[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal” css=”.vc_custom_1531283571506{padding-right: 15% !important;padding-left: 15% !important;}”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình kinh tế những năm gần đây

Anh là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, thứ hai châu Âu (sau Đức), thành viên quan trọng của G-7, OECD… Thủ đô London là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Nền kinh tế Anh chủ yếu dựa vào dịch vụ (chiếm 80%) với các ngành dịch vụ mũi nhọn như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp; ngoài ra là các ngành chế tạo công nghệ cao như sản xuất máy bay, đóng tàu, ô tô, công nghiệp hóa chất, dược phẩm, điện tử, viễn thông… Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, Anh đạt mức phục hồi ấn tượng, nằm trong nhóm tăng trưởng cao nhất khối G7. GDP năm 2015 và 2016 lần lượt tăng trưởng 2,3% và 2,1%. Lạm phát ở mức khoảng 3% và có xu hướng giảm dần. Sau khi Anh trưng cầu dân ý về quyết định rời EU, tốc độ tăng trường kinh tế Anh suy giảm do chịu tác động bởi tình trạng bất định và khó dự đoán của tiến trình Brexit. Năm 2017, kinh tế Anh chỉ đạt tăng trưởng 1,7%, dự báo năm 2018 tăng 1,5%, các năm tiếp theo 2019, 2020 chỉ tăng 1,3%.

Thương mại có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Anh, xuất khẩu chiếm khoảng 20% GDP. Đối tác thương mại lớn nhất của Anh là EU, tiếp theo là Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Nếu tính cả thương mại hàng hóa và dịch vụ thì tỷ trọng thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Anh chiếm 43% năm 2016 (năm 2000 là 54%). Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của Anh là 547,5 tỷ bảng, trong đó xuất khẩu vào EU 235,8 tỷ bảng; tổng kim ngạch nhập khẩu 590,5 tỷ bảng, trong đó nhập khẩu từ EU là 318 tỷ bảng, lớn hơn giá trị nhập khẩu từ các nước còn lại.

Về thương mại hàng hóa, giá trị xuất khẩu của Anh vào EU năm 2016 là 145 tỷ bảng (tương đương 7,4% GDP của Anh), chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Anh, các mặt hàng chính gồm xe hơi, động cơ, phụ tùng, sản phẩm hóa học. Về thương mại dịch vụ, 37% xuất khẩu dịch vụ của Anh vào thị trường EU vào năm 2016 (năm 2015 chiếm 40%), trong đó giá trị dịch vụ tài chính khoảng 27 tỷ bảng, chiếm hơn 1/4 tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ của Anh vào EU (90 tỷ bảng).

Về đầu tư: Anh nằm trong số 10 nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Tổng đầu tư của Anh ra nước ngoài khoảng 300 tỷ USD (chiếm 14% GDP), đứng thứ 5 thế giới về FDI, chiếm khoảng 6,5% FDI toàn thế giới. Anh cũng là nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài nhiều thứ hai thế giới.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Anh hiện là thành viên của thị trường chung và liên minh hải quan của EU. Việc Anh quyết định rời EU sẽ mở ra khả năng Anh có thể có các thỏa thuận thương mại tự do song phương với các nước thứ 3. Đến nay, Anh và EU đã đạt được thỏa thuận về thời gian chuyển tiếp, theo đó từ khi nước Anh chính thức rời EU (tháng 3/2019) cho đến hết tháng 12/2020, Anh tiếp tục ở trong thị trường chung và liên minh hải quan của EU và có trách nhiệm kế thừa các nghĩa vụ thành viên EU trong các hiệp định FTA của EU với bên thứ ba. Hiện nay, Anh và EU đang tiếp tục đàm phán về tiến trình Brexit và tương lai mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên, bao gồm các khả năng và mức độ khác nhau Anh có thể tham gia hoặc có mối quan hệ liên kết/công nhận quy định của nhau với liên minh hải quan và/hoặc thị trường chung EU đối với thương mại hàng hóa và/hoặc dịch vụ. Lập trường đàm phán củaa EU ở thời điểm hiện tại là Anh chỉ có thể chọn một trong hai mô hình: (i) Mô hình Nauy: không phải là thành viên EU nhưng vẫn là thành viên của thị trường chung EU, chịu sự tài phán của EU, phải đóng góp tài chính vào ngân sách EU và có trách nhiệm bảo đảm tự do luân chuyển cả về thương mại, dịch vụ, vốn và con người; (ii) Mô hình Canada: quan hệ giữa hai bên ký kết FTA, theo đó Anh không phải áp dụng luật pháp EU và có quyền chủ động đàm phán ký kết các FTA với bên thứ ba, nhưng mức độ tiếp cận thị trường sẽ bị hạn chế hơn nhiều so với khi Anh là thành viên thị trường chung EU. Quan điểm của Anh là không muốn chọn 1 trong 2 mô hình nói trên; Anh tham vọng đạt được một thỏa thuận thiết kế riêng cho quan hệ Anh – EU, theo đó Anh muốn có sự tiếp cận cao nhất với thị trường chung EU, duy trì được biên giới “mềm” giữa Anh và Ai-len (thành viên EU), đồng thời vẫn có thể lấy lại chủ quyền về vấn đề nhập cư, vấn đề áp dụng pháp luật và có thể có các FTA song phương với bên thứ ba.

