[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”VƯƠNG QUỐC BỈ” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Vương quốc Bỉ

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một số chỉ số về kinh tế

Theo Báo cáo của Ngân hàng TW Bỉ công bố tháng 6/2018, mức tăng trưởng kinh tế của Bỉ đạt 1,7% năm 2017 – cao hơn 0,2% so với năm 2016. Tuy nhiên, con số này được dự báo sẽ giữ ở mức 1,5% trong cuối năm 2018 và giảm xuống còn 1,4% năm 2020. Mức tăng trưởng kinh tế gần như giữ nguyên ở mức thấp là do chu kì đầu tư của doanh nghiệp giảm và tăng trưởng xuất khẩu chững lại. Chính phủ duy trì thâm hụt ngân sách dự báo ở mức 1% GDP năm 2018, tuy nhiên dự báo sẽ tăng lên 1,8% vào năm 2019.

Báo cáo của Ủy ban Châu Âu tháng 3/2018 cho thấy Bỉ có tỉ lệ lạm phát 1,8% năm 2016 so với mức trung bình 0,2% của các nước trong khu vực đồng euro và đạt đỉnh 2,2% năm 2017 trước khi được dự báo sẽ giảm xuống 1,6% trong năm 2018. Giá năng lượng giảm là lý do lạm phát sẽ giữ ở mức 2% trong 2019.

Nợ công giảm đáng kể từ năm 2016 và dự báo xuống còn 102,3% GDP năm 2018. Tỷ lệ thất nghiệp giảm đều qua từng năm, dự báo sẽ xuống 6,8% năm 2020. Môi trường kinh doanh của Bỉ trong năm 2015 và 2016 không thuận lợi cho các nhà đầu tư bởi có đến 807 doanh nghiệp phá sản vào tháng 12/2017 so với 678 doanh nghiệp cùng kì năm 2016. Riêng trong tháng 12/2017, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản trong lĩnh vực vận tải hậu cần, thương mại và xây dựng lần lượt là 29,4%, 27,15% và 20%.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,1% trong tháng 6/2018 và hiện đang ở mức 107,02 điểm.

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Ngành hóa chất: Năm 2016, doanh thu ngành này đạt 65 tỷ Euro và đem lại cơ hội việc làm cho 90.000 lao động trên thị trường Bỉ. 80% sản phẩm hóa chất được xuất khẩu, chủ yếu sang thị trường Đức, Pháp và Hà Lan. Năm 2016, ngành này chi khoảng 4 tỷ Euro vào việc đầu tư và nghiên cứu và hơn 60% được sử dụng để phát triển các nhà máy sản xuất. Hiện công nghiệp hóa chất chú trọng vào việc phát triển hóa học bền vững.

Sản xuất thực phẩm: Đây là ngành đóng vai trò then chốt của Bỉ. Những nhóm sản phẩm chính là thịt, sữa, sôcôla, đường và đồ uống. Một số thương hiệu lớn hoạt động trong ngành này bao gồm: Barry Callebaut Belgium, InBev, Coca-Cola, Unilever Belgium, Kraft Foods Belgium, Vandemoortele, Danone, Campina, Materne, Ferrero and Nestlé. Ngành chế biến thực phẩm phát triển mạnh đem lại nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu nông nghiệp.

Dược phẩm: Bỉ là quốc gia hàng đầu trong ngành dược phẩm. Hiện nay có gần 30.000 công nhân làm việc trong ngành này và con số này đang ngày càng tăng lên. Dược phẩm chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mỗi năm hơn 1,5 tỉ Euro được đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thực phẩm. Con số này chiếm 40% của tổng đầu tư tư nhân trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, gấp đôi con số trung bình ở châu Âu.

Sản xuất kim loại: Bỉ là nhà xuất khẩu thép lớn thứ 6 trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt 18,1 triệu MT năm 2017. Ba thị trường xuất khẩu lớn của Bỉ là Đức, Pháp và Hà Lan. Các công ty lớn trong lĩnh vực này bao gồm ArcelorMittal, NLKM và Aperam.

Vận tải và giao nhận: Bỉ xếp vị trí thứ 6 thế giới và đứng thứ 3 trong EU về dịch vụ logistics, chỉ sau Đức và Hà Lan. Báo cáo của Ngân hàng Quốc gia Bỉ năm 2015 cho thấy ngành logistics chiếm tỷ trọng 4,6% trong GDP, tương ứng với 18,8 tỉ Euro, tăng 0,3% so với năm 2010. Ngành logistics đem cơ hội việc làm cho hơn 465.000 lao động, chiếm 9,9% lực lượng lao động nội địa. Tuy nhiên, do môi trường cạnh tranh dữ dội, trong giai đoạn 2010-2015, số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Bỉ giảm đáng kể, từ 9.330 xuống khoảng còn 8.800 doanh nghiệp trong năm 2015.

