Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Liên bang Nga
- Cộng hòa Áo
- Vương quốc Bỉ
- Cộng hoà Pháp
- Cộng hòa Liên bang Đức
- Cộng hoà I-ta-li-a
- Vương quốc Hà Lan
- Cộng hòa Ba Lan
- Cộng hòa Xlô-va-ki-a
- Vương quốc Tây Ban Nha
- Thuỵ Điển
- Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Hung-ga-ri
- Vương quốc Na-uy
- U-crai-na
- Cộng hòa Xlô-ven-ni-a
- Liên Bang Thụy Sỹ
- Cộng hòa Lát-vi-a
- Ru-ma-ni
- Cộng hòa Bun-ga-ri
- Cộng hòa Phần Lan
- Vương quốc Đan Mạch
- Cộng hòa Bê-la-rút
- Cộng hòa Séc
- Gru-di-a
- Công quốc Lít-ten-xờ-tên
- Cộng hòa E-xtô-ni-a
Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây
Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế
Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2018 và 2019 lần lượt là 1,7% và 1,5%. Theo Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Maksim Oreshkin, tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2018 có thể sẽ thấp hơn mức dự báo 2,1% trước đây; đồng thời tăng mức dự báo lạm phát từ 2,8% lên mức 3%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 của Nga là 1,5 – 2%, lạm phát trong khoảng 3 – 4%.
Một số ngành kinh tế trọng điểm
Theo Bộ Phát triển Kinh tế Nga, các ngành kinh tế trọng điểm của Nga từ nay đến năm 2030 là: dầu khí, nguyên liệu, giao thông, bán buôn và bán lẻ, nông nghiệp, công nghiệp rừng, gỗ. Ngoài ra, Nga tập trung phát triển công nghiệp sản xuất máy móc, ô tô, máy bay, cơ sở hạ tầng và tăng cường phát triển kinh tế địa phương.
Theo Bộ Phát triển kinh tế Nga, GDP của LB Nga quý 1 năm 2018 tăng khoảng 1,1% so với cùng kỳ năm 2017 (tháng 1 tăng 1,4%, tháng 2 tăng 1,3%, tháng 3 tăng 0,7%). Tăng trưởng GDP trong tháng 3 giảm chủ yếu do ngành xây dựng tăng trưởng âm 9,7% so với tháng 3/2017, sau khi hầu như không có tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, tổng giá trị bán buôn trong tháng 3 giảm 0,2% cũng góp phần làm tốc độ tăng trưởng GDP trong tháng 3 giảm sút, làm ảnh hưởng tới mức tăng trong quý 1/2018. Tổng doanh thu bán lẻ tiếp tục xu hướng tăng ổn định và tăng khoảng 2% so với quý 1/2017.
Trong quý 1/2018, so với cùng kỳ năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp tăng khoảng 1,8%, nông nghiệp tăng 2,6%, vận chuyển hàng hóa tăng 3,2%, cung cấp điện- khí-hơi tăng 2,5%.
Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khoảng 2,1% so với cùng kỳ (chế biến thực phẩm +0,3%, công nghiệp nhẹ +6,8%, chế biến gỗ +5,1%, sản xuất than cốc và sản phẩm dầu mỏ +1,1%, hóa chất +3,8%, luyện kim +5,1%).
Trong khi đó, khai thác khoáng sản tăng 0,9% trong quý 1/2018 (khai thác than +0,8%, khai thác dầu thô và khí gas tự nhiên -0,2%, quặng kim loại +3%, các loại khoáng sản khác +7,5%).
Thị trường ô tô trong tháng 1-2/2018 tiếp tục tăng ổn định với số lượng bán ra tương ứng đạt 148,1 ngàn chiếc trong tháng 1 (+31,3% so với cùng kỳ) và 150,8 ngàn chiếc trong tháng 2 (+24,7%). Sự tăng trưởng này một phần là do số lượng bán thấp của đầu năm 2017 và được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng tín dụng ô tô tiêu dùng (trong cả năm 2017 tăng 14,9%).
