Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hung-ga-ri
- Cộng hòa Áo
- Vương quốc Bỉ
- Cộng hoà Pháp
- Cộng hòa Liên bang Đức
- Cộng hoà I-ta-li-a
- Vương quốc Hà Lan
- Cộng hòa Ba Lan
- Liên bang Nga
- Cộng hòa Xlô-va-ki-a
- Vương quốc Tây Ban Nha
- Thuỵ Điển
- Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Hung-ga-ri
- Vương quốc Na-uy
- U-crai-na
- Cộng hòa Xlô-ven-ni-a
- Liên Bang Thụy Sỹ
- Cộng hòa Lát-vi-a
- Ru-ma-ni
- Cộng hòa Bun-ga-ri
- Cộng hòa Phần Lan
- Vương quốc Đan Mạch
- Cộng hòa Bê-la-rút
- Cộng hòa Séc
- Gru-di-a
- Công quốc Lít-ten-xờ-tên
- Cộng hòa E-xtô-ni-a
Tổng quan tình hình nền kinh tế
Trong những năm gần đây Hungary duy trì tốt tốc độ phát triển kinh tế, đạt mức cao trong EU.
So cùng kỳ năm trước, GDP năm 2015 tăng 3,3%, năm 2016 tăng 2,1%, năm 2017 tăng 4,2%. Dự báo năm 2018 tăng 4,3%. GDP bình quân đầu người (PPP) năm 2017 đạt 28.900 USD.
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2015 tăng 0%, năm 2016 tăng 0,4%, năm 2017 tăng 2,4%. Dự báo năm 2018 tăng trên 2%.
Sản xuất công nghiệp năm 2015 tăng 7,2%, năm 2016 tăng 0,9%, năm 2017 tăng 4,8%. Dự báo năm 2018 tăng trên 4%.
Tổng mức bán lẻ năm 2015 tăng 5,8%, năm 2016 tăng 4,8%, năm 2017 tăng 4,7%. Dự báo năm 2018 tăng trên 4%.
Cơ cấu nền kinh tế trên GDP: Nông nghiệp 4,4%, công nghiệp 30,9%, dịch vụ 64,7%.
Các ngành kinh tế trọng điểm bao gồm: Công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp dược, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm, công nghiệp điện tử, công nghệ xử lý nước.
Bảng thống kê xuất nhập khẩu của Hungary giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: tỷ USD
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Hungary là: Máy móc thiết bị điện; ô tô và thiết bị phụ tùng; sản phẩm hóa chất; các sản phẩm nhựa và cao su; các sản phẩm kim loại; dụng cụ quang học, y tế, đo lường; thực phẩm và đồ uống; rau quả…
Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu của Hungary là: Máy móc thiết bị điện; ô tô và thiết bị phụ tùng; sản phẩm hóa chất; các sản phẩm kim loại; nhiên liệu; các sản phẩm nhựa và cao su; dụng cụ quang học, y tế, đo lường; thực phẩm và đồ uống; dệt may…
Đối tác thương mại chủ yếu của Hungary là các nước EU (chiếm đến trên 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu).
Cơ cấu về hàng và thị trường xuất nhập khẩu khó có thể thay đổi trong tương lai gần cho dù nước này có những chính sách mới (nêu phần dưới).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hungary đến nay đạt hơn 71,6 tỷ EUR, mức cao nhất ở khu vực Trung Đông Âu nếu tính theo tỷ lệ % GDP. Các dự án đầu tư chủ yếu vào ngành công nghiệp dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến (ô tô, điện tử, sản xuất các sản phẩm quang học, công nghiệp thực phẩm, ITC…). Trong số tất cả các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hungary, trên 76% có nguồn gốc từ EU trong đó Đức chiếm khoảng 23%.
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Việc phát triển kinh tế của Hungary phụ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu. Phần lớn các đối tác thương mại của nước này hiện nay là các nước EU. Chính sách ngoại thương của Hungary là hướng Đông, giảm phụ thuộc vào EU.
