Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Thụy Sỹ
- Cộng hòa Áo
- Vương quốc Bỉ
- Cộng hoà Pháp
- Cộng hòa Liên bang Đức
- Cộng hoà I-ta-li-a
- Vương quốc Hà Lan
- Cộng hòa Ba Lan
- Liên bang Nga
- Cộng hòa Xlô-va-ki-a
- Vương quốc Tây Ban Nha
- Thuỵ Điển
- Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Hung-ga-ri
- Vương quốc Na-uy
- U-crai-na
- Cộng hòa Xlô-ven-ni-a
- Cộng hòa Lát-vi-a
- Ru-ma-ni
- Cộng hòa Bun-ga-ri
- Cộng hòa Phần Lan
- Vương quốc Đan Mạch
- Cộng hòa Bê-la-rút
- Cộng hòa Séc
- Gru-di-a
- Công quốc Lít-ten-xờ-tên
- Cộng hòa E-xtô-ni-a
Tổng quan tình hình nền kinh tế
Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế
Thông tin cơ bản về GDP
Năm 2014: 649,718 tỷ francs
Năm 2015: 653,735 tỷ frs
Năm 2016: 658,978 tỷ frs
Tỷ lệ lạm phát năm 2017 là 0,53%
Tốc độ tăng trưởng GDP của Thụy Sỹ trong năm 2017 chỉ đạt 1,0%. Theo dự báo của nhóm Chuyên gia kinh tế Liên bang, tốc độ tăng trưởng năm 2018 sẽ đạt khoảng 2,4%, giảm xuống còn 2,0% vào năm 2019. Tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ lên mức 0,6% trong năm 2018 và 0,7% cho năm 2019. Giá trị đồng Francs Thụy Sỹ ổn định tuy đã có thời điểm lên khá cao so với đồng Euro làm ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Một số ngành kinh tế trọng điểm
- Sản xuất công nghiệp là khu vực chủ chốt của nền kinh tế trong đó phải kể đến các ngành quan trọng như:
- Công nghiệp hóa học và dược phẩm với các tập đoàn hàng đầu thế giới như Novartis, Hofmann-La Roche và trên 300 công ty nhỏ và vừa.
- Công nghiệp cơ khí trong đó bao gồm sản xuất máy cơ khí chính xác, đồng hồ, máy công cụ, máy phát điện và hệ thống truyền tải điện (tập đoàn ABB), dụng cụ y tế, quang học.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm với tập đoàn Neslé và công nghiệp sản xuất-xuất khẩu vũ khí.
- Dịch vụ là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu của nền kinh tế với hệ thống ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm và tập đoàn tài chính trong đó phải kể đến vai trò trung tâm tài chính thế giới của các thành phố như Zurich, Geneva
- Thương mại trong đó việc môi giới mua bán nguyên nhiên liệu, khoáng sản của thế giới thông qua các công ty hàng đầu thế giới có trụ sở tại Thụy sỹ (chiếm khoảng 25% các thương vụ trên toàn thế giới)
- Du lịch và nông nghiệp được coi trọng và đóng góp đáng kể cho kinh tế và an toàn lương thực Thụy Sỹ
Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư
Xuất nhập khẩu
Nếu tính theo châu lục, Châu Âu chiếm 61% nhập khẩu, 49% xuất khẩu. Châu Á là 23% nhập và 34% xuất khẩu và châu Mỹ 9% nhập khẩu và 14% xuất khẩu. Châu Âu là đối tác quan trọng hàng đầu trong đó Đức giữ vị trí đối tác kinh tế-thương mại số một của Thụy Sỹ.
Đầu tư
Đầu tư của Thụy Sỹ ra nước ngoài
Trong năm 2016, các công ty có trụ sở Thụy Sỹ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 71 tỷ frs, giảm so với năm 2017 (90 tỷ frs). Tổng số tiền đầu tư trong năm 2016 tại Anh và Hà Lan là 58 tỷ Frs chủ yếu để cơ cấu lại một số công ty tại hai địa bàn này. Đầu tư trực tiếp tại Mỹ là 36 tỷ frs trong đó chủ yếu cho các vụ sáp nhập công ty. Các công ty Thụy Sỹ cũng đưa về nước 22 tỷ frs từ các trung tâm tài chính tại Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Thụy Sỹ nằm trong Top 10 các nền kinh tế đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất. Tính đến hết năm 2016 số tiền đầu tư nước ngoài trực tiếp của Thụy Sỹ là 1215 tỷ frs trong đó của các tập đoàn tài chính và holding là 452 tỷ frs và của các công ty hóa học-nhựa plastic là 168 tỷ frs. Lợi nhuận thu được từ đầu tư nước ngoài trực tiếp là 81 tỷ frs, giảm 6 tỷ so với năm trước.
