Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Bun-ga-ri
- Cộng hòa Áo
- Vương quốc Bỉ
- Cộng hoà Pháp
- Cộng hòa Liên bang Đức
- Cộng hoà I-ta-li-a
- Vương quốc Hà Lan
- Cộng hòa Ba Lan
- Liên bang Nga
- Cộng hòa Xlô-va-ki-a
- Vương quốc Tây Ban Nha
- Thuỵ Điển
- Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Hung-ga-ri
- Vương quốc Na-uy
- U-crai-na
- Cộng hòa Xlô-ven-ni-a
- Liên Bang Thụy Sỹ
- Cộng hòa Lát-vi-a
- Ru-ma-ni
- Cộng hòa Bun-ga-ri
- Cộng hòa Phần Lan
- Vương quốc Đan Mạch
- Cộng hòa Bê-la-rút
- Cộng hòa Séc
- Gru-di-a
- Công quốc Lít-ten-xờ-tên
- Cộng hòa E-xtô-ni-a
Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây
Bungari là đất nước nằm ở vùng Đông-Nam châu Âu, với diện tích khoảng 110.910 km2, dân số khoảng 6,98 triệu người. Vào những năm thập kỷ 90, nền kinh tế Bungari có tỷ lệ lạm phát cao, tăng trưởng GDP ở mức âm còn hiện nay nền kinh tế đã trên đà hồi phục.
Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế
Về GDP: ước tính tăng trưởng trong thời gian tới ở mức 3–3,5%/năm
Một số ngành kinh tế trọng điểm
- Công nghiệp và mỏ: tuy không có trữ lượng nhiều về khí tự nhiên, dầu mỏ như các nước khác nhưng Bungari hàng năm sản xuất ra mốt số lượng lớn khoáng chất, kim loại và điện. Theo xếp hạng thế giới Bungari đứng thứ 19 thế giới về sản xuất than và đồng.
- Năng lượng: do dự trữ nhiên liệu thiên nhiên thấp nên ngành công nghiệp phát triển năng lượng cao đóng vai trò quan trọng với Bungari. Về sản xuất điện Bungari đứng thứ tư tại Đông Âu. Ngoài ra công nghiệp hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình cũng là thế mạnh của nước này.
- Nông nghiệp: tuy sản xuất nông nghiệp có giảm (khi chỉ chiếm 5,6% cấu trúc GDP) nhưng cùng một số ngành liên quan như chế biến thực phẩm thì nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế khi sản xuất lượng lớn hồi, hạt hướng dương, hạt tiêu, sợi lanh.
- Du lịch: có thể nói du lịch là ngành đóng góp nhiều nhất vào nền kinh tế hiện nay khi chiếm tới hơn 60% cấu trúc GDP. Với các địa điểm du lịch hấp dẫn như thủ đô Sofia, các khu resort ven biển Albena, Sozopol hay resort mùa đông như Pamporovo, Borovetz… thì một số lượng lớn du khách từ các nước như Đức, Hy Lạp, Anh, Nga… tới thăm Bungari đều đặn hằng năm.
Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư
Xuất nhập khẩu
- Xuất khẩu của Bungari ước tính đứng thứ 65 thế giới, đạt 24,9 tỷ USD (năm 2016); 28,05 tỷ USD (năm 2017). Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm quần áo, giày dép, sắt thép, máy móc và thiết bị, nhiên liệu, thuốc lá. Các nước xuất khẩu chính là Đức (khoảng 13,7%), Italia (9,3%) Rumania (8,8%) Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Pháp.
- Nhập khẩu hàng hóa của Bungari ước tính đứng thứ 62 thế giới, đạt 27 tỷ USD (năm 2016), 30,7 tỷ USD (năm 2017). Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm máy móc thiết bị, kim loại và đá quý, hóa chất và chất dẻo, nguyên liệu thô. Các đối tác mà Bungari nhập khẩu chính là Đức (13,1%), Nga (8,9%), Italia, Rumania, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Ba Lan.
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư
Các đối tác thương mại ưu tiên
Các nước có quan hệ xuất nhập khẩu chính với Bungari gồm: Đức, Nga, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Rumania, Ba Lan
Các FTAs chính hiện đang tham gia
Hiện nay EU có 36 FTAs với các quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên EU, trong đó đáng chú ý có một số FTAs với Hàn Quốc, khối nước EFTA, Ucraina. Bên cạnh đó FTA giữa Việt Nam và EU đang trong quá trình chờ phê chuẩn để thực thi.
