[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”BĂNG-LA-ĐÉT” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Cộng hòa Nhân dân Băng-la-đét

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Bangladesh nằm ở khu vực Nam Á, có biên giới trên bộ với Ấn Độ và Myanmar, phía Nam giáp Vịnh Bengal. Bangladesh có diện tích hẹp (147.570 km2), địa hình chủ yếu là đồng bằng và có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Dân số đông thứ 8 trên thế giới (161 triệu dân), trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60%. Bangladesh có vị trí địa chiến lược quan trọng ở khu vực Vinh Bengal, kết nối giữa Nam Á và Đông Nam Á. Bangladesh cũng có vị trí quan trọng trên con đường tơ lụa trên biển nằm trong sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc.

Những năm gần đây, Bangladesh đã đạt được nhiều bước phát triển nhanh chóng về kinh tế. Bangladesh là nền kinh tế lớn thứ 43 trên thế giới xét về quy mô nền kinh tế và thứ 30 trên thế giới xét về ngang giá sức mua (PPP). Bangladesh hiện được xếp vào nền kinh tế đang nổi thứ 11 trên thế giới, có tốc độ tăng trưởng GDP trong 3 năm gần đây đều đạt trên 7%.

Bangladesh là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc), và đứng đầu về sản xuất sợi đay. Trong năm tài chính 2017-2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Bangladesh đạt 30,61 tỷ USD. Bangladesh đang sở hữu những lợi thế cạnh tranh như nguồn lao động trẻ, giá nhân công cạnh tranh, đồng thời nước này đang được hưởng quy chế miễn thuế và miễn hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU, Úc, Canada, Ấn Độ, Nhật và New Zealand. Bangladesh được Liên hợp quốc đánh giá có khả năng chính thức thoát khỏi Nhóm các nước kém phát triển nhất vào năm 2024 nếu tiếp tục đáp ứng được các tiêu chí đề ra. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2017-2018 của Bangladesh đã tăng 7 bậc từ vị trí 106 của năm ngoái lên vị trí 99 trong tổng số 137 quốc gia được Diễn đàn Kinh tế thế giới tiến hành khảo sát. Tuy nhiên, theo Báo cáo khảo sát năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, môi trường kinh doanh của Bangladesh vẫn ở vị trí thấp, xếp thứ 177 trong tổng số 190 nền kinh tế.

Theo báo cáo “Thế giới năm 2050” do tổ chức PricewaterhouseCoopers công bố tháng 2/2017, Bangladesh được dự đoán là nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh thứ ba trên thế giới, sau Việt Nam và Ấn Độ trong vòng 34 năm tới. Từ nay đến năm 2050, Bangladesh được dự báo sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng là 4,8%/năm và trở thành nền kinh tế lớn thứ 23 trên thế giới xét về ngang giá sức mua.

Các chỉ số kinh tế cơ bản

GDP: Theo số liệu chính thức do Cục Thống kê Bangladesh công bố, tăng trưởng GDP năm tài chính 2015-2016 đạt 7,11%; 2016-2017: 7,28%; 2017-2018: 7,78%. Dự báo tới năm 2020, tăng trưởng GDP của Bangladesh sẽ đạt 8%.

Tỷ lệ lạm phát: năm 2016 ở mức 5,68%; năm 2017: 5,68; năm 2018: 5,96%. Dự báo tỷ lệ lạm phát năm 2019: 6,01%; 2020: 5,95%

Quy mô nền kinh tế: năm tài chính 2017-18 đạt 274 tỷ USD

Thu nhập bình quân đầu người: năm tài chính 2017-18 đạt 1.752 USD

Một số ngành kinh tế trọng điểm

+ Sản xuất hàng xuất khẩu: dệt may, da và các sản phẩm da

+ Dược phẩm

+ Nông nghiệp: Đay và các sản phẩm sợi đay, nông thủy sản

+ Đóng tàu biển

+ Viễn thông và công nghệ thông tin

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

+ Xuất khẩu: 2014-15: 31,73 tỷ USD; 2015-16: 34,35 tỷ USD; 2016-17: 34, 83 tỷ USD