tiếp tục ở trong thị trường chung và liên minh hải quan của EU và có trách nhiệm kế thừa các nghĩa vụ thành viên EU trong các hiệp định FTA của EU với bên thứ ba. Hiện nay, Anh và EU đang tiếp tục đàm phán về tiến trình Brexit và tương lai mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên, bao gồm các khả năng và mức độ khác nhau Anh có thể tham gia hoặc có mối quan hệ liên kết/công nhận quy định của nhau với liên minh hải quan và/hoặc thị trường chung EU đối với thương mại hàng hóa và/hoặc dịch vụ. Lập trường đàm phán cua EU ở thời điểm hiện tại là Anh chỉ có thể chọn một trong hai mô hình: (i) Mô hình Nauy: không phải là thành viên EU nhưng vẫn là thành viên của thị trường chung EU, chịu sự tài phán của EU, phải đóng góp tài chính vào ngân sách EU và có trách nhiệm bảo đảm tự do luân chuyển cả về thương mại, dịch vụ, vốn và con người; (ii) Mô hình Canada: quan hệ giữa hai bên ký kết FTA, theo đó Anh không phải áp dụng luật pháp EU và có quyền chủ động đàm phán ký kết các FTA với bên thứ ba, nhưng mức độ tiếp cận thị trường sẽ bị hạn chế hơn nhiều so với khi Anh là thành viên thị trường chung EU. Quan điểm của Anh là không muốn chọn 1 trong 2 mô hình nói trên; Anh tham vọng đạt được một thỏa thuận thiết kế riêng cho quan hệ Anh – EU, theo đó Anh muốn có sự tiếp cận cao nhất với thị trường chung EU, duy trì được biên giới “mềm” giữa Anh và Ai-len (thành viên EU), đồng thời vẫn có thể lấy lại chủ quyền về vấn đề nhập cư, vấn đề áp dụng pháp luật và có thể có các FTA song phương với bên thứ ba.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Về thương mại, kim ngạch thương mại hàng hóa giữa hai bên tăng đều hàng năm với tốc độ hai con số, trong đó Việt Nam xuất siêu lớn. Theo Tổng cục Hải quan, năm 201 7, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 6,156 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2016; trong đó Việt Nam xuất khẩu 5,423 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2016. Tính đến hết tháng 5/2018, giá trị xuất khấu của Việt Nam đạt 2,223 USD. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là điện thoại và linh kiện điện tử (chiếm gần 50%), tiếp theo là các sản phẩm dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản… Anh coi Việt Nam là thị trường tiềm năng có nhiều cơ hội ở châu Á. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng mà ta có ưu thế như trái cây nhiệt đới, cà phê có thương hiệu… chưa thâm nhập được vào hệ thống phân phối bán lẻ của Anh.

Về đầu tư, Anh chưa có sự hiện diện đầu tư trực tiếp lớn tại Việt Nam. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của Anh vào Việt Nam đến cuối 2016 đạt 3,754 tỷ USD. Tuy quy mô đầu tư không lớn nhưng các hoạt động của các doanh nghiệp Anh tại Việt Nam rất nhiệu quả, nhất là mảng cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn dịch vụ chuyên nghiệp với các tên tuổi lớn như HSBC, Prudential, Standard Chartered Bank, KPMG, Soco… Về đầu tư gián tiếp, Quỹ đầu tư Dragon Capital có mặt ở Việt Nam khoảng 20 năm, đã niêm yết tại thị trường chứng khoán London và hoạt động khá hiệu quả tại Việt Nam. Gần đây, trong bối cảnh Brexit, các doanh nghiệp Anh bày tỏ sự quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam và có một số quyết định đầu tư lớn. Đáng chú ý, Tập đoàn Jardines đã mua cổ phần trị giá 600 triệu USD và cử người tham gia Hội đồng quản trị Vinamilk, đồng thời công bố liên doanh thực hiện dự án bất động sản trị giá 400 triệu USD tại thành phố Hồ Chí Minh.