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng
Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất
Bungari tham gia EU từ năm 2007 nên các chính sách về xuất khẩu hay nhập khẩu tuân thủ theo các quy định do EC ban hành (ngoại trừ trường hợp khẩn cấp hoặc bảo vệ người tiêu dùng trong nước thì áp dụng thêm quy định sở tại). Khi tham gia vào EU thì các Hiệp định, quy ước quốc tế mà EU tham gia thực hiện thì Bungari cũng tuân thủ theo.
Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại
Khi EU áp dụng chính sách/hàng rào kỹ thuật trong thương mại thì Bungari cũng tự động áp dụng theo. Trong thời gian 5–10 năm trở lại đây, các biện pháp mà EU hay áp dụng nhất là chống bán phá giá.
Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại
Biện pháp chống bán phá giá chủ yếu áp dụng lên các nước xuất khẩu nhiều vào EU như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Một số vụ tiêu biểu như thuế chống bán phá giá thép không rỉ của Trung Quốc, xe đạp của Việt Nam, giày mũ da của Việt Nam. Thông thường khi EU điều tra chống bán phá giá với hàng hóa Trung Quốc thì cũng điều tra liên đới mặt hàng tương tự từ Việt Nam.
Số lượng các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện
Bungari chưa từng kiện/bị kiện ra WTO (Theo WTO: https://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/bulgaria_e.htm)
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Về chính trị
Cộng hòa Bungari là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (8/2/1950), khởi đầu cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác lâu dài giữa hai nước trong suốt 65 năm qua.
Trong những năm vừa qua, Chính phủ hai nước đã có những chuyến thăm cấp cao, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Bungari. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc tiếp xúc giữa Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội hai nước trong những năm gần đây và nhất trí duy trì thường xuyên tiếp xúc cấp cao và thúc đẩy trao đổi nhiều hơn nữa ở tất cả các cấp, trên mọi lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Bungari.
Về thương mại
Tính hết năm 2017, theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 109,16 triệu USD, giảm gần 50% so với năm 2016 trong đó:
– Xuất khẩu của Việt Nam sang Bungari đạt 38,36 triệu USD giảm 14% so năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chính: Sợi bông, cà phê hạt, cao su thiên nhiên, gạo, hạt điều, quần áo, túi sách, giày da, giày thể thao, máy tính, điện thoại di động, linh kiện điện tử, bàn ghế văn phòng, sản phẩm nhựa dân dụng, thuốc lá nguyên liệu…
– Nhập khẩu của Việt Nam từ Bungari đạt 70,80 triệu USD giảm 58% so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm vừa qua, sản lượng lúa mì của Bungari giảm, dẫn đến việc nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam cũng bị giảm mạnh. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là: Sắt phế liệu, cao lanh, hóa chất, chế phẩm kích thích tăng trưởng cây trồng, lúa mì, hoa quả khô, thiết bị báo động, hạt hướng dương, dầu thực vật, rượu mạnh, rượu vang, tân dược, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vải nguyên liệu và phụ liệu.
Về đầu tư
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bên cạnh 7 dự án cũ với giá trị trên 30,5 triệu USD đã nâng lên 11 dự án với giá trị trên 58 triệu USD, trong đó phải kể đến các dự án được hợp tác giữa Tập đoàn Bulgatabak với Vinataba (trên 10 triệu USD); Prista Oil và PVOil dự kiến xây dựng hai nhà máy xử lý dầu thải thành dầu công nghiệp, dân dụng giai đoạn 1 là 15 triệu USD; Dự án sản xuất thức ăn tiệt trùng trẻ em của BPC-NIKSI J.S.C và khu công nghiệp Bắc Ninh với giá trị 4,8 tr.Eur (5,9 triệu USD).