+ Nhập khẩu: 2014-15: 48,05 tỷ USD; 2015-16: 44,17 tỷ USD; 2016-17: 48,21 tỷ USD

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: Dệt may; Da và các sản phẩm da; Dược phẩm; Đay và các sản phẩm sợi đay; Thủy hải sản; Xăng dầu và các sản phẩm xăng dầu…

+ Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: Gạo; Máy móc và thiết bị; Hóa chất; Phân bón; Sắt, thép, Xăng dầu thô, Xi măng và Clanhke…

+ Các đối tác chính: Mỹ, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Liên minh Châu Âu,…

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại, đầu tư

Chủ trương về xuất khẩu hay ưu tiên thị trường trong nước

Chính phủ Bangladesh tập trung ưu tiên lĩnh vực xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, Chính phủ Bangladesh đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như đang thành lập 100 khu kinh tế trên khắp cả nước với nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, phát triển các khu công nghệ cao với mục tiêu đưa Bangladesh trở thành quốc gia công nghệ số vào năm 2030.

Về chính sách thương mại, Chính phủ Bangladesh đang tập trung đàm phán và ký các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định Ưu đãi thương mại (PTA) với các đối tác thương mại quan trọng như EU, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ… nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh nước này có thể sẽ không còn được hưởng những ưu đãi về thuế quan tại một số thị trường sau khi ra khỏi Nhóm các nước kém phát triển nhất.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên
  • Viễn thông, công nghệ thông tin, linh kiện điện tử
  • Dược phẩm
  • Nông thủy hải sản
  • Chế tạo máy
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông

Các đối tác thương mại ưu tiên: Trung Quốc; Ấn Độ; Nhật Bản; Mỹ; Anh; Đức; Canada

Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh
  • Chính sách “Một cửa”: cung cấp 31 dịch vụ gồm đăng ký dự án, thông qua dự án, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép mua bán hàng nội địa, giấy phép lao động, hỗ trợ visa… thông qua một cổng giao dịch chính thức trên trang web. Mục đích: nhằm rút ngắn và đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.
  • Chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại các khu công nghiệp: ưu đãi thuế, cho thuê đất, hỗ trợ cơ sở hạ tầng…

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất

Biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng nhiều nhất là áp thuế nhập khẩu. Mức thuế suất trung bình của quốc gia thuộc diện Ưu đãi Tối huệ quốc (MFN) như Bangladesh là 15,5%, trong đó thuế suất đối với hàng nông sản thường cao hơn so với hàng công nghiệp.

Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại

Hàng hóa nhập khẩu vào Bangladesh phải được các cơ quan chức năng cấp Giấy phép nhập khẩu (Import licenses); Chứng chỉ đăng ký của Cơ quan kiểm soát nhập khẩu (Registration Certificate)… Ngoài ra, một số loại hàng nhập khẩu phải đáp ứng những tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật như thực phẩm phải có Chứng chỉ HALAL (đồ ăn dành cho người theo đạo Hồi)…

Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất các biện pháp trên

Bangladesh áp thuế cao nhất đối với các dịch vụ điện thoại di động so với các quốc gia Nam Á khác. Theo quy định hiện hành của Chính phủ Bangladesh, ngành công nghiệp điện thoại di động được coi là cung cấp các mặt hàng xa xỉ, nên bị áp mức thuế cao. Nhà cung cấp mạng điện thoại di động phải nộp 5,5% doanh thu cho Ủy ban Quản lý viễn thông; 1% doanh thu vào Quỹ trách nhiệm xã hội và khoảng 633.000 USD phí cấp phép hàng năm. Điện thoại di động bị áp mức thuế nhập khẩu 15%. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty viễn thông là 40%.

Số lượng các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện

Số lượng các vụ kiện ra WTO: 01. Nước bị kiện: Ấn Độ; Mặt hàng bị kiện: ắc quy; Lý do kiện: Ấn Độ áp các biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng ắc quy từ Bangladesh; Ngày tháng kiện: 28/01/2004; Vụ việc đã được giải quyết vào ngày 20/02/2006 (hai bên tự thỏa thuận thương lượng giải quyết).

