[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”LIÊN BANG ĐỨC” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Liên bang Đức

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản

Đức là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới và lớn nhất Châu Âu về sức mua tương đương (PPP). Trong những năm gần đây, Đức liên tục giữ mức tăng trưởng ổn định, khoảng 1,7% – 2,2%. Năm 2017, GDP của Đức đạt 3.263 tỷ Euro. Đức là nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển rất cao, có thế mạnh về xuất khẩu máy móc, hóa chất, thiết bị và các dụng cụ gia đình. Phần lớn lực lượng lao động Đức được đào tạo bài bản, tay nghề cao.

Nguồn: World Bank

Kinh tế của Đức được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng cao trong năm 2018 và 2019, tuy nhiên chỉ còn ở mức 2,1% so với dự kiến 2,4%. Nguyên nhân một phần nằm ở xu hướng bảo hộ thương mại đang nổi lên khá mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt là tác động tiêu cực từ các chính sách thương mại của Mỹ, tiến trình Brexit, sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của kinh tế Đức.

Một số ngành kinh tế trọng điểm của CHLB Đức

Công nghiệp: Đức là một trong những nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới. Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm Chế tạo ô tô, phụ tùng xe hơi, chế tạo máy móc, thiết bị điện tử, công nghiệp hóa chất.

Ngành công nghiệp ô tô là một ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của Đức với hơn 820.000 lao động và đạt sản lượng 423 tỷ Euro trong đó xuất khẩu đạt 228 tỷ Euro, chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu (số liệu năm 2017). Do đặc thù sản xuất là lắp ráp nên ngành công nghiệp ô tô cần một lượng lớn nguyên liệu đầu vào như phụ tùng ô tô, thiết bị bán thành phẩm, sắt thép… Chính vì vậy, các ngành công nghiệp mũi nhọn khác của Đức cũng được hưởng lợi khi cùng tham gia vào chuỗi giá trị như ngành hóa chất, may mặc, chế tạo máy, điện tử, luyện kim.

Đức có nhiều tập đoàn đa quốc gia tầm cỡ thế giới như BASF, Robert Bosch GmbH, E.On, Deutsche Telekom, Siemens AG, Deusche Bank, v.v… Tuy nhiên, đặc trưng và điểm mạnh của nền kinh tế Đức là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các công nghệ, sản phẩm đi vào các thị trường ngách, trở thành các “nhà vô địch giấu mình” trong nền kinh tế thế giới.

Nông nghiệp: Đức có nền sản xuất nông nghiệp có mức độ tự động hóa và năng suất cao. Gần một nửa diện tích của Đức được dùng cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên chỉ có khoảng 2-3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Hơn 1,25 triệu lao động làm việc trong 370.000 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị trên 40 tỷ Euro hàng năm. Vùng bờ biển phía Bắc chuyên nuôi bò sữa và ngựa. Vùng chân núi Alps tập trung chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu. Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây ăn trái, khoai tây và nho. Đức nằm trong số các nước sản xuất sữa, chế phẩm sữa và thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nông nghiệp của EU.

Dịch vụ: Phát triển mạnh trong những năm gần đây và hiện đóng góp nhiều nhất vào GDP. Frankfurt là trung tâm tài chính lớn nhất của Đức và cũng là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Bên cạnh tài chính ngân hàng, Frankfurt cũng là trung tâm trung chuyển hàng không hàng đầu thế giới (năm 2017 sân bay Frankfurt đã chuyên chở hơn 64 triệu lượt khách). Đức là một trong những nước có mạng lưới giao thông dày nhất thế giới (đứng thứ 2 sau Mỹ), bao gồm hơn 12.000 km đường cao tốc và 41.386km đường liên tỉnh. Hệ thống giao thông đường thuỷ và đường biển có vị trí rất quan trọng đối với một nền kinh tế hướng xuất khẩu như Đức. Hamburg là cảng biển lớn nhất của Đức và cũng là một trong 3 cảng lớn nhất thế giới.

Đầu tư: Năm 2016, đầu tư của Đức ra nước ngoài đạt 76,2 tỷ USD, giữ vị trí thứ 6 trên thế giới sau Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ireland. Tuy nhiên con số này chỉ tương đương 2,2% GDP, dưới mức trung bình 3,3% của các nước EU. Do phần lớn các công ty của Đức đầu tư vào sản xuất công nghiệp, có hàm lượng chất xám và công nghệ cao nên việc thiếu nguồn lao động chất lượng cao ở nước ngoài đã trở thành rào cản sự tăng trưởng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đức.

