Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Cộng hòa Pháp
- Cộng hòa Áo
- Vương quốc Bỉ
- Cộng hòa Liên bang Đức
- Cộng hoà I-ta-li-a
- Vương quốc Hà Lan
- Cộng hòa Ba Lan
- Liên bang Nga
- Cộng hòa Xlô-va-ki-a
- Vương quốc Tây Ban Nha
- Thuỵ Điển
- Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Hung-ga-ri
- Vương quốc Na-uy
- U-crai-na
- Cộng hòa Xlô-ven-ni-a
- Liên Bang Thụy Sỹ
- Cộng hòa Lát-vi-a
- Ru-ma-ni
- Cộng hòa Bun-ga-ri
- Cộng hòa Phần Lan
- Vương quốc Đan Mạch
- Cộng hòa Bê-la-rút
- Cộng hòa Séc
- Gru-di-a
- Công quốc Lít-ten-xờ-tên
- Cộng hòa E-xtô-ni-a
Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây
Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế
Dự báo năm 2018 và 2019
Các ngành kinh tế trọng điểm
Ngành công nghiệp máy bay và vũ trụ
Là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Pháp, và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu, chiếm 22% thị phần thế giới (xếp sau Hoa Kỳ-35%) với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên gần 60 tỷ euro và chiếm tỷ trọng khoảng 12% trong nền kinh tế Pháp. Ngành công nghiệp máy bay và vũ trụ được đánh giá là lĩnh vực đầy triển vọng trong năm 2018 và những năm tới do nhu cầu đặt hàng tăng cao, nhất là khu vực Châu Á; không chỉ xét về lợi nhuận kinh tế mà còn được ghi nhận về mặt xã hội vì giải quyết lượng công ăn việc làm lớn cho Pháp. Các sản phẩm chính bao gồm máy bay thương mại cỡ lớn, cỡ nhỏ, máy bay chiến đấu, trực thăng phục vụ cho mục đích dân dụng và quân sự, thiết bị vũ trụ và động cơ, thiết bị, máy móc phụ tùng thay thế….
Ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng
Pháp hiện xếp thứ 11 trong số các nhà sản xuất ô tô trên thế giới với sản lượng khoảng 2 triệu chiếc/năm. Có 02 Tập đoàn sản xuất ô tô lớn tại Pháp là: Tập đoàn Renault (Nissan chiếm 43% cổ phần) đứng thứ 4 thế giới về số lượng xe bán ra hàng năm với các thương hiệu xe Renault, Alpine và Dacia và Tập Đoàn PSA đứng thứ 9 thế giới với các thương hiệu xe Citroen, DS, Poen, Peugeot, và Vauxhall. Ngoài ra còn có các công ty khác sản xuất thủ công với số lượng nhỏ như: Bugatti, Courb, De Cleq, De la Chappelle, Exagon, PGO, Mega, Secma. Toàn ngành hiện có khoảng 440.000 nhân viên và chiếm 16% doanh số của ngành công nghiệp chế biến tại Pháp. Năm 2017 tổng số xe sản xuất là 2.227.000 chiếc, tăng 6,5% so với 2016; trị giá xuất khẩu xe ô tô các loại và phụ tùng đạt 34,5 tỷ euro, chiếm tỷ trọng 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Pháp và đứng thứ 2 sau lĩnh vực máy bay và hàng không. Xu hướng ngành là dịch chuyển các nhà máy sản xuất và lắp ráp ra nước ngoài gần với vị trí của các Trung tâm bán hàng ở Châu Âu, Trung Quốc, Nam Mỹ…
Ngành sản xuất dược phẩm
Đây là ngành sản xuất quan trọng, có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của Pháp; năm 2017 xuất khẩu xấp xỉ 30 tỷ euro và chiếm 6,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nước Pháp. Ngành hiện có hơn 300 doanh nghiệp trong đó hơn 250 doanh nghiệp sản xuất theo hướng (biotechnologies) và tạo ra hơn 100.000 việc làm. Hoạt động sản xuất và đưa ra sử dụng trên thị trường đều được quản lý hết sức chặt chẽ bởi Luật Sức khỏe Cộng đồng của Pháp và phải được Cục Sức khỏe và Dược phẩm của Pháp (ANSM) hoặc Cơ quan quản lý Dược thuộc Ủy ban Châu Âu (EMEA) cấp giấy cho phép lưu hành và sử dụng trên thị trường (Autorisation de Mise sur le Marché – AMM). Trị giá sản xuất hàng năm khoảng trên 50 tỷ euro, trong đó hơn một nửa dành cho xuất khẩu. Hiện Pháp đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thuốc và chiếm tỷ trọng 4,4% thị phần thế giới. Hàng năm, trên 4 tỷ euro (chiếm 11% trong tổng giá trị sản xuất) được sử dụng cho tái đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Đầu năm 2018, Chính phủ Pháp tuyên bố sẽ hỗ trợ ngành dược phát triển, nhất là hỗ trợ trong nghiên cứu sáng chế ra những loại thuốc mới và trong lĩnh vực công nghệ sạch.
