[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”U-CRAI-NA” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Trước năm 2013, kinh tế Ucraina có mức tăng trưởng khá. Sau cách mạng Maidan, kinh tế Ucraina rơi vào tình trạng khủng hoảng. Năm 2014, GDP giảm (âm) -7,5%, năm 2015 GDP tiếp tục giảm sâu xuống mức (âm) -12%. Năm 2016, kinh tế Ucraina bắt đầu phục hồi với mức tăng trưởng khiêm tốn 2,9%, năm 2017 là 2,4%. Theo dự báo của Ngân hàng TW Ucraina, năm 2018 kinh tế Ucraina có thể tăng trưởng ở mức 3%, 2019 là 3,6%, 2020 là 3%.

Do khủng khoảng kinh tế, GDP Ucraina giảm từ 183 tỷ USD năm 2013 xuống còn 131,8 tỷ USD năm 2014 và 90,6 tỷ vào năm 2015. Năm 2017, GDP chỉ đạt mức 95,5 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người giảm từ mức 4.000 USD năm 2013 xuống còn 2.248 USD năm 2017 (Bảng 1).

Khủng hoảng kinh tế cùng với việc gia tăng chi tiêu để phục vụ chiến tranh, đã khiến tỷ lệ lạm phát tăng nhanh: 24,9% năm 2014 và 43,3% năm 2015. Đến năm 2016, Chính phủ thực hiện chính sách cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã giúp tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống mức 12,4% và năm 2017 là 13,7%.

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Ucraina, 2013-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê Ucraina

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Những ngành kinh tế mũi nhọn của Ucraina là luyện kim, chế tạo máy, điện tử, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, hóa chất, khai khoáng và công nghiệp hàng không. Tuy nhiên, do cải cách kinh tế thị trường không triệt để, nạn tham nhũng tràn lan; sau khi giành được độc lập, các ngành kinh tế của Ucraina phát triển không ổn định. Công nghiệp không được chú trọng đầu tư đúng mức, thiếu vốn, môi trường kinh doanh chậm được cải thiện làm cho năng lực công nghệ và sản xuất đình trệ. Sau cách mạng Maidan, quan hệ kinh tế với Nga sa sút và đi vào thù địch, các khu công nghiệp lớn tại vùng Donbass do xung đột quân sự bị tàn phá nặng nề, nhất là công nghiệp chế tạo, năng lượng, luyện kim và khai thác.

Chế tạo máy móc và ô tô
Ngành đóng toa xe lửa

Ngành đóng toa xe lửa ở Ucraina rất phát triển, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và có triển vọng lớn. Trong những năm gần đây, Ucraina đã đưa vào vận hành gần 10.000 toa xe, trên 50 đầu kéo tàu khách. Hệ thống tầu điện ngầm đang tiếp tục được mở rộng và hiện đại hóa. Đi đầu trong lĩnh vực này tại Ucraina là tập đoàn “Luganskteplovoz” với số lượng sản xuất toa xe vẫn tiếp tục gia tăng hàng năm.

Ngành đóng và sửa chữa tàu biển

Theo đánh giá của Bộ chính sách công nghiệp, hàng năm ngành đóng tàu có thể sản xuất và mang về cho Ucraina 400-500 triệu USD. Ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển của Ucraina sử dụng công nghệ tiên tiến. Toàn ngành có 25 viện nghiên cứu, 7 nhà máy lớn sản xuất động cơ thủy và thiết bị công nghiệp tàu thủy, 11 nhà máy đóng tàu thủy và các xí nghiệp sửa chữa. Hiện nay, các nhà máy đóng tàu của Ucraina được đặt tại Nhicolaev, Kerch… thường thực hiện các đơn đặt hàng sản xuất của các nước châu Âu như Đức, Đan Mạch, Hà Lan…

Ngành máy móc nông nghiệp

Ucraina có khoảng gần 40 nhà máy sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu là máy cày, máy gặt, máy xới đất, máy gieo hạt và máy tưới nước… Hiện nay Ucraina đang tăng dần nhập khẩu máy móc của châu Âu đã qua sử dụng.