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Theo Ngân hàng TW Bỉ, trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Bỉ đạt hơn 741,4 tỉ Euro, tăng 5,61% so với năm 2016. Trong đó, Bỉ đã xuất khẩu ra thị trường thế giới lượng hàng hóa có giá trị khoảng 381 tỉ Euro, tăng xấp xỉ 6% so với năm 2016 và nhập khẩu hàng hóa có trị giá khoảng 360,3 tỉ Euro. Thặng dư thương mại năm 2017 đạt hơn 20,7 tỉ Euro. Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu của Bỉ trong năm vừa qua tăng khá so với mức tăng năm 2016.

Các mặt hàng xuất khẩu của Bỉ chủ yếu là hóa chất, chiếm 22,7% tổng giá trị xuất khẩu năm 2017, tiếp đến là thiết bị giao thông (chiếm 11,9%), máy móc (chiếm 10,4%), nhựa, kim loại và sản phẩm kim loại, dệt may và thực phẩm. Các thị trường xuất khẩu chính là Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Mỹ, và Ý. Về nhập khẩu, các đối tác quan trọng của Bỉ là Hà Lan, Đức, Pháp, Anh, Ireland và Ý với những sản phẩm chủ lực gồm hóa chất (chiếm 20,8% kim ngạch nhập khẩu tương đương với 74,1 tỉ Euro), thiết bị giao thông (13,2%), và các sản phẩm khoáng vật (13,1%).

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư:

Chính phủ Bỉ ủng hộ tự do hóa thương mại theo chính sách chung của EU và khuyến khích doanh nghiệp phát triển xuất khẩu. Từ những năm 90 của Thế kỷ 20, Thái tử hoặc một Thành viên Hoàng gia Bỉ luôn được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng ngoại thương Liên bang. Lãnh đạo cấp cao của Bỉ (Vua, Bộ trưởng – Thủ hiến các Vùng) ít nhất mỗi năm một lần dẫn đầu các đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và xây dựng hình ảnh ‘’quốc gia mở cửa’’. Năm 2017, Bỉ được Ngân hàng Thế giới xếp hạng thứ 12 về xuất khẩu toàn cầu.

Các đối tác thương mại ưu tiên

Các doanh nghiệp Bỉ có truyền thống ưu tiên phát triển bạn hàng với các doanh nghiệp trong EU nhờ chính sách Thị trường chung châu Âu, có cảng biển Antwerp lớn thứ hai châu Âu rất hiện đại và hệ thống đường bộ, đường sắt liên thông trong toàn Liên minh. Ngoài EU, các doanh nghiệp Bỉ còn chú trọng thị trường Trung Quốc, các nước châu Phi (trừ những vùng đang có chiến tranh). Tại Đông Nam Á, Indonesia và Singapore là hai đối tác thương mại ưu tiên của Bỉ.

Chính sách nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh tại Bỉ cơ bản thuận lợi dựa trên nền tảng kinh tế thị trường tự do. Chính phủ tác động vào nền kinh tế thông qua chính sách thuế (thuế thu nhập, thuế TVA, thuế công bằng đối với doanh nghiệp lớn), chính sách lãi suất tín dụng thấp (dựa trên lãi suất cơ bản 0% của Ngân hàng trung ương châu Âu), các quy định về nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với người lao động và đối với xã hội, quy định về thời gian làm việc và điều kiện tại nơi làm việc (theo các Hiệp ước cốt lõi của Tổ chức Lao động quốc tế).

Tuy vẫn phải duy trì mức thuế cao để bù đắp cho nhu cầu chi tiêu của quốc gia đang gia tăng trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng và tiếp nhận người nhập cư, Chính phủ Bỉ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng ICT để tạo nền tảng công nghệ số cho kinh doanh nói chung. Bên cạnh đó, công nghệ sinh học cũng đang được ưu tiên đầu tư để phát triển một ngành nông nghiệp mới: nông nghiệp đô thị sản xuất rau quả trong thành phố.

Các FTAs chính hiện đang tham gia

Bỉ không ký FTAs riêng với bất kỳ nước nào mà tham gia các FTAs của EU với các đối tác: EFTA (European Free Trade Association gồm Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) và Canada. EU đang chuẩn bị ký FTAs với Nhật Bản, Singapore, Việt Nam và đồng thời tích cực đàm phán FTAs với các nước MECOSUR, Mexico, Chile, Australia, New Zealand, và Indonesia.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Bỉ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại chung của EU gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và hạn ngạch thuế quan.

