Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Cộng hòa Ba Lan
- Cộng hòa Áo
- Vương quốc Bỉ
- Cộng hoà Pháp
- Cộng hòa Liên bang Đức
- Cộng hoà I-ta-li-a
- Vương quốc Hà Lan
- Liên bang Nga
- Cộng hòa Xlô-va-ki-a
- Vương quốc Tây Ban Nha
- Thuỵ Điển
- Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Hung-ga-ri
- Vương quốc Na-uy
- U-crai-na
- Cộng hòa Xlô-ven-ni-a
- Liên Bang Thụy Sỹ
- Cộng hòa Lát-vi-a
- Ru-ma-ni
- Cộng hòa Bun-ga-ri
- Cộng hòa Phần Lan
- Vương quốc Đan Mạch
- Cộng hòa Bê-la-rút
- Cộng hòa Séc
- Gru-di-a
- Công quốc Lít-ten-xờ-tên
- Cộng hòa E-xtô-ni-a
Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây
Thông tin cơ bản
Ba Lan là nền kinh tế lớn thứ sáu trong Liên minh châu Âu và lớn nhất trong các nước Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của Ba Lan vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của EU, đạt khoảng 510 tỉ GDP vào năm 2017. Thập kỷ vừa qua chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Ba Lan. Trong đó, năm 2017 là năm mà Ba Lan đạt mức tăng trưởng cao nhất, đạt 4,55% so với 2,86% của năm 2016. Sang năm 2018, mức tăng trưởng của Ba Lan có phần chậm lại, chỉ đạt khoảng 4,0% nhưng xu hướng tăng trưởng sẽ tiếp tục được duy trì. Dự báo trong những năm tiếp theo, mức tăng trưởng GDP của Ba Lan mặc dù có giảm sút nhưng vẫn ở nhóm nước có mức tăng trưởng cao nhất Châu Âu.
Trước năm 2016, tỉ lệ lạm phát của Ba Lan luôn ở mức thấp, có lúc âm trong giai đoạn 2014-2016. Tuy nhiên năm 2017, tỉ lệ lạm phát của Ba Lan tăng lên mức 1,98% và dự báo mức lạm phát của Ba Lan sẽ luôn duy trì ở mức 2,5% vào năm 2018 và những năm tiếp theo.
Một số ngành kinh tế trọng điểm
Ba Lan có các ngành công nghiệp truyền thống có lịch sử phát triển khá lâu như ngành than, dệt, hóa chất, máy móc và sắt thép và đóng tàu. Bên cạnh các ngành kinh tế này, trong những năm gần đây Ba Lan đã tập trung vào phát triển các ngành mang lại giá trị gia tăng cao và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu như các ngành sản xuất thiết bị điện tử, ô tô và công nghệ thông tin.
Trong đó, ngành sản xuất thiết bị điện tử, ô tô chủ yếu là sản xuất, lắp ráp và gia công cho các nước phát triển lân cận như Đức, Ý…
Ngành công nghệ thông tin là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế mà Chính phủ Ba Lan ưu tiên phát triển trong thời điểm hiện tại và trong những năm tiếp theo.
Thông tin xuất nhập khẩu, đầu tư
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ba Lan giai đoạn 2015 – 2017
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ba Lan
Theo hệ thống mã HS 4 chữ số, các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao nhất của Ba Lan là linh phụ kiện ô tô, tiếp theo là xe ô tô nguyên chiếc. Cụ thể về giá trị xuất khẩu một số sản phẩm như sau:
- Máy móc thiết bị: 30,4 tỷ USD (chiếm 13,1% tổng kim ngạch xuất khẩu)
- Phương tiện vận tải: 27,2 tỷ USD (11,8%)
- Máy móc, thiết bị điện: 24,9 tỷ USD (10,8%)
- Đồ nội thất, đèn trang trí, thiết bị chiếu sáng: 13,6 tỷ USD (5,9%)
- Nhựa, các sản phẩm bằng nhựa: 11 tỷ USD (4,8%)
- Sản phẩm sắt thép: 7,4 tỷ USD (3,2%)
- Nhiên liệu, khoáng sản: 5,8 tỷ USD (2,5%)
- Các sản phẩm cao su, cao su: 5,4 tỷ USD (2,3%)
- Thịt gia súc, gia cầm: 5,3 tỷ đô la (2,3%)
- Gỗ: 4,8 tỷ USD (2,1%)
Đáng chú ý, 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Ba Lan chiếm gần 3/5 (58,8%) tổng giá trị của các lô hàng toàn cầu. Xuất khẩu các sản phẩm sắt thép có sự phát triển nhanh nhất trong số 10 nhóm hàng xuất khẩu hàng đầu, tăng 25,9% trong năm 2017 so với năm 2016.Ở vị trí thứ hai đóng góp vào tăng trưởng doanh thu xuất khẩu là nhóm hàng thịt, tăng 21,4%. Các mặt hàng trong nhóm này bao gồm thịt gia cầm, thịt bò và thịt lợn.Xuất khẩu gỗ đạt mức tăng nhanh thứ ba về giá trị với mức tăng trưởng trung bình 23,0%, tiếp theo đó là nhựa và các sản phẩm làm từ nhựa đạt 20,1%.