Nông nghiệp

Nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế chính của Ucraina hiện nay, có khả năng xuất khẩu cao, bởi vậy, kinh tế nông nghiệp có ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ucraina có tiềm năng to lớn để phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất ngũ cốc, chế biến thực phẩm, ngành tinh chế dầu hướng dương là những lĩnh vực ưu tiên phát triển ở Ucraina. Sản lượng ngũ cốc Ucraina tăng nhanh, năm 2017 đã đạt mức gần 80 triệu tấn, trong đó xuất khẩu gần 50 triệu tấn. Sản lượng dầu hướng dương của Ucraina đứng đầu thế giới. Có khoảng 4 triệu người làm trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó phần nhiều là kinh tế tư nhân.

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Ucraina luôn liên tục đổi mới công nghệ để đáp ứng điều kiện thị trường châu Âu. Vào năm 2014, Ucraina chỉ có 7% số lượng công ty chế biến thực phẩm có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào thị trường khó tính này, hiện nay con số này đã được tăng lên nhiều lần.

Ucraina hiện nay có trên 400 xí nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biễn sữa, chiếm gần 20% trong ngành công nghiệp chế biến. Công suất chế biến sữa của Ucraina đạt trên 19 triệu tấn. Các sản phẩm từ sữa có giá trị lớn có thể xuất khẩu của Ucraina là: pho mát, sữa bột, bơ: hàng năm xuất khẩu pho mát của Ucraina đều tăng, xuất khẩu sữa bột cũng là mặt hàng mang nhiều lợi nhuận cho ngành chế biến thực phẩm hiện nay.

Ngoài ra, ngành công nghiệp sản xuất bột ngũ cốc, công nghiệp sản xuất đồ hộp, công nghiệp sản xuất đường, công nghiệp chế biến dầu thực vật, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp sản xuất rượu màu và vodka cũng là những thế mạnh để Việt Nam có thể mua công nghệ và hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm.

Ngành dầu khí

Ucraina có 3 tỉnh có dầu mỏ: phía tây vùng Karpati, phía đông Dnhepro- Donhetsk, phía nam vùng biển đen và Crưm. Trung bình hàng năm Ucraina khai thác khoảng 25 tỷ mét khối ga và 4 triệu tấn dầu thô đáp ứng được 20-25% nhu cầu khí ga tự nhiên và từ 10-12% nhu cầu dầu thô của Ucraina. Khai thác khí đốt vẫn tăng đều hàng năm: năm 2017 khai thác trên 20 tỷ mét khối, dự kiến tới năm 2030 sẽ đạt 28-30 tỷ mét khối.

Công ty NAFTOGAZ do nhà nước sở hữu 51% cổ phần là công ty khai thác dầu khí ở thềm lục địa biển đen sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư của các công ty dầu khí quốc tế có công nghệ hiện đại để đầu tư khai thác. Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ của Ucraina khá lớn với 5 nhà máy lọc dầu, chế biến dầu trên cơ sở các công ty cổ phần.

Hệ thống vận tải khí đốt của Ucraina bao gồm 37,6 nghìn km đường ống, 73 trạm bơm và nén, 1.600 trạm phân phối khí, 13 kho bể chứa và các công trình phụ trợ khác. Hệ thống có thể tiếp nhận 290 tỷ mét khối khí và cung cấp 175 tỷ mét khối khí. Hệ thống vận tải dầu của Ucraina gồm khoảng 4.569,7 km đường ống dẫn dầu, 51 trạm bơm, kho chứa dung tích 1 triệu 10 ngàn mét khối. Hệ thống đường ống thực hiện việc chuyển tải dầu theo hợp đồng và cung cấp dầu cho các nhà máy lọc dầu Ucraina.