Hàng rào kỹ thuật là một khái niệm gây tranh cãi khi các nước xuất khẩu gọi là “rào cản thương mại trá hình” còn EC gọi là “các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường”.

Các tiêu chuẩn điển hình gồm có: tiêu chuẩn an toàn đối với với thiết bị điện và đồ điện gia dụng (tiêu chuẩn CE); tiêu chuẩn xe hơi và phụ tùng xe hơi (automobil conformity standards); tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ cây trồng và các hoạt chất sử dụng trong nông nghiệp (MRLs); tiêu chuẩn về bao bì (packing standards), nhãn mác thực phẩm (food labels);

(Thông tin chi tiết xin xem tại Mục III.)

Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất các biện pháp trên

Trong 10 năm qua, Trung Quốc đứng đầu trong các nước có nhiều sản phẩm bị EU điều tra phòng vệ thương mại và đánh thuế chống bán phá giá hoặc/và thuế chống trợ cấp. Các sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế gồm: xe đạp, điện cực volfram, thép tấm cán nóng, sợi thủy tinh, đồ dùng phòng ăn và đồ nhà bếp, thép phủ sơn, nẹp ống có khả năng đàn hồi, nhôm lá cuộn, acid citric, da thuộc, lốp xe buýt và xe tải, acid tartaric, thiết bị nâng hàng.

Thứ hai là Ấn Độ với các mặt hàng: sợi thủy tinh, ống dẻo, một số khuôn sản phẩm gang đúc, ô-xit măng gan, hệ thống điện cực graphite, acid oxalic, sợi polyester, dây thép không gỉ, nẹp dây thép không gỉ và phụ kiện, ống gang có khả năng đàn hồi, giầy bảo hộ lao động, rượu béo và hợp chất rượu béo;

Thứ ba là Nga với các mặt hàng: nhôm lá, thép tấm cán nguội, Ferro-silicon, thép hoặc gang tấm cán nóng, cao su nhân tạo, ống thép hoặc ống sắt…;

Thứ tư là Argentina: ống và nẹp ống làm bằng gang hoặc thép, sắt cây, …;

Thứ năm là Indonesia với các sản phẩm: diesel sinh học, nẹp thép không gỉ, bột ngọt, rượu béo và hợp chất rượu béo;

Việt Nam chỉ có sản phẩm vòng nẹp thép không gỉ và phụ kiện (stainless steel fasteners and parts thereof) có các CN codes 7318 12 10, 7318 14 10, 7318 15 30, 7318 15 51, 7318 15 61 và 7318 15 70 bị EU đánh thuế chống bán phá giá 7,7% trên CIF. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2005 đến ngày 08/01/2017.

Dự báo: EC có thể ban hành thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hay áp đặt hạn ngạch thuế quan đối với nhiều sản phẩm thép nhập khẩu trong thời gian tới sau khi kết thúc điều tra phòng vệ thương mại đối với 28 sản phẩm thép các loại nhập khẩu.

Thông tin chi tiết về các biện pháp phòng vệ thương mại của EU có thể tham khảo trên trang thông tin điện tử www.trade.ec.europa.eu.

Số lượng các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện

Tính đến nay, EU đã đưa 99 vụ khiếu kiện thương mại lên WTO trong khi phải trả lời (giải trình) 84 vụ do các Thành viên WTO khác khởi kiện và tham gia với tư cách là bên thứ ba trong 174 vụ khác.

Thông tin về các nước đối tác và các mặt hàng bị kiện được đăng tải trên trang web www. wto.org, mục ‘’Dispute cases involving the European Union’.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Về thương mại

Xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ đang tăng nhanh về cả kim ngạch lẫn tốc độ phát triển. Mức xuất siêu của Việt Nam với Bỉ tăng liên tục trong những năm gần đây.

– Các mặt hàng giầy da, may mặc, cà phê vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ. Nhưng sự tăng lên nhanh chóng của mặt hàng máy móc và các linh kiện gia công đang là những bước tiến mới của Việt Nam. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản đang trên đà giảm mạnh.

– So sánh về giá trị kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sang Bỉ, Việt Nam vẫn duy trì được thứ hạng 2 trong khu vực chỉ sau Singapore.

Xin xem số liệu thống kê thương mại Việt Nam – Bỉ tại Phụ lục kèm theo ở đây.