Các thị trường nhập khẩu chính
15 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Ba Lan tính theo doanh thu xuất khẩu trong năm 2017 bao gồm:
- Đức: 63,3 tỷ USD (chiếm 27,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ba Lan)
- Cộng hòa Séc: 14,8 tỷ USD (6,4%)
- Anh: 14,7 tỷ đô la (6,4%)
- Pháp: 12,9 tỷ USD (5,6%)
- Ý: 11,3 tỷ USD (4,9%)
- Hà Lan: 10,1 tỷ đô la (4,4%)
- Nga: 7 tỷ USD (3%)
- Thuỵ Điển: 6,4 tỷ đô la (2,8%)
- Tây Ban Nha: 6,2 tỷ đô la (2,7%)
- Hoa Kỳ: 6,2 tỷ đô la (2,7%)
- Hungary: 6,1 tỷ đô la (2,6%)
- Slovakia: 5,8 tỷ đô la (2,5%)
- Bỉ: 5,1 tỷ USD (2,2%)
- Ukraina: 4,8 tỷ USD (2,1%)
- Áo: 4,4 tỷ đô la (1,9%)
Tổng kim ngạch nhập khẩu của 15 thị trường này đã chiếm hơn ba phần tư (77,6%) xuất khẩu của Ba Lan trong năm 2017. Trong đó, riêng Đức đã chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Ba Lan, tiếp theo đó là Cộng hòa Séc, Anh, Pháp…
Trong số các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Ba Lan, Áo là thị trường có mức tăng trưởng nhanh nhất trong những năm vừa qua, trong đó chỉ tính riêng năm 2017 có mức tăng cao nhất đạt 26,7%.
Thụy Điển có mức tăng khiêm tốn nhất trong số các thị trường với mức tăng 13,1%.
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư
Các chính sách của Chính phủ Ba Lan trong 10 năm trở lại đây tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, tăng hiệu quả và tính sáng tạo của nền kinh tế, xây dựng nguồn nhân lực và tạo cơ chế để phát triển kinh tế theo vùng. Trong đó, Chính phủ đã ban hành chương trình hỗ trợ các dự án đầu tư trong giai đoạn 2011-2020, đặc biệt tập trung vào nâng cao tính sáng tạo và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư
Chính phủ mới được thành lập đã ban hành nhiều chính sách nhằm thay đổi định hướng phát triển của nền kinh tế. Trong đó thay đổi lớn nhất là việc đưa ra các chính sách nhằm giảm sự lệ thuộc của nền kinh tế vào đầu tư nước ngoài. Một trong những chính sách nổi bật của Chính phủ là tăng cường khuyến khích việc hình thành nên các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoặc có vốn nhà nước đủ mạnh (national champion) để cạnh tranh với các tập đoàn lớn mạnh từ nước ngoài tại Ba Lan.
Chính sách thu hút đầu tư của Ba Lan tập trung vào 4 nhóm ưu tiên chính bao gồm: (1) chính sách hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ; (2) tạo ưu đãi đầu tư trong các đặc khu kinh tế (SEZ); (3) tạo ưu đãi trong các khu công nghiệp và công nghệ; (4) giảm thuế bất động sản.
Chủ trương, định hướng phát triển xuất khẩu
Trong những năm gần đây, Chính phủ Ba Lan đang thực hiện chính sách hướng ra thị trường nước ngoài và đặc biệt là hướng tìm các thị trường xuất khẩu ngoài Châu Âu mà doanh nghiệp Ba Lan còn chưa khai thác nhiều. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới thị trường Đông Á, Đông Nam Á.
Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên
Các lĩnh vực và ngành nghề ưu tiên phát triển và kêu gọi đầu tư bao gồm: Ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô, sản xuất linh kiện điện tử và thiết bị gia dụng, hàng không, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, nghiên cứu và phát triển và công nghệ thông tin.
Các đối tác thương mại ưu tiên
Trong chiến lược phát triển kinh tế Ba Lan trong thời gian tới, Ba Lan đã chọn 5 nước ưu tiên để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại bao gồm: Algeria, Ấn Độ, Iran, Mexico và Việt Nam.
Ngoài ra, Ba Lan đã đưa ra danh sách 14 thị trường xuất khẩu nông nghiệp được ưu tiên trong thời gian tới, chủ yếu là các nước phát triển và các nước thuộc khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh
Trên cơ sở định hướng thu hút đầu tư trên, Chính phủ ban hành nhiều chính sách cụ thể. Đặc biệt có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp là sáng kiến phối hợp công tư thông qua chương trình Đầu tư cho phát triển (Polish Investment for Development). Chương trình này có nhiều biện pháp và các gói hỗ trợ giúp tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp.