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Đơn vị: tỷ EUR
Nguồn: World Bank

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Là nền kinh tế hàng đầu Châu Âu, Đức có quan hệ kinh tế thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó các đối tác thương mại hàng đầu của Đức là EU, Mỹ, Trung Quốc. Tại khu vực Châu Á, Thái Bình Dương, Việt Nam cũng là một trong những đối tác thương mại tiềm năng của Đức, hiện Việt Nam là thị trường có tốc độ phát triển nhanh đứng thứ ba ở khu vực sau Trung Quốc, Ấn Độ.

Các FTAs mà Đức tham gia hiện nay đều trong khuôn khổ chung của EU trong đó đã ký kết và có hiệu lực là các FTAs với một số nước Châu Âu ngoài EU và một số quốc gia khác, đáng chú ý có FTA ký giữa EU và Canada (CETA – hiện đang được áp dụng một phần) và FTA EU-Hàn Quốc. Mới đây nhất, ngày 17/7/2018, FTA EU – Nhật Bản đã được chính thức ký kết.

Là thành viên của EU, do vậy các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như các rào cản kỹ thuật thường sử dụng cũng thống nhất trong khuôn khổ EU.

Về chính sách kinh tế, để duy trì nền kinh tế phát triển tốt và ổn định, có mức thặng dư thương mại và ngân sách cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, đồng thời khắc phục được những vấn đề xã hội liên quan đến lao động, giáo dục và việc làm, Chính phủ Đức đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế tập trung vào các điểm lớn sau:

(1) Thúc đẩy đầu tư: Những năm tới đây chính phủ Đức sẽ bố trí ngân sách để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, số hóa, mở rộng chương trình năng lượng tái tạo áp dụng trong lĩnh vực giao thông (xe chạy điện, động cơ hybrid tiết kiệm nhiên liệu…), bên cạnh đó thúc đẩy xây dựng và thông qua một chương trình thúc đẩy đầu tư chung của Châu Âu, chú trọng đầu tư vào mạng lưới giao thông cũng như nguyên, nhiên liệu chung của Châu Âu.

(2) Thúc đẩy sáng tạo: Là một nước công nghiệp, nên các ý tưởng và sáng tạo mang tính chất sống còn đối với kinh tế đặc biệt là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trụ cột của nền kinh tế Đức. Thông qua chương trình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có từ 500 lao động trở lên sẽ được hưởng các ưu đãi thuế trong các lĩnh vực nghiên cứu phát triển. Thúc đẩy và nhân rộng mô hình vườn ươm cho các doanh nghiệp Start-up để có thể tận dụng tối đa nguồn chất xám trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 đang trở thành xu thế tất yếu toàn cầu.

(3) Chiến lược phát triển công nghệ thông tin 2025: Công nghệ thông tin ảnh hưởng không chỉ đến kinh tế, chính trị, xã hội, cuộc sống hàng ngày. Công nghệ thông tin tạo ra nhiều mô hình doanh nghiệp, kinh doanh kiểu mới có khả năng lấn át các mô hình kiểu cũ nên đỏi hỏi các doanh nghiệp phải sang tạo và có tính thích nghi cao, mang lại môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch hơn nhưng cũng nhiều rủi ro hon như vấn đề an ninh mạng, bảo mật dữ liệu đòi hỏi phải có những quy định kịp thời và phù hợp với tình hình mới. Để có thể bắt kịp xu thế, Chính phủ Đức đã lên kế hoạch dự trù khoảng 100 tỷ Euro đến năm 2025 cho việc xây dựng và mở rộng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