Hungary đề ra các nhiệm vụ bao gồm tăng xuất khẩu, tìm kiếm cơ hội mới tại thị trường nước ngoài, thúc đẩy các dự án đầu tư tạo ra việc làm mới và tạo điều kiện cho sự thành công của các doanh nghiệp Hungary tại nước ngoài.
Để thực hiện được điều này, Hungary đã thành lập Cơ quan Phát triển Thương mại Quốc gia (Hungarian National Trading House). Cơ quan này mở các văn phòng tại các nước ngoài EU để làm công tác xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, Hungary cũng thành lập Cơ quan Xúc tiến Đầu tư (HIPA) và các hoạt động hỗ trợ về vốn dành cho xuất khẩu của ngân hàng Eximbank.
Để tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, Hungary đã đưa ra chính sách giảm thuế, tăng lương, kích cầu bất động sản, tạo nhiều việc làm mới.
Là thành viên sáng lập của WTO và gia nhập EU vào ngày 01/05/2004, các chính sách ngoại thương, quy định về nhập khẩu, thuế hải quan…trong đó vấn đề liên quan tới các biện pháp tự vệ, hàng rào kỹ thuật của Hungary đều tuân theo các quy định chung của EU và WTO, không có sự riêng biệt.
Các biện pháp phòng vệ thương mại thường được EU áp dụng trong những năm qua bao gồm chống bán phá giá (anti-dumping), chống trợ cấp (anti-subsidy) và các biện pháp tự vệ (safeguard measures). Trong đó, chống bán phá giá được EU áp dụng nhiều nhất trong những năm qua, khoảng trên 100 vụ trong 05 năm trở lại đây, chủ yếu là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brasil, Mỹ…với các mặt hàng liên quan đến thép, giấy, gỗ…
Các hàng rào kỹ thuật thương mại được tuân thủ theo Hiệp định Hàng rào Kỹ thuật Thương mại của WTO (TBT). Theo đó, các hàng rào thường được áp dụng như an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn mác…
Tuy nhiên, mục tiêu trọng tâm của EU trong TBT là tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất EU xuất khẩu bằng cách giảm các rào cản kỹ thuật không nhất thiết hạn chế giao dịch trên thị trường thế giới. EU xem xét các đề xuất lập pháp của các thành viên WTO để kiểm tra việc tuân thủ Hiệp định TBT và sử dụng mọi phương tiện để xử lý các rào cản thương mại không cần thiết và cải thiện tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu châu Âu.
EU đã ký các Hiệp định Thương mại với hơn 60 nước trên thế giới, tuy nhiên trong đó chỉ có một số nước đáng chú ý như Canada, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc. Hiện EU đang đàm phán Hiệp định thương mại với một số nước như Australia, New Zealand, khối Mercosur (4 nước Argentia, Brazil, Uruguay, Paraguay), kết thúc đàm phán Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam).
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Về thương mại
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hungary đã có bước phát triển tốt trong những năm gần đây, tốc tộ tăng trung bình trong giai đoạn 2013 – 2017 đạt trên 24%.
Đặc biệt, với sự đóng góp lớn nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary tăng vọt trong năm 2016 (42%) và 2017 (121,9%). Dự kiến năm 2018 tiếp tục tăng mạnh khoảng 70%. Cán cân thương mại đã chuyển hướng từ nhập siêu những năm 2016 trở về trước sang xuất siêu năm 2017 (gần 60 triệu USD).
Bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hungary giai đoạn 2013 – 2017
Đơn vị tính: triệu USD
Xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary chủ yếu tập trung vào các nhóm hàng chính như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; hàng dệt may; giầy dép. Trong khi đó, nhập khẩu từ Hungary chủ yếu là hai nhóm hàng chính là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng y tế, dược phẩm.
Về đầu tư
Đến nay, Hungary đầu tư vào Việt Nam tổng cộng 17 dự án FDI, đạt 64 triệu USD. Hungary cũng dành cho Việt Nam gói tín dụng vay ưu đãi 500 triệu Euro, trong đó dự án Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ trị giá 60 triệu Euro đã được khởi công tháng 10/2017.