Đầu tư của nước ngoài vào Thụy Sỹ
Tổng số tiền đầu tư trực tiếp của các công ty nước ngoài vào Thụy Sỹ năm 2016 là 47 tỷ frs, giảm so với năm 2015 (78 tỷ frs). Các khoản đầu tư này chủ yếu vào nhóm tập đoàn tài chính và holding (27 tỷ frs), khu vực dịch vụ (9 tỷ frs) và công nghiệp (4 tỷ frs).
Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Thụy Sỹ có xu hướng tăng. Tính đến hết năm 2016 số tiền đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Thụy Sỹ là 965 tỷ frs trong đó đến từ các nước khu vực EU là 78% và Mỹ là 13% và chủ yếu là đầu tư vào các tập đoàn tài chính và holding. Lợi nhuận thu được từ đầu tư vào Thụy Sỹ là 62 tỷ frs, tăng 3 tỷ so với năm trước.
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư
Là một nước nhỏ về diện tích (hơn 41 nghìn km2) và không đông về dân số (8,5 triệu dân), địa hình chủ yếu là núi, không có tài nguyên thiên nhưng nhờ có vị trí địa lý trung tâm châu Âu, không bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh và sớm công nghiệp hóa cũng như xác định rõ phải hướng ra thế giới nên kinh tế Thụy Sỹ sớm hội nhập toàn diện và sâu rộng với kinh tế châu Âu và thế giới. Thị trường trong nước nhỏ, cầu trong nước có hạn nên công nghiệp và dịch vụ nước này chủ yếu hướng vào xuất khẩu, tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao đòi hỏi trình độ công nghệ hiện đại và là mắt xích không thể thiếu trong thương mại và đầu tư toàn cầu. Các mặt hàng xuất khẩu ngoài VAT không phải đóng thêm các loại thuế, phí nào khác. Ngoại thương có vai trò hết sức quan trọng đối với một nền kinh tế có độ mở rất cao như Thụy Sỹ nhưng cũng là điểm yếu khi kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng hoặc chiến tranh thương mại (cuộc khủng hoảng 2008 đã tác động đáng kể đến tăng trưởng nước này).
Là quốc gia đi đầu về cam kết phát triển kinh tế theo định hướng bền vững (Sustainable development), chính sách phát triển kinh tế luôn bám sát các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc như giảm khí thải, bảo vệ môi trường, đầu tư và phát triển công nghệ sạch, nâng cao bình đẳng giới, chỉ số sáng tạo… Trong Chiến lược phát triển quốc gia giai đoạn 2016-2019, Chính phủ Thụy Sỹ đã vạch ra các mục tiêu chiến lược cho phát triển kinh tế xã hội trong đó có các mục tiêu ưu tiên về kinh tế như:
- Tạo dựng cơ hội lâu dài với EU về kinh tế – thương mại.
- Mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp Thụy Sỹ.
- Xây dựng một nền kinh tế kỹ thuật số đảm bảo khả năng cạnh tranh.
- Tự do hóa thị trường điện và khí đốt.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của thị trường trong nước thông qua các biện pháp xúc tiến hàng nhập khẩu.
Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên
Thụy Sỹ tiếp tục ưu tiên các doanh nghiệp có thế mạnh như hóa-dược, cơ khí chính xác, đồng hồ, tài chính-ngân hàng, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo … và quan tâm củng cố vai trò của các xí nghiệp nhỏ và vừa (chiếm tới 99% tổng số các công ty và được coi là nhỏ và vừa khi sử dụng dưới 250 nhân công).
Các đối tác thương mại ưu tiên
Thụy Sỹ luôn xác định địa bàn ưu tiên châu Âu, Mỹ, Trung quốc, Nhật bản và nỗ lực tăng cường tiếp cận thị trường thế giới.