(4) Chính sách phát triển công nghiệp cho Đức và Châu Âu: Công nghiệp là ngành kinh tế quan trong nhất của Đức. Hàng năm công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 22% giá trị GDP của Đức, cao hơn rất nhiều các quốc gia EU khác. Sự chênh lệch về trình độ phát triển trong lĩnh vực công nghiệp giứa Đức và các quốc gia khác của EU về lâu dài sẽ không có lợi cho nền kinh tế của cả khối và sẽ vì vậy ảnh hưởng đến kinh tế của Đức. Một chính sách phát triển công nghiệp chung cho Châu Âu đang được đưa ra bàn thảo với mục tiêu là đạt được tỷ trọng trung bình 20% GDP của ngành công nghiệp các nước EU. Đối với nước Đức, Chính phủ sẽ có các chính sách phát triển công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm như công nghệ pin sạch, công suất cao, phát triển động cơ chất đốt hiệu quả, thân thiện với môi trường có thể giảm thêm 20% lượng CO2 thải ra môi trường, Công nghiệp 4.0…

(5) Cải cách giáo dục: Hiện nay nền giáo dục của Đức có sự phân chia không đồng đều khi điều kiện học hành, cơ hội công việc của học sinh, sinh viên còn bị phụ thuộc các yếu tố như xuất thân, hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình. Việc cải thiện vấn đề này trong 10 năm tới là một trọng tâm phát triển trong chính sách phát triển tổng thể của Đức.

(6) Cải cách lao động việc làm và tiền lương: Cũng như giáo dục, thị trường lao động của Đức cũng đang có sự phân chia không đồng đều. Để cải cách điều này, Chính phủ Đức đang bàn thảo để đưa ra các biện pháp khắc phục như việc bổ sung các quy định về ký kết hợp đồng lao động, hay tăng mức lương tối thiểu cho lao động phổ thông, để đảm bảo công việc và cải thiện thu nhập cho người lao động, giảm một cách hiệu quả các công việc bán thời gian, trả lương thấp.

(7) Thúc đẩy toàn cầu hóa, chống chủ nghĩa bảo hộ: Kinh tế Đức là nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và quá trình toàn cầu hóa, tự do thương mại. Lực lượng lao động Đức cũng phụ thuộc trực tiếp hay gián tiếp vào xuất khẩu, trung bình cứ 2 Euro thì 1 Euro thu được từ xuất khẩu. Xu thế bảo hộ đang gia tăng là một mối lo ngại và nguy cơ cho kinh tế Đức nên sẽ được chính phủ có các biện pháp phù hợp trong thời gian tới.

(8) Tiếp tục cải thiện, hoàn thiện chính sách thuế: Thu thuế là nguồn thu quan trọng nhất của Nhà nước. Nên việc tạo ra một chính sách thuế công bằng, đảm bảo vấn đề an sinh, tăng cường liên kết xã hội là vấn đề quan trọng hàng đầu được Chính phủ Đức quan tâm, xây dựng.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Đức là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của ta sang EU (bằng cả Anh và Pháp cộng lại); và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở Châu Âu. Với sự phục hồi nhanh của kinh tế Đức, trao đổi thương mại song phương từ năm 2011 đến nay tăng đều bất chấp tác động tiêu cực của khủng hoảng nợ Châu Âu.

Một trong nhiều chính sách kinh tế quan trọng của Đức là tăng cường quan hệ kinh tế – thương mại và đầu tư với các nước Châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Đức coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực, coi trọng quan hệ với Việt Nam, quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động và có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đặc biệt có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trong nhiều năm liền, Đức là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong EU.

Đầu tư của Đức vào Việt Nam gần đây vẫn tăng trưởng tốt. Kim ngạch xuất khẩu hai chiều giữa Đức và Việt Nam vẫn duy trì ở mức tăng trưởng 2 con số. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 đạt gần 10 tỷ USD (số liệu của Việt Nam) còn theo số liệu thống kế chính thức của Đức, năm 2016 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Đức và Việt Nam đã đạt 12,6 tỷ USD. Khoảng 250 doanh nghiệp, trong đó có nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu của Đức như Siemens, Mercedes Benz, Bosch, Bilfinger, Adidas, B. Braun, Allianz… đang kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam. Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển nhanh của Đức ở Châu Á.

Chỉ trong 5 năm, từ 2011 đến 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đã tăng 120%. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Đức hiện đứng thứ 2 ở EU, sau Hà Lan và thứ 7 các nước nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam.

