tin về nghĩa vụ hiệp ước và các điểm liên hệ tại các văn phòng IP địa phương, vui lòng xem các hồ sơ quốc gia của WIPO tại: http://www.wipo.int/directory/en/.

Tập quán kinh doanh

Hoạt động kinh doanh có trách nhiệm (RBC): Italy có một nhận thức chung về các kỳ vọng và tiêu chuẩn cho hành vi kinh doanh có trách nhiệm. Thực thi nói chung là công bằng, mặc dù tốc độ chậm của công lý dân sự có thể làm chậm khả năng của cá nhân để tìm kiếm sự khắc phục hiệu quả các tác động bất lợi cho kinh doanh. Ngoài ra, các luật và tiêu chuẩn của EU về RBC được áp dụng ở Italy. Trong trường hợp tòa án Italy không bảo vệ các quyền của cá nhân theo luật EU, có thể tìm cách giải quyết cho Tòa án Tư pháp Châu Âu (ECJ).

Italy hỗ trợ và thúc đẩy các hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia. Đây là các khuyến nghị được chính phủ đưa ra cho các doanh nghiệp đa quốc gia, bao gồm: quyền, môi trường, tiết lộ thông tin, cạnh tranh, thuế và khoa học và công nghệ. (Xem: Hướng dẫn OECD: http://www.oecd.org/dataoecd/12/21/1903291.pdf. Để xem toàn văn bằng tiếng Anh, xem: http://www.oecd.org/dataoecd/56/36 /1922428.pdf.)

Điểm tiếp xúc quốc gia Italy (NCP) cho Hướng dẫn, nằm trong Bộ phát triển kinh tế, đảm bảo rằng Hướng dẫn được cộng đồng doanh nghiệp quốc gia biết đến và hiểu rõ, thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức quốc gia và quốc tế giải quyết tranh chấp trong các trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp bị coi là sai lệch khỏi Nguyên tắc. Kế hoạch hành động quốc gia của Italy về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có sẵn trực tuyến. Xem: NCP  Italy: http://pcnItaly.sviluppoeconomico.gov.it/en/.

NCP cũng duy trì một danh sách các đối tác và các bên liên quan tham gia vào CSR. Có thể tìm thấy danh sách tại đây: http://pcnItaly.sviluppoeconomico.gov.it/en/partners. Các NGO độc lập có thể hoạt động tự do tại Ital Italy. Ba liên minh công đoàn lớn nhất của Italy tích cực thúc đẩy và theo dõi các RBC. Họ phục vụ trên cơ quan cố vấn cho NCP. Các công đoàn có thể làm việc tự do ở Italy.

Italy khuyến khích các chuỗi cung ứng có trách nhiệm và đã cung cấp hướng dẫn hoạt động cho các doanh nghiệp Italy để hỗ trợ họ trong chuỗi cung ứng.

Italy là thành viên của Sáng kiến ​​Minh bạch Công nghiệp Khai thác (EITI). Bộ Ngoại giao Italy làm ​​việc quốc tế để thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp hay nhất.

Tham nhũng

Tham nhũng và tội phạm có tổ chức, và nhận thức của họ, là những trở ngại đáng kể đối với đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Italy và chi phí ước tính khoảng 60 tỷ euro lãng phí mỗi năm các tài nguyên công cộng. Chính phủ Italy khá thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Vào tháng 10 năm 2012, quốc hội Italy đã thông qua một luật chống tham nhũng thúc đẩy tính minh bạch trong hành chính công và yêu cầu mỗi cơ quan hành chính công thực hiện ba điều khoản chống tham nhũng cơ bản: (i) thông qua kế hoạch chống tham nhũng; (ii) bổ nhiệm một viên chức thanh tra; và (iii) thông qua một quy tắc ứng xử cho nhân viên. Pháp luật bao gồm các hình phạt cứng rắn hơn đối với những người bị kết án về các hành vi phạm tội có liên quan đến hối lộ, các biện pháp bảo vệ cho người tố giác và các yêu cầu để minh bạch hơn trong các hợp đồng công khai.