Các chính sách khác góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh khác trong thời gian qua phải kể đến Chương trình hỗ trợ cho các dự án tạo nhiều công ăn việc làm và Chương trình hỗ trợ các dự án đầu tư mới. Theo đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho mỗi việc làm được tạo ra và mỗi dự án đầu tư mới được triển khai.
Bên cạnh đó, chính phủ đã xây dựng các chương trình hỗ trợ kinh doanh khác như: Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp Startup, Chương trình xây dựng thương hiệu hàng hóa Ba Lan, Xây dựng quỹ hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu (thông qua Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Nhà nước BGK). Để hỗ trợ thị trường bất động sản, Chính phủ cũng đã thành lập quỹ hỗ trợ gia đình trẻ “Housing for Young” bắt đầu hoạt động từ năm 2014.
Các FTA chính hiện đang tham gia
Ba Lan là thành viên của EU và cùng tham gia các FTA mà EU đã ký kết. Trong đó, có gần 30 FTA song phương và đa phương đã được ký kết giữa EU với các nước/khu vực.
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng
Là một thành viên của EU, Ba Lan tuân thủ các quy định và các thỏa thuận chung của toàn EU. Các quy định này được EC công bố và đăng tải cập nhật tại địa chỉ: http://ec.europa.eu/trade/policy/accessing-markets/trade-defence/actions-against-imports-into-the-eu/anti-dumping/.
Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất
Biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng nhiều nhất là chống bán phá giá. Biện pháp này chiếm hơn 1/2 tổng số vụ kiện của EC đối với các nước đối tác thương mại. Tiếp theo đó là các biện pháp chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ.
Trong đó, chỉ tính riêng năm 2017, trong tổng số hơn 150 các hoạt động do EC thực hiện liên quan tới chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ (bao gồm cả các hoạt động rà soát cuối kỳ) thì các hoạt động liên quan tới chống bán phá giá là hơn 70 và còn lại là các biện pháp liên quan tới chống trợ cấp và biện pháp tự vệ.
Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại
Là một thành viên của EU, Ba Lan cũng xây dựng các hàng rào kỹ thuật (TBT) dựa trên các thỏa thuận chung giữa các nước thành viên và tuân theo các quy định chung của WTO. Nội dung các hàng rào kỹ thuật khá phong phú, áp dụng với rất nhiều các loại mặt hàng nhập khẩu. Trong đó nhiều nhất là các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới các mặt hàng nông sản thực phẩm, thủy sản tươi sống, dệt may, da giày,…
Trong đó, một số ngành xuất khẩu chủ lực như thủy sản, giày dép, may mặc của Việt Nam đã đáp ứng cơ bản các tiêu chuẩn TBT của EU. Đối với lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm khác, hầu hết các nhà sản xuất ở Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn TBT của EU.
Thông tin về các hàng rào kỹ thuật mà EU đang áp dụng được tóm lược trên trang web: https://www.globaltradealert.org/country/165.
Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất các biện pháp trên
Các mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất các biện pháp trên bao gồm: Thép và các sản phẩm từ thép, hóa chất hữu cơ, hoa quả & các loại hạt, các sản phẩm từ kim loại, hóa chất cơ bản,…
Các đối tác bị áp dụng nhiều nhất: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga, Brazil, Australia, Argentina, …
Số lượng các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện
Trước khi gia nhập EU, Ba Lan đã có 03 vụ kiện các nước Trung Quốc, Mỹ ra WTO. Sau khi gia nhập EU vào năm 2004, Ba Lan thông qua EC cùng khởi kiện các quốc gia/khu vực ra WTO khi các quốc gia/khu vực có các chính sách thương mại đi ngược lại với các cam kết của WTO.
Các đối tác bị kiện nhiều nhất là Trung Quốc, tiếp đó là Mỹ và các nước Châu Mỹ khác.
Đa phần các vụ kiện ra WTO liên quan tới các chính sách thương mại của các đối tác. Trong đó, nhiều nhất là các chính sách về thuế nhập khẩu, chống bán phá giá hàng hóa, chính sách trợ cấp cho sản xuất trong nước, chính sách về xuất xứ hàng hóa… vượt quá các quy định và giới hạn trong WTO.
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Thương mại
Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trải qua giai đoạn phát triển thăng trâầm từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950. Sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, mối quan hệ kinh tế thương mại đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng và Ba Lan luôn là bạn hàng số một của Việt Nam trong số các nước Trung – Đông Âu, trong đó chủ yếu Việt Nam xuất siêu.
Ba Lan nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng nông thủy sản và công nghiệp nhẹ của Việt Nam như: tiêu, điều, cà phê, tôm sú, hàng dệt may, giày dép… và Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước như máy, móc thiết bị, sắt thép, dược phẩm,…
Mặt hàng mà hai nước sản xuất có sự bôổ sung khá tôt cho thị trường nội địa của mỗi nước tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng hợp tác về thương mại có thể khai thác.