Tổng quan
Do nhu cầu và đặc tính thị trường, thói quen tiêu dùng, nền tảng thị trường truyền thống của Hungary là EU, nên trong tương lai gần cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước khó có sự thay đổi lớn so hiện nay. Hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào hai nhóm chính là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng. Nhập khẩu từ Hungary hai nhóm hàng chính là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng y tế và dược phẩm.
Là thành viên của EU, Hungary có thế mạnh về máy móc thiết bị tân tiến, công nghệ cao, sản phẩm chất lượng cao trong các lĩnh vực như thực phẩm chế biến, đồ uống, xử lý nước, y tế, dược phẩm…Các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác điểm mạnh này.
Các quy định về xuất nhập khẩu
Hungary là thành viên sáng lập của WTO và gia nhập Liên minh châu Âu – EU từ 2004. Do đó, các chính sách ngoại thương, quy định về nhập khẩu, thuế hải quan, hàng rào kỹ thuật…của Hungary đều tuân theo các quy định chung của EU và WTO, không có sự riêng biệt.
Theo đó, sản phẩm và dịch vụ có thể được nhập khẩu tự do vào Hungary, ngoài một số hạn chế nhất định. Hoạt động thương mại của Hungary với các quốc gia thành viên khác diễn ra trong khuôn khổ thị trường nội bộ của EU, nguyên tắc chính là sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và con người. Thương mại giữa EU và các nước thứ ba cũng được quy định bởi luật pháp EU, trong khuôn khổ chính sách thương mại chung của EU.
Xin tham khảo tại các đường link dưới đây:
http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2015/march/tradoc_153323.pdf
http://madb.europa.eu/madb/euTariffs.htm
https://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/17-tbt.pdf
http://ec.europa.eu/trade/policy/accessing-markets/intellectual-property/
Chính sách thuế, thuế suất của Hungary
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong những năm gần đây Hungary đã giảm một số dòng thuế như thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế VAT đối với một số mặt hàng thực phẩm, thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, đối với thuế VAT ở hầu hết các mặt hàng hiện đều ở mức cao trong châu Âu.
Cụ thể, thuế VAT ở mức cao nhất châu Âu từ 0 – 27% (đa số là 27%); thuế lợi tức doanh nghiệp 9%; thuế thu nhập cá nhân 15%.
Xin tham khảo tại đường link dưới đây: http://en.nav.gov.hu/
Quy định về bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác
Quy định về nhãn mác hàng hóa ở Hungary đã hoàn toàn hài hòa với các qui định của EU. Yêu cầu đối với nhãn mác và ký mã hiệu của hàng hóa tùy thuộc vào từng loại hàng và mục đích sử dụng. Nhìn chung, nhãn mác phải được ghi bằng tiếng Hungary vào có thể được gắn với sản phẩm hoặc có tờ rơi đi kèm sản phẩm. Thông tin trên nhãn mác phải bao gồm tên sản phẩm, tên nhà sản xuất, và trong một số trường hợp là hướng dẫn sử dụng. Nhãn mác cho một số sản phẩm như thực phẩm, đồ uống, phụ gia thực phẩm và hàng dệt phải có thêm thông tin về thành phần nguyên liệu. Hàng tiêu dùng cần có nhãn cảnh báo. Để biết thêm thông tin về nhãn mác, có thể tham khảo Chỉ thị Tiếp cận mới của EU (EU’s New Approach) tại địa chỉ:
(http://www.europa.eu.int/comm/enterprise/newapproach/legislation/guide/legislation.htm)
Đối với bao gói hàng hóa nhập khẩu: không có qui định chung. Tất cả các yêu cầu cụ thể về bao gói được nêu tại hợp đồng. Nhìn chung, hàng hóa phải được bao gói cẩn thận, có tính toán đến bản chất của hàng hóa, phương tiện vận chuyển và các điều kiện về khí hậu trong quá trình vận chuyển. Nếu sử dụng cỏ khô hoặc rơm làm vật liệu bao gói thì phải có kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất xứ cấp.