Việt Nam được Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 24/144 nước xuất khẩu hàng hoá vào Đức, hạng 78/144 nước nhập khẩu hàng hoá từ Đức. Bên cạnh đó, thái độ và chính sách của Đức đối với cộng đồng doanh nhân người Việt tại Đức tương đối thuận lợi. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch ngoại thương của Đức, nhưng Đức vẫn coi Việt Nam là một thị truờng tiềm năng và là bạn hàng quan trọng trong tương lai gần.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia thường kỳ các triển lãm, hội chợ quốc tế tại Đức như Anuga Köln, Tendence, Koblenz, Resale Frankfurt, EXPO Hannover. Thông qua các hội chợ, triển lãm này các doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ bạn hàng, ký được nhiều hợp đồng với các nhà nhập khẩu Đức cũng như với các công ty nước ngoài khác. Đứng đầu các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Đức ngoài các sản phẩm điện tử như điện thoại thông minh (Samsung),  hàng dệt may, giầy dép, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản, máy vi tính và linh kiện… Việt Nam là nước cung cấp số một cho thị trường cà phê ở Đức.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Đức

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ngược lại, Đức cũng là nguồn cung cấp nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến cho chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt nam. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều tân dược, chất dẻo và nguyên liệu công nghiệp từ Đức. Mặc dù nhập khẩu từ Đức nhiều, Việt Nam vẫn liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước.

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Đức vào Việt Nam

Đơn vị : Triệu USD

                                                                        Nguồn: Tổng cục Hải quan

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Các thuận lợi của thị trường Đức

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Đức là nước có thị trường lớn và tương đối ổn định, sức mua của người tiêu dùng rất lớn và đa dạng. Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam như giầy dép, thời trang, máy tính…, đã thâm nhập tốt và khẳng định được vị trí trên thị trường Đức, góp phần bước đầu xây dựng uy tín của hàng hoá “Made in Việt Nam”. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Đức có tập quán kinh doanh nghiêm túc, làm ăn chắc chắn, có tính chiến lược và có kế hoạch dài hạn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập được quan hệ bạn hàng lâu dài, vững chắc với các doanh nghiệp Đức. Ngoài ra, cộng đồng người Việt với khoảng hơn 170.000 người đang sinh sống làm ăn tại Đức cũng góp phần không nhỏ vào việc kết nối thị trường hai nước. Không chỉ vậy, mạng lưới 240 văn phòng đại diện và chi nhánh thương nhân từ 9/16 bang của Đức hoạt động rất tích cực tại Việt nam cũng giúp kết nối rất nhiều các hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên.

Một số khó khăn chính của thị trường Đức

– Mức độ cạnh tranh trên thị trường Đức nói riêng và EU nói chung ngày càng gay gắt và có chiều hướng bất lợi cho một số hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, nhất là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và mới đây 10 nước Đông Âu gia nhập EU.

– Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về khả năng cạnh tranh và tính chuyên nghiệp trong thương mại quốc tế.

Một số lĩnh vực các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm

Điện thoại các loại và linh kiện

Năm 2016, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Đức đạt 1,7 tỷ USD, 11 tháng năm 2017 đã đạt 1,6 tỷ USD, dự kiến cả năm 2017 sẽ tăng nhẹ so với 2016. Đây tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Đức, chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường này.

Tuy nhiên, trên thực tế xuất khẩu mặt hàng này phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI, trong đó chủ yếu là Samsung. Khả năng cạnh tranh của xuất khẩu nhóm hàng này phụ thuộc vào chiến lược phát triển toàn cầu của tập đoàn Samsung.

Dệt may và giày dép

Dệt may và giày dép là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 2 và thứ 3 của Việt Nam sang Đức. Tuy nhiên xuất khẩu trong hai năm 2016-2017 đã không còn tăng mạnh và đều, do một số nguyên nhân sau:

Cạnh tranh xuất khẩu từ một số nước như Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Maroc, Thổ Nhĩ Kỳ… và đặc biệt là từ Trung Quốc. Việc phá giá đồng nhân dân tệ từ năm 2015 đã làm cho các đơn hàng từ Trung Quốc trở nên rẻ hơn, thúc đẩy xuất khẩu dệt may và giày dép sang Đức.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường không đáp ứng được các đơn hàng nhỏ lẻ với số lượng nhỏ do không muốn tốn chi phí đầu tư ban đầu, không muốn thay đổi hoạt động của mình sang hướng mới, hoặc không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.

Trên thực tế, có nhiều đơn hàng nhập khẩu dệt may và giày dép vào Đức nhưng qua cảng một nước thứ ba nên không đưa vào số liệu thống kê hải quan Việt Nam.