Về xuất khẩu
Về nhập khẩu
Về đầu tư
Đầu tư của Ba Lan vào Việt Nam
Theo số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, Ba Lan có hơn 15 dự án đầu tư (tập trung vào các lĩnh vực sản xuất dược phẩm, thiết bị ngành khai khoáng, bất động sản…) còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là gần 233 triệu USD, đứng thứ 37 trong tổng số hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài. Số lượng đầu tư nêu trên không tính các dự án đầu tư của các công ty Ba Lan nhưng thông qua chi nhánh tại một số địa bàn Châu Á khác như Singapore, Hồng Công, Trung quốc để đầu tư vào Việt Nam.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp xây dựng Ba Lan với công nghệ xây dựng hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất cũng có kế hoạch tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam. Trong đó, một số doanh nghiệp các ngành đồ gỗ nội thất, máy nông nghiệp, y tế … đã bắt đầu xây dựng kế hoạch chuyển trọng tâm đầu tư từ một số nước khác sang Việt Nam.
Đầu tư của Việt Nam vào Ba Lan
Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Ba Lan còn khá hạn chế. Trong đó, ba dự án đầu tư có quy mô đáng kể là:
– Dự án thành lập pháp nhân tại châu Âu của Công ty CP sữa Việt Nam – Vinamilk, tháng 5/2014.
– Dự án Trung tâm thể thao và chăm sóc sức khỏe Việt Nam của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hải Linh, tháng 6/2007.
– Dự án FoodTechno đầu tư sang Ba Lan của Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Công nghệ Thực phẩm, tháng 5/2004
Ngoài ra, có rất nhiều đầu tư nhỏ của cộng đồng người Việt tại Ba Lan để mở công ty kinh doanh phân phối hàng hóa tiêu dùng Châu á, mua bán bất động sản tại Ba Lan…
Các thỏa thuận đã ký kết
– Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 31 tháng 8 năm 1994;
– Hiệp định về tránh đáng thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập ngày 31 tháng 8 năm 1994;
– Hiệp định về việc cung cấp tín dụng ngày 6 tháng 6 năm 1998;
– Hiệp định về gia hạn khoản tín dụng có rằng buộc ngày 22 tháng 1 năm 2008.
– Hiệp định khung giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ba Lan về hợp tác tài chính ngày 28 tháng 11 năm 2017 (tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các dự án hợp tác sử dụng vốn vay ODA trị giá 250 triệu euro của chính phủ Ba Lan dành cho Việt Nam năm 2014).
– Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển kinh tế Ba Lan về hợp tác kinh tế ngày 28/11/2017.
Tổng quan
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam, Ba Lan là một thị trường tương đối tiềm năng trong khu vực Đông Âu. Với quy mô thị trường gần 40 triệu dân, nhu cầu và thị hiếu đối với hàng hóa không quá cao như các nước phát triển khác tại Châu Âu. Vì vậy, hàng hóa Việt Nam với giá cả hợp lý cũng dễ được thị trường chấp nhận hơn về mặt chất lượng.
Thị trường Ba Lan có tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như:
Nông sản (hàng rau quả, hạt tiêu, cà phê, hạt điều…)
Hàng năm, Ba Lan nhập khá nhiều các loại hoa quả nhiệt đới mà trong nước không thích hợp để nuôi trồng và thu hoạch như: chuối, thanh long, xoài, bưởi, chanh leo,… Hiện tại, các nước Nam Mỹ như Brazil, Ecuador là thị trường cung cấp chính và đây cũng chính là đối thủ cạnh tranh chính của hàng hoa quả Việt Nam trên thị trường. Bên cạnh hoa quả tươi thì nhu cầu các mặt hàng hoa quả khô cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua.
Các mặt hàng hạt tiêu, cà phê, hạt điều được nhập khẩu vào Ba Lan chủ yếu là từ Ấn độ, Brazil, Đức (ở dạng thành phẩm)…
Thủy sản (cá tra, cá basa, tôm sú)
Thị hiếu của người tiêu dùng Ba Lan có thay đổi trong những năm gần đây theo hướng chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng thủy sản nuôi trồng, đánh bắt tại châu Âu . Tuy nhiên, mặt hàng cá tra, ba sa và đặc biệt là tôm sú vẫn có lượng khách hàng nhất định.
Gỗ và các sản phẩm gỗ
Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội thất của Ba Lan khá phát triển. Các doanh nghiệp trong ngành thường xuyên nhập khẩu các nguyên liệu, phụ kiện đầu vào cho sản xuất. Bên cạnh đó, đồ gỗ nội thất Việt Nam được thị trường đánh giá là có thiết kế và giá cả phù hợp trên thị trường.