Thùng hàng ở phía ngoài cùng cần có ký hiệu của người nhận hàng hoặc cảng nhận hàng và được đánh số giống như số thứ tự nêu tại phiếu đóng gói trừ khi nội dung về hàng hóa đã được xác định rõ bằng cách khác. Những thông tin khác cần ghi bên ngoài thùng hàng bao gồm: số hợp đồng, số hướng dẫn của người nhận hàng (consignee’s instruction number), số giấy phép nhập khẩu (trong trường hợp hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu), trọng lượng tổng và trọng lượng tịnh của hàng hóa.
Các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm, mỹ phẩm và đồ gia dụng phải tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt đối với nhãn mác và ký mã hiệu. Các sản phẩm là dược phẩm dành cho người và động vật có quy định riêng về nhãn mác.
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật
– Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm:
Tham khảo các website dưới đây:
Food and Agricultural Import Regulations and Standards – Narrative_Budapest_Hungary_12-18-2017
http://glencore.hu/en/safety/quality-food-safety/
https://ageconsearch.umn.edu/bitstream/25001/1/sp04va01.pdf
-Kiểm dịch động thực vật:
Hungary áp dụng những qui định về y tế cụ thể đối với động thực vật nhập khẩu. Các sản phẩm là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, máy móc thiết bị nông nghiệp cần phải qua quá trình kiểm tra thử nghiệm và chấp thuận nhập khẩu bởi các cơ quan có thẩm quyền của Hungary trước khi được nhập khẩu vào nước này. Những yêu cầu cụ thể về kiểm dịch cần được qui định rõ trong hợp đồng, tham khảo các website dưới đây:
Quyền sở hữu trí tuệ
Hệ thống luật pháp và hiến pháp của Hungary bảo vệ mạnh cho người sở hữu sản phẩm trí tuệ. Qui định pháp lý về sở hữu công nghiệp và bản quyền có hiệu lực từ ngày 01/7/1994.
Qui định pháp lý về vấn đề sáng chế của Hungary tạo cơ sở bảo vệ trong giai đoạn 20 năm cho sáng chế với điều kiện sáng chế đó phải được sử dụng trong vòng 4 năm kể từ ngày nộp đơn.
Việc bảo vệ bản quyền được áp dụng đối với các tác phẩm văn học, những sáng tạo khoa học và nghệ thuật, bao gồm cả phần mềm.
Nhãn hiệu thương mại có thể được đăng ký ở Hungary, tuy nhiên qui trình đăng ký có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Người nước ngoài cần chỉ định luật sư tại Hungary để làm đại diện đăng ký. Thời hạn hiệu lực của đăng ký là 10 năm và có thể được gia hạn, tham khảo thêm các website dưới đây:
http://www.sztnh.gov.hu/en/about-the-hungarian-intellectual-property-office
http://www.lawyershungary.com/intellectual-property-in-hungary
Tập quán kinh doanh
Người Hungary tôn trọng những gì đã cam kết, tôn trọng thời gian, nhưng cũng rất nguyên tắc, đôi khi cứng nhắc. Trước khi gặp mặt làm việc, cần phải hẹn trước qua điện thoại hoặc email.
Cũng giống như các nước EU khác, bên cạnh yếu tố giá hàng hóa cạnh tranh, mẫu mã đẹp, phong phú, người tiêu dùng Hungary cũng rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ sẵn sàng mua một loại sản phẩm họ thích với giá cao nhưng phải đảm bảo được chất lượng và an toàn, quan trọng phải thể hiện được tính trung thực trong mỗi sản phẩm bán tại thị trường Hungary.
Tại Việt Nam
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary
Địa chỉ: 1146 Budapest, Thokoly Ut 41, Hungary
Điện thoại: +36 1 342 5583 ext 117
Email: hu@moit.gov.vn
Fax: +36 1 352 8798
Tại Hungary
Đại sứ quán Hungary tại Hà Nội
Địa chỉ: 9th floor, Hanoi Lake View Residence, 28 Thanh Nien street, Tay Ho district, Hanoi, Vietnam
Tel: 3-771-57-14
Fax: 00 8424 3 715 06 94
Email: mission.hoi@mfa.gov.hu
Mr. István Bakos – Tham tán Thương mại
Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: 024.22205380, 024.22205381, 024.22205382
Fax: 024.2220 5376, 024.2220 2525