Về cơ chế hợp tác, giữa Anh và Việt Nam có cơ chế ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế – thương mại (JETCO), đến nay đã họp được 10 lần. Hai bên cũng đã nhất trí lập cơ chế đối thoại không chính thức về các vấn đề thương mại; tổ chức họp cấp kỹ thuật từ năm 2017 để trao đổi về định hướng quan hệ thương mại giữa hai bên sau Brexit.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Anh là thị trường có sức tiêu thụ lớn, đa dạng và có khả năng thanh toán, đồng thời do đặc điểm khí hậu, địa lý và trình độ phát triển nên cơ cấu các ngành hàng có tính bổ sung thay vì cạnh tranh đối với Việt Nam. Ví dụ đối với nhóm hàng nông lâm hải sản, mỗi năm Anh phải nhập khẩu lượng hàng trị giá khoảng 60 tỷ USD, trong khi đó tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam năm 2017 mới đạt 36,37 tỷ USD. Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường Anh còn rất lớn.

Tuy nhiên, Việt Nam cần phải nỗ lực mới khai thác được các tiềm năng này, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng hàng hoá cả về mặt nội hàm, về hình thức đóng gói, cách giới thiệu hàng hoá ra thị trường và trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, do vị trí địa lý, do lịch sử mối quan hệ hợp tác nên các doanh nghiệp thuộc EU và các nước có thỏa thuận thương mại riêng với Anh sẽ có lợi thế hơn các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Anh. Một trong những yêu cầu cơ bản có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường này tốt hơn là Nhà nước Việt Nam phải nghiên cứu, vận động để đi đến đàm phán và ký kết được các thoả thuận thương mại tự do đối với Anh, qua đó dỡ bỏ dần được các rào cản về thuế và phi thuế, giúp hàng hoá, dịch vụ Việt Nam xâm nhập thị trường được dễ dàng hơn.

Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam hiện nay đều đã vào Anh tốt, ví dụ cà phê nhân, hạt điều, giày dép, dệt may, thiết bị điện tử. Một số trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam nhưng chưa xuất khấu được vào Anh bao gồm cà phê chế biến, gạo, gia vị, hoa quả tươi và khô và dịch vụ du lịch.

Cà phê

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ hai trên thế giới, song cà phê chế biến của Việt Nam chưa được biết đến nhiều. Anh là một trong số các thị trường tiêu thụ cà phê hàng đầu tại Châu Âu với nhu cầu dự đoán vẫn tiếp tục tăng, chủ yếu là cà phê chế biến có chất lượng cao. Việc tư vấn giúp các doanh nghiệp mở thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động quảng bá, tiếp cận thị trường là rất quan trọng.

Gạo

Anh là thị trường nhập khẩu gạo lớn tại Châu Âu, với mặt hàng đa dạng, bao gồm cả gạo của Thái Lan, Ấn Độ, Nhật, Campuchia … Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, song chưa vào được Anh là do các quy định tiếp cận thị trường của EU đối với Việt Nam còn bất lợi về mức thuế, về chính sách quota… khi Hiệp định EVFTA được ký kết và có hiệu lực, các điều kiện tiếp cận thị trường sẽ từng bước được cải thiện. Trong bối cảnh đó, nếu Việt Nam đàm phán được FTA song phương với Anh với các điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi hơn so với EVFTA thì sẽ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước nâng cao khả năng xuất khẩu vào thị trường Anh.

Gia vị

Anh có nhu cầu lớn, trong khi Việt Nam có sản lượng cao. Tuy nhiên, để xuất khẩu được gia vị vào Anh, các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phấm xuống theo qui định của Anh.

Hoa quả

Anh có nhu cầu lớn về hoa quả, trong khi Việt Nam có năng lực sản xuất, có đường bay thẳng song vẫn chưa vào được, một mặt do chính sách tiếp cận thị trường của EU, chủ yếu ưu tiên các doanh nghiệp trong khu vực, mặt khác do các doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm đầu tư thời gian và nguồn lực khai thác thị trường này. Khi hiệp định EVFTA đi vào thực hiện, các rào cản được giảm bớt, chắc chắn nhu cầu xuất khẩu vào Anh sẽ tăng. Nếu FTA song phương Việt – Anh tiếp tục giảm thiểu được các rào cản thì các doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc xuất khẩu hoa quả tươi và khô vào Anh.

Du lịch

Du lịch cũng là ngành Việt Nam có tiềm năng lớn nhưng chưa khai thác, quảng bá tốt tại thị trường Anh. Người Anh có nhu cầu du lịch cao, trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia thu hút được nhiều du lịch từ Anh thì số khách du lịch đến Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt lượng khách quay lại còn rất hạn chế. Việc miễn thị thực vào Việt Nam cho công dân Anh là một yếu tố tích cực, song để có thể thu hút được thêm nhiều khách du lịch đến và quay lại thì Việt Nam cần phải cải thiện nhiều về hạ tầng và chất lượng dịch vụ du lịch, cũng như cần tăng cường việc quảng bá tại thị trường Anh.