Nguyên liệu nhựa
Nguyên liệu nhựa cũng là một trong những yếu tố đầu vào mà các doanh nghiệp trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Các loại nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm công nghiệp như bao bì nhựa, sản phẩm công nghiệp đóng tàu, ô tô, … Các nguyên liệu có thể ở dạng hạt hay Polyolefin, PP, PE,…
Ba lô, túi xách
Một trong những mặt hàng Việt nam có tốc độ tăng trưởng cao vào Ba Lan trong những năm vừa qua là ba lô, túi xách. Đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường đối với các sản phẩm Việt nam là sản phẩm từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại ba lô túi xách từ Trung Quốc đang bị áp thuế cao hơn so với từ Việt Nam do Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan GSP.
Bên cạnh là đối tác kinh doanh thương mại, Ba Lan cũng là đối tác đầu tư có tiềm năng trong một số lĩnh vực mà Ba Lan có thế mạnh như:
- Chế biến nông sản, thực phẩm
- Dược phẩm, thiết bị y tế
- Khai thác mỏ
- Vật liệu xây dựng, đồ nội thất
- Công nghệ thông tin
Các quy định về xuất nhập khẩu
Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì một trong nhi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì một trong ác đầu tư có tiềm năng trong một số lĩnh vực mà Ba Lan sau khi được phê duyệt, sản phẩm sẽ được nhập vào Ba Lan. Ba Lan có giấy phép nhập khẩu các mặt hàng như nguyên liệu phóng xạ, hàng vũ khí quân trang quân dụng và xăng dầu. Ba Lan có cấm nhập khẩu một số mặt hàng và quota với một số mặt hàng như nông sản, một số sản phẩm nghành ô tô.
Danh mục giấy phép nhập khẩu gồm tên hàng, mã số, hạn chế nếu có, do các cơ quan cấp phép:
Cục quản lý thương mại, Bộ Kinh tế: Tel: +48 22 693 55 53, Email: sekretariatDAO@mg.gov.pl cho sản phẩm công nghiệp.
Vụ Quản lý thương mại – Tổng cục Thị trường nông sản – Bộ Nông nghiệp: Tel:+48 22 661 71 33, Email: sekretariat_baotzz@arr.gov.pl cho hàng nông nghiệp
Giấy phép nhập khẩu nông sản phổ thông CAP (Common Agricultural Policy) từ nước thứ ba (như Việt Nam) vào bất cứ nước thành viên EU nào – Giấy chứng nhận AGRIM Certificates.
Giấy chứng nhận AGRIM Certificates.ông CAP (Common Agricultural Policy) từ nước thứ ba (như Việt Nam) vào bất cứ nước thành viên EU nào khi được phê duyệt.
Chính sách thuế và thuế suất
Sau khi Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu thì Ba Lan phải tuân thủ các quy định chung của EU về thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định về thuế khác.
Thông tin về hệ thống thuê của EU có thể tham khảo tại địa chỉ: https://ec.europa.eu/taxation_customs/taxation_en.
Thuế nội địa:
– VAT 23%
– Thuế thu nhập cá nhân: Từ 1-85,528PLN là 18%, từ 85,528PLN trở lên là 32%
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: mức chung là 19% và đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ là 15%.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: theo một số ngành như năng lượng, rượu, thuốc lá
Quy định về bao bì, nhãn mác
Ba Lan là thành viên của Hiệp định Madrid về đăng ký thương hiệu và ngăn ngừa chỉ dẫn giả mạo và lừa gạt về xuất xứ sản phẩm. Từ 1997, Ba Lan cũng trở thành thành viên của Nghị định thư của Hiệp định Madrid này. Các thể loại thương hiệu có thể được đăng ký là: (i) Thương hiệu; (ii) Thương hiệu dịch vụ; (iii) Thương hiệu nhóm; (iv) Thương hiệu bảo đảm chất lượng chung.
Thương hiệu đăng ký được bảo hộ cho 10 năm từ ngày nộp đơn nếu chứng minh được rằng thương hiệu không được sử dụng trong vòng 05 năm liền. Có thể đăng ký gia hạn thêm 10 năm nữa. Người chủ thương hiệu/người mua bản quyền có quyền kiện nếu có sự vi phạm.
Bảo hộ được áp dụng cho cả tên và chỉ dẫn địa lý và khu vực, nơi có nêu địa danh khu vực cụ thể liên quan đến một sản phẩm nhất định và nơi có những đặc điểm cụ thể của người chủ sở hữu những quyền liên quan.
Theo luật của EU, sản phẩm phải được xác nhận và dán nhãn ‘CE sign’. Nhà sản xuất phải dán nhãn này lên sản phẩm của mình. Nhãn “CE sign” xác nhận sản phẩm phù hợp với tất cả các yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật. Những yêu cầu này dựa trên 20 nghị định của EU, mỗi nghị định quy định chính sách đối với một loại sản phẩm. Các nghị định này được thực hiện ở Ba Lan thông qua luật về hệ thống đánh giá có hiệu lực từ 30/2/2002. Lưu ý là nếu không có nhãn CE thì sản phẩm không thể được lưu hành ở các nước EU hoặc nhập khẩu vào khu vực này. Các sản phẩm có nhãn này được sử dụng trong toàn khối EU và Na Uy.