Luật chống tham nhũng năm 2012 sau đó đã được tăng cường bởi hai luật được ban hành vào tháng 8 năm 2014 và tháng 6 năm 2015, trong đó tiếp tục phác thảo các bước để tăng cường tính minh bạch trong khu vực công, mở rộng phạm vi áp dụng của luật.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: +84 (0)24 2220 5380, +84 (0)24 2220 5381, +84 (0)24 2220 5382
Fax: +84 (0)24 2220 5376, +84 (0)24 2220 2525

Đại sứ quán Italy tại Việt Nam, Phòng Kinh tế và Thương mại
Địa chỉ: 9 Lê Phụng Hiếu, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: +84 24 38256256
Email: commerciale.hanoi@esteri.it
Website: https://ambhanoi.esteri.it/ambasciata_hanoi/vi/

Tại Italy

Đại sứ quán Việt Nam tại Italy
Địa chỉ: 156 Via di Bravetta – 00164 Roma – Italy.
Điện thoại: +39-06-6160726/66162504
Fax: +39-06-66157520
Email: vnemb.it@mofa.gov.vn

[vc_custom_heading text=”Phụ Lục” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal” el_id=”section-05″ css=”.vc_custom_1533179807166{border-top-width: 1px !important;padding-bottom: 1px !important;border-top-color: #1350a8 !important;border-top-style: solid !important;}”]

Kế hoạch Quốc gia “Cách mạng Công nghiệp 4.0” của Italy

Italy đã ban hành Kế hoạch Quốc gia “Cách mạng Công nghiệp 4.0”:

Bộ Phát triển Kinh tế Italy phối hợp cùng các Bộ ngành, quỹ triển khai từ các năm trước chính sách “Nuova Sabatini” là một chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa SME để hạn chế các tiêu cực của khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đến các doanh nghiệp SME.

Gần đây cùng với các làn sóng startup và Cách mạng Công nghiệp 4.0 thì Chính phủ Italy đã tăng cường các biện pháp hỗ trợ mới cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Kế hoạch Quốc gia “Cách mạng Công nghiệp 4.0” đưa ra hàng loạt chính sách và công cụ để hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư nâng cao tính sáng tạo và cạnh tranh của nền kinh tế.
Cụ thể:

Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định và lưu động mới, tài sản vô hình (phần mềm và hệ thống công nghệ thông tin) để chuyển đổi công nghệ và số hóa các quy trình sản xuất của họ.

–  Siêu khấu hao 250%: nhằm mục đích để tính khấu hao. Các doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định và lưu động mới, tài sản vô hình (phần mềm và hệ thống công nghệ thông tin) để chuyển đổi công nghệ và số hóa các quy trình sản xuất của họ nhằm triển khai thực hiện “Cách mạng Công nghiệp 4.0” thì sẽ được tính nâng lên 250% trị giá đầu tư của họ.

Doanh nghiệp có thể được hưởng ưu đãi thuế khi đặt mua thiết bị hàng hóa và đã trả tối thiểu 20% trị giá, trước 31/12/2017 và hàng phải được giao chậm nhất 30/6/2018.

–  Khấu hao nóng 140%: nhằm mục đích để tính khấu hao. Cho các dự án đầu tư hơn 500.000 euro cần phải có báo cáo kỹ thuật được chuyên gia hoặc kỹ sư chuyên ngành phù hợp đã được đăng ký với các cơ quan chuyên môn, phù hợp với quy định của Phụ lục A hoặc B của Nghị định về Tài chính năm 2017.

Các biện pháp hỗ trợ hơn cho sáng tạo “NUOVA SABATINI” dành cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị để sản xuất phần cứng và phần mềm của công nghệ số. hỗ trợ cho một phần lãi suất do doanh nghiệp trả cho ngân hàng cho phần vay từ 20.000 đến 2 triệu euro, từ các ngân hàng được Bộ Phát triển Kinh tế duyệt.

