[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”XLÔ-VA-KI-A” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Xlô-va-ki-a

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tài liệu tham khảo” tab_id=”section-menu-05″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử, khai thác đá, sản xuất thiêt bị vận tải, sản xuất than cốc và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Xuất nhập khẩu

Các đối tác xuất khẩu chính là: Đức, CH Séc, Ba Lan, Pháp, Ý, Anh, Hungary, Áo, Tây Ban Nha, Mỹ.

Các đối tác nhập khẩu chính là: Đức, CH Séc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ba Lan, Hungary, Việt Nam, Nga, Ý, Pháp.

Về đầu tư

Năm 2017, Slovakia thu hút hơn 30 dự án đầu tư với trị giá lên tới 492 triệu Euro, tạo ra khoảng 9000 việc làm.

Năm 2016, có khoảng 29 dự án đầu tư trị giá 930 triệu Euro.

Năm 2015, có khoảng 23 dự án đầu tư, trong đó tính chỉ riêng hãng sản xuất ô tô Jaguar đã đầu tư đến 1,4 tỷ Euro.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mai đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

– Slovakia là nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài chủ yếu là do: (i) lương thấp, (ii) thuế thấp và (iii) lực lượng lao động có đào tạo. Đặc biệt, gần đây Slovakia theo đuổi chính sách đầu tư nước ngoài. Theo đó, chính phủ Slovakia luôn chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài, ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, như:

– Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, thực hiện các bước rút ngắn thời gian thủ tục, giảm bớt gánh nặng hành chính ở tất cả các giai đoạn như đăng ký doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, đóng cửa doanh nghiệp hoặc chuyên nhượng hoạt động kinh doanh cho người khác, v.v… (tối đa 3 ngày).

-Đẩy mạnh dịch vụ điện tử đơn giản hóa các quy trình trong mọi lĩnh vực, tương tác thủ tục hành chính công với các doanh nghiệp, kết nối các sổ đăng ký thuế, các vấn đề xã hội, y tế thành một dạng thống nhất.

– Không tư nhân hóa toàn bộ các doanh nghiệp chiến lược mà hỗ trợ hoạt động các công ty có sự tham gia của nhà nước, hoặc các công ty có ảnh hưởng của chính phủ như các nhà máy nhiệt điện, các dịch vụ xe buýt.

– Hỗ trợ đầu tư vốn ban đầu cho những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển vùng. Những doanh nghiệp này phải đáp ứng được những điều kiện dựa theo luật viện trợ Nhà nước và viện trợ Châu Âu nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế các vùng kém thuận lợi.

Các nước đầu tư nhiều vào Slovakia là: Đức, Áo, Thuỵ Sỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là ngành công nghiệp sản xuất ô tô, linh kiện điện tử.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên tại Slovakia: xuất khẩu loại nhiên liệu tự nhiên bao gồm các sản phẩm hóa dầu, sản xuất lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, thiết bị điện, luyện kim, chế tạo máy, thép, công nghiệp quốc phòng.

Các đối tác thương mại ưu tiên: Đức, CH Séc, Ba Lan, Pháp, Ý Anh, Hungary, Áo, Tây Ban Nha, Mỹ, Hà Lan, Rumani, Nga, Trung Quốc, Thụy Sỹ

Các FTAs Slovakia hiện đang tham :

– Slovakia đang tham gia các Hiệp định thương mại với tư cách là thành viên EU, gồm: Hiệp định thương mại EU và Canada (CETA), Hiệp định thương mại EU và Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do Trung Âu (CEFTA), Hiệp định thương mại tự do toàn diện và sâu rộng giữa EU và Ucraina (DCFTA)

-Đang thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do EU và Nhật Bản

-Đang đàm phán hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương EU – Mỹ (TTIP)

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường được sử dụng

Từ khi trở thành thành viên của EU, Slovakia mới chỉ tham gia các vụ tranh chấp thương mại dưới danh nghĩa là thành viên của EU. Đến nay, Slovakia chưa tiến hành khởi kiện bất kỳ một đối tác nào trong khuôn khổ WTO, trong khi đó đã bị khởi kiện bởi Thụy Sỹ (1998), Hungary (1998) và Ba Lan (2001).

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Kim ngạch thương mại
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Về xuất khẩu, các mặt hàng chính Slovakia xuất khẩu sang Việt Nam là: các sản phẩm về da như da bò, da ngựa, máy đập lúa, thức ăn gia súc và các loại xe động cơ, ô tô, máy in và các thiết bị cơ khí, phụ tùng, sản phẩm sắt thép.