Các thỏa thuận đã ký kết
Năm 2015 đã có 77 doanh nghiệp của cả hai bên sang thăm làm việc và hợp tác với nhau nên hai bên đã ký được nhiều hợp đồng thương mại, tăng mạnh về giá trị và khối lượng. Đoàn UBND các tỉnh, thành phố hai bên cũng đã sang thăm lẫn nhau và thiết lập các mối quan hệ kết nghĩa, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, cụ thể về kinh tế như Đoàn UBND Thành phố Đà Nẵng và các doanh nghiệp đã đến thăm và kết nghĩa với Thành phố cảng Varna; Đoàn Viện nghiên cứu đóng tàu và Trường đại học Hằng hải VN với Viện Nghiên cứu khoa học công nghệ đóng tàu Bungari. Viện Hàn lâm khoa học, công nghệ Bungari với Viện nghiên cứu kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, hợp tác 04 dự án trên các lĩnh vực: Khoa học vật liệu; Công nghệ thông tin; Công nghệ vũ trụ và Công nghệ sinh học biển có giá trị kinh tế cao và hỗ trợ kinh tế thương mại phát triển. Đặc biệt các đoàn doanh nghiệp hai bên đã ký các hợp đồng thương mại lớn trong các lĩnh vực chính như các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản; hàng công nghiệp nhẹ, tiêu dùng, chế biến nông sản, điện thoại di động, điện tử, thuốc tân dược, thuốc lá và thuốc bảo vệ thực vật.
Tổng quan
Do vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ Trung Đông, châu Á và khu vực châu Âu nên Bungari có một số lợi thế nhất định cho việc kinh doanh, thương mại cho các doanh nghiệp khu vực lân cận nói chung. Nhìn chung, khi quan hệ thương mại với Bungari, doanh nghiệp Việt Nam có thể quan tâm tới một số lĩnh vực sau:
Tân dược
Với truyền thống sản xuất thuốc có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh nên đây có thể là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực để tận dụng ưu thế của địa bàn về vị trí địa lý, vận chuyển, giá cả, nguồn và chất lượng.
Hóa mỹ phẩm
Do có sản lượng lớn cũng như nổi tiếng về các loại tinh dầu như hoa hồng, oải hương… Bungari có lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp nguyên liệu cũng như chế biến các tinh dầu này thành sản phẩm thương mại.
Vận tải biển và đường bộ
Với việc có cảng biển cũng như giáp biên giới bộ với nhiều quốc gia, tiềm năng trong lĩnh vực vận tải hàng hải và đường bộ là tương đối lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn đầu tư hoặc hợp tác.
Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
Trước đây Bungari xuất khẩu nông nghiệp nhiều, cung cấp lượng nông sản lớn cho các nước láng giềng và đặc biệt là Nga. Trong những năm gần đây nông nghiệp truyền thống đã giảm bớt, thay vào đó là nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch (organic) để tăng sản lượng, chất lượng và lợi nhuận cao. Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện chất lượng thông qua chuyển giao công nghệ hoặc học hỏi kinh nghiệm.
Du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng
Với việc du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của Bungari thì lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng có rất nhiều tiềm năng. Việt Nam cũng đang thu hút, phát triển du lịch với khách quốc tế trong những năm gần đây thì việc hợp tác sẽ có thể góp phần tăng cường, thúc đẩy ngành du lịch trong nước thông qua trao đổi kinh nghiệm quản lý, chất lượng dịch vụ và các hình thức thu hút du khách.
Hợp tác xuất khẩu lao động
Tại Bungari hầu như trong các ngành nghề đều thiếu các lao động từ phổ thông tới lao động trình độ cao, đặc biệt một số ngành như xây dựng, điều dưỡng. Việc hợp tác sẽ góp phần giải quyết một số khâu thiếu việc làm trong nước cũng như tăng cường tay nghề cho người lao động Việt Nam khi được ra môi trường nước ngoài làm việc.
Những quy định liên quan tới thị trường tại Bungari được tuân thủ theo các quy định mà EC ban hành (trừ VAT là áp dụng nội bộ).