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Hiện Anh vẫn là thành viên của EU nên các qui định về xuất nhập khẩu, chính sách thuế và thuế nhập khẩu hàng hóa từ các nước ngoài khối, qui định về bao bì, nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ áp dụng chung theo luật và qui định của EU.

Các đường link liên quan:

Tập quán kinh doanh

Người Anh rất đúng giờ, và tôn trọng các nguyên tắc đã thống nhất gồm cả các nguyên tắc chung và những điều các bên liên quan đã thỏa thuận riêng với nhau.

Người Anh đặc biệt coi trọng hình thức và nghi lễ, vì vậy, khi đi dự các sự kiện, hay tiếp xúc nên tuân thủ qui định về trang phục và các qui tắc xã giao.

Người Anh lịch sự và giữ khoảng cách, đặc biệt trong các mối quan hệ mới. Sau khi đã có quá trình làm việc, cộng tác và hiểu nhau thì họ sẽ thân mật hơn, song không nhất thiết là cởi mở hoàn toàn. Mặc dù rất coi trọng các mối quan hệ được xây dựng công phu, song nếu đúng người, đúng việc và có chuẩn bị tốt thì việc tiếp xúc mới không qua giới thiệu vẫn có thể có thành tựu, đặc biệt nếu đối tác làm việc thuộc thế hệ trẻ sau này.

Trong các cuộc tiếp xúc hoặc làm việc chính thức, người Anh không có tập quán tặng và nhận quà. Nếu trao đổi quà nên có sự thoả thuận và thu xếp trước với nhau.

Khi phát biểu hay trao đổi trong các sự kiện chính thức, người Anh vẫn đề cao tính hài hước, vì vậy, một mặt cần bám sát nội dung, mặt khác, các bài phát biểu nên có một số điểm nhấn mang tính hài hước, đồng thời không nên nói quá dài, tuỳ trường hợp và yêu cầu, nhìn chung các bài phát biểu thông thường đều có độ dài khoảng 5-10 phút.

Người Anh thường làm việc qua giờ nghỉ trưa. Các đồng nghiệp trong cùng đơn vị thường thay nhau đi ăn trưa để đảm bảo cơ quan vẫn hoạt động, vẫn có người làm việc và trả lời điện thoại trong giờ nghỉ trưa.

Doanh nhân Anh làm việc thuần tuý dựa vào lợi ích và sự thuận mua vừa bán, ít khi đầu tư hay chờ đợi. Đôi khi họ làm việc còn nguyên tắc, cứng nhắc, khác với sự linh hoạt của doanh nhân Việt Nam.

Hầu hết, các công ty và tập đoàn lớn của Anh đều có đại diện phụ trách khu vực châu Á đặt tại Singapore hoặc Hong Kong để thực hiện việc mua bán ở các nước châu Á, trong các trường hợp như vậy, việc thu xếp gặp gỡ với nhân sự tại Anh của các công ty đó để marketing bán hàng sẽ không hiệu quả.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: +84 (0)24 2220 5380, +84 (0)24 2220 5381, +84 (0)24 2220 5382
Fax: +84 (0)24 2220 5376, +84 (0)24 2220 2525

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội
Tầng 4, tòa nhà trung tâm
31 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84 (0)24 3936 0500
Fax: +84 (0)24 3936 0561
Bộ phận quản lý và thương mại, Điện thoại: +84 (0)28 3825 1380 / +84 (0)24 3936 0500
Fax: +84 (0)28 3822 1971
Email: DIT.Vietnam@fco.gsi.gov.uk

Tại Anh

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh
12-14 Victoria Road, London W8 5RD
Tel: +44(0)2079371912
Fax: +44(0)2075653853
Email: officeldn@vietnamembassy.org.uk

Thương vụ Việt Nam tại Anh
Tel: +44 (0)203 524 1732
Email: uk@moit.gov.vn

Vụ Thương mại Quốc tế
King Charles Street, Whitehall, London SW1A 2AH
Tel: +44 (0) 20 7215 5000
Email: enquiries@trade.gov.uk

Đầu mối liên hệ khi doanh nghiệp có nhu cầu triển khai hoạt động tại Anh
Email: enquiries@invest-trade.uk|
Tel: +44 (0)207 000 9012

Khiếu nại về các vụ việc lừa đảo trong thương mại nội địa tại Anh
https://www.actionfraud.police.uk

Khiếu nại về lừa đảo trong thương mại quốc tế tại Anh
https://www.gov.uk/guidedance-crime-and-fraud-prevention-for-businesses-in-international-trade#how-to-report-a-business-crime-or-fraud