Hỗ trợ được tính trên cơ sở khấu hao 5 năm với lãi suất 2.75%/năm và tăng 30% trong trường hợp đầu tư vào các ngành công nghệ của Cách mạng 4.0. Được ưu tiên tiếp cận nguồn Quỹ bảo lãnh Trung ương, tối đa tới 80%. Các ưu đãi này có thể được kết hợp với các ưu đãi siêu khẩu hao và khấu hao nóng.

Hỗ trợ khuyến khích cho doanh nghiệp startup sáng tạo và doanh nghiệp nhỏ và vừa -SME: áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong tất cả các ngành và phải nộp hồ sơ chậm nhất 31/12/2018 theo mẫu quy định của Bộ PTKT của đơn đề nghị được vay vốn ngân hàng, được ngân hàng chấp thuận và gửi tới Bộ PTKT để dành một khoản hỗ trợ sẵn cho dự án đó.

Trong vòng 5 ngày làm việc, Bộ PTKT phải trả lời ngân hàng về việc có sẵn một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn hỗ trợ cho dự án đó trên cơ sở ” đăng ký trước được trước”.

Hỗ trợ cho thanh toán lãi suất từ 2.75-3.57% cho dự án Nghiên cứu và phát triển R&D: cho các dự án đầu tư vào Tương lai. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào R&D và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiêp trong tương lai. Giảm 50% thuế trên phần tăng tổng chi phí nghiên cứu R&D tối đa tới 20 triệu euro/năm, tính trên chi phí trung bình cho R&D trong giai đoạn 2012-2014.

Các hỗ trợ này cũng áp dụng cho các chi phí R&D trong giai đoạn 2017-2020 và có thể kết hợp với các biện pháp Khấu hao nóng và Siêu khấu hao.

Hỗ trợ trên áp dụng cho doanh nghiệp đặt tại Italy hoặc chi nhánh của công ty Italy tại nước ngoài hoặc các dự án đưa về Italy các công nghệ thiết bị của các công ty nước ngoài.

Giảm thuế cho phần tăng đầu tư vào R&D: 50%.

Sáng chế: Đưa Italy trở thành thị trường hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư dài hạn nội địa và từ nước ngoài bằng việc giảm thuế thu nhập từ tài sản sở hữu trí tuệ, khuyến khích các doanh nghiệp đem tài sản vô hình, tài sản lưu động từ nước ngoài về Italy, khuyến khích giữ các tài sản này ở Italy mà không mang ra nước ngoài. Khuyến khích đầu tư hơn nữa vào R&D.
Ưu đãi đặc biệt hơn nữa cho thu nhập từ sử dụng tài sản vô hình như quyền sáng chế công nghiệp, thương hiệu bản quyền, mẫu và thiết kế công nghiệp, bản quyền knowhow và phần mềm. Ưu đãi đặc biệt bao gồm giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp (IRES) và thuế sản xuất khu vực (IRAP) bắt đầu từ 2017, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan tới việc sử dụng tài sản lưu động, tài sản vô hình dính trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tác thứ ba. Lợi ích cụ thể cho các doanh nghiệp tiến hành R&D liên quan với phát triển và duy trì các tài sản lưu động, tài sản vô hình.

Có các hướng dẫn chi tiết đến cách tính toán chi phí và lợi ích được hưởng.

Miễn giảm được áp dụng cho thời hạn 5 năm và có thể được gia hạn tiếp.

Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp (IRES) và thuế sản xuất khu vực (IRAP) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, startup sáng tạo

Hỗ trợ các doanh nghiệp sáng tạo trong suốt vòng đời sản phẩm. Duy trì sự phát triển của hệ sinh thái các doanh nghiệp startup.
Truyền bá văn hóa doanh nghiệp mới dựa trên làm việc theo nhóm (teamwork), sáng tạo và cởi mở hướng đến thị trường toàn cầu.

Lợi ích: Quy trình thành lập và hoạt động được làm trên mạng, miễn phí. Miễn áp dụng các quy định về các công ty thường xuyên hoạt động kém hiệu quả hoặc thua lỗ triền miên. khả năng cho phép các công ty TNHH được phát hành cổ phần được miễn thuế hoặc cơ chế phát hành cổ phần theo công việc. Ưu đãi cho các đầu tư trong nguồn vốn đầu tư rủi ro: giảm 30% cho thuế thu nhập cá nhân cho khoản đầu tư tới 1 triệu euro hoặc 30% giảm cho thuế thu nhập doanh nghiệp, cho tới 1,8 triệu euro. Tiếp cận nhanh, đơn giản hóa thủ tục và miễn phí tới Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Ưu đãi cho các dự án gọi vốn cộng đồng mạo hiểm (crowdfunding).