Các quy định về xuất nhập khẩu
Về cơ bản các chính sách, quy định về xuất nhập khẩu của EC là khá rõ ràng cho các mặt hàng, áp dụng với các nước, khối nước (để được hưởng ưu đãi miễn trừ hay không). Chủ yếu các chính sách này liên quan tới thuế suất, quy định chất lượng, thủ tục hải quan, quy trình xuất nhập khẩu… Các chính sách, thông tin chung và mới được EC cập nhật tại website:
http://ec.europa.eu/trade/policy/
http://ec.europa.eu/trade/import-and-export-rules/
https://europa.eu/youreurope/business/sell-abroad/selling-products-eu/index_en.htm
Chính sách thuế và thuế suất
EU có ban hành biểu thuế cụ thể, bao gồm biểu thuế chung và biểu thuế miễn trừ dành cho các nước được ưu đãi (diện có hiệp định hoặc kém phát triển). Bungari cũng áp dụng biểu thuế này. Thông tin về mặt hàng chịu thuế suất ra sao có thể truy cứu tại website sau:
Quy định về bao bì, nhãn mác
Về bao bì, nhãn mác được phân thành 4 nhóm chính cho các sản phẩm khác nhau, bao gồm:
- Bao bì nhãn mác có thông tin về chất lượng
- Bao bì nhãn mác có thông tin về thực phẩm
- Bao bì nhãn mác có thông tin hóa chất
- Bao bì nhãn mác có thông tin năng lượng
Các quy định này được đề cập ở Chỉ thị số 2000/13/EC do EC ban hành và mới đây là Quy định FIC 1169/2011. Các thông tin về nhãn mác có thể tìm thấy tại website sau:
https://ec.europa.eu/info/business-economy-euro/product-safety-and-requirements/eu-labels_en
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/PDF/?uri=CELEX:32011R1169&rid=3
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch
Về VSATTP và kiểm dịch thì được phân ra thành 3 nhóm chính bao gồm:
- Thực phẩm
- Động vật
- Thực vật
Các quy định về VSATTP của EC (áp dụng tại cả Bungari) tương đối ngặt nghèo và chặt chẽ. Những tiêu chuẩn này sẽ khác biệt và gây nhiều phiền toái cho các nước ở khu vực khác do điều kiện khí hậu và địa lý. Ví dụ khu vực nhiệt đới thì hoa quả, cây trồng chứa nhiều dư lượng hơn do thuốc trừ sâu, phân bón hay gia súc, gia cầm có các nhóm mầm bệnh khác so với khu vực châu Âu. Do vậy các doanh nghiệp khi xuất khẩu cần lưu ý về các giấy chứng nhận trước khi xuất khẩu tránh tình trạng hàng hóa xuất sang khu vực châu Âu sẽ bị tiêu hủy nếu không đảm bảo VSATTP.
Có thể truy cứu thêm thông tin tại website:
https://europa.eu/european-union/file/1280/download_en?token=AEdF-HZA
https://ec.europa.eu/food/overview_en
Quyền sở hữu trí tuệ
Trong khối EU việc quyền sở hữu trí tuệ rất được coi trọng và sẽ có những xử lý nghiêm minh nếu có vi phạm về ăn cắp bản quyền. Có thể truy cứu thêm thông tin tại website:
https://ec.europa.eu/info/business-economy-euro/doing-business-eu/intellectual-property-rights_en
Tập quán kinh doanh
Bungari là một nước lấy nông nghiệp làm gốc. Nhưng những năm gần đây Bungari đã chuyển hướng sang làm dịch vụ du lịch, ăn uống, điều dưỡng thay vì tập trung phát triển nông nghiệp như trước. Tuy nhiên về cơ bản, với nguồn tái chính còn khiêm tốn, năng lực còn yếu so với mặt bằng chung của khu vực Châu Âu và là nước được khối viện trợ nhiều nên dẫn tới việc các doanh nghiệp Bungari hay trông chờ vào đối tác, thiếu tính tự chủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Bungari hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ hoặc rất nhỏ, mang tính chất nhỏ lẻ. Điểm này tạo thành tập quán mang tính chờ đợi hoặc không đầu tư lớn trong cách làm việc của các doanh nghiệp. Khi hợp tác, làm ăn với doanh nghiệp Bungari thì không nên hi vọng và các hợp đồng lớn. Điều này phần nào thể hiện qua kim ngạch xuất nhập khẩu khiêm tốn của Bungari.
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: +84 (0)24 2220 5380, +84 (0)24 2220 5381, +84 (0)24 2220 5382
Fax: +84 (0)24 2220 5376, +84 (0)24 2220 2525
Đại sứ quán Bungari tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 5 Núi Trúc, Vạn Phúc, Hà Nội
Tel.: +84 24 3845 2908
Fax: +84 24 3846 0856
Е-mail: Embassy.Hanoi@mfa.bg
Tại Bungari
Đại sứ quán Việt Nam tại Bungari
Địa chỉ : Bulgaria, Sofia 1113 Ul. “Jetvarka” No 1
Điện thoại : (+ 359) 2 963 3658
Email: vnemb.bg@mofa.gov.vn
Website: https://vnembassy-sofia.mofa.gov.vn
Bộ Kinh tế Bungari
Ủy ban Hỗn hợpViệt Nam – Bungari
ông Marinov – thư ký phân ban
Email: n.marinov@mi.government.bg
(hỗ trợ trong các công việc cần thiết liên quan tới chính sách tại địa bàn)