Về nhập khẩu, các mặt hàng chính Slovakia nhập khẩu từ Việt Nam là: điện thoại thông minh, linh kiện điện tử, các loại giày da, giày dép cao su, máy xử lý dữ liệu tự động, thiết bị điện cho các đường dây điện thoại, điện tín, loa, microphone và các thiết bị tinh thể lỏng.

Đầu tư

Slovakia hiện có 09 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 246,58 triệu USD. Hiện mới chỉ có 01 dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD do tập đoàn CZ đầu tư, khởi công vào tháng 5/2018, dự kiến hoàn thành trong 02 năm. Các dự án còn lại chưa được triển khai do thiếu vốn đầu tư.Việt Nam có 01 dự án đầu tư sang Slovakia là Dự án Công ty TNHH FPT Slovakia của Công ty TNHH phần mềm FPT với tổng vốn đầu tư 447.000 USD, được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 02/10/2014 và có hiệu lực 50 năm đã tạo việc làm cho hơn 300 lao động trình độ cao của Slovakia.Các thỏa thuận, hiệp định song phương đã ký kết

  • Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, ký ngày 27/10/2008, tại Hà Nội.
  • Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động-xã hội, ký ngày 27/10/2008, tại Hà Nội.
  • Quy chế của ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Slovakia về hợp tác kinh tế, ký ngày 27/10/2008, tại Hà Nội.
  • Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, ký ngày 17/12/2009, tại Bratislava.
  • Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kiểm toán, ký ngày 17/12/2009, tại Bratislava.
[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Slovakia với lợi thế nằm tại trung tâm của Châu Âu, là một trong những nước có sự tăng trưởng kinh tế rõ rệt nhất trong khuôn khổ Liên minh châu Âu, kể cả khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp diễn. Đây là một trong những nền kinh tế lành mạnh nhất và được chuyển đổi mạnh mẽ nhất trong Liên minh châu Âu. Slovakia đặc biệt quan tâm đến làn sóng đầu tư nước ngoài trực tiếp với trọng tâm là các dự án có trình độ công nghệ cao và có khả năng duy trì sự tăng trưởng bền vững như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ nano…

Slovakia hiện là nước có ngành công nghiệp ô tô lớn mạnh với tỷ lệ sản xuất ô tô tính trên đầu người cao nhất thế giới, bên cạnh đó là lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, công nghiệp quốc phòng, bảo vệ môi trường và y tế. Trong khi đó, Việt Nam lại có thế mạnh là các mặt hàng nông sản, thực phẩm, hải sản… Qua đây có thể thấy nền kinh tế thương mại Việt Nam và Slovakia không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau.

Hiện các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thị trường Slovakia trong những năm gần đây là các sản phẩm điện thoại thông minh, linh kiện điện tử, và các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, ca cao, chè cũng như một số sản phẩm dệt may. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Slovakia còn rất hạn chế. Điều đó cho thấy thị phần các mặt hàng này của Việt Nam tại Slovakia còn rất lớn và là cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Với chính sách mở cửa hiện nay, Việt Nam là thị trường mở cho các doanh nghiệp Slovakia đầu tư và xuất khẩu hàng sang các nước ASEAN và các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đưa hàng của mình sang EU và các nước Đông Âu thông qua Slovakia. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực cụ thể như máy móc cơ khí, năng lượng, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm đang nhận được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp hai nước và trong tương lai, đây sẽ là những dự án hợp tác mũi nhọn thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

Slovakia là một quốc gia nằm trong khối Liên minh Châu Âu (EU), do đó Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được ký trong thời gian tới sẽ là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức khai thác tối đa những ưu đãi do hiệp định này mang lại, mở ra nhiều cơ hội họp tác kinh doanh đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, giày dép, may mặc cũng là sản phẩm xuất khẩu chính và đang được ưa chuộng tại thị trường châu Âu. Tuy nhiên những mặt hàng này lại chưa được các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Slovakia. Ngoài ra, Việt Nam có tiềm năng lớn về các tài nguyên thiên nhiên là nguyên liệu sản xuất các mặt hàng như pha lê, thủy tinh, trong khi Slovakia là các nước có thế mạnh trong sản xuất các mặt hàng này.

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Chứng từ và thủ tục nhập khẩu

Theo quy định của EU (trong đó có Slovakia), chứng từ chính thức để khai báo với hải quan là Chứng từ Hành chính đơn lẻ (Single Administrative Document-SAD). Thông tin về các mẫu xuất/nhập khẩu được quy định trong Quy định EEC số 2454/93.