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Bangladesh: năm 2013: 523 triệu USD (xuất khẩu của Việt Nam là 486 triệu USD; nhập khẩu của Việt Nam là 37 triệu USD); 2014: 766 triệu USD (xuất: 710 triệu USD; nhập: 56 triệu USD) ; 2015: 612  triệu USD (xuất: 570 triệu USD; nhập: 42 triệu USD); 2016: 607 triệu USD (xuất: 555 triệu USD; nhập: 52 triệu USD); 2017: 924 triệu USD (xuất: 869 triệu USD; nhập: 55 triệu USD). Cán cân thương mại nghiêng nhiều về phía Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch thương mại hai chiều. Năm 2017 chứng kiến bước phát triển đột phá về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bangladesh, đạt mức 869 triệu USD, tăng 57% so với năm 2016; trong đó xuất siêu của Việt Nam sang Bangladesh đạt 813 triệu USD, tăng mạnh gần 70% so với năm 2016. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Bangladesh tăng 7,4% so với năm 2016.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là: clanhke và xi măng; gạo; xơ sợi dệt các loại; điện thoại các loại và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may và da giày.

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam là: dược phẩm; xơ sợi dệt các loại; nguyên phụ liệu dệt may và da giày; thủy sản; nguyên phụ liệu thuốc lá.

Đầu tư

 Tình hình đầu tư giữa hai nước có dấu hiệu phát triển tích cực. Tính đến tháng 7/2018, Bangladesh có 4 dự án đầu tư trong lĩnh vực vận tải, kho bãi với tổng vốn đăng ký là 615.075 USD, đứng thứ 99/125 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam có 1 dự án đầu tư sang Bangladesh dưới hình thức liên doanh trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối dược, mỹ phẩm với tổng vốn đăng ký là 120.000 USD, đứng thứ 68/72 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã đầu tư. Ngoài ra, Công ty Hệ thống thông tin FPT đang triển khai ba dự án về công nghệ thông tin tại Bangladesh với trị giá khoảng 50 triệu USD, nhưng là dự án do Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ.

Các thỏa thuận đã ký kết (đang còn hiệu lực)

Bản ghi nhớ về thương mại gạo giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Lương thực Bangladesh (ký ngày 23/5/2017). Theo đó, Bangladesh sẽ nhập một triệu tấn gạo mỗi năm từ Việt Nam. Bản MoU này có giá trị trong vòng 5 năm (từ năm 2017 đến năm 2022) và số lượng gạo nhập khẩu theo từng năm sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của Bangladesh.

Bản ghi nhớ về hợp tác Thủy sản và Chăn nuôi giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Thủy sản và Chăn nuôi Bangladesh giai đoạn 2018 – 2022 (ký ngày 5/3/2018).

Bản ghi nhớ về hợp tác Chế tạo máy giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Công nghiệp Bangladesh giai đoạn 2018 – 2022 (ký ngày 5/3/2018).

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Xuất khẩu đá và vật liệu xây dựng: clanhke, xi măng, sắt thép…

Đây là lĩnh vực thế mạnh mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục khai thác. Do địa hình của Bangladesh chủ yếu là đồng bằng, không có các núi đá vôi, trong khi đó, nhu cầu xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nhà cửa của Bangladesh trong những năm gần đây đang phát triển bùng nổ nhằm phục vụ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dân sinh. Phía Bạn đánh giá cao chất lượng đá vôi của Việt Nam và vẫn tiếp tục là bạn hàng lớn của Ta.

Viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin

Chính phủ Bangladesh rất coi trọng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông nhằm thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia về công nghệ số vào năm 2030. Chính phủ Bangladesh đã thành lập các Khu Công nghệ cao với nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh đã giới thiệu một số cơ hội hợp tác tại thị trường Bangladesh trong lĩnh vực hạ tầng mạng điện thoại di động, cáp quang cho các doanh nghiệp lớn của ta như VNPT và Viettel.