Ngành mỹ phẩm
Pháp đứng đầu Châu Âu và thế giới về sản xuất và kinh doanh hàng mỹ phẩm, nước hoa và sản phẩm vệ sinh cá nhân, vượt xa Đức và Ý với trị giá trên 10 tỷ euro, chiếm 31% tổng sản lượng và thị phần tại Châu Âu. Đây luôn là mặt hàng có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 4,5%; trong đó hơn một nửa là xuất khẩu (gần 5 tỷ euro); nước hoa chiếm 30%, sản phẩm vệ sinh (xà phòng, đồ cạo râu, nước gội đầu, nước tắm, chất khử mùi …) chiếm 18%. Đây là một trong những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và là lợi thế của Pháp bởi các thương hiệu nổi tiếng thế giới, chất lượng sản phẩm và luôn đi đầu trong việc tạo ra sản phẩm mới phù hợp với xu thế và nhu cầu của người tiêu dùng. Các thương hiệu hàng đầu gồm: L’Oreal (25,8 triệu euro), Unilever (52,7 triệu), Procter & Gamble (65 triệu), Estee Lauder (11,8 triệu).
Ngành nông sản, thực phẩm chế biến
Đây là một trong những ngành chủ chốt của nền kinh tế Pháp với doanh thu hàng năm đạt gần 190 tỷ euro, 17.600 doanh nghiệp, 420.000 việc làm (có hưởng lương) tương đương với 380.000 việc làm đủ thời gian, trong đó 98% là các doanh nghiệp rất nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, 75% dành cho xuất khẩu (lớn hơn tỷ trọng 56% ngành công nghiệp); tỷ trọng tăng trưởng hàng năm khoảng 3,5%.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, đồng thời Pháp cũng là một trong những nước đứng đầu trong EU xuất khẩu sang các nước khác ngoài EU. Trị giá xuất khẩu sang các nước ngoài EU đạt trên 23 tỷ euro/năm và có mức tăng trưởng cao. Pháp đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu nông sản chế biến sau : Mỹ, Đức, Hà Lan, trong đó có nhiều sản phẩm đứng đầu như: rượu vang, sản phẩm sữa, men, hoa quả chế biến …
5 sản phẩm đứng đầu trong ngành gồm : sản phẩm thịt, sản phẩm sữa, đồ uống, thức ăn chăn nuôi, bánh kẹo.
Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Pháp (2013-2017)
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Pháp (từ tháng 5/2017-4/2018), gồm: Máy bay, máy móc, thiết bị, phụ tùng hàng không, có trị giá 55.806 tỷ euro (chiếm 11,8% tổng kim ngạch xuất khẩu); Ô tô, máy móc, phụ tùng với trị giá trên 34.533 tỷ euro (7,3%); Dược phẩm, thuốc, 29.470 tỷ euro (6,3%); Máy móc thiết bị dân dụng, 26.017 tỷ euro (5,5%), Hóa chất cơ bản, 24.166 tỷ euro (5,1%); Thiết bị điện 18.119 tỷ euro (3,8%); Hóa chất khác, 17.245 tỷ euro (3,7%)…. (tham khảo thêm phụ lục 1)
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Pháp (5/2017-4/2018), gồm: Máy bay, máy móc, thiết bị, phụ tùng hàng không, với trị giá 42.891 tỷ euro (chiếm 7,8% tổng kim ngạch nhập khẩu); Ô tô, máy móc, phụ tùng trị giá 36.924 tỷ euro (6,7%); Dược phẩm, thuốc trị giá 32.003 tỷ euro (5,8%); Máy móc thiết bị dân dụng trị giá 29.703 tỷ euro (5,4%); Hóa chất cơ bản trị giá 25.947 tỷ euro (4,7%); Thiết bị điện trị giá 25.091 tỷ euro (4,6%); Hóa chất khác trị giá 20.989 tỷ euro (3,8%)…. (tham khảo thêm phụ lục 2).