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch
Quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch của Ba Lan cơ bản dựa trên những quy định chung của WTO và của Liên minh Châu âu.
Hệ thống tiêu chuẩn và quy định này so với nhiều nước trên thế giới là hoàn chỉnh hơn cả, điều này thể hiện trong thực tế là nhu cầu của người tiêu dùng ở EU về những sản phẩm sạch và an toàn rất cao. Một số tiêu chuẩn bảo đảm VSATTP cụ thể bao gồm:
Hệ thống quy định HACCP (viết tắt của chữ Hazard Analysis and Critical Control Point System), nghĩa là “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” hay “ Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”.
Quy định HACCP được đặc biệt coi trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển khi xuất khẩu vào thị trường EU, bởi nếu không thực hiện quy định HACCP sẽ không thể xuất được hàng của mình sang thị trường này. Chẳng hạn, trong ngành thủy sản các nhà sản xuất buộc phải tuân thủ chỉ thị 91/492/EEC (ngụ ý họ phải thực hiện hệ thống HACCP) để được phép xuất khẩu thủy sản vào EU. Một viện kiểm tra được điều hành bởi Ủy ban châu Âu sẽ tiến hành thanh tra các công ty chế biến cá, chỉ khi qua được khâu kiểm tra này thì các công ty mới chính thức được công nhận và có tên trong “danh sách giới hạn” để được phép nhập khẩu.
Phụ gia thực phẩm: Tại các nước EU, các phụ gia thực phẩm được chấp nhận đều mang số hiệu nhận biết, trước số hiệu là chữ E. Các phụ gia thực phẩm phải được ghi nhận trong danh sách các thành tố trên bao bì bằng cách cho biết tên chất hay số hiệu E của nó. EU đã ban hành các chỉ thị quy định những yêu cầu đối với các chất làm ngọt (chỉ thị số 94/35/EC), phẩm màu (chỉ thị số 94/36/EC) và các phụ gia thực phẩm khác để sử dụng cho thực phẩm. Hiện nay các nước thành viên EU đã và đang hợp nhất các chỉ thị với luật về thực phẩm của nước họ. Bên cạnh đó, EU cũng đưa ra nhiều luật khác để điều chỉnh về mức độ tối đa của thuốc trừ sâu không phân hủy, kim loại nặng, nhiễm độc vi sinh và chất phóng xạ trong thực phẩm.
Hệ thống đóng gói, ghi nhãn thực phẩm: Ủy ban châu Âu đang dự định sửa đổi các quy định về vật liệu đóng gói thực phẩm với mục đích giới thiệu các vật liệu bao gói thông minh có tính kích hoạt và khả năng tăng thời hạn sử dụng, dễ theo dõi chất lượng thực phẩm. Phần bổ sung của những quy định là các yêu cầu về khả năng truy nguyên, theo đó các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được nêu ra ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất và phân phối.
Vật liệu bao gói có tính kích hoạt có thể tương tác với thực phẩm để giảm lượng ôxy và tăng hương vị, cũng như khả năng bảo quản. Một số loại bao gói có thể hấp thụ khí gas hay độ ẩm sinh ra trong quá trình thực phẩm chín tự nhiên, do đó, làm giảm nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc và giữ cho hương vị của sản phẩm tồn tại lâu hơn. Các vật liệu bao gói thông minh còn có khả năng biến đổi màu sắc giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm còn tươi hay đã hỏng. Ngoài ra, các chỉ dẫn về độ tươi của sản phẩm cũng được gắn trong bao gói nhằm cung cấp trực tiếp thông tin về chất lượng vi sinh của thực phẩm. Quy định của EU không cho phép sử dụng các vật liệu bao gói có phản ứng với thực phẩm cho dù những thay đổi này là có lợi. EU cũng ban hành danh sách những vật liệu plastic có thể dùng làm bao bì.
Quy trình thực hành canh tác nông nghiệp tốt GAP (viết tắt của chữ Good Agricultural Practices). Đây là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải bảo đảm không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải bảo đảm an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, sử dụng đất đai, phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng, vận chuyển sản phẩm… nhằm phát triển nông nghiệp bền vững với mục đích bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm. Trong tương lai gần, các nhà sản xuất và xuất khẩu hoa quả và rau tươi nếu muốn cung cấp cho các dây chuyền siêu thị ở châu Âu sẽ phải chứng minh rằng sản phẩm của họ được sản xuất theo quy trình GAP và nhiều quốc gia, khu vực sẽ xây dựng GAP của mình theo chuẩn mực quốc tế khi sản xuất rau quả tươi.