Theo Bộ Phát triển kinh tế Nga, GDP của LB Nga quý 1 năm 2018 tăng khoảng 1,1% so với cùng kỳ năm 2017 (tháng 1 tăng 1,4%, tháng 2 tăng 1,3%, tháng 3 tăng 0,7%). Tăng trưởng GDP trong tháng 3 giảm chủ yếu do ngành xây dựng tăng trưởng âm 9,7% so với tháng 3/2017, sau khi hầu như không có tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, tổng giá trị bán buôn trong tháng 3 giảm 0,2% cũng góp phần làm tốc độ tăng trưởng GDP trong tháng 3 giảm sút, làm ảnh hưởng tới mức tăng trong quý 1/2018. Tổng doanh thu bán lẻ tiếp tục xu hướng tăng ổn định và tăng khoảng 2% so với quý 1/2017.
Trong quý 1/2018, so với cùng kỳ năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp tăng khoảng 1,8%, nông nghiệp tăng 2,6%, vận chuyển hàng hóa tăng 3,2%, cung cấp điện- khí-hơi tăng 2,5%.
Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khoảng 2,1% so với cùng kỳ (chế biến thực phẩm +0,3%, công nghiệp nhẹ +6,8%, chế biến gỗ +5,1%, sản xuất than cốc và sản phẩm dầu mỏ +1,1%, hóa chất +3,8%, luyện kim +5,1%).
Trong khi đó, khai thác khoáng sản tăng 0,9% trong quý 1/2018 (khai thác than +0,8%, khai thác dầu thô và khí gas tự nhiên -0,2%, quặng kim loại +3%, các loại khoáng sản khác +7,5%).
Thị trường ô tô trong tháng 1-2/2018 tiếp tục tăng ổn định với số lượng bán ra tương ứng đạt 148,1 ngàn chiếc trong tháng 1 (+31,3% so với cùng kỳ) và 150,8 ngàn chiếc trong tháng 2 (+24,7%). Sự tăng trưởng này một phần là do số lượng bán thấp của đầu năm 2017 và được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng tín dụng ô tô tiêu dùng (trong cả năm 2017 tăng 14,9%).
Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Nga, kim ngạch thương mại của Nga trong năm 2015 giảm 33,2% so với năm 2014, đạt 526,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 343,5 tỷ USD, nhập khẩu là 182,7 tỷ USD; kim ngạch thương mại năm 2016 giảm 11,2% so với năm 2015 và đạt 458,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 278,3 tỷ USD và nhập khẩu là 180,2 tỷ USD; năm 2017 tăng 25% so với năm 2016, đạt 578,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 356,9 tỷ USD và nhập khẩu là 221,2 tỷ USD, kim ngạch thương mại của Nga trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 212,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 138,4 tỷ USD, nhập khẩu là 74 tỷ USD.
Các đối tác thương mại chính là các nước EU (chiếm 42%, đặc biệt là Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha), các nước APEC (chiếm 31%, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam), các nước SNG (chiếm 12%, đặc biệt các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu), Mỹ (4%), Thổ Nhĩ Kỳ (4%), Iran, Ai Cập, Nam Phi, Venezuela, Equador… Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu khí, gas, ô tô, máy móc, kim loại (thép, sắt, nhôm), sản phẩm hóa chất như phân bón, thuốc y dược, mặt hàng nông nghiệp như lúa mì v.v…. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy và phương tiện vận tải, sản phẩm hóa chất, thực phẩm, hàng dệt may và giầy, gỗ và sản phẩm từ gỗ v.v….(xin xem Phụ lục 1 &2)
Theo số liệu của Ngân hàng TW Nga, đầu tư trực tiếp vào Nga trong năm 2015 giảm 78% so với năm 2014, năm 2016 tăng 62% so với năm 2015 và đạt 19 tỷ USD, trong năm 2017 tăng 46% đạt 27,9 tỷ USD.