Những hàng hóa không phải từ các nước thành viên EU, khi hàng hóa đã được khai báo, các thủ tục để thông quan được thực hiện: (1) trong vòng 45 ngày kể từ ngày khai báo, đối với hàng vận chuyển bằng đường biển và (2) trong vòng 20 ngày kể từ ngày khai báo, đối với hàng vận chuyển bằng các phương tiện khác, không phải đường biển.

Thông tin chi tiết về thủ tục Hải quan Slovakia có thể tham khảo tại trang web: http://www.colnasprava.sk

Các mặt hàng cẩm và hạn chế nhập khẩu

Để xác định các mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu, có thể tra cứu hệ thống thuế TARIC theo địa chỉ:http://ec.europa.eu/taxation_customs/customs/customs_duties/tariff_aspects/customs_tariff/index_en.htm .

– Hệ thống cấp phép là rào cản phi thuế quan chính của Slovakia. Bộ Kinh tế Slovakia quản lý và cấp giấy phép nhập khẩu đối với những hàng hóa nhạy cảm để bảo vệ sản xuất trong nước. Thủ tục cấp phép được thực hiện theo Quy định số 15/1998 (Regulation No. 15/1998) và Quy định bổ sung số 163/1999 (Regulation No. 163/1999).

Hiện Slovakia thực hiện cấp phép nhập khẩu đối với 4 loại hàng hóa như sau:

– Những chất độc hại cực kỳ nguy hiểm, thành phần hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu phải được cấp phép phi tự động, nghĩa là cấp phép khi có đơn xin câp phép băng văn bản của nhà nhập khâu. Giây phép này không được phép chuyển nhượng. Thủ tục cấp phép tuân thủ theo Quy định số 67/2010 của EU.

– Chất gây mê, chất tác động đến tâm thần, hóa chất phụ gia phải được cấp phép phi tự động, nghĩa là cấp phép khi có đơn xin cấp phép bằng văn bản của nhà nhập khẩu. Giấy phép này không được phép chuyển nhượng.Thủ tục cấp phép tuân thủ theo Quy định số 331/2005 của EU.

– Các sản phẩm và công nghệ sử dụng kép được dùng trong quân sự cũng như sử dụng thông thường phải có giấy phép theo Quy định số 21/2007 của EU.

– Các loại vũ khí, đạn dược, chất nổ và các mặt hàng liên quan.

Tạm nhập

Tùy thuộc vào mặt hàng nhập khẩu, Slovakia cho phép tạm nhập và miễn phí toàn bộ hoặc một phần thuế nhập khẩu. Ví dụ, một người hoặc một công ty tạm nhập hàng hóa sẽ chỉ phải trả một phần thuế nhập khẩu tương xứng với khoảng thời gian sử dụng tại Slovakia. Thuế hải quan 3% chi phí nhập khẩu thông thường đối với mỗi tháng mà hàng hóa ở tại Slovakia thay vì được Hải quan Slovakia chính thức thông quan để lưu hành và sử dụng sản phẩm miễn phí và vĩnh viễn tại Slovakia.Thời gian cho phép tạm nhập là 24 tháng và có thể được gia hạn tới mức tối đa là 36 tháng.

Chính sách thuế và thuế suất

Hệ thống thuế thống nhất trong EU (bao gồm cả Slovakia), được gọi là TARIC, quy định về các nguyên tắc áp thuế đối với các sản phẩm cụ thể được nhập khẩu vào lãnh thổ các nước EU hoặc, trong một số trường hợp, là xuất khẩu ra ngoài EU.

Có thể tra cứu hệ thống thuế bằng thông tin quốc gia, mã HS mô tả sản phẩm trên trang web của Liên minh Thuế và Hải quan tại địa chỉ: https://ec.europa.eu/taxation_customs/customs_en

Hầu hết các loại thuế hải quan và thuế VAT được tính theo % dựa vào trị giá của sản phẩm khai báo nhập khẩu.

Quy định về bao bì, nhãn mác

Hàng hóa sản xuẩt tại Slovakia hoặc nhập khẩu vào Slovakia phải được dán nhãn CE. Nhãn CE (European Conformity) là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hoá khi vào thị trường EU, nhàm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Chi tiết tại Mục 4.7 Các quy định bảo vệ sức khỏe cộng đồng (Chứng nhận sản phẩm).

Hàng điện tử, ngoài nhãn CE, cần thêm nhãn về sử dụng năng lượng hiệu quả (Energy Efficiency).

