Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Na-uy
- Cộng hòa Áo
- Vương quốc Bỉ
- Cộng hoà Pháp
- Cộng hòa Liên bang Đức
- Cộng hoà I-ta-li-a
- Vương quốc Hà Lan
- Cộng hòa Ba Lan
- Liên bang Nga
- Cộng hòa Xlô-va-ki-a
- Vương quốc Tây Ban Nha
- Thuỵ Điển
- Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Hung-ga-ri
- U-crai-na
- Cộng hòa Xlô-ven-ni-a
- Liên Bang Thụy Sỹ
- Cộng hòa Lát-vi-a
- Ru-ma-ni
- Cộng hòa Bun-ga-ri
- Cộng hòa Phần Lan
- Vương quốc Đan Mạch
- Cộng hòa Bê-la-rút
- Cộng hòa Séc
- Gru-di-a
- Công quốc Lít-ten-xờ-tên
- Cộng hòa E-xtô-ni-a
Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây
Từ năm 2016, nền kinh tế đã phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và sụt giảm giá dầu 2014; có triển vọng tăng trưởng tích cực trong trung hạn.
Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế
Một số ngành kinh tế trọng điểm:
(i) Dầu khí: có trữ lượng lớn (mới khai thác gần 50%); là nước xuất khẩu khí lớn thứ 3 và dầu lửa lớn thứ 10 thế giới; xuất khẩu dầu khí chiếm hơn 50% giá trị xuất khẩu và 20% GDP của Na Uy.
(ii) Đóng tàu và vận tải biển: là một trong những ngành truyền thống; chiếm gần 7% GDP với hơn 100.000 lao động. Na Uy là nước đóng tàu lớn thứ 19 thế giới và có ngành vận tải biển đứng thứ 5 thế giới.
(iii) Đánh bắt, nuôi trồng hải sản và chế biến: là ngành quan trọng; là nước xuất khẩu hải sản lớn thứ 2 thế giới (trị giá gần 9 tỉ USD).
(iv) Sản xuất giấy, bột giấy và gỗ xẻ: rừng chiếm 1/5 diện tích; có khoảng 1.500 xí nghiệp với 30.000 lao động.
(v) Thủy điện: có hơn 200.000 hồ nước trên núi và hệ thống sông, suối có độ dốc cao; 98% nguồn năng lượng của Na Uy là từ thủy điện.
Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư
Xuất nhập khẩu:
Về đầu tư
- Đầu tư nước ngoài tại Na Uy (đến 31/12/2017): 217,2 tỉ USD
- Đầu tư của Na Uy ra nước ngoài (đến 31/12/2018): 205,9 tỉ USD
Khái quát về nền kinh tế Na Uy:
- Là nền kinh tế phát triển, kết hợp giữa khu vực tư nhân năng động và sở hữu lớn của Nhà nước (Chính phủ nắm giữ các công ty lớn trong một số lĩnh vực như dầu khí, năng lượng, viễn thông, ngân hàng,…); có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhất là dầu khí, và nguồn lực tài chính lớn (Quỹ Dầu lửa trị giá gần 1.000 tỉ USD do Chính phủ quản lý). Nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thị trường EU thông qua Hiệp định Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) với sự lưu chuyển tự do về hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động; và liên kết chặt chẽ với các nền kinh tế lớn trên thế giới thông qua các FTAs. Các đối tác kinh tế chính gồm: EU, Bắc Âu, Mỹ và Trung Quốc.
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư
Chủ trương về xuất khẩu hay ưu tiên khai thác thị trường trong nước
Chính phủ duy trì chính sách kích thích tài khóa từ năm 2014 và hiện đang giảm dần, ưu tiên giữ ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng vào các lĩnh vực phi dầu khí, nhất là đổi mới và sáng tạo; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, kể cả giảm thuế; tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, giảm phụ thuộc vào dầu khí, nhất là tập trung phát triển kinh tế biển.
Lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên
Chính phủ khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực khai thác dầu khí, các ngành công nghiệp chủ chốt (máy móc, thiết bị, đóng tàu, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, hóa chất, nhôm và thép…), và đầu tư ở các vùng kém phát triển phía Bắc Na Uy; hạn chế sở hữu nước ngoài trong các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên như khai thác mỏ, đánh bắt cá, thủy điện, hàng hải, các lĩnh vực thuộc vận tải hàng không…
Các đối tác thương mại ưu tiên
- Các đối tác FTAs
- Trung Quốc
Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh
- Năm 2017, Na Uy thông qua Chiến lược xuất khẩu và quốc tế hóa, với mục tiêu: bảo đảm tiếp cận thị trường với các đối tác cũ và mở rộng sang các đối tác mới; thu hút đầu tư nước ngoài; tăng cường xuất khẩu các mặt hàng truyền thống và tạo điều kiện xuất khẩu các mặt hàng mới; phát triển Na Uy trở thành trung tâm kết nối hàng đầu thế giới về nghiên cứu và sáng tạo; và tiếp tục cải tiến các chính sách liên quan.
- Theo báo cáo của World Bank năm 2016, Na Uy đứng thứ 9/189 nước về thuận lợi hóa kinh doanh và đứng thứ 5/175 nước về mức độ minh bạch hóa và chỉ số tham nhũng. Các nước đầu tư nhiều nhất vào Na Uy là Thụy Điển, Hà Lan, Luxembourg, Bỉ, Pháp, Anh, Mỹ, Đan Mạch… Các nước Na Uy đầu tư nhiều nhất là Hà Lan, Mỹ, Thụy Điển, Singapore, Đan Mạch, Anh, Bỉ, Tây Ban Nha, Angola, Pháp…
Các FTAs chính hiện đang tham gia
Na Uy tích cực mở rộng thị trường và cải thiện môi trường đầu tư. Na Uy ủng hộ mạnh mẽ tự do thương mại và các cơ chế thương mại toàn cầu. Hiện Na Uy đang tham gia các Hiệp định thương mại tự do với EU (EEA) và các nước thuộc Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA), đã ký 29 FTAs với 40 quốc gia. Hiện Na Uy đang tiếp tục đàm phán 8 FTAs với 13 quốc gia khác; ngày càng quan tâm đến thị trường Châu Á, nhất là Trung Quốc.
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng
Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất
Thị trường Na Uy khá mở cửa, ngoại trừ nông nghiệp và đánh cá. Theo WTO, năm 2013, trung bình thuế quan đối với mặt hàng nông sản của Na Uy là 51,3%, đối với các mặt hàng không phải nông sản là 0,5%. Hơn 95% các dòng thuế công nghiệp đã được xóa bỏ.
Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại
Na Uy áp dụng hàng rào kỹ thuật vệ sinh và dịch tễ đối với các sản phẩm nông nghiệp sử dụng công nghệ sinh học, thịt bò và các sản phẩm từ bò; một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, nhất là đối với nông sản và hải sản; trợ cấp nông nghiệp (Na Uy là một trong 3 nước trợ cấp nông sản lớn nhất thế giới theo báo cáo của OECD năm 2013). Mặc dù chỉ cung cấp được 50% nhu cầu nông sản, song Na Uy duy trì hạn ngạch đối với nông sản nhằm bảo hộ ngành nông nghiệp và giữ dân cư sinh sống tại nông thôn. Nhà nước độc quyền sản xuất và bán lẻ các sản phẩm có cồn.
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Thương mại
Kim ngạch thương mại hai chiều có xu hướng tăng dần, tuy nhiên, hiện vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa 2 nước; cụ thể như sau (theo thống kê của Na Uy – Norway Statistics):
Đầu tư
Đến nay, Na Uy có 40 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn là 160 triệu USD, đứng thứ 41/115 quốc gia và lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, nội thất, nông nghiệp, lâm nghiệp, nghề cá, công nghệ thông tin… Đến nay, chưa có doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp sang Na Uy.