Chính sách nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh
Chính phủ Liên bang và chính quyền các bang có các chính sách tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh tùy đặc thù từng địa phương (như thủ tục minh bạch, nhanh, ưu đãi về thuế…) Chính sách kiểm soát xuất khẩu; Xử phạt / Cấm vận; Kiểm soát xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp (sử dụng kép) và hàng hóa quân sự. (Tham khảo chi tiết tại https://www.seco.admin.ch/seco/en/home.html).
Các FTA chính đang tham gia
Thụy Sỹ là một trong nước đầu tiên tham gia WTO và coi việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do là cột trụ chính trong chính sách kinh tế. Thụy Sỹ là thành viên chủ chốt của Hội thương mại tự do châu Âu (EFTA gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na uy, Liechtenstein và Iceland). Ngoài FTA ký từ 1974, cho đến nay Thụy Sỹ đã ký với EU và trên 120 hiệp định hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực nhưng không tham gia EU do sự phản đối của cử tri qua trưng cầu dân ý. Hiện Thụy Sỹ đã ký 30 Hiệp định FTA với 40 đối tác trong đó đa số các FTA nằm trong khuôn khổ của Hội thương mại tự do châu Âu nhưng cũng có một số Hiệp định song phương, giữa Thụy Sỹ với các nước đối tác như với Trung quốc và Nhật bản. (Trung quốc và Nhật đều chọn Thụy sỹ là nước đầu tiên tại châu Âu để đàm phán và ký FTA nhằm chuẩn bị cho quá trình đàm phán với EU). Hiện Thụy Sỹ đang đàm phán các FTA với khối Mercosur, Ấn độ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia… Nhờ FTA, hàng hóa và dịch vụ của Thụy Sỹ tiếp cận với một thị trường rộng lớn 2,2 tỷ người và có tổng GDP lên đến 25000 tỷ USD. Trong năm 2015, xuất khẩu hàng hóa của Thụy Sỹ đến các đối tác đã ký FTA chiếm 23% tổng số xuất khẩu. Từ 1998 đến 2014, xuất khẩu Thụy Sỹ tăng trung bình 4,1% hàng năm nhưng xuất khẩu vào thị trường các nước đã ký FTA (ngoài EU và EFTA) tăng đến 8,5% trong vòng 4 năm liên tục sau khi hiệp định có hiệu lực.
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng
Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất
Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất (chống bán phá giá, trợ cấp, phòng vệ…): Thuỵ Sỹ trong 10 năm gần đây đang bị nhiều tổ chức quốc tế và các nước kêu gọi giảm trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Nông nghiệp Thuỵ Sỹ tỷ trọng không lớn trong GDP nhưng được Chính phủ trợ cấp hàng năm trên 3 tỷ USD. Về thuế được điều chỉnh linh hoạt cho các sản phẩm nông nghiệp (theo mùa, cho các đối tác) cũng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng cũng là các rào cản lớn cho hàng nhập khẩu (bảo hộ sản xuất nội địa). Trợ cấp cho các sản phẩm nông nghiệp chế biến sẽ được giảm dần tới năm 2020.
Các rào cản kỹ thuật chính đối với thương mại
Có nhiều các rào cản kỹ thuật chính đối với thương mại (tiêu chuẩn, quy chuẩn, sở hữu trí tuệ..): Rào cản kỹ thuật đối với thương mại thông qua các thỏa thuận về công nhận lẫn nhau (ví dụ của Thụy Sỹ và EU về các thử nghiệm phù hợp cho các sản phẩm công nghiệp, Hiệp định năm 1999 về tháo dỡ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Hiệp định thừa nhận lẫn nhau – MRA) kêu gọi sự công nhận lẫn nhau của Thụy Sỹ và Liên minh châu Âu (EU) về các thử nghiệm phù hợp cho các sản phẩm công nghiệp.)