Theo Luật Ngôn ngữ quốc gia năm 1995, các sản phẩm sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, các hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bảo hành sản phâm và những thông tin liên quan tới việc sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng phải được ghi băng tiếng Slovakia. Mã vạch giá phải được in trên bao bì. Ngoài ra những yều đặc biệt khác sẽ được ghi trong hợp đồng.

Theo quy định của EU, nhãn hàng hóa phải được ghi theo đơn vị hệ mét. Dán nhãn sinh thái (Eco-label) là tự nguyện đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài..

Thuế VAT được áp dụng ở mức 20% đối với các loại mặt hàng, trừ sách vở và thuốc được hưởng mức thuế VAT là 10%

Quy định về an toàn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật

Chứng nhận kiểm dịch thực vật: Yêu cầu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hầu hết các loại hoa quả tươi, rau và các nguyên liệu thực vật nhập khẩu khác.

Chứng nhận an toàn vệ sinh: Đối với hàng hóa là sản phẩm động vật hoặc sản phẩm phụ, các nước EU (trong đó có Slovakia) yêu cầu vận chuyển hàng có kèm theo giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp. Yêu cầu phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh đối với tất cả các sản phẩm làm từ động vật, không phân biệt sản phẩm đó dùng làm thức ăn cho người hoặc để sản xuất dược phẩm hoặc hoàn toàn không dùng cho con người (như thức ăn cho gia súc, phân bón, nghiên cứu…). Giấy chứng nhận này sẽ được yêu cầu xuất trình ngay tại cửa khẩu. Các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm lấy giấy chứng nhận này từ cơ quan kiểm định.

Quy định về đóng gói

Hàng hóa phải được đóng gói an toàn tùy thuộc vào tính chất của từng loại mặt hàng, và phù hợp với phương tiện vận chuyển, điều kiện khí hậu trong quá trình vận chuyển và giao hàng. Các Container phải có nhãn dán của người nhận và cảng đến, và nên được đánh số (sao cho phù họp với danh mục đóng gói). Sô lượng hàng hóa và nước xuât xứ cũng phải được ghi trên Container.

Quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hoá và dịch vụ

Các tiêu chuẩn của EU (trong đó có Slovakia) được đưa ra trên cơ sở Cách tiếp cận mới được hài hòa hóa của 27 nước thành viên EU và các nước trong Khu vực Kinh tế châu Âu được phép nhập khẩu miễn thuế.

Các quy định bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Các sản phẩm nhập khẩu là động vật, sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm và sản phẩm có nguồn gốc thực vật phải được Bộ Thương mại Slovakia cấp phép.

Các sản phẩm nhập khẩu được chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các sản phẩm là động vật sống, thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc động vật và thức ăn gia súc, thú ý phải có giấy chứng nhận của Cục quản lý thú ý nước nhập khẩu. Nhóm thứ hai gồm thực vật, hạt giống thì yêu cầu phải có giấy chứng nhận kiểm định thực vật, trong 1 số trường họp phải có thêm chứng nhận của FITO.

Những yêu cầu đặc biệt về kiểm dịch hàng hóa thường được ghi trong hợp đồng bán hàng và hàng hóa phải được kiểm định tại cửa khẩu trước khi nhập cảnh vào Slovakia.

Các sản phẩm dược phẩm phải được Bộ Y tế Slovakia cấp phép, đồng thời phải được kiểm duyệt bởi Trung tâm kiểm định dược phẩm trước khi nhập khẩu.

Các thiết bị điện, đồ chơi, pháo hoa và mỹ phẩm phải phù hợp với quy định an toàn của EU.

Các tổ chức tiêu chuẩn

Các tiêu chuẩn của EU được các tổ chức tiêu chuẩn độc lập áp dụng, trên cơ sở cấp quốc gia, cấp EU hoặc quốc tế. Rất nhiều các tiêu chuẩn của EU được kế thừa từ các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Việc ban hành các tiêu chuẩn cụ thể của EU do 3 tổ chức tiêu chuẩn thực hiện:

Uỷ ban Tiêu chuẩn Kỹ thuật điện tử châu Âu – CENELEC: http://www.cenelec.eu

Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu – ETSI: http://www.etsi.org

Uỷ ban Tiêu chuẩn châu Âu – CEN, chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn khác tại EU: http://www.cen.eu/cen/pages/default.aspx

Quyền sở hữu trí tuệ

Slovakia là thành viên của: Văn phòng Bằng sáng chế châu Âu (EPO), Văn phòng hài hòa hóa cho thị trường nội bộ (OHMI), Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Ký kết Công ước Paris về bảo hộ sở hữu trí tuệ, Thỏa thuận TRIPS

Bằng sáng chế được cấp bởi Văn phòng sở hữu công nghiệp (thời hạn hiệu lực thay đổi và có thể lên đến 20 năm). Tổ chức bảo hộ quyền tác giả của Slovakia là Văn phòng Bản quyền trực thuộc Bộ Văn hóa.

