[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”RUMANI” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

Trong những năm gần đây tăng trưởng GDP của Rumani tương đối khả quan và luôn thuộc tốp đầu của EU 28 (năm 2017 tăng trưởng GDP của Rumani đứng đầu EU 28 với mức tăng 7%).

Theo dự báo của Eurostat, tăng trưởng GDP của Rumani sẽ là 4,5% năm 2018 và 4,0% năm 2019. Tuy nhiên do những tín hiệu khả quan của kinh tế Rumani trong quý I năm 2018, Ngân hàng Trung ương Rumani đã đưa ra dự báo gần đây nhất cho mức tăng trưởng GDP của Rumani năm 2018 là  6,1% (dự báo trước đó là 5,1%) và IMF cũng tăng  mức dự báo cho Rumani năm 2018 lên 5,1% (Dự báo trước đó là 3,4%). Cũng theo IMF, thâm hụt tài khoản vãng lai của Rumani năm 2018 và 2019 sẽ ở mức 3,7% GDP so với 3,5% của năm 2017, thất nghiệp sẽ ở mức 5% và lạm phát sẽ ở mức 4,7% năm 2018 và 3,1% năm 2019.

Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp của Rumani trong 3 năm trở lại đây tương đối thấp so với các nước EU khác:

Một số ngành kinh tế trọng điểm

  • Công nghiệp chế tạo (sản xuất ô tô và linh kiện, phụ tùng; Máy móc thiết bị cầm tay; Cáp điện; Vũ khí…)
  • Khai khoáng (kể cả dầu khí)
  • Hóa dầu
  • Hóa chất
  • Công nghệ thông tin và viễn thông (IT&C)

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Xuất nhập khẩu

Đầu tư

Năm 2017, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Rumani tăng nhẹ 1,2 %, đạt mức 727,3 triệu Euro. Tuy nhiên Rumani vẫn bị đánh giá là yếu trong các nước Châu Âu. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Rumani tăng 4,9% đạt 3.4 tỷ Euro. Theo số liệu thông kê từ Ngân hàng Trung ương Rumani, năm 2016, một số nước có lượng công ty đầu tư chính vào Rumani là Hà Lan (24,3%), Đức (13,2%), Áo (11,9%), Pháp (6,9%),….

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ đầu năm 2018, khi bà Viorica Dancila trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Rumani, Chính phủ nước này đã chú trọng nhiều hơn vào mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu để hạn chế nhập siêu. Coi đầu tư nước ngoài và xuất khẩu là một trong những động lực quan trọng để thúc đấy phát triển kinh tế.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên

Rumani hiện đang tập trung ưu tiên phát triển 05 lĩnh vực chính là : ITC, Ô tô, hàng không vũ trụ, nông nghiệp sạch (bio-agriculture) và công nghiệp sáng tạo (Innovations).

Các đối tác thương mại ưu tiên

Kể từ khi ra nhập EU (01/01/2007), Thương mại hàng hóa của Rumani chủ yếu được thực hiện trong nội khối EU28 (chiếm 75,8% kim ngạch xuất nhập khẩu) với các đối tác chính như đã trình bày ở phần trên. Ngoài ra, Rumani cũng chú trọng tới phát triển quan hệ thương mại đầu tư với các đối tác như Mỹ, Canada, Nhật bản, Hàn Quốc…

Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh

Hàng loạt các biện pháp, chính sách đã được chính phủ được đưa ra hướng tới các mục tiêu trên như công bố Kế hoạch hỗ trợ của nhà nước năm 2018 (State Aid Scheme 2018) với khoản kinh phí hỗ trợ lên tới 1 tỷ Euro trong thời hạn 05 năm. Theo chương trình này, các khoản  đầu tư tư nhân có trị giá từ 10 triệu Euro trở lên cho các dự án thành lập mới hay mở rộng năng lực sản xuất hiện có sẽ là đối tượng hưởng lợi của chương trình này. Ngoài ra, chính phủ cũng tuyên bố sẽ sớm thành lập Cơ quan xúc tiến Xuất khẩu và Đầu tư nước ngoài (Romanian Angency for Foreign Investment & Exports) theo dạng trung tâm “một cửa” (One Stop Shop Center ) có tính linh hoạt cao với cán bộ là những người có tâm huyết và chuyên môn về kinh tế, chiến lược.