Cà phê

Cà phê luôn là mặt hàng quan trọng nhất trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang Đức. Thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường này luôn ổn định ở mức gần 500 triệu USD/năm. Hầu như toàn bộ cà phê xuất khẩu của Việt Nam là cà phê chưa rang, trong đó cà phê chưa rang chưa khử cafein chiếm trên 90%. Muốn gia tăng giá trị của cà phê xuất khẩu Việt Nam trong chuỗi cung ứng và tiêu thụ cà phê thành phẩm tại thị trường Đức và Châu Âu thì Việt Nam cần xem xét lại phương thức sản xuất, tiếp thị và cung ứng và phối hợp tạo thương hiệu riêng cho cà phê Việt Nam (cho đến nay cà phê Việt Nam được tiêu thụ ở Đức dưới các nhãn hàng của Đức).

Thủy sản

Thủy sản là nhóm hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang Đức trong những năm gần đây. Tuy có sự sụt giảm trong hai năm 2016-2017, chủ yếu ở xuất khẩu cá tra do sức mua loại cá này tại Đức không tăng và có đà giảm (thị trường Đức càng ngày càng chú ý đến những mặt hàng thủy sản cao cấp), và chịu sự cạnh tranh từ các loại thủy sản khác. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của truyền thống tiêu cực từ EU về cá tra của Việt Nam, đã làm xuất khẩu cá tra sang thị trường Đức tiếp tục giảm.

Ngoài cá tra thì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức còn bao gồm các sản phẩm đông lạnh khác như cá ngừ, tôm, các loài nhuyễn thể như nghêu, trai, sò, mực, bạch tuộc…  Nhưng những mặt hàng này hiện cũng đang chịu cạnh tranh quyết liệt từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Để duy trì thị trường cho mặt hàng này, các doanh nghiệp Việt Nam cần điều chỉnh căn bản chiến lược kinh doanh và đấu tranh quyết liệt với mọi hình thức gian lận thương mại và vệ sinh an toàn thực phẩm, như yêu cầu của cơ quan hải quan và chống gian lận thương mại Châu Âu, như Tổ chức OLAF, Hải quan Đức.

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Do Đức là thành viên của EU nên các quy định về thương mại được áp dụng theo các quy định chung của EU.

Ngoài ra, các quy định và thông tin liên quan đến thị trường và cơ hội đầu tư vào Đức có thể được tìm thấy trên một số website sau:

Cơ quan Thương mại và Đầu tư Đức GTAI: http://www.gtai.de/GTAI/Navigation/DE/welcome.html

Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức: https://www.dihk.de/en

Phòng Thương mại và Công nhiệp Đức ở Việt Nam: https://vietnam.ahk.de/vn/

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: +84-24-22205380-2
Fax: +84-24-2220 5376/2525

Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh
Tòa nhà Ngôi nhà Đức (Deutsches Haus)Lầu 4, 33 Lê Duẩn, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel.: +84 (28) 3823 9775
Fax: +84 (28) 3823 9773
Email: info@vietnam.ahk.de

Văn phòng tại Hà Nội
Lotte Center Hanoi, Tòa Đông, Lầu 18
Phòng 1803-1804, 54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Tel.: +84 (24) 3825 1420
Fax: +84 (24) 3825 1422
E-mail: info@vietnam.ahk.de

Tại Đức

Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức
Địa chỉ: Elsenstrasse 03, 12435 Berlin-Treptow
Điện thoại: +49-30-53630108/+49-1718387246
Fax: +49-30-53630200
Email: sqvnberlin@t-online.de; vnemb.de@mofa.gov.vn

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt (Đức)
Địa chỉ: Villa Hanoi, Kennedy-Allee 49, 60596 Frankfurt/M
Điện thoại: +49-69-79533650/+49-69-71675039
Fax: +49-69-795336511
Email: tlsqvietnam_frankfurt@mofa.gov.vn; gkvietnam_frankfurt@mofa.gov.vn

Bộ phận Thương vụ – ĐSQ Việt Nam tại CHLB Đức
Địa chỉ: Rosa Luxemburg Str. 7 – 10178 Berlin
Điện thoại: (030) 229 8198
Fax: (030) 229 1812
Email: thamtanthuongmai@vodafone.de