Những thị trường lớn nhập khẩu hàng của Pháp gồm: các nước thuộc khối liên minh Châu Âu với trị giá 320,14 tỷ euro, chiếm 58,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Pháp, trong đó: Đức (14,7%), Tây Ban Nha (7,8%), Ý, Bỉ (đều chiếm 7,6%), Anh (6,7%), Hà Lan (3,6%), Thụy Sỹ (3,6%)….; Trung Quốc: 19 tỷ euro (4%), Singapore: 7,28 tỷ euro (1,5%) Nhật Bản: 6,3 tỷ euro (1,3%) ….
Những thị trường Pháp nhập khẩu hàng hóa chính (5/2017-4/2018) gồm: Đức với trị giá 87,04 tỷ euro, chiếm 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Pháp; Trung Quốc: 49,54 tỷ euro (9,1%); Ý: 41,94 tỷ euro (7,7%); Bỉ: 36,95 tỷ euro (6,8%); Tây Ban Nha: 34,99 tỷ euro (6,4%); Mỹ: 34,04 tỷ euro (6,2%); Anh: 26,69 tỷ euro (4,9%); Hà Lan: 25, 94 tỷ euro (4,7%)…
Quan hệ thương mại hàng hóa của Pháp với các nước ASEAN
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư
Pháp là thành viên của EU, và kinh tế là một trong những lĩnh vực mà EU thống nhất quản lý, ban hành các quy định. Chính vì vậy các văn bản pháp quy của EU về tất cả các lĩnh vực, mặt hàng Pháp đều có nghĩa vụ tuân thủ. (Về các quy định và văn bản pháp quy chung Chính sách ngoại giao kinh tế và ngoại thương của Pháp có thể tham khảo tại đường link: https://www.diplomatie.gouv.fr/fr/politique-etrangere-de-la-france/diplomatie-economique-et-commerce-exterieur/)
Định hướng lớn trong chính sách đầu tư, kinh doanh
Pháp là quốc gia chú trọng phát triển trao đổi thương mại quốc tế và đầu tư ra nước ngoài. Tháng 01/2017, Tổng thống Pháp đã quyết định hợp nhất hai cơ quan Xúc tiến thương mại và Xúc tiến đầu tư thành một đầu mối, trao thêm quyền và mở rộng chức năng nhiệm vụ, gọi là Business France, trực thuộc Bộ Ngoại giao và Các vấn đề Châu Âu. Nhiêm vụ chính của Cơ quan này là : (1) Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mở rộng mạng luới ra quốc tế, đồng hành với DN trong hoạt động xuất khẩu; (2) Hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài khảo sát và đầu tư vào Pháp; (3) Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh và sức hấp dẫn của thị trường Pháp, sự năng động và hiệu quả của doanh nghiệp Pháp.
Các lĩnh vực ngành nghề ưu tiên
+ Nông nghiệp và nông sản: nước Pháp bảo hộ đặc biệt cho nông sản như rượu vang, thịt bò, sữa, đường, công nghiệp chế biến thực phẩm;
+ Công nghiệp: Pháp được coi là một cường quốc về công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hiện đại như sản xuất ô tô, hàng không, điện tử, dược phẩm, mỹ phẩm; cũng như các ngành công nghiệp truyền thống như dệt may, đồ gỗ, da giầy, khai khoáng. Pháp có nhiều Tập đoàn lớn được xếp hàng đầu thế giới như Michelin, EADS, Airbus…
+ Năng lượng: Pháp sản xuất điện nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng nhờ có 59 tổ máy điện hạt nhân. Bên cạnh đó, việc sản xuất năng lượng tái tạo cũng được Chính phủ Pháp quan tâm, đầu tư. Đến năm 2008, năng lượng tái tạo đã chiếm 13% tổng sản lượng năng lượng toàn nước Pháp. Tập đoàn năng lượng Total của Pháp xếp thứ 5 trên thế giới và có chi nhánh ở nhiều nước.