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Chính sách thương mại, đầu tư
Chính phủ Nga chủ trương xây dựng một nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Các chính sách ưu tiên chính cho sự phát triển của nền kinh tế Nga bao gồm: (i) Tăng tỷ trọng các cơ sở sản xuất sáng tạo, công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm cạnh tranh theo tiêu chuẩn thế giới; (ii) Giảm dần theo giai đoạn sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu lửa và tăng xuất khẩu các mặt hàng phi năng lượng, chế biến sâu lên ít nhất gấp hai lần hiện nay; (iii) Thiết lập một hệ thống tổng thể để hỗ trợ các sản phẩm cạnh tranh quốc gia tại thị trường nước ngoài; (iv) Phát triển quan hệ kinh tế, chính trị và thương mại trong khuôn khổ của Liên minh kinh tế Á-Âu để hình thành lợi thế cạnh tranh chung trong phân chia lao động toàn cầu; (v) Thành lập và phát triển hệ thống thay thế nhập khẩu, tích cực thúc đẩy sản xuất thay thế nhập khẩu của Nga có tính cạnh tranh cao, đặc biệt là hướng tới xuất khẩu, khuyến khích hỗ trợ các mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng thế giới; (vi) Hỗ trợ và tăng cường phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp để đạt được tầm cao mới, sản xuất ra những hàng hóa thân thiện với môi trường và có tính cạnh tranh cao về giá cả, nhất là đối với các sản phẩm ngũ cốc (lúa mỳ, ngô), nhằm góp phần tăng thị phần hàng hóa Nga trên các thị trường chính của thế giới; (vii) Thành lập các khu vực kinh tế vượt trội để kêu gọi đầu tư vào Viễn Đông LB Nga.
Các lĩnh vực ngành nghề ưu tiên
(1) Quốc phòng: sản xuất, xuất khẩu vũ khí
(2) Năng lượng: Dầu khí, gas
(3) Ngành sản xuất công nghiệp
(4) Ngành nông nghiệp
(5) Giao thông vận tải
Các chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh
Để hỗ trợ các doanh nghiệp Nga sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, nhất là trong bối cảnh bị cấm vận, Chính phủ Nga tiến hành thực hiện các biện pháp: (i) Soạn thảo và thực hiện chương trình Liên bang phát triển xuất khẩu, đặc biệt chú trọng đến xuất khẩu hàng hóa phi tài nguyên; (ii) Hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao, bao gồm bảo lãnh nhà nước và bảo hiểm rủi ro hoạt động kinh tế đối ngoại; tín dụng nhà nước xuất khẩu hàng hoá; (iii) Hình thành và tháo gỡ cơ chế toàn diện việc quản lý các khoản thanh toán thuế và hải quan; giảm cơ quan kiểm soát và cải thiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa của Nga, hình thành và thực hiện nguyên tắc “một cửa”.
Hỗ trợ các ngành sản xuất hàng phục vụ xuất khẩu và hàng thay thế nhập khẩu theo các hướng chính sau: (i) Tạo và bảo đảm điều kiện thuế ổn định cho các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án thay thế nhập khẩu; (ii) Các khu vực có khả năng thực hiện giảm thuế suất thuế lợi tức xuống 0 % trong phạm vi khung dự án đầu tư được thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng đầu tư đặc biệt; (iii) Bãi bỏ thuế hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, cho thuê thiết bị đặc biệt dùng để hiện đại hóa xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, và sản xuất hàng thay thế nhập khẩu; (iv) Thành lập các vùng công nghệ cao sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thay thế nhập khẩu với sự tham gia của các nhà sản xuất các mặt hàng có tính cạnh tranh cao, có điều kiện ưu đãi về thuế, kể cả giảm thuế lợi nhuận xuống 0%, xóa bỏ hoặc giảm thuế hải quan.