Các FTAs chính hiện đang tham gia

Về các FTAs, trước khi ra nhập EU, Rumani đã tham gia ký kết một số các FTAs trong khuôn khổ đa phương và song phương như: CEFTA (Central European Free Trade Agreement), EFTA (European Free Trade Association) và các FTAs với Moldova, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Serbia-Montenegro, Albania, Bosnia and Herzegovina. Tuy nhiên, ngay từ khi khởi động tiến trình ra nhập EU vào năm 2004, Rumani đã bắt đầu rút dần khỏi các thỏa thuận này và quá trình này đã hoàn tất khi Rumania chính thức trở thành thành viên EU ngày 01/01/2007.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất, các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại

Kể từ thời điểm chính thức trở thành thành viên EU, mọi hoạt động thương mại, đầu tư của Rumani đều dựa trên các quy định pháp lý chung của EU28. Do đó, các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật đều được áp dụng chung cho tất cả các quốc gia thành viên EU (Rumani không có các quy định riêng về các lĩnh vực này).

Để tham khảo chi tiết về các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật của EU, xin vui lòng truy cập website của tổ chức này tại : https://ec.europa.eu/commission/index_en
http://trade.ec.europa.eu/tradehelp/free-trade-agreements

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi Rumani gia nhập EU, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước đã đi vào thực chất hơn. Doanh nghiệp hai nước cũng hiểu biết về nhau nhiều hơn và ngày càng quan tâm đến quan hệ hợp tác kinh doanh, đầu tư giữa hai bên. Kim ngạch thương mại song phương cũng như xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này trong những năm gần đây tăng trưởng tương đối khả quan. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn còn quá khiêm tốn so với mối quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước. Chi tiết tham khảo bảng số liệu thống kê dưới đây.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Rumani

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Rumani đạt 168,357 triệu USD (tăng 51,25% so với năm 2016) với các sản phẩm chính như: máy móc thiết bị điện và điện tử; Máy móc thiết bị cơ khí và linh kiện; Sản phẩm dệt may; Giày dép; Cà phê; Thực phẩm chế biến; Đồ gỗ nội ngoại thất; Nhôm và sản phẩm nhôm; Nhựa và sản phẩm nhựa; Phương tiện vận tải & phụ tùng; Cao su & sản phẩm cao su, Đồ chơi trẻ em…

Kim ngạch một số sản phẩm xuất khẩu khác:

Thủy hải sản : 3,617 triệu USD; Sản phẩm dệt may khác: 3,054 triệu USD; Da muối và da sống: 2,243 triệu USD; Sản phẩm da: 2,243 triệu USD; Cao su và sản phẩm cao su: 1,465 triệu USD; Hàng may mặc và phụ kiện: 1,100 triệu USD; Đồ chơi trẻ em: 1,307 triệu USD.

Nhập khẩu của Việt Nam từ Rumani

Năm 2017, nhập khẩu của Việt Nam từ Rumani đạt trị giá 58,654 triệu USD (Giảm 71,19% so với 2016 – năm 2016 nhập khẩu của Việt Nam từ Rumani đạt 203,6 triệu USD) với các sản phẩm chính như: Lúa mỳ; Phân bón; Dược phẩm; Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; Máy móc thiết bị; Gỗ tròn, gỗ xẻ;  Hóa chất; Nội tạng động vật; Len; Thủy hải sản; Thực phẩm chế biến …

Đầu tư

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2017, Rumani đầu tư vào Việt Nam 02 dự án với số vốn đăng ký là 1,2 triệu USD (xếp thứ 93 trong số 125 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam). Còn theo số liệu do phòng Thương mại và Công nghiệp Rumani cung cấp, cho đến cuối năm 2017, có 216 công ty Việt Nam đang hoạt động tại Rumani với số vốn đăng ký là 2,1 triệu Euro (đây có thể là các công ty người Việt đang sinh sống, làm ăn tại Rumani).

Các thỏa thuận đã ký kết

Cho đến nay, Việt Nam và Rumani đã ký kết và đang xúc tiến để ký kết các Hiệp định như:

(i) Hiệp định hợp tác về chống tội phạm và khủng bố (Rumani đã trao cho Việt Nam vào tháng 7/2017);

(ii) Hiệp định đào tạo nghề và lao động (Việt Nam đã trao cho Rumani năm 2016, Bộ ngoại giao Rumani hứa sẽ thúc đẩy các Bộ ngành liên quan 2016);

(iii) Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (đã ký năm 1995);

(iv) Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (đã ký năm 1994);

(v) Chương trình hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan Quốc gia về Nghiên cứu khoa học và Sáng tạo của Rumani giai đoạn 2017-2018;

(vi) Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp (Đại sứ quán Rumani đã gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vào tháng 6/2017);

(vii) Chương trình hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Rumani nhằm quảng bá các giá trị văn hóa và truyền thống lâu đời của hai nước và hai dân tộc;

(viii) Chương trình hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục quốc gia và Nghiên cứu khoa học Rumani giai đoạn 2017-2018;

(ix) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Rumani (7/2016);