Bằng sáng chế Slovakia được bảo vệ bởi Đạo luật số. 435/2001, trong khi nhãn hiệu được quy định bởi Đạo luật số. 506/2009.

Bất kỳ công ty nào hoạt động ở Slovakia đều được đại diện bởi một logo nhất định, cần được đăng ký để được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ địa phương. Theo quy định của Đạo luật số 444/2002, các logo như vậy được đưa vào danh mục thiết kế, phải đáp ứng các yêu cầu nhất định về hình dạng, màu sắc, đường nét và các tính năng khác.

Một thiết kế được đăng ký ở Slovakia có giá trị trong thời hạn năm năm, và sau thời hạn đó, công ty sẽ cần một giấy phép mới. Tùy trường hợp, nhà đầu tư có thể đăng ký một ứng dụng đơn lẻ hoặc cho một ứng dụng tập thể, nếu người đó cần bảo vệ một số thiết kế. Chúng sẽ được phân loại thành các lớp thiết kế, theo luật pháp quốc tế.

Tập quán kinh doanh

Tập quán và nghi thức tại Slovakia mang tính pha trộn giữa vùng Tây Âu và Bắc Âu. Việc ra quyết định ở công ty thường trong phạm vi số lượng người hạn chế hoặc chỉ là một người. Thậm chí những quyết định nhỏ có thể cũng phải xin ý kiến thông qua của lãnh đạo cấp cao trong công ty. Việc hẹn gặp cần phải sắp xếp lịch hẹn trước và xác nhận cuộc gặp 1 hoặc 2 ngày trước ngày gặp thực tế. Trang phục trong các cuộc hẹn làm việc tương tự như ở vùng Đông Âu.

Chức danh và vị trí rất được tôn trọng tại Slovakia và thường được ghi rõ trong danh thiếp. Email được sử dụng phổ biến nhất trong giao dịch.

Để kinh doanh thành công tại Slovakia thường phải thiết lập quan hệ cá nhân tốt và cảm nhận sự tin tưởng lẫn nhau trong kinh doanh. Nên trao đổi câu chuyện xã hội thông thường trước khi đề cập tới vấn đề kinh doanh vì nếu đi thẳng vào chủ đề kinh doanh có thể sẽ làm cản trở tới sự phát triển trong mối quan hệ cá nhân với đối tác Slovakia. Sau cuộc gặp ban đầu, cần phải làm văn bản ghi rõ mục đích, mục tiêu, những vấn đề thống nhất và chưa thống nhất để hạn chế sự hiểu nhầm giữa các bên.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: 024.22205380, 024.22205381, 024.22205382
Fax: 024.2220 5376, 024.2220 2525

Đại sứ quán Xlô-va-ki-a tại Việt Nam
Địa chỉ: 12 Bà Huyện Thanh Quan, Ba Đình, Hà Nội
Tel: 024.37347601
Fax: 024.37347603
Website: https://www.mzv.sk/web/hanoi-en

Tại Xlô-va-ki-a

Đại sứ quán Việt Nam tại Xlô-va-ki-a
Địa chỉ: 15, Dunajska, Bratislava, Slovakia, PO 81108
Tel: +421252451263
Fax: +21252451273
Email: office@vietnamembass.com
Website: http://www.vietnamembassy-slovakia.vn

 

[vc_custom_heading text=”Tài liệu tham khảo” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Trang web của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn

Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam: www.mofa.gov.vn

Trang web Tổng cục Hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn

Doing business in Slovakia by us Commercial Service

CIA – The World Factbook: https://www.cia.gov

National Bank of Slovakia: www.nbs.sk

Tổng cục thống kê Slovakia: http://slovak.statistics.sk/

Slovak Ministry of Economy: www.economy.gov.sk

Slovak Government Office: www.govemment.gov.sk

Ministry of Finance of Slovak Republic: www.finance.gov.sk

Slovak Customs Office: www.colnasprava.sk

Slovak Institute for Technical Standardization (STS): www.sutn.sk

Online customs tariff database (TARIC): http://ec.europa.eu

https://www.focus-economics.com/countries/Slovakia

http://www.worldstopexports.com/slovakias-top-10-exports/

https://globaledge.msu.edu/countries/slovakia/tradestats

Cục Xúc tiến thương mại: www.vietrade.gov.vn