Hỗ trợ ngành nông nghiệp dựa trên ưu thế tự nhiên của Nga về đất đai, lãnh thổ và nhu cầu thị trường thế giới về các mặt hàng nông sản chất lượng và an toàn sinh thái, cụ thể như sau:
(i) Cung cấp cho các nhà sản xuất máy móc nông nghiệp của Nga sự hỗ trợ dưới hình thức tín dụng xuất khẩu, điều này sẽ làm tăng thị phần của các nhà chế tạo máy trong nước ở cả thị trường trong nước và toàn cầu; (ii) Áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan đối với hàng nhập khẩu thiết bị nông nghiệp hiện chưa sản xuất trong nước được nhập khẩu về để hình thành hoặc đổi mới tài sản cố định của doanh nghiệp nông nghiệp; (iii) Gia tăng sự hiện diện của các nhà sản xuất nông nghiệp Nga trên thị trường nông sản thế giới với các sản phẩm cạnh tranh và giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu hàng thực phẩm, thay thế chúng bằng các mặt hàng cạnh tranh tương tự trong nước.
Các FTAs hiện Nga đang tham gia
(1) LB Nga tham gia Hiệp định song phương với 8 nước là thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (ký tháng 10/2011 tại Sankt-Peterburg), tuy nhiên từ ngày 01/01/2016 Nga dừng hiệu lực Hiệp định thương mại tự do với Ucraina.
(2) Nga là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu, Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu năm 2015 (có hiệu lực từ năm 2016), Iran ký FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu trong 3 năm (tháng 5/2018).
(3) Nga hiện tại đang nghiên cứu và đàm phán ký FTA với 12 nước: Ấn Độ, Israel, Ai Cập, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Campuchia, Hàn Quốc, Venezuela, Nicaragua, Peru, Chilê…
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật
+ Cấp giấy phép (license): Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh của các loại hàng hóa không được phép di chuyển tự do qua hải quan biên giới của LB Nga.
+ Hạn ngạch (quota): thực hiện các hạn chế về số lượng và giá trị nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa trong một thời gian nhất định cho một số loại sản phẩm, quốc gia hay nhóm quốc gia.
+ Chứng nhận (certificate): Loại giấy phép được cấp hợp lệ để trình khi làm thủ tục hải quan.
+ Hệ thống cấp phép (licensing system): trình cho cơ quan hải quan trong quá trình thông quan và kiểm soát giấy phép của các cơ quan nhà nước khác nhau.
+ Phong tỏa hải quan và cấm vận (customs blockade and embargo): Phong tỏa hải quan là việc đình chỉ thực hiện thông quan, giữ lại hàng hoá trong kho ngoại quan để gây phương hại cho nước bị phong tỏa. Cấm vận là lệnh cấm hoặc hạn chế nhập khẩu vào Nga hoặc xuất khẩu sang các nước khác về hàng hoá, công trình, dịch vụ.
+ Chỉ thị của Tổng thống, Thủ tướng: liên quan đến việc áp dụng thực tế các biện pháp thuế quan làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan thuế quan này (Nước Nga hiện tại đang ở trong bối cảnh chính trị kinh tế đặc biệt do bị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận với mức độ ngày càng tăng và liên tục kéo dài gia hạn kể từ năm 2014 khi xảy ra khủng hoảng tại Ucraina. Các chính sách kinh tế thương mại và quản lý biên mậu của Nga vì vậy cũng rất đa dạng, nhiều cấp độ khác nhau để ứng xử với những nước có mức quan hệ khác nhau đối với LB Nga).
+ Biện pháp kiểm dịch động thực vật (biện pháp SPS): LB Nga và Liên minh Kinh tế (LMKT) Á-Âu có hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ, với các yêu cầu về điều kiện và tiêu chuẩn cao, khắt khe nên việc xuất khẩu thủy sản, thịt vào thị trường này rất khó khăn. Ngay cả sản phẩm của các nước như Mỹ và EU cũng gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường Nga.