Đặc biệt có áp dụng visa startup vào Italy cho các doanh nhân sáng tạo từ khắp mọi nơi trên thế giới đầu tư vào Italy.

Cho phép khả năng chuyển lỗ báo cáo từ doanh nghiệp startup sang các công ty lớn trên thị trường chứng khoán có sở hữu tối thiểu 20% cổ phần của startup. Trường hợp bị lỗ, phá sản: cho phép miễn trừ khỏi các thủ tục phá sản thông thường.

Trường hợp thành công: quy trình nâng cấp dễ dàng và nhanh chóng lên quy chế “doanh nghiệp SME sáng tạo”, và vẫn được hưởng các lợi ích của cơ chế startup.

Các lợi ích này được hưởng đồng thời các cơ chế: khấu hao nóng, siêu khấu hao, Nuova Sabatini và giảm thuế cho R&D
Các starup sáng tạo: các công ty TNHH mới thành lập chưa lên sàn chứng khoán có tổng trị giá sản xuất năm dưới 5 triệu euro, và có mục đích rõ ràng về sáng tạo. Để chứng minh yêu cầu này, công ty phải đáp ứng tiêu chí: 15% chi phí hàng năm là dành cho R&D. 2/3 nhóm là cử nhân hoặc 1/3 là tiến sỹ, nghiên cứu sinh tiến sỹ hoặc nhà nghiên cứu. Có sở hữu ít nhất một bằng sáng chế hoặc phần mềm.

SME Sáng tạo: doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập như công ty TNHH có các báo cáo tài chính kiểm toán. Ngoài ra các doanh nghiệp này phải đáp ứng ít nhất hai tiêu chí sau: 3% chi phí hàng năm là dành cho R&D, 1/3 nhóm là cử nhân hoặc 1/5 là tiến sỹ, nghiên cứu sinh tiến sỹ hoặc nhà nghiên cứu. Có sở hữu ít nhất một bằng sáng chế hoặc phần mềm.

Cơ chế startup được hưởng không quá 5 năm kể từ ngày thành lập doanh nghiệp đó.

Miễn thuế cho đầu tư vào startup: tới 30% quỹ bảo lãnh cho SME.

Áp dụng cho các doanh nghiệp và các cá nhân khó khăn tiếp cận với vay vốn ngân hàng vì họ không có đủ bảo lãnh. Lợi ích cụ thể là được bảo lãnh công tới tối đa 80% khoản vay, ngắn tới trung và dài hạn cho cả hai nguồn là tiền mặt và cho mục đích đầu tư.Bảo lãnh quỹ cho mỗi doanh nghiệp hoặc cá nhân với tối đa 2,5 triệu euro để dùng cho một hoặc nhiều hoạt động phù hợp với trần quy định, và không hạn chế số lượng hoạt động của doanh nghiệp hoặc cá nhân.Hạn chế chỉ liên quan đến trị giá được bảo lãnh tối đa chứ không hạn chế mức trần của tổng giá trị vỗn vay.

Các lợi ích này được hưởng đồng thời các cơ chế: khấu hao nóng, siêu khẩu hao, Nuova Sabatini và giảm thuế cho R&D.

Các khuyến khích cho vốn hóa doanh nghiệp. khuyến khích cho đầu tư vào các SME và starup sáng tạo.

Hưởng lợi là các doanh nghiệp siêu nhỏ, SME và các cá nhân nhà chuyên môn có đăng ký hoặc đăng ký trong các hiệp hội đã đăng ký với Bộ Phát triển Kinh tế. Người hưởng lợi là các doanh nghiệp, cá nhân trong mọi ngành nghề, trừ ngành tài chính, và chứng minh được tính khả thi và hiệu quả kinh tế.

