Truyền thông quốc tế: Kinh tế Việt Nam đạt “thành tựu đáng kinh ngạc”

0
82
Những thành tích nổi bật về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới đánh giá, đây là “thành tựu đáng kinh ngạc”, có ý nghĩa lịch sử.

Trước những thành tích nổi bật về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới, bất chấp những thách thức và biến động khó lường của nền kinh tế thế giới, các cơ quan truyền thông quốc tế như đài Sputnik, tờ The Diplomat hay News Wire…đều đánh giá, đây là “thành tựu đáng kinh ngạc”, có ý nghĩa lịch sử.

Những thành tích nổi bật về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới đánh giá đây là “thành tựu đáng kinh ngạc”, có ý nghĩa lịch sử.

Đài Sputnik đã dẫn báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 ngày 22/10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Ước tính cả năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra (6 – 6,5%), cao gấp 1,25 lần dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); xuất siêu đạt 10,6 tỷ USD sau 11 tháng, ước tính cả năm có thể đạt 12 tỷ USD; chỉ số tăng giá tiêu dùng CPI (lạm phát) được kiểm soát ở mức 2,89%”… “Đó thực sự là một thành tích rất lớn”, cơ quan truyền thông của Nga nhận định.

Báo điện tử của Hiệp hội Nhà báo nước ngoài tại Pháp (APE) Trilogue News (ngày 7/12) đăng tải bài viết Chuyến đi của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến châu Âu: Bắc những nhịp cầu (Visite du Premier Ministre du