Ngoài những biện pháp nêu trên, LB Nga và LMKT Á-Âu cũng sử dụng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại để bảo vệ thị trường trong nước, thông qua việc yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ các các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards), quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) và quy trình đánh giá sự phù hợp (conformity assessment procedure), quy định ngưỡng… Các mặt hàng thường bị áp dụng các biện pháp này gồm: dệt may, thiết bị, máy móc, dược phẩm, thuốc thú y, phân bón…
Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất các biện pháp trên
Các nước Châu Âu và những nước tham gia lệnh cấm vận nước Nga, Thổ Nhỹ Kỳ (năm 2015, 2016, 2017). Các mặt hàng nông sản, thịt, hải sản, rau củ quả, sữa và các sản phẩm từ sữa…
Mới đây nhất ngày 4/2018, Mỹ áp đặt biện pháp hạn chế đối với một số cá nhân và đơn vị của Nga thông qua các lệnh trừng phạt. Tháng 6/2018, Tổng thống Nga V. Putin đã ký ban hành thành luật về các biện pháp đáp trả chính sách chống Nga, một bước đi nhằm đáp lại việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung với nước này hồi tháng Tư. Theo luật này, Chính phủ Nga toàn quyền áp dụng các biện pháp kinh tế và chính trị để đáp trả các lệnh trừng phạt. Theo đó, Chính phủ có quyền cấm nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ và các nước khác có thái độ không thân thiện, hoặc “đình chỉ” hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, hàng không và vũ trụ, hoặc hạn chế việc các công ty nhà nước mua phần mềm.
Các vụ kiện ra WTO
Trong khuôn khổ WTO, Nga đã 3 lần tiến hành kiện EU, và 1 lần kiện Ukraina nhưng đều chưa có được một phán quyết nào đưa ra. Cụ thể:
+ Ngày 23/12/2013, Nga đã đệ đơn kiện lên WTO liên quan đến việc sử dụng trong EU phương pháp “điều chỉnh năng lượng” trong các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa của Nga. Hiện nay, nhóm giải quyết tranh chấp đã được thành lập, nhưng vẫn chưa hình thành bộ phận giải quyết tranh chấp.
+ Ngày 30/4/2014, Nga đã đệ đơn kiện liên quan đến gói năng lượng số ba của Châu Âu, buộc các công ty phải chia sẻ kinh doanh khai thác và vận chuyển năng lượng, không phù hợp với Gazprom. Nhóm giải quyết tranh chấp được thành lập vào ngày 0 7/ 3/2016.
+ Ngày 07/5/2015, Nga đã đệ đơn kiện liên quan đến việc tăng thuế nhập khẩu đối với ammonium nitrate trên lãnh thổ của EU và Ukraina từ LB Nga. Đến nay, nhóm giải quyết tranh chấp đã được thành lập, nhưng vẫn chưa hình thành được bộ phận giải quyết tranh chấp.
+ Cũng vào ngày 07/5/2015, phía Nga đã đệ đơn kiện liên quan đến việc Ủy ban châu Âu hủy bỏ thuế nhập khẩu đối với ống hàn Ukraina và đánh thuế các nhà sản xuất từ Nga, Trung Quốc và Belarus. Hiện nay, nhóm giải quyết tranh chấp đã được thành lập, nhưng vẫn hình thành được bộ phận giải quyết tranh chấp.