Để được hưởng chính sách này, bên liên quan phải xuất trình hồ sơ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính liên quan và đề nghị vay vốn, dưới dạng bảo lãnh công. Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đó sẽ gửi tới Ngân hàng Banca del Mezzogiorno SPA, là tổ chức điều hành hệ thống này. Quy trình và thủ tục rất nhanh gọn và rõ ràng nên các yêu cầu này sẽ được kiểm tra và ra quyết định rất nhanh.

Trường hợp người vay vốn thua lỗ thì ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho vay sẽ được nhận bồi thường từ Quỹ bảo lãnh.

Bảo lãnh công cho vốn vay: 80% ACE (hạn mức cho tài sản doanh nghiệp) thúc đẩy vốn hóa doanh nghiệp

Nhằm mục đích khuyến khích và củng cố bằng biện pháp tài chính của chính doanh nghiệp để đạt được cân bằng tốt hơn các nguồn lực và chi phí, rủi ro về vốn và nợ, để doanh nghiệp cạnh tranh hơn.

Lợi ích: giảm trừ từ thu nhập doanh nghiệp một lượng tương ứng với mức thu hồi trên vốn tài sản mới (đóng góp từ nguồn tiền mặt và lợi nhuận đối với dự trữ), tính trên cơ sở mức tăng tư bản trên tổng tài sản của năm kết thúc tài khóa vào 31/12/2010, vốn và tài chính đi vay. Mức thu hồi cơ bản của vốn mới là 2,3% cho năm 2017 và 2,7% cho năm 2018.

Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có thu nhập, kể cả doanh nghiệp một người phụ thuộc vào thuế thu nhập cá nhân (IRI), dựa trên cơ sở để tính thuế ở Italy cho các công ty ở nước ngoài , không phụ thuộc vào loại hình, quy mô và lĩnh vực kinh doanh.

Nhằm mục đích giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp đầu tư vào tương lai bằng cách giữ lợi nhuận lại công ty.

Lợi ích cụ thể là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 27,5% xuống còn 24%, tương đương mức chung của EU. Cơ hội cho doanh nghiệp cá nhân và công ty quyền lựa chọn đơn mức thuế 24% thay cho thuế lũy tiến tới tận 43%.

Mức thuế này được áp dụng 5 năm và có thể được gia hạn.

Biện pháp này áp dụng không phải chỉ cho SME mà cho tất cả các loại hình doanh nghiệp để tăng mức tài sản của họ lên, đồng thời vẫn dành ưu tiên cho chọn hình thức thành lập doanh nghiệp (doanh nghiệp cá thể, công ty TNHH và cổ phần).

Biện pháp này dành cho: Thuế thu nhập doanh nghiệp IRES cho các doanh nghiệp cổ phần, tổ chức phi thương mại, hợp tác xã.

Thuế thu nhập đơn vị IRI dành cho các đơn vị như doanh nghiệp cá thể, hợp tác kinh doanh sử dụng hệ thống kế toán đơn giản và cũng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp như công ty TNHH, hợp tác xã có doanh thu không hơn 5 triệu euro và cơ cấu sở hữu hẹp. dành cho hệ thống kế toán tiền mặt với hệ thống kế toán đơn giản.

Thuế thu nhập doanh nghiệp IRES và đơn vị IRI đều được hưởng mức 24% và dành được nguồn lực để tăng lương cho CBCNV (tăng phúc lợi xã hội, hưu trí, thêm bảo hiểm y tế…) Tăng khả năng tham gia của công nhân vào tổ chức của mình.

Lợi ích khác như: một mức thuế 10% chung cho các phần thưởng cho tăng năng suất lao động. Mức trần của tiền thưởng là 3000 euro cho cá nhân hoặc 4000 euro nếu công nhân cùng tham gia vào đội. Thưởng được tính trả bằng tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ.

Người được hưởng: người làm thuê trong lĩnh vực tư nhân có thu nhập không hơn 80.000 euro trong năm trước đó. Doanh nghiệp đạt thành tích hiệu quả, năng suất, chất lượng và sáng tạo.