Ngành hàng không

Ngành sản xuất máy bay vận tải, máy bay hành khách tầm gần và tầm trung tại Ucraina được chuyên môn hóa rất cao. Nhà máy chế tạo máy bay tại Kharkov sản xuất loại máy bay AN-140 và AN-74 và một số loại khác. Ucraina là 1 trong 5 nước có quy trình khép kín sản xuất tên lửa vũ trụ. Các xí nghiệp Ucraina sở hữu phần lớn công nghệ nổi tiếng thế giới và tham gia vào nhiều đề án quốc tế.

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Xuất nhập khẩu

Do khủng hoảng kinh tế, xung đột quân sự tại miền Đông, quan hệ kinh tế với Nga bị đình trệ, hoạt động xuất nhập khẩu, theo đó, cũng suy giảm nghiêm trọng. Sụt giảm kim ngạch ngoại thương của Ucraina diễn ra đối với hầu hết các đối tác thương mại trong giai đoạn từ 2013 đến 2016. Trong đó, kim ngạch ngoại thương với Nga, đối tác thương mại lớn nhất, chiếm gần 30% tổng KN xuất nhập khẩu, giảm mạnh, từ mức 35 tỷ USD năm 2013 xuống 11 tỷ năm 2017; Trung Quốc giảm từ 15 tỷ USD xuống 7,8 tỷ cùng thời kỳ (Bảng 3).

Kim ngạch xuất khẩu của Ucraina giảm từ mức 63 tỷ USD năm 2013 xuống 43,2 tỷ USD năm 2017. Nhập khẩu giảm từ 76,9 tỷ USD năm 2013 xuống 49,6 tỷ USD năm 2017 (Bảng 2).

Bảng 2: Xuất nhập khẩu Ucraina, 2013-2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê Ucraina
Tình hình đầu tư

Một trong những định hướng trong chính sách phát triển kinh tế của Ucraina là khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để thu hút đầu tư, đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư như cải các thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi, chính sách thuế, hải quan. Tuy nhiên, do xung đột vũ trang ở vùng Donbass nên các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại, nên đầu tư vẫn còn bị hạn chế. Năm 2016 Ucraina thu hút gần 4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2017 chỉ còn 2,2 tỷ USD. Những nước có vốn đầu tư lớn vào Ucraina là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ. Những lĩnh vực ưu tiên là năng lượng, cở sở hạ tầng, chế biến nông sản, các khu công nghiệp, dịch vụ logistic…

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại và đầu tư

Đẩy mạnh hội nhập kinh tế, đặc biệt với EU, cải cách kinh tế theo hướng thị trường, đấu tranh với tham nhũng là những định hướng lớn trong chính sách kinh tế của Ucraina sau cách mạng Maidan. Trong đó, đẩy mạnh cải cách kinh tế để hội nhập với EU là định hướng chính sách được ưu tiên hàng đầu. Trong 3 năm gần đây, Ucraina đã tiến hàng cải cách toàn diện hệ thống kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, thuế, hải quan và hành chính. Hiện nay, Ucraina đang nỗ lực cải cách để hoàn thiện môi trường kinh doanh để đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số chính sách khác như hỗ trợ phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân hóa, cải cách hành chính cũng được chú trọng. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng được ưu tiên, nhưng kết quả thu được chưa như mong muốn.

Chủ trương về khuyến khích xuất khẩu và khai thác thị trường trong nước

Xuất khẩu được xem động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là ưu tiên chiến lược để phát triển kinh tế. Nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với giá trị xuất khẩu chiến khoảng 40% tổng kim ngạch. Bên cạnh đó, phát triển thị trường trong nước, tăng sức mua của thị trường cũng là một định hướng được ưu tiên trong quá trình cải cách kinh tế. Năm 2017, tiêu dùng trong nước đã trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế.