(x) Nhân chuyến thăm BT Bộ Tư pháp Việt Nam tới Rumani năm 2016, hai bên đã nhất trí nghiên cứu ký Hiệp định về tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Rumani là thị trường tiềm năng cho một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như trái cây nhiệt đới (tươi và đóng hộp), thủy hải sản (đông lạnh và đóng hộp), cà phê, hạt tiêu, hạt điều và thịt lợn (Rumani có ngành chăn nuôi tương đối phát triển nhưng hàng năm vẫn đang phải nhập khẩu một số lượng đáng kể thịt lợn từ các thành viên EU và các quốc gia châu Âu khác). Bên cạnh đó, các sản phẩm như máy móc thiết bị điện và điện tử (đồ điện gia dụng, máy tính, điện thoại cầm tay), đồ gỗ nội ngoại thất, giày dép, sợi nhân tạo, vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu vào thị trường này. Do Rumani có nhu cầu khá lớn về các mặt hàng trên và Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp khác cả về giá cả và chất lượng.

Một lĩnh vực khác mà doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác là xuất khẩu lao động. Do những năm gần đây một lượng lớn lực lượng lao động của nước này đã di cư sang các nước EU khác nên Rumani hiện đang trong tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Trong thời gian tới dự báo Rumani sẽ thiếu hụt khoảng 1 triệu lao động. Tuy nhiên, các giấy phép cấp cho lao động nước ngoài còn hiệu lực (tính đến 1 tháng 3 năm 2018) mới dừng ở con số 7.249 giấy phép. Trong đó Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước đứng đầu về số lượng lao động nhập cư vào Rumani với 1.473 và 1.332 giấy phép lao động, tiếp theo đó là Việt Nam với 1.012 giấy phép.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tham gia vào các dự án phát triển hạ tầng và xây dựng nhà ở. Đây là những lĩnh vực mà Rumani đang tập trung phát triển với nguồn vốn tài trợ từ EU lên tới 23 tỷ Euro (nằm trong gói tài trợ có tổng trị giá 31 tỷ Euro của EU dành tài trợ cho phát triển nông nghiệp, các quỹ tín dụng nhỏ và phát triển hạ tầng trong thời gian từ 2014 đến 2020).

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Quy định về xuất nhập khẩu; chính sách thuế và thuế suất; bao bì & nhãn mác; vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và sở hữu trí tuệ.

Như đã đề cập ở phần trên, kể từ khi trở thành thành viên chính thức của EU vào năm 2007, Rumani đã áp dụng tất cả các quy định chung, thống nhất của EU28. Vì vậy quy định của Rumani đối với xuất – nhập khẩu; chính sách thuế và thuế suất;  bao bì & nhãn mác; vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này cũng tương tự như tất cả các nước thành viên EU khác.

Thông tin về các quy định trên có thể tham khảo tại website của EU: https://ec.europa.eu/commission/index_en
http://trade.ec.europa.eu/tradehelp/
http://ec.europa.eu/taxation_customs/dds2/taric/taric_consultation.jsp

Tập quán kinh doanh

Cũng giống như Việt Nam, doanh nghiệp Rumani rất coi trọng quan hệ cá nhân và chữ tín trong kinh doanh. Vì vậy để có quan hệ làm ăn khăng khít và lâu dài với các doanh nghiệp của nước này, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng xây dựng và duy trì quan hệ cá nhân tốt với các doanh nghiệp Rumani.

Một vấn đề cần lưu ý nữa là phương thức thanh toán. Do các doanh nghiệp Rumani chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thay cho phương thức thanh toán L/C mà doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng, đối phương thường yêu cần đối tác chấp nhận thanh toán theo hình thức TT (trả trước từ 30% -50%), phần còn lại sẽ thanh toán nốt sau 45 hoặc 60 ngày kể từ ngày nhận hàng hoặc sử dụng phương thức D/A hay D/P để giảm chi phí ngân hàng. Đây là những phương thức thanh toán khá rủi ro nếu chưa có quan hệ làm ăn lâu dài và uy tín và đây cũng chính là nguyên nhân hạn chế giao dịch thương mại giữa hai nước.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: +84 (0)24 2220 5380, +84 (0)24 2220 5381, +84 (0)24 2220 5382
Fax: +84 (0)24 2220 5376, +84 (0)24 2220 2525

Đại sứ quán Rumani tại Hà Nội
Địa chỉ : Số 5 Lê Hồng Phong, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel : 243-845.20.14
Fax : 243-843.09.22
Website : https://hanoi.mae.ro/
E-mail: hanoi@mae.ro

Liên hệ : Bộ phận Kinh tế & Thương mại
Tel : 243-823 00 45
Fax: 243-843 09 22
E-mail: bpehanoi@yahoo.com

Tại Rumani

Thương Vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Rumania
Địa chỉ: Strada C.A. Rosetti No.35, Sector 2, Bucuresti, Rumani
Tel: +40 21 211 3738
Email: ro@moit.gov.vn