Về đầu tư

Bỉ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam nhưng Việt Nam chưa có đầu tư trực tiếp tại Bỉ. Số liệu về đầu tư của Bỉ tại Việt Nam xin tham khảo trong Phụ lục kèm theo ở đây.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã chiếm lĩnh được thị phần đáng kể tại Bỉ và có khả năng tiếp tục tăng trưởng gồm giầy dép, dệt may, đồ gỗ gia dụng, cà phê, hạt điều, thủy sản. Đây là những sản phẩm Viêt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các nước xuất khẩu khác trong khi Bỉ không còn hoặc còn rất ít cơ sở sản xuất nội địa các loại sản phẩm này.

Ngoài các sản phẩm nêu trên, Doanh nghiệp Việt Nam có thể nghiên cứu mở rộng canh tác cây ca cao tại các địa phương có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp (Bến Tre, Đồng Nai) để cung cấp hạt ca cao cho ngành sản xuất sô – cô – la của Bỉ vốn nổi tiếng trên thế giới.

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Chính sách thuế, thuế suất

Nhiều sản phẩm của Việt Nam còn được hưởng thuế suất ưu đãi GSP của EU dành cho các nước đang phát triển.

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Quy định về MRLs (mức dư lượng tối đa cho phép trong nông sản)

Tham khảo tại: https://ec.europa.eu/info/departments/health-and-food-safety_en

Quy định về nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc động vật vào EU:

Tham khảo tại: https://ec.europa.eu/info/departments/health-and-food-safety_en

Quyền sở hữu trí tuệ

Tham khảo tại trang web của Cơ quan sở hữu trí tuệ châu Âu (European Union Intellectual Property Office) https://euipo.europa.eu/ohimportal/vi

Tập quán kinh doanh

Người Bỉ rất trang trọng trong các cuộc đàm phán kinh doanh. Ho mong đợi đối tác làm ăn ứng xử lịch thiệp và nhã nhặn. Lưu ý, nên dùng các chức danh (President, Director, Manager, Dr., …) trong thư tín và trong gặp gỡ trực tiếp.

Thông thường trong giao tiếp kinh doanh không nên tùy tiện hô tên của các đối tác, trừ khi đã thiết lập mối quan hệ lâu dài.

Cần tôn trọng thời gian và lịch gặp mặt.

Người Bỉ có thói quen bắt tay và chào hỏi khi gặp gỡ tiếp xúc, khi tiến vào và rời khỏi phòng họp.

Không nên thu xếp gặp mặt đối tác vào tháng 7 và tháng 8 (dịp nghỉ hè), từ ngày 20 tháng 12 tới ngày 6 tháng 1; tránh tuần trước và sau lễ Phục sinh hoặc trong các ngày làm việc gần sát ngày nghỉ lễ. Thông thường cần sắp xếp cuộc hẹn trước 01 đến 02 tuần tùy mức độ quan hệ.

Trang phục công sở lịch sự, trang trọng khi tới văn phòng. Complet và Caravatte đối với nam và trang phục công sở thanh lịch đối với nữ.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: +84 (0)24 2220 5380, +84 (0)24 2220 5381, +84 (0)24 2220 5382
Fax: +84 (0)24 2220 5376, +84 (0)24 2220 2525

Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam
Văn phòng Đầu tư – Thương mại Vùng Flanders
Địa chỉ: Tầng 9, Hanoi Towers, 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: +84 (24) 393 46 172/73
Fax: +84 (24) 393 46 174
Email: hanoi@fitagency.be
Website: www.flanderstrade.com

Cơ quan Xuất Nhập khẩu Bruxelles
Địa chỉ: Tầng 9, Hanoi Towers, 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại.: +84 (24) 393 46 182
Fax: +84 (24) 393 46 185
Email: hanoi@sprb.irisnet.be
Website: www.brusselsinvestexport.be

Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam
Địa chỉ: 360 Kim Mã, Ngọc Khánh – Ba Dinh – Hanoi
Điện thoại: 0084 (24) 38 31 52 40
Fax: 0084 (24) 38 31 52 42

Cơ quan Ngoại thương và Đầu tư vùng Wallonia (AWEX)
Địa chỉ: LIM Tower, 23rd floor, Unit 230, 9 -11 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84 (28) 382 19 228 + 382 19 229
Fax: ++ 84 (28) 382 19 227
Email: awexviet@hcm.vnn.vn; hochiminhville@awex-wallonia.com
Website: www.wallonia-export.be

Tại Bỉ

Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ
Bộ phận Kinh tế – Thương mại
Boulevard General Jacques 1
1050 Ixelles – Bruxelles
Điện thoại: +32 23 11 89 76
Email: be@moit.gov.vn