Quan hệ kinh tế giữa với Việt Nam
Thương mại
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với LB Nga
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nga là: dệt may, giầy dép, cà phê, chè, gia vị, hạt điều, thủy sản, rau quả, hàng công nghiệp hóa chất, cao su, đồ gỗ v.v…(Chi tiết xin tham khảo Phụ lục 3)
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Nga là: máy móc, thiết bị, phân bón, khoáng sản, kim loại, phương tiện vận tải mặt đất, ngũ cốc, sản phẩm thịt, đồ uống cồn và không cồn, giấy bìa carton v.v… (Chi tiết xin tham khảo Phụ lục 4)
Đầu tư
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN, từ 01/01 – 20/03/2018, tổng vốn đầu tư trực tiếp của LB Nga tại Việt Nam đạt 0,87 triệu USD, đứng thứ 39 trong số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn này với tổng vốn đầu tư 5,8 tỷ USD. Tính đến hết ngày 20/03/2018, LB Nga có 115 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt 982,75 triệu USD, xếp thứ 22 trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Các Hiệp định, thỏa thuận song phương
+ Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ giữa Liên bang Nga và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994)
+ Tuyên bố giữa hai Chính phủ về thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế – thương mại, khoa học kỹ thuật (1997)
+ Hiệp định về thanh toán giữa hai ngân hàng Nga và Việt Nam (1998)
+ Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga đối với các khoản tín dụng đã cung cấp trước đây (2000)
+ Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam (2010).
+ Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam (2015)
+ Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển Kinh tế Nga về hợp tác thúc đẩy thương mại song phương đến năm 2020 (2016)
+ Thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan liên bang về giám sát tài chính LB Nga trong lĩnh vực chống rửa tiền có được bằng hình thức phạm tội và chống tài trợ khủng bố (năm 2017)
+ Bản ghi nhớ giữa Kho bạc Việt Nam và Kho bạc LB Nga (2017)
+ Quy quy định của nhóm công tác cao cấp Nga-Việt về các dự án đầu tư ưu tiên (2017)
+ Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Phát triển Kinh tế LB Nga về hợp tác xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp(2017)
Tổng quan
LB Nga là một thị trường tiềm năng với số dân 146,8 triệu người (tính đến 1/2018), quy mô nền kinh tế và GDP bình quân đầu người lớn hơn Việt Nam nhiều (8.664 USD/người năm 2017), có tập quán chi tiêu tương đối rộng rãi so với một số nước Châu Âu, Châu Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác cùng các doanh nghiệp Nga trong lĩnh vực cụ thể như: (1) khai thác dầu khí; (2) xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm, hàng nông sản rau củ quả hạt; (3) thủy hải sản; (4) đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ; (5) nhập khẩu từ Nga lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi, dầu hướng dương.
Thị trường Nga là một thị trường rộng lớn, thời gian vừa qua, hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nga mới chỉ tới được thành phố lớn, thêm vào đó, thị trường Nga lại có nhu cầu tiêu thụ cao đối với những mặt hàng mà Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu. Mặt khác, LB Nga cũng là một thị trường khá dễ tính, không đòi hỏi hàng hoá phải đảm bảo chất lượng cao như các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… , hàng hoá của Việt Nam dễ xâm nhập hơn. Tuy nhiên, hàng Việt Nam cũng cần phải được nâng cao về chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm… thì mới có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước khác trên thị Nga.
Các quy định về xuất nhập khẩu
(tham khảo trên các đường link sau)
http://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_107181/7d93e4fc430da042001dcd769741f3fd66337274/
Chính sách thuế và thuế suất
(tham khảo các đường link sau)
https://www.nalog.ru/eng/
https://studfiles.net/preview/1059154/page:3/
https://businessman.ru/nalogovaya-politika-rf-sushhnost-i-celi.html
https://www.minfin.ru/ru/document/?id_4=119695
Quy định về báo chí, nhãn mác
(tham khảo các đường link sau)
http://www.ru.dsv.com/road-transport/international-road-transport/information/packaging-and-labeling
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch
(tham khảo các đường link sau)
http://www.fsvps.ru/fsvps/main.html?_language=en
http://base.garant.ru/4178234/
http://www.eurasiancommission.org/hy/act/texnreg/depsanmer/sanmeri/Documents/PishevayaCennost-6.pdf
Quyền sở hũu trí tuệ
Hiện nay ở Nga có hai cơ quan liên quan đến quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ:
– Bộ Khoa học và Đại học: Là cơ quan thuộc Chính phủ chịu trach nhiệm soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
– Cơ quan liên bang về sở hữu trí tuệ: cấp tổng cục, trực thuộc Bộ Phát triển Kinh tế LB Nga. Có chức năng kiểm tra, giám sát bảo hộ quyền SHTT, giám sát việc sử dụng kết quả hoạt động trí tuệ, cung cấp dịch vụ công về bảo hộ quyền SHTT. Địa chỉ trang website: www.rupto.ru
Việt Nam và Liên bang Nga đã có hợp tác về bảo hộ lẫn nhau các quyền SHTT cụ thể là:
– Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ký ngày 27/10/2008 (có hiệu lực từ ngày 22/02/2010).