Quy định truy nguyên nguồn gốc. Trong những năm gần đây, do một số dịch bệnh bắt nguồn từ gia súc và gia cầm đã lây lan nhanh chóng trên quy mô toàn cầu, nên Mỹ và châu Âu đã ban hành các luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có các quy định về việc các doanh nghiệp cung ứng hàng vào Mỹ và châu Âu phải thực hiện ghi và cung cấp dữ liệu sao cho có thể truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm khi có vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tổ chức quốc tế EAN.UCC (do Hội đồng mã thống nhất của Mỹ UCC hợp nhất với Hội mã số vật phẩm châu Âu EAN) đã phối hợp với ủy ban tiêu chuẩn châu Âu và các tổ chức liên quan nghiên cứu và áp dụng, thống nhất một giải pháp công nghệ chung cho việc truy nguyên nguồn gốc thực phẩm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đó là hệ thống tiêu chuẩn EAN.UCC. Một trong nguyên tắc chung của truy nguyên thực phẩm là tất cả các bên tham gia chuỗi cung ứng đều áp dụng các tiêu chuẩn chung cho truy nguyên thực phẩm, từng ngành có thể quy định hoặc xây dựng tiêu chuẩn đặc thù áp dụng cho ngành đó.
Thông tin về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của EU có thể tham khảo tại địa chỉ: http://trade.ec.europa.eu/tradehelp/sanitary-and-phytosanitary-requirements
Quyền sở hữu trí tuệ
Ngày 22/8/2001, Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) có hiệu lực thay thế 4 luật cũ (Luật về hoạt động sáng chế, Luật về Thương hiệu, Sáng chế mạch tích hợp và về Văn phòng sở hữu trí tuệ). Luật mới không có nhiều điểm mới hoặc thay đổi quan trọng về quyền sở hữu trí tuệ và thương mại.
Ba Lan là thành viên Công ước Paris về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Từ 1990, Ba Lan cũng tham gia Hiệp ước hợp tác về sáng chế. Luật bảo hộ sở hữu trí tuệ quy định bảo vệ phát minh sáng chế và các giải pháp kỹ thuật. Đơn đăng ký sáng chế được gửi đến Cục Sáng chế Ba Lan. Người nước ngoài muốn đăng ký sáng chế phải thuê luật sư SHTT quốc tịch Ba Lan.
Bằng sáng chế được bảo hộ trong vòng 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Giải pháp kỹ thuật được bảo hộ trong vòng 10 năm.
Người chủ sở hữu sáng chế hoặc người có độc quyền này có quyền kiện đòi bồi thường lợi nhuận/thiệt hại do người vi phạm gây ra. Xử lý hình sự có thể được áp dụng cho các vi phạm và các giả mạo nhãn mác. Sản phẩm theo sáng chế thường được ghi tem mác và số của bằng sáng chế nhưng không phải là yêu cầu bắt buộc.
Tập quán kinh doanh
Khi đi giao dịch, bạn nên ăn mặc nghiêm chỉnh, nam giới phải có comple, ca-vat và phụ nữ nên ăn mặc kiểu văn phòng, lịch sự sẽ tạo thiện cảm hơn.
Như nhiều nơi khác, gặp gỡ doanh nghiệp cần có bắt tay (phải) chặt với cái nhìn thiện cảm rất quan trọng khi tiếp xúc. Người Ba Lan kiêng bắt tay khi người trong người ngoài cửa. Khi gặp hoặc chia tay một nhóm người thì cần chia tay với từng người một chứ không phải là vẫy chào cả nhóm. Khi gặp lần đầu thì nên lịch sự chờ để người phụ nữ chìa tay trước cho bạn.
Ba Lan có phong cách khá nghiêm túc và quy củ. Sau khi bắt tay là trao đổi cardvisit. Thông thường khi giao dịch giai đoạn đầu thì người ta ít khi gọi tên thân mật (thường được in đầu tiên trên cardvisit) mà phải gọi Pan (Mr., ông, ngài) và Pani (Mrs. bà, cô) cùng với họ (in cuối cùng trên cardvisit) của người đó. Trường hợp quan hệ thân thiết hơn đến mức có thể gọi tên thì phải luôn luôn chờ khi đối tác “bật đèn xanh” nói rằng thôi cứ gọi tôi bằng tên cho thân mật.
Ngoại ngữ thường dùng ở Ba Lan là tiếng Anh, tiếng Nga. Nhiều người sử dụng tốt tiếng Đức, Pháp. Tầng lớp công chức có đa số sử dụng tốt tiếng Anh (và hoặc tiếng Nga nhưng thực tế họ ít thích dùng tiếng Nga; ở các tỉnh phía Đông và Đông Nam của Ba Lan thì dùng tiếng Nga được nhiều hơn) và công chức trẻ hơn thường dùng tiếng Anh tốt hơn.