Các sản phẩm của các nước nhập khẩu vào Thuỵ Sỹ phản tuân thủ các quy định chung (tương tự tiêu chuẩn châu Âu, ngoài ra các chuỗi cung ứng còn có các tiêu chuẩn phụ bổ sung về chất lượng, quy cách bao bì, nhãn mác (ví dụ như bao bì nhiều sản phẩm phải ghi đủ bằng cả ba thứ tiếng quốc gia Đức, Pháp, Ý). Tham khảo tại các đường link sau:
http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2017/june/tradoc_155642.pdf (phần thông tin thống kê Trade Barier cho Thuỵ Sỹ)
http://www.interlabor.ch/index.php/en/ (các quy định, tiêu chuẩn và phương pháp dịch vụ về kiểm tra, dược phẩm, đồ thực phẩm nhập khẩu)
Các quy định khác về :
Nhập khẩu hàng nông nghiệp:
https://www.admin.ch/opc/de/classified-compilation/20110403/index.html
Quy định về xuất nhập khẩu rau quả và các sản phẩm làm vườn:
https://www.admin.ch/opc/de/classified-compilation/19983424/index.html
Quy định về mức ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển:
https://www.admin.ch/opc/de/classified-compilation/20061738/index.html
Quy định về nguyên tắc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển:
https://www.admin.ch/opc/de/classified-compilation/20110090/index.html
Quy định về các yếu tố bảo vệ công nghiệp và thuế nhập khẩu thành phần của hàng hóa có nguồn gốc từ nông nghiệp
Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất các biện pháp trên
Các nước xuất khẩu đồ điện tử, nông sản, thuỷ sản như Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam, Thái lan, Srilanka, Ấn Độ….
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Thương mại
Theo số liệu của Hải quan Thụy Sỹ, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Thụy Sỹ và Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây đạt hơn 7,9 tỷ CHF, trong đó Việt Nam xuất siêu tỷ CHF. Kim ngạch thương mại hai chiều các năm 2013-2015 đạt trung bình hơn 1 tỷ CHF và tăng trưởng mạnh các năm 2016-2017 từ hơn 1 tỷ CHF lên hơn 2 tỷ CHF. Tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thụy Sỹ đều tăng trưởng các năm 2013-2016 (đáng chú ý năm 2016 tăng trưởng 52,2%). Tuy nhiên năm 2017 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ giảm 3,3%.
Đầu tư
Tính đến tháng 3/ 2018, Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thụy Sỹ có 132 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 1,85 tỷ USD. Thụy Sỹ đứng thứ 18 trong số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Đầu tư của Thụy Sĩ chủ yếu tập trung vào các ngành xây dựng, văn hóa, y tế, giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Hiện có khoảng 90 doanh nghiệp Thụy Sỹ đang hoạt động ở Việt Nam, đầu tư của Thụy Sỹ có mặt tại 12 địa phương. Đa số các nhà đầu tư Thụy Sỹ lựa chọn hình thức công ty 100% vốn nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Trong số các tập đoàn lớn của Thụy Sỹ đầu tư tại Việt Nam, có thể kể đến Nestlé (thực phẩm, đồ uống), Novatis/Ciba – Sandoz (hóa dược), Roche (dược phẩm), ABB (thiết bị điện, xây dựng trạm biến thế), Sulzer (cơ khí, thiết bị điện), SGS (giám định), Escatec (thiết bị điện tử), Ringier (in ấn), André/ CIE (thương mại) v.v.. và 1 số doanh nghiệp khác. Đáng chú ý có việc tập đoàn Lafarge-Holcim đã bán Holcim Việt Nam cho tập đoàn Siam Ciment của Thái Lan.
Các thỏa thuận đã ký kết (liên quan đến kinh tế – thuơng mại)
– Hiệp định hợp tác bưu điện (1975);
– Hiệp định hợp tác vận tải hàng không (1979) và ký mới 2018;
– Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1992);
– Hiệp định hợp tác kinh tế – thương mại (1993);
– Hiệp định viện trợ tài chính hỗn hợp thứ I (1993);
– Hiệp định tránh đánh thuế song trùng và ngăn ngừa trốn lậu thuế (1996);
– Hiệp định bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (1999);
– Hiệp định khung về hợp tác phát triển (2002);
– Hiệp định viện trợ tài chính hỗn hợp thứ II (2002);
– Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước (2011).
– MOU về hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho Bộ Tài chính Việt Nam nhằm cải thiện việc phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô (2011).