Các đối tác thương mại chính
Các đối tác thương mại ưu tiên của Pháp lần lượt là: Đức, Tây Ban Nha, Mỹ, Italy, Anh, Bỉ, Hà Lan, Trung Quốc.
Các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh
+ Vay tín dụng dành cho phát minh, sáng chế: dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ cần vốn đầu tư cho nghiên cứu phát minh, sáng chế, với số vốn trần không quá 400,000EUR.
+ Vay tín dụng cho các khoản thuế mang tính cạnh tranh: lãi suất cho các khoản vay này giảm từ 7% xuống còn 6% (từ 1/1/2018), dành cho các doanh nghiệp muốn giảm các chi phí về thuế khi trả các loại phí cho nhân viên có lương thấp hơn 2,5 lần so với lương cơ bản (SMIC); mục tiêu của khoản vay này là để dành tiền cho các khoản đầu tư, nghiên cứu, phát minh, đào tạo, nghiên cứu thị trường…
+ Bộ Kinh tế Pháp cũng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thuế quan xuất -nhập khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp: https://www.economie.gouv.fr/entreprises/import-export-droits-et-taxes
Các FTAs tham gia hoặc đang đàm phán
Pháp là thành viên của Khối liên minh Châu Âu, vì vậy hiện nay Pháp đang tham gia và thực hiện các Hiệp định, thỏa thuận mà EU đã ký kết như: Hiệp định giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ; EU – các nước Bắc Phi; EU – Hàn Quốc; EU – Peru – Colombia; EU – Trung Phi; EU – Canada; EU – Nhật Bản; EU – Việt Nam.
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật
Các biện pháp phòng vệ thương mại được Pháp sử dụng nhiều nhất là: Chống bán phá giá; chống trợ cấp; phòng vệ thương mại.
Ba nhóm biện pháp này có cùng tính chất là công cụ sử dụng để đối phó hợp pháp với luồng hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào EU. Hơn nữa, để áp dụng các biện pháp này, cơ quan điều tra cùng phải tiến hành quá trình điều tra khá dài để chứng minh sự tồn tại đầy đủ của các điều kiện để áp thuế – và các thủ tục trong quá trình điều tra này về cơ bản là giống nhau, do cùng một cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Tuy nhiên, các biện pháp này có một số điểm khác biệt cơ bản, xuất phát từ tính chất của cạnh tranh liên quan và mục tiêu áp dụng của chúng:
– Biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp: Sử dụng để đối phó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá, bán hàng được trợ cấp khiến cạnh tranh bị méo mó);
– Biện pháp tự vệ: Sử dụng để bảo vệ tạm thời ngành sản xuất nội địa trước nhập khẩu nước ngoài trong hoàn cảnh cạnh tranh lành mạnh. Sự khác biệt về mục tiêu này dẫn tới những khác biệt về tính chất và điều kiện áp dụng các biện pháp phòng vệ:
+ Điều kiện về “thiệt hại” đối với ngành sản xuất nội địa của EU để áp dụng biện pháp tự vệ khắt khe hơn điều kiện áp dụng trong trường hợp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
+ Hệ quả: Do áp dụng trong hoàn cảnh cạnh tranh lành mạnh và nhà xuất khẩu nước ngoài không có lỗi nên khi áp dụng biện pháp tự vệ EU phải bồi thường cho nước xuất khẩu liên quan (bằng cách giảm thuế hoặc bồi thường tiền tương ứng với phần thiệt hại của nhà xuất khẩu nước ngoài do bị áp dụng biện pháp tự vệ); trong khi đó EU khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp không phải bồi thường gì cho nước xuất khẩu.
Hệ thống pháp luật EU về các biện pháp phòng vệ thương mại
Các quy định của EU về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (cách gọi chung của các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) được nêu trong khá nhiều văn bản, tập hợp lại thành hệ thống pháp luật EU về các biện pháp phòng vệ thương mại (Xem Bảng kèm theo).
Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại: tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ…
Rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barrier to Trade) là loại hàng rào phi thuế quan (non-tariff Barriers) để hạn chế hàng nhập khẩu từ nước khác vào EU. Rào cản kỹ thuật này bao gồm:
+ Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa (Standards), quy định kỹ thuật (Technical requirements), và thủ tục xác nhận sự phù hợp;
+ Kiểm dịch động thực vật (Sanitary & Phytosanytary – SPS);
+ Thủ tục về đóng gói sản phẩm;
+ Yêu cầu về dán nhãn sinh thái;
+ Các yêu cầu về các Phương pháp sản xuất, khai thác, và chế biến (PPMs);
+ Các yêu cầu đối với sức khỏe người tiêu dùng;
+ Những vấn đề liên quan tới môi trường, lao động, sức khỏe người tiêu dùng và động vật và những quy định khác…;
+ Thủ tục hải quan;
+ Thuế GSP, VAT;
+ Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu;
+ Bao bì, nhãn mác;
*Một số Rào cản kỹ thuật chính của EU ảnh hưởng tới hàng xuất khẩu Việt Nam
- Quy định REACH (Registration, Evaluation, Authorization, and Restriction of Chemicals): Quyết định số 1907/2006 và các văn bản sửa sửa đổi, bổ sung hàng năm về đăng ký, đánh giá, cấp phép, quy định hạn chế và không sử dụng một số loại hóa chất độc hại trong sản xuất.
- RoHS/WEEE
– RoHS: Restriction of use of Harsadous Substances): Quyết định số 2002/95/EC có hiệu lực từ 1/7/2006 và các văn bản sửa đổi bổ sung về quy định các thiết bị điện, điện tử lưu thông trên thị trường không được chứa bất kỳ một trong cá hóa chất bị cấm sử dụng: chì, thủy ngân, cadmium, hexavalent chromium, poly-brom biphenyl hoặc ete hexavalent chromium, poly-brom biphenyl… cũng như khuyến khích việc thu hồi và tái chế các sản phẩm này
– WEEE (Waste Electrical and Electronic Equipment): Chỉ thị số 2002/96/EC và các văn bản sửa đổi về việc quy định các rác thải điện tử và các thiết bị điện tử
- FLEGT (Forest Law Enforcement, Gouvernance and Trade): Quy định số 2173/2005 ngày 20/12/2005 quy định hệ thống cấp phép nhập khẩu đối với gỗ, sản phẩm gỗ hoặc sản phẩm có thành phần gỗ nhập khẩu vào EU nhằm quản lý việc khai thác gỗ bất hợp pháp, ngăn chặn việc chặt, phá rừng bất hợp pháp, phá hủy môi trường thiên nhiên.
- IUU (ILLEGAL, UNREPORTED and UNREGULED): Chỉ thị số 1005/2008; 1010/2009, 86/2010, 468/2010 và một số văn bản sửa đổi, bổ sung về chống đánh, bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU
- Chính sách đầu tư: lĩnh vực FDI, EU chưa thống nhất quản lý, các nước thành viên tự ra văn bản pháp quy quản lý.
- Luật Hải quan mới: Quy định số 450/2008 về hiện đại hóa hải quan và tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu và áp dụng phương thức khai báo trước nhằm chống gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả và chống khủng bố trên cơ sở khai báo điện tử và nối mạng trong toàn EU
7. Chính sách mới trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chuẩn bị đàm phán và ký kết: chủ trương EU gắn với vấn đề môi trường và phát triển bền vững, vấn đề lao động và nghiệp đoàn… trong các đàm phán và ký kết FTA mới.
Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
+ Tính đến 09/7/2018, EU đã áp dụng 213 trường hợp đối với các nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là biện pháp chống bán phá giá (AD), sau đó đến biện pháp Phòng vệ thương mại (SG), và biện pháp đối kháng (countervailing).
+ Những bước bị EU áp dụng nhiều nhất là: Ấn độ, Trung Quốc, Hoa kỳ …
+ Những mặt hàng chủ yếu bị áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu gồm : các sản phẩm sắt, thép, các sản phẩm hóa chất, sợi tổng hợp, sợi thủy tinh, pin mặt trời …
Riêng đối với Pháp, tính đến nay đã áp dụng 96 biện pháp hạn chế nhập khẩu, trong đó với Ân độ là 26 trường hợp, Trung Quốc 19 trường hợp, Hoa kỳ 5 trường hợp và Việt nam là 4 trường hợp…
Riêng đối với Việt Nam mà Pháp và EU áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu, với 4 trường hợp và tất cả đều thuộc biện pháp Phòng vệ và đối với các mặt hàng phân bón, thép tấm, hợp kim thép và mì chính. Không mặt hàng nào của Việt Nam bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp.