Doanh nhân là chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu nhiều tuổi cũng không thạo tiếng Anh lắm. Nhân viên các doanh nghiệp vừa và lớn thường sử dụng thành thạo tiếng Anh.
Do đó nếu giao dịch với doanh nghiệp Ba Lan thì có người thạo tiếng Ba Lan cũng là một thuận lợi trong giao tiếp kinh doanh và tìm hiểu về đối tác kỹ hơn, tránh được nhiều rủi ro không đáng có.
Khi đối tác chào hàng thì thường bằng tiếng Anh nhưng một số trường hợp đối tác thích chào hàng bằng tiếng Ba Lan vì có thể họ không thạo tiếng Anh.
Ký hợp đồng có thể chỉ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ ký kết và thực hiện, không nhất thiết phải ký bằng tiếng của các nước sở tại.
Bạn cần lưu ý là ở Ba Lan thì các quan hệ cá nhân rất quan trọng trong văn hóa kinh doanh của họ. Lòng tin thực sự thường không đi quá ngoài các quan hệ gia đình. Các quan hệ gia đình, thân quen thường có thuận lợi, ưu thế hơn ở công việc, nguyên tắc hay quyết định. Do đó, chìa khóa để đi đến thành công phụ thuộc vào quan hệ mạnh dựa trên cơ sở lòng tin lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi.
Có thể xây dựng các mối quan hệ thông qua mời ăn uống giao lưu. Bạn không nên nói về việc kinh doanh tại bữa ăn nếu chủ đề này không phải do đối tác nêu ra trước. Tranh thủ cơ hội này chủ yếu để hiểu biết hơn về đối tác và ngược lại. Nếu bạn thạo tiếng hoặc nói được ít câu Ba Lan, nhắc tới sự giúp đỡ quý báu của Ba Lan với Việt Nam trước đây, tới văn hóa Ba Lan ở Việt Nam, các danh nhân Ba Lan, điểm du lịch nổi tiếng “Em ơi, Ba Lan…” “thơ Tố Hữu” thì đối tác rất thích và quan hệ thân mật hơn.
Khi bạn được mời đến nhà hàng ăn, người mời thường là người trả tiền; tuy nhiên người khách cũng có thể tỏ lịch sự bằng cách xin trả tiền cho bữa ăn.
Đàm phán: Bạn phải chuẩn bị đầy đủ thông tin trình bày với con số thống kê và các ví dụ được phân tích cụ thể cùng với yếu tố tạo thiện cảm như một đối tác tốt, nhiều kinh nghiệm và mong muốn quan hệ lâu dài. Bởi vì người Ba Lan ra quyết định không phải chỉ dựa trên chứng cứ mà còn trên kinh nghiệm, lòng tin và cảm nhận đúng sai của bản thân họ.
Do tính chất phân quyền của doanh nghiệp nên một điều rất rõ ràng là bạn đang dự một cuộc gặp có tính thăm dò đàm phán hay để ký kết cuối cùng.
Các thông tin như doanh số, thị phần, cạnh tranh trên thị trường… doanh nhân Ba Lan ít cởi mở nhưng sẽ có thể cung cấp chi tiết khi gặp mặt trực tiếp.
Nếu những người có quyền quyết định cũng có mặt ở cuộc gặp thì họ có thể ra quyết định tại chỗ; nếu không thì cuộc gặp chỉ có tính chất trao đổi thông tin, thảo luận mà thôi.
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: +84 (0)24 2220 5380, +84 (0)24 2220 5381, +84 (0)24 2220 5382
Fax: +84 (0)24 2220 5376, +84 (0)24 2220 2525
Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam
Địa chỉ: số 3 chùa Một Cột, Việt Nam
Tel: +844-384-52027
Email: hanoi.amb.sekretariat@msz.gov.pl
Website: hanoi.amb.sekretariat@msz.gov.pl
Tại Ba Lan
Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan
Địa chỉ: Resorowa 36. 02-956-Warsaw
Tel: +48-22-6516098/50; +48-22-6516093
Fax: +48-22-6516095
Email: vnemb.pl@mofa.gov.vn
Bộ Doanh nghiệp và Công nghệ (Ministry of Entrepreneurship and technologynistry)
Địa chỉ: Pl. Three Crosses 3/5, 00-507 Warsaw, Poland
Tel: +48. 801 055 088/22 765 6732
Email: kancelaria.mpit@mpit.gov.pl
Cục Xúc tiến đầu tư & Thương mại Ba Lan (Polish Investment & Trade Agency)
Địa chỉ: Bagatela Street 12, 00-585 Warsaw, Poland
Phone: +48 22 334 98 00
Fax: +48 22 334 98 89
Trọng tài Thương mại, Phòng Thương mại Ba Lan (Court of Arbitration at the Polish Chamber of Commerce)
Địa chỉ: ul. Trębacka 4, 00-074 Warszawa, Poland
Tel. + 48 22 630 96 00
Fax: + 48 22 827 46 73
E-mail: kig@kig.pl