– MOU về hợp tác trong lĩnh vực lao động và việc làm (2011).
– Thỏa thuận dự án “Cải thiện công tác xử lý nước thải và chất thải rắn tại các tỉnh lỵ của Việt Nam” (2011).
– MOU về việc Khối EFTA công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam (07/2012)
Hiện nay Việt Nam đang tiến hành đàm phán hiệp định thương mại tự do FTA với các nước trong EFTA trong đó có Thụy Sỹ. Đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và khối EFTA đã trải qua 14 phiên.
Tổng quan
Thụy Sỹ là thị trường nhỏ tại Châu Âu với số dân hơn 8,37 triệu người (số liệu 2016). Tuy nhiên so với các thị trường lớn như Đức, Pháp, Ý, Thụy Sỹ là thị trường có tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Thụy Sỹ tham gia khối mậu dịch tự do Châu âu (EFTA – European Free Trade Association) bao gồm các nước có qui mô và trình độ phát triển tương đồng: Iceland, Liechtenstein, Norway, Switzerland. Do vậy cơ hội thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường có tiêu chuẩn và yêu cầu cao nhất thế giới nằm ở việc kết thúc, ký kết hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối mậu dịch tự do Châu âu (EFTA).
Bên cạnh đó, Thụy Sỹ đang dần hướng tới một nền kinh tế đi đầu về công nghệ cao và công nghệ sạch. Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ chi hàng tỷ đô la cho các nghiên cứu phát triển về ecotech, và đặc biệt chính phủ Thụy Sỹ gần đây đang hướng tới thay đổi hình ảnh Thụy Sỹ từ một quốc gia nổi tiếng với đồng hồ và Socola trở thành “SWISS_Home of DRONE” về phát triển ngành công nghiệp hàng không kỹ thuật số với drone và flying robot.
Một số doanh nghiệp về sản xuất của Thụy Sỹ đang muốn tìm kiếm thị trường để outsource sản xuất các bộ phần phụ tùng và linh kiện.
Các nhóm hàng sẽ là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Sỹ bao gồm:
– Nông lâm thủy hải sản (01 – Forestry and agricultural products, fisheries);
– Dệt may, quần áo, dày dép (03 – Textiles, clothing, shoes);
– Máy móc, thiết bị, sản phẩm ứng dụng (09 – Machines, appliances, electronics);
– Các sản phẩm Da, Cao su và Nhựa (05 – Leather, rubber, plastics);
– Đồng hồ, trang sức, vật dụng đắt giá (11 – Precision instruments, clocks and watches and jewellery).
Các quy định về xuất nhập khẩu
- Quy định về nhập khẩu hàng nông nghiệp https://www.admin.ch/opc/de/classified-compilation/20110403/index.html
- Quy định về xuất nhập khẩu rau quả và các sản phẩm làm vườn https://www.admin.ch/opc/de/classified-compilation/19983424/index.html
- Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa sử dụng kép, hàng hóa quân sự cụ thể và hàng hóa chiến lược
https://www.admin.ch/opc/en/classified-compilation/20151950/index.html
- Quy định về nguyên tắc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển
https://www.admin.ch/opc/de/classified-compilation/20110090/index.html
- Quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu
- Importplatform hỗ trợ các cá nhân doanh nghiệp muốn tìm hiểu hàng rào kỹ thuật khi nhập khẩu hàng hóa vào Thụy Sỹ
Ví dụ các quy định đối với sản phẩm BIO https://www.blw.admin.ch/blw/de/home/instrumente/kennzeichnung/biolandbau.html
Chính sách thuế và thuế suất
Quy định về mức ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển, link https://www.admin.ch/opc/de/classified-compilation/20061738/index.html
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch
https://www.admin.ch/opc/de/classifiedcompilation/20172162/index.html
https://www.admin.ch/opc/de/classifiedcompilation/20111570/index.html
https://www.admin.ch/opc/de/classifiedcompilation/20050031/index.html
https://www.admin.ch/opc/de/classifiedcompilation/20143405/index.html