Ngoài các biện pháp hạn chế thương mại nêu trên, Việt Nam còn bị áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại khác đối với hàng nông sản, rau hoa quả (lý do vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phấm SPS, dư lượng kháng sinh, nhiễm vi khuẩn tả, kiết lị, samonela hoặc bị áp dụng hạn ngạch nhập khẩu như mặt hàng gạo), thủy hải sản (vi phạm về quy định chống đánh bắt cá bất hợp pháp IUU, nhiễm kim loại nặng, nhiểm khuẩn, đồ gỗ (vi phạm quy định về chống phá hủy môi trường, rừng FLEGT, hàng dệt may ( Quy tắc xuất xứ, nhãn mác môi trường …).
Số lượng các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng
Tính đến tháng 6/2018, EU đã đưa ra WTO 62 vụ kiện, trong đó chủ yếu kiện các nước: Trung Quốc – 8 vụ, liên quan đến: ống thép, đất hiếm, thiết bị kiểm tra an ninh tia X, vật liệu nổ, phụ tùng ô tô nhập khẩu, cung cấp thông tin liên quan đến dịch vụ tài chính đối ngoại, một số sản phẩm sắt thép …; Ấn độ – 5 vụ, liên quan đến rượu vang và rượu mạnh nhập khẩu từ EU, một số biện pháp hạn chế nhập khẩu của Ấn Độ đối với hàng hóa của EU, một số chính sách nhằm hạn chế nhập khẩu của Ấn Độ, thủ tục hải quan, biện pháp hạn chế nhập khẩu, một số biện pháp ảnh hưởng đến lĩnh vực ô tô; Hoa kỳ – 22 vụ, liên quan đến máy bay dân dụng, biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm sắt thép, Quy định về chống bán phá giá và trợ cấp của Mỹ, thuế đối kháng đối với thép các bon, một số quy định của Hoa kỳ có liên quan đến hạn chế nhập khẩu hàng EU, thuế đối với các công ty nước ngoài có các cơ sở kinh doanh bán hàng tại Mỹ …
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Pháp
Một số mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp
Tổng quan
Pháp là thị trường truyền thống của Việt Nam, có vị trí trung tâm của Châu Âu, do đó, hàng Việt Nam khi nhập khẩu vào Pháp có tiềm năng lan toả ra các thị trường lân cận trong Châu Âu.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Pháp từ nhiều năm nay gồm có điện thoại di động, giầy dép, thuỷ hải sản, đồ gỗ ngoài trời; về trung hạn, các mặt hàng này vẫn giữ nguyên thế mạnh về giá và chất lượng. Tuy nhiên, còn một số mặt hàng tiềm năng có thể xuất khẩu mạnh hơn là nông sản (rau hoa quả, trái cây tươi theo mùa), thực phẩm chế biến (hoa quả sấy khô, các loại hạt macca, hạt điều…) do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và sở thích tiêu dùng hàng từ xứ nhiệt đới của nguời Pháp khá cao.
Các quy định về xuất nhập khẩu
https://www.service-public.fr/particuliers/vosdroits/F3161
Các chính sách về thuế và thuế suất
https://www.impots.gouv.fr/portail/international-professionnel/fiscalite-des-entreprises
Quy định về bao bì, nhãn mác
https://www.economie.gouv.fr/dgccrf/consommation/Etiquetage-des-produits
Quy định về vệ sinh ATTP
http://agriculture.gouv.fr/la-reglementation-sur-lhygiene-des-aliments
Quyền sở hữu trí tuệ
https://www.cncpi.fr/iaa145-45-enjeux-pi-france-valorisation-recherche-brevet-marque.htm
Tập quán kinh doanh
– Các nguyên tắc cơ bản: Lịch sự (trong cả lời nói và ngôn ngữ cơ thể), đúng giờ, quan hệ theo kênh chính thức, sự tin tưởng lẫn nhau và sự tôn trọng;
– Cần tránh đối đầu hay tạo sức ép lên đối tác, tuy nhiên cũng cần sẵn sàng tranh luận và bảo vệ quan điểm của mình. Người Pháp thích những người hiểu về văn hóa, lịch sử, chính sách của nước họ. Nói chuyện về văn hóa, nhất là ẩm thực Pháp, sẽ tạo bầu không khí dễ chịu khi giao tiếp;
– Cách ăn mặc rất quan trọng trong kinh doanh. Đối với nam giới, trang phục công sở và đồng phục công ty theo nghi thức gồm com lê và cà vạt, thường tối màu và mang phong cách cổ điển. Tuy nhiên đối với phụ nữ thì có thể mặc thời trang kín đáo và có phong cách. Người Pháp thường ăn mặc lịch sự nhưng không quá trang trọng.