Chế biến thực phẩm, nông, thủy hải sản

Bangladesh là thị trường đông dân, gạo là thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, người dân thích ăn đồ ngọt và các đồ chiên rán. Do vậy, các mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu là gạo, nước giải khát, sữa, bánh kẹo, dầu ăn… Từ tháng 01/2017, Vinamilk đã xuất khẩu các mặt hàng: sữa bột, sữa tươi, nước ép trái cây… sang Bangladesh. Ngoài ra, một số công ty bánh kẹo khác như Công ty Hữu nghị, Công ty Libra… đã và đang xúc tiến kế hoạch xuất khẩu sang Bangladesh.

Cơ khí chế tạo

Nền kinh tế Bangladesh trong những năm gần đây phát triển với tốc độ nhanh. Điều này kéo theo nhu cầu về các máy móc, thiết bị sản xuất đầu vào phục vụ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp tăng cao. Ngoài ra, các phương tiện giao thông cá nhân như ô tô, xe máy cũng đang tăng nhanh do các phương tiện giao thông công cộng không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Do vậy, các mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu là máy và thiết bị công nghiệp, công cụ và máy nông nghiệp, ô tô, xe máy… Hiện Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) thuộc Bộ Công thương đã ký Hợp đồng xuất khẩu xe thương mại và máy nông nghiệp sang Bangladesh (tháng 2/2018).

Sản xuất hàng tiêu dùng (giấy, nhựa, máy lọc nước, ổn áp…)

Nhu cầu máy lọc nước và máy ổn áp tại Bangladesh là rất lớn do nguồn nước tại các thành phố lớn như Dhaka, Chittagong bị ô nhiễm nặng. Ngoài ra, do thiếu điện nên tình trạng cắt điện hay nguồn điện không ổn định diễn ra khá thường xuyên, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân, cũng như tuổi thọ của các thiết bị điện.

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Chính phủ Bangladesh quy định cụ thể danh sách các loại hàng hóa cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, các điều kiện và tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu (xem tham khảo link website và tài liệu dưới đây).

Website chính thức của Bộ Thương mại Bangladesh: http://www.mincom.gov.bd/site/page/30991fcb-8dfc-4154-a58b-09bb86f60601/Policy

Tài liệu về quy định nhập khẩu của Bangladesh: http://mincom.portal.gov.bd/sites/default/files/files/mincom.portal.gov.bd/page/e177ee18_f389_4f9e_a40c_57435cfac5b2/Import%20Policy.pdf

Chính sách thuế và thuế suất

Chính phủ Bangladesh quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại hàng hóa nhập khẩu (xem tham khảo link website dưới đây). Các loại máy móc sử dụng để sản xuất hàng may mặc, hoặc sử dụng trong nông nghiệp, tưới tiêu; thiết bị công nghệ thông tin; nguyên liệu thô được sử dụng trong từng ngành công nghiệp cụ thể thông thường được miễn thuế. Mức thuế suất trung bình của quốc gia thuộc diện Ưu đãi Tối huệ quốc (MFN) như Bangladesh là 15,5%, trong đó thuế suất đối với hàng nông sản thường cao hơn so với hàng công nghiệp.

Website chính thức của Hải quan Bangladesh: http://customs.gov.bd/portal/services/tariff/index.jsf

Quy định về bao bì, nhãn mác

Quy định về bao bì, nhãn mác đối với tất cả các loại hàng hóa được quy định như sau:

  • Tất cả các hàng hóa phải được dán mác nguồn gốc xuất xứ
  • Thương hiệu và từ ngữ nên bằng tiếng Anh
  • Bao bì cần có những thông tin như số lượng, trọng lượng, kích cỡ, miêu tả sản phẩm. Thành phần, nguyên liệu của sản phẩm phải chính xác.
  • Tất cả các sản phẩm dược, hóa chất, thuốc nhuộm phải được dán nhãn với miêu tả đầy đủ về sản phẩm, bao gồm chất lượng và mã số.
  • Nếu trong thành phần có các chất độc hại hoặc nguy hiểm thì phải nêu rõ trên nhãn mác.