Các lĩnh vực và ngành nghề ưu tiên

Nông nghiệp là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu với định hướng đảm bảo ổn định trong nước và xuất khẩu. Sản xuất ngũ cốc là hoạt động kinh tế đạt được thành tựu trong những năm gần đây. Sản xuất dầu ăn (dầu hướng dương) và bột mỳ của Ucraina có sản lượng lớn nhất thế giới. Những ngành nghề khác như chế biến thực phẩm, nuôi cá nước ngọt, chế biến sữa cũng được ưu tiên và phát triển tốt.

Những ngành khác được chính phủ Ucraina quan tâm phát triển là viễn thông, chế tạo máy nông nghiệp, hàng không, công nghiệp quốc phòng, luyện kim, phát triển cơ sở hạ tầng…

Các đối tác thương mại ưu tiên
Bảng 3: 10 đối tác thương mại lớn nhất của Ucraina năm 2017
Nguồn: Tổng cục thống kê Ucraina
Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh của Ucraina đã được cải thiện đáng kể trong 3 năm gần đây. Những chính sách Ucraina áp dụng để cải thiện môi trường kinh doanh là: Cải cách bộ máy hành chính với việc giảm biên chế hành chính xuống gần một nửa; cải cách lĩnh vực hải quan, thuế quan (khai thuế điện tử), chống tham nhũng và phi tập trung hóa.

Các FTA chính hiện đang tham gia

Ucraina là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Sau cách mạng Maidan, Ucraina đang nỗ lực đàm phán ký kết nhiều FTA. Năm 2017, Ucraina và Canada đã ký FTA. Năm 2018 kết thúc đàm phán với Ixraen. Hiện nay Ucraina đang đàm phán FTA với Thổ Nhĩ Kỳ và đang có ý định tiến hành đàm phán FTA với Trung Quốc. Ucraina đã ký FTA với các nước trong liên minh thuế quan là Nga, Belarus, Kazakhstan. Tuy nhiện do xung đột với Nga, FTA của Ucraina với Nga đã đình chỉ tháng từ tháng 1/2016. Năm 2012, trong biên bản kỳ họp 13 UBLCP Việt Nam-Ucraina đã đề ra mục tiêu nghiên cứu đàm phán FTA. Năm 2017, tại kỳ hợp lần thứ 14 UBLCP, 2 ban cam kết sẽ triển khai đàm phán FTA song phương.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật

Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất

Ucraina cũng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo các nguyên tắc của WTO như chống trợ cấp, chống bán phá giá, các biện pháp phòng vệ thương mại trong những trường hợp đặc biệt nhằm bảo vệ nền kinh tế. Chẳng hạn, năm 2015, Ucraina đã áp thuế nhập khẩu 10% đối với các sản phẩm các nước xuất khẩu vào thị trường Ucraina nhằm ổn định cán cân thanh toán quốc tế trong điều kiện khủng hoảng kinh tế. Hiện nay Ucraina đang trong quá trình thay thế các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (thời Xô viết) để theo WTO và hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn của EU.

Các hàng rào kỹ thuật chính với thương mại

(Thông tin đang được cập nhật)

Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại

(Thông tin đang được cập nhật)

Số lượng các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện
(Theo WTO: https://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/ukraine_e.htm)

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Quan hệ thương mại Việt Nam-Ucraina trong những năm gần đây tương đối ổn định. Việt Nam là một trong 6 nước khu vực châu Á có kim ngạch thương mại lớn nhất với Ucraina. Sau cách mạng Maidan, kim ngạch thương mại sụt giảm nghiêm trọng nhưng đã phục hồi trong các năm 2016, 2017. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ucraina đạt 393,364 triệu USD, tăng 29,3% so với năm 2016. Đây là mức kim ngạch xuất khẩu của ta sang Ucraina cao nhất từ trước đến nay (mức cao nhất là 355 triệu USD vào năm 2013) (Bảng 4).

Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là điện thoại di động, nông sản (chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, thủy sản, cao su), may mặc, giày da, thép, sản phẩm từ chất dẻo. Trong đó, mặt hàng điện thoại di động chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm thép, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và phụ tùng, dược phẩm. Trong đó, máy móc thiết bị chiếm hơn 70% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Ucraina 2012-2017
Nguồn: Hải quan Ucraina

Đầu tư

Ukraine hiện có 9 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 23 triệu USD. Ngược lại, Việt Nam đang có các dự án tại Ucraina, phần lớn là do các doanh nhân Việt Nam đang sinh sống tại đây đầu tư. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của DN Việt Nam tại Ucraina là vào các ngành may mặc, bất động sản, chế biến thực phẩm, sản xuất bao bì, chế biến gỗ. Đầu tư từ Ucraina vào Việt Nam chủ yếu trong các lĩnh vực: trồng và chế biến cao su, khai thác than, giao thông và xây dựng.

Các thỏa thuận đã ký kết

Bảng 5: Các thỏa thuận đã ký kết giữa Việt nam và Ucraina

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Ucraina là thị trường đông dân đứng thứ 5 tại châu Âu với khoảng 42 triệu dân. Do đó, Ucraina là thị trường lớn, tiềm năng đối với Việt Nam. Ucraina cũng là bạn hàng truyền thống, tin cậy của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhất là sau cách mạng Maidan, do khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến sức mua sụt gảm giảm, đồng nội tệ mất giá và xung đột quân sự tại vùng Donbass nên nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu suy giảm mạnh.

Ucraina có nhu cầu cao về một số mặt hàng nông sản nhiệt đới và thuỷ sản của Việt Nam như: hạt điều, chè, cà phê, gạo, hạt tiêu và thủy sản (chủ yếu là cá tra và tôm đông lạnh). Trong đó, hạt tiêu, hạt điều và tôm là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, do khủng hoảng nên nhu cầu về các mặt hàng nông sản nhiệt đới cũng giảm. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu khoảng 30 triệu USD hàng nông sản sang thị trường này.

Thị trường tiêu thụ nông sản nhiệt đới của Ucraina có những đặc điểm như sau:

  • Người Ucraina có nhu cầu cao về hàng nông sản Việt Nam nhưng do thu nhập giảm nên khả năng tiêu thụ thấp. Chẳng hạn, trước 2014, Việt nam đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo sang Ucraina chiếm 36% thị phần, nhưng năm 2017 tụt xuống thứ 5 và chỉ chiếm khoảng 7% thị phần.
  • Do đồng tiền nội địa (hrivna) mất giá nên hàng xuất khẩu nói chung và nông sản nói riêng của Việt Nam trở nên đắt hơn, do đó khó xuất khẩu hơn.
  • Hàng nông sản xuất khẩu của ta hiện nay chủ yếu phục vụ nhóm dân cư có thu nhập cao nên họ đòi hỏi chất lượng cao hơn. Một số mặt hàng của ta chất lượng hạn chế (gạo, thủy sản) nên hàng các nước có chất lượng cao được ưa chuộng hơn.
  • Một số mặt hàng của ta như cà phê, hạt điều được Ucraina nhập khẩu thông qua các nhà buôn trung gian với nhãn mác của họ nên khó thống kê về số lượng và gía trị.

Ngoài ra, Ucraina cũng là thị trường tiềm năng về hàng tiêu dùng như hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ, đồ dùng gia đình, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử, viễn thông, điện thoại di động…

Ucraina có thể xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng nông sản ôn đới như lúa mỳ, dầu hướng dương, thực phẩm chế biến, sữa và các sản phẩm khác như phân bón, tân dược, thiết bị máy móc nông nghiệp, thiết bị thủy điện, nhiệt điện, hàng không. Đặc biệt, Việt Nam có thể nghiên cứu tiếp cận các công nghệ của Ucraina trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, xử lý sự cố tràn dầu, sản xuất phân hữu cơ, than bùn, thuốc tân dược, chế biến nông sản, bảo quản sau thu hoạch…

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Ucraina cấm doanh nghiệp các nước và Ucraina tiến hành các hoạt động kinh tế với vùng tạm thời chiếm đóng bởi lực lượng ly khai tại Donbass.