Các thỏa thuận đã ký kết
Hiệp định thương mại FTA Việt Nam với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) gồm 4 nước, trong đó có Na Uy, được chính thức khởi động từ ngày 22/3/2012. Đến nay, hai bên đã đàm phán được 16 phiên.
Tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Na Uy vẫn còn khá lớn, tuy khó phát triển nhanh và mạnh, chủ yếu do thị trường Na Uy khá nhỏ (hơn 5 triệu dân) và tính bổ sung chưa cao. Việc ký FTA giữa Việt Nam với nhóm EFTA (hiện đang đàm phán) sẽ giúp đẩy mạnh thương mại và đầu tư giữa hai nước. Ta cần coi trọng việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Na Uy vì họ công nghệ cao và khả năng huy động vốn tốt. Hơn nữa, Na Uy ngày càng quan tâm đến thị trường Châu Á, trong đó có ASEAN.
Một số lĩnh vực hợp tác tiềm năng gồm có: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, đóng tàu và vận tải biển, năng lượng tái tạo, du lịch, y tế (xuất khẩu y tá, điều dưỡng viên), công nghệ thông tin, sản xuất và chế biến thực phẩm.
Các quy định về xuất nhập khẩu
Tham khảo website của Hải quan Na Uy: https://www.toll.no/en/
Chính sách thuế và thuế suất
Chính sách về thuế hải quan của Na Uy dựa trên Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) thuộc Tổ chức Hải quan thế giới. Cụ thể thông tin trên trang web:
https://tolltariffen.toll.no/templates_TAD/Tolltariffen/Publication.aspx?id=323457&epslanguage=en
Quy định về bao bì, nhãn mác
Tham khảo quy định của Na Uy được tổng hợp bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO: http://www.wipo.int/wipolex/en/profile.jsp?code=NO
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch
Tham khảo website của Ủy ban an toàn thực phẩm Na Uy
https://www.mattilsynet.no/language/english/
Quyền sở hữu trí tuệ
Tham khảo quy định của Na Uy được tổng hợp bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO: http://www.wipo.int/wipolex/en/profile.jsp?code=NO
Tập quán kinh doanh
Người Na Uy coi trọng chất lượng và hiệu quả công việc, bình đẳng, không phân biệt cấp bậc hay đặt nặng vấn đề về chức danh. Trong trao đổi, người Na Uy thường đi thẳng vào vấn đề, và không quá coi trọng vấn đề nghi thức. Người Na Uy đề cao sự hợp tác và niềm tin. Nền tảng của mô hình kinh doanh ở Na Uy là sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, các giới chủ và các tổ chức, liên đoàn lao động. Trong các công ty ở Na Uy, sự phối hợp chặt chẽ giữa người chủ và người làm thuê, người quản lý và nhân viên là hết sức cần thiết. Người Na Uy rất coi trọng chữ tín và luôn cố gắng tạo dựng niềm tin giữa chính quyền, người dân, quản lý và nhân viên, giữa các đối tác làm ăn. Nhân viên được tin tưởng và trao quyền đưa ra các sáng kiến và chịu trách nhiệm. Những người quản lý thường đóng vai trò hướng dẫn, thúc đẩy thay vì ra mệnh lệnh hay đe dọa, và luôn hỏi ý kiến của nhân viên trước khi ra quyết định. Người Na Uy rất coi trọng cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: +84 (0)24 2220 5380, +84 (0)24 2220 5381, +84 (0)24 2220 5382
Fax: +84 (0)24 2220 5376, +84 (0)24 2220 2525
Innovation Norway – Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 8th, Tháp Hà Nội, 49 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 39748900
Fax: (84-024) 39743301
Email: emb.hanoi@mfa.no
Website: www.norway.org.vn
Tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE)
Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy
Địa chỉ: St.Olavs gate 21C, 0165 Oslo
Tel: (+47) 22 20 33 00
Fax: +47 22 20 30 01
Postal address: Pb. 6635 St. Olavsplass, 0130 Oslo
Email: vietnamnorway@gmail.com