Xem thêm quy định trên website chính thức của Viện Tiêu chuẩn và Kiểm nghiệm, Bộ Công nghiệp Bangladesh: https://bsti.portal.gov.bd/site/page/35713692-fa73-4ca5-991b-81370d64d096/Certification-&-Quality-Assurance

Quy định của Bangladesh về nhãn mác đối với thực phẩm đóng gói: http://files.foodmate.com/2013/files_890.html

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Những quy định cụ thể về việc sản xuất, nhập khẩu, chế biến, cung cấp thực phẩm được đề cập trong Đạo luật về An toàn thực phẩm năm 2013.

Xem văn bản quy định trên website chính thức của Cơ quan An toàn Thực phẩm Bangladesh: http://www.bfsa.gov.bd/index.php/law-justice

Quyền sở hữu trí tuệ

Những quy định về bằng sáng chế và thiết kế được đề cập trong Đạo luật về Bằng sáng chế và thiết kế năm 1911 (văn bản hướng dẫn năm 1933); quy định về thương hiệu được đề cập trong Đạo luật về Thương hiệu năm 2009, Đạo luật về Thương hiệu sửa đổi năm 2015 (văn bản hướng dẫn năm 2015); quy định về chỉ dẫn địa lý được đề cập trong Đạo luật về Chỉ dẫn địa lý năm 2013 (văn bản hướng dẫn năm 2015).

Xem thêm các quy định trên website chính thức của Vụ Bằng sáng chế, thiết kế và thương hiệu, Bộ Công nghiệp Bangladesh: http://www.dpdt.gov.bd/

Tập quán kinh doanh

Các nét chính trong văn hóa kinh doanh sở tại doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý.

– Thời gian làm việc: 10h sáng – 5h chiều (nghỉ trưa: 30 phút); Ngày làm việc: Chủ nhật đến Thứ Năm; Ngày nghỉ cuối tuần: Thứ Sáu và Thứ Bảy.

– Thói quen ăn muộn: bữa sáng 9 – 10h; bữa trưa: 2 – 3h; bữa tối: 9 – 10h.

– Văn hóa đạo Hồi: thời gian cầu nguyện (5 lần/ngày), tháng lễ Ramadan (thông thường bắt đầu vào giữa tháng 5 tới giữa tháng 6). Trong tháng lễ Ramadan, người đạo Hồi phải ăn trước khi mặt trời mọc và chỉ được ăn sau khi mặt trời lặn. Trong cả ngày, người đạo Hồi không được ăn và uống. Thời gian làm việc hàng ngày trong tháng Ramadan thường kết thúc lúc 3h30 chiều. Do vậy, năng suất làm việc trong tháng Ramadan thường không cao. Lễ Eid 2 lần/năm (tháng 6 và tháng 8). Lễ Eid là dịp lễ lớn nhất và quan trọng nhất của người đạo Hồi. Người dân thường nghỉ dài ngày để về quê đoàn tụ với gia đình. Chính vì vậy, các giao dịch trong thời gian này thường bị đình trệ.

– Thường không đúng giờ

– Tình trạng tham nhũng

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: +84-24- 22205425
Fax: +84-24-22205518

Đại sứ quán Bangladesh tại Hà Nội:
Địa chỉ: Số D6B-05 khu Vườn Đào, ngõ 675 đường Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-24) 3771 6625, 7829
Fax: (84-24) 3771 6628
Email: bdoothn@netnam.org.vn

Tại Bangladesh

Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh
Địa chỉ: Vintage Building, Plot No.07, Road No.104, Gulshan-2, Dhaka 1212, Bangladesh
Điện thoại:  +88 – (02) – 9854052
Fax: +88 – (02) – 9854051
Email: vnemb.bld@gmail.com hoặc dhaka@mofa.gov.vn
Website: https://vnembassy-dhaka.mofa.gov.vn