Tham khảo thông tin tại Website:

https://www.export.gov/article?id=Ukraine-Selling-Resources; http://www.me.gov.ua/Documents/MoreDetails?lang=en-GB&id=6a9170af-8e4d-4e4c-bb95-fa1ae7f43647&title=activity

Chính sách thuế và thuế suất

Việt Nam và Ucraina là đối tác hợp tác toàn diện nhưng chưa ký FTA, do đó, thuế suất một số mặt hàng cùng loại với Nga sẽ cao hơn, chẳng hạn như thuế nhập khẩu đối với dầu hướng dương, lúa mỳ, thực phẩm chế biến.

Tham khảo thông tin tại Website:

https://index.minfin.com.ua/economy/gdp/eximp/

www.diua.com.ua

Quy định về bao bì, nhãn mác

Hệ thống quy định của Ucraina dựa trên nguyên tắc WTO và quy định của EU.

Tham khảo thông tin tại Website:

https://mon.gov.ua/ua

https://www.ucci.org.ua/en/virishiennia-sporiv

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Hệ thống quy định của EU về VSATTP cũng giống như châu Âu. Do đó, DN đáp ứng yêu cầu đối với thị trường châu Âu về các quy định VSATTP sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường Ucrraina.

Tham khảo thông tin tại Website:

http://www.customs.gov.ua

http://sfs.gov.ua/en/

https://economics.unian.net

https://www.eurointegration.com.ua

Quyền sở hữu trí tuệ

Các quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Ucraina dựa trên các nguyên tắc của WTO và EU. Tham khảo thông tin tại Website:

https://mon.gov.ua/ua

http://www.uintei.kiev.ua/main.php

https://wisegroup.com.ua;       

https://www.msp-patent.com.ua/zashita-prav-intelektualnoj-sobstvennosti.html;

 https://toukraine.org.ua/intellectual-property-in-ukraine

https://uk.wikipedia.org

www.prostopravo.com.uа

Tập quán kinh doanh

Doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ đối tác trước khi ký kết hợp đồng. Thời gian gần đây có nhiều công ty Ucraina giả mạo quảng cáo trên Internet. Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina là một trong những kênh tin cậy để xác minh về doanh nghiệp Ucraina.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: +84 (0)24 2220 5380, +84 (0)24 2220 5381, +84 (0)24 2220 5382
Fax: +84 (0)24 2220 5376, +84 (0)24 2220 2525

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI
Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tel: +84-24-35742022;
Fax: +84-24-35742020
Email: webmaster@vcci.com.vn
Website: www.vcci.org.vn; www.vcci.com.vn; www.vcci.net.vn

Đại sứ Quán Ucraina tại Việt Nam
Địa chỉ: 6 Lê Hồng Phong, Hà Nội
Điện thoại:  (+8424) 37 34 44 92
Fax:  (+8424) 37 34 44 97
Email: emb_vn@mfa.gov.ua
Website: https://vietnam.mfa.gov.ua

Tại Ucraina

Phòng Công nghiệp và Thương mại Ucraina – UCCI
(Торгово-промышленная палата Украины)
Tel: (044) 584-28-24  |  (044) 584-28-36
м. Київ, вул. Велика Житомирська, 33
https://www.ucci.org.ua/

Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina
Địa chỉ: 51 Tovarna 01103 thành phố Kiev
Điện thoại: 284 5542 (Ngoài giờ: +380 93 115 2166)
Email: vnemb.ua@mofa.gov.vn
Website: https://vnembassy-kiev.mofa.gov.vn/