– Mặc dù rất nhiều người kinh doanh ở Pháp nói tiếng Anh, nhưng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu có thể trao đổi bằng tiếng Pháp khi giao dịch. Danh thiếp nên có một mặt in bằng tiếng Pháp. Phải chắc chắn người mà mình sẽ giao dịch là một người thành thạo tiếng Anh hoặc là phải có người phiên dịch. Người Pháp rất trịnh trọng trong giao dịch và nhìn chung không chấp nhận sự tiếp cận cứng nhắc ;
– Chức danh (Tiến sĩ, Giáo sư…) nên dùng cả trong thư từ và trong các cuộc gặp mặt trực tiếp – liên hệ công việc không chỉ giới thiệu bình thường họ tên cơ bản;
– Bắt tay và chào hỏi là tập tục khi gặp gỡ, khi vào hay khi rời cuộc họp. Tách bạch giữa công việc và đời tư. Mới gặp không nên tỏ ra vồn vã; Hãy bắt tay tất cả mọi người nhưng nhớ một điều rằng hôn lên má (2 lần nếu ở Paris, 3 lần ở các khu vực khác) chỉ áp dụng với người mà mình quen thân. Luôn lịch sự, thường xuyên nói làm ơn và cảm ơn bằng tiếng Pháp;
– Hợp đồng nên chặt chẽ, kỹ lưỡng và ngắn gọn;
– Mọi cuộc gặp đều thông qua hẹn trước bằng điện thoại hay email (khoảng 2 tuần trước cuộc gặp, cố gắng tránh tháng 7 và 8 nhiều người đi nghỉ hè hoặc các ngày lễ). Các cuộc gặp thường diễn ra trong thời gian từ 9 giờ – 18 giờ tại trụ sở doanh nghiệp. Đôi khi cũng có thể hẹn vào giờ ăn trưa hoặc ăn sáng tại quán ăn;
– Tôn trọng lịch hẹn gặp là rất quan trọng, kèm theo việc nhắc nhở bằng thư hoặc fax;
– Hiếm khi tặng quà đối tác trừ khi vào dịp lễ cuối năm (quà tặng thường là sô-cô-la, rượu vang, sách);
– Thuật ngữ “Madame”, “Mademoiselle” và “Monsieur” được sử dụng rộng rãi hơn nhiều so với các từ tương đương bằng tiếng Anh. Ngôi thứ hai trong tiếng Pháp có dạng “vous” và “tu”. Về khía cạnh công việc, nên luôn luôn sử dụng dạng lịch sự “vous” hơn là “tu”;
– Nên tới đúng giờ đối với các cuộc gặp mặt bàn công việc hoặc nếu bạn đặt trước chỗ ở một nhà hàng. Nhưng trường hợp bạn được mời dự bữa tối, nên đến hơi muộn để tỏ phép lịch sự nhưng không nên quá muộn – khoảng 10-15 phút, và nên mang theo hoa để tặng bà chủ nhà.
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: +84 (0)24 2220 5380-2
Fax: +84 (0)24 2220 5376/2525
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam
Địa chỉ: 57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Tel: (84-4) 39 44 57 00
Fax: (84-4) 39 44 57 17
Website: https://vn.ambafrance.org/-Tieng-Viet-
Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 27 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Tel: (00) (84-28) 35 20 68 00
Fax: (00) (84-28) 35 20 68 19
Website: https://ho-chi-minh-ville.consulfrance.org/
Tại Pháp
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp
Địa chỉ: 62-66 Rue Boileau, 75016 Paris, France
Tel: (331) 4414 6400
Fax: 4414 6421; 4414 6426
Website: www.vietnamembassy-france.org/
Cơ quan đại diện Thuơng mại: thuongvu@ambasade-vietnam.fr
Cơ quan XT đầu tư : dautu@ambasade-vietnam.fr