– Cục SHTT thuộc Bộ KH&CN Việt Nam thường xuyên có hợp tác trao đổi với các đối tác liên bang Nga.
– Chương 9 (các điều từ 9.1-9.17) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu quy định rất rõ về sở hữu trí tuệ.
Tham khảo tại:
https://digital.report/zakonodatelstvo-rossii-v-sfere-intellektualnoy-sobstvennosti/
Tập quán kinh doanh
Nga là đất nước rộng lớn nhất trên thế giới với nền văn hóa phong phú và riêng biệt được hình thành và vun đắp qua quá trình lịch sử đặc biệt. Việc nắm rõ đặc điểm tính cách kinh doanh của người Nga, văn hóa doanh nghiệp nước Nga sẽ giúp các nhà kinh doanh, doanh nghiệp giao tiếp và đàm phán thành công với họ.
Muốn làm ăn với người Nga, các đối tác nên biết tiếng Nga hoặc ít nhất phải có phiên dịch giỏi. Nhiều người Nga ứng xử giống như người Mỹ: “nói ngôn ngữ của chúng tôi hoặc chẳng nói ngôn ngữ nào hết”.
Tránh lên lịch hẹn vào các tháng 7 và 8 là những tháng người Nga nghỉ hè, hầu như đã nghỉ là không xử lý liên quan tới công việc, hoặc tránh thời gian gần các kỳ nghỉ lễ.
Xưng hô với người Nga bằng tên của họ đi kèm với tên của người cha (tên đệm) hoặc dùng “ngài/ bà…kèm họ”. Các chức danh cấp cao thì mới sử dụng trong xưng hô, chẳng hạn như Tổng Giám đốc hay Bộ trưởng trở lên. Không nên hỏi tuổi phụ nữ Nga. Không nên chúc mừng sinh nhật người Nga trước ngày sinh. Không nên hỏi sâu về vấn đề cá nhân và gia đình nếu như không thật sự thân thiết.
Quan hệ cá nhân và tin cậy sẽ hết sức cần thiết và giúp ích nhiều trong quan hệ kinh tế-thương mại.
http://www.visapm.com/visa-nga/van-hoa-giao-tiep-trong-kinh-doanh-cua-nguoi-nga.html
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: +84-24-22205380-2
Fax: +84-24-2220 5376/ 2525
Đại sứ quán Nga tại Việt Nam (Phòng Thương vụ).
Địa chỉ: 191 La Thanh, Hanoi
Tel: +84-24-3833-69-91/92
Fax: +84-24-3833-69-95
E-mail: rusemb.vietnam@mid.ru
Tại Nga
Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga (Phòng Thương vụ).
Địa chỉ: Matxcova; Phố Bolshaya Pirogovskaya, 13
Tel: +7-499-2451092/ 2450925
Fax: +7-499-2463121
Email: vnemb.ru@mofa.gov.vn
Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam Tại Ekaterinburg – Liên Bang Nga
Địa chỉ: 620075, Ekaterinburg 22, Karla Libknhekhta Str. Office 411
Tel: +7 343 253 0280
Fax: +7 343 253 0282
Email: consul.ekaterinburg@mofa.gov.vn
Website: https://vnconsulate-ekaterinburg.mofa.gov.vn