https://www.admin.ch/opc/de/classifiedcompilation/20143414/index.html
https://www.admin.ch/opc/de/classifiedcompilation/20143406/index.html
Quyền sở hữu trí tuệ
https://www.admin.ch/opc/en/classifiedcompilation/20071761/index.html
Tập quán kinh doanh
- Để gặt hái được thành công khi làm việc với các doanh nghiệp Thụy Sỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những nét chính trong văn hóa kinh doanh và thói quen tiêu dùng của người dân Thụy Sỹ, cụ thể như sau:
- Văn hóa của Thụy Sỹ: Thụy Sỹ nằm giữa các quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa đậm nét Châu Âu như Pháp, Đức, Ý, Áo. Vì vậy văn hóa của Thụy Sỹ là sự pha trộn của các nền văn hóa của các nước nêu trên. Thụy Sỹ sử dụng 4 ngôn ngữ chính: Đức, Pháp, Ý, Roman. Do đó để có được thành công khi giao dịch với các doanh nghiệp Thụy Sỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu xem vị trí các doanh nghiệp đối tác Thụy Sỹ nằm ở vùng ngôn ngữ nào để sử dụng ngôn ngữ giao dịch cho phù hợp, đạt được mục tiêu trong việc kết nối, đàm phán. Bên cạnh những nét văn hóa trên, người Thụy Sỹ đặc biệt có ý thức và nghiêm túc về việc đúng giờ. Do vậy việc có mặt đúng giờ tại các cuộc hẹn với đối tác Thụy Sỹ là đặc biệt quan trọng.
- Qui mô các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Thụy Sỹ có qui mô nhỏ và vừa rất phổ biến ở Thụy Sỹ). Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thụy Sỹ rất cao. Lý do nằm ở tính chuyên môn hóa trong các khâu vận hành DN.
- Thời gian làm việc, các ngày nghỉ lễ trong năm: Thụy Sỹ có 26 Canton (Bang) với các ngày nghỉ lễ riêng biệt theo qui định từng bang (trừ ngày Quốc khánh 01/8). Ngoài ra các ngày nghỉ có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của người lao động. Một số ngày nghỉ cụ thể chỉ dành riêng cho một số Làng hoặc Thị trấn riêng biệt.
- Thói quen ưa chuộng thương hiệu sản phẩm: Một trong số các đặc điểm tiêu dùng của người dân Thụy Sỹ đó là thói quen ưa chuộng thương hiệu và sự tin cậy của sản phẩm. Giá cả không là vấn đề so với thu nhập cao của người dân Thụy Sỹ, tuy nhiên chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. Các chuỗi cung ứng thực phẩm của Thụy Sỹ tồn tại và phát triển song song với nhau trên cơ sở mỗi thương hiệu đáp ứng cho một tầng lớp thu nhập nhất định. Người dân thụy Sỹ có thói quen chỉ ăn những gì mà họ biết rõ từ giai đoạn trồng trọt, chế biến bảo quản cho đến khi đặt lên kệ của siêu thị. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm kiếm đối tác Thụy Sỹ để hợp tác lâu dài cần đặc biệt chú ý đến việc xây dựng thương hiệu và chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: +84 (0)24 2220 5380, +84 (0)24 2220 5381, +84 (0)24 2220 5382
Fax: +84 (0)24 2220 5376, +84 (0)24 2220 2525
Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà HCO, 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Tel: +84 24 3934 6589
Fax: +84 24 3934 6591
Email: hanoi@eda.admin.ch
Tổng lãnh sự quán Thụy Sỹ tại TP HCM
Địa chỉ: Tầng 37, Bitexco Tower, 2 Hải Triều, Bến Nghé, TP HCM
Tel: +84 28 6299 1200
Fax: +84 28 6299 1222
Email: hochiminhcity@eda.admin.ch
Tại Thụy Sỹ
Phòng Thương mại – công nghiệp và dịch vụ thuộc các vùng
(Chamber of Commerce and Industry of Switzerland)
Website: https://www.sihk.ch
Ủy ban Nhà nước về Kinh tế (SECO)
Staatssekretariat für Wirtschaft SECO
Địa chỉ: Holzikofenweg 36 CH-3003 Bern
Tel: +41 58 462 56 56
Fax: +41 58 462 27 49
Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ
Địa chỉ: Schlösslistrasse 26, 3008 Berne
Tel: +41-31-3887878/ 3887882
Fax: +41-31-3887879
Email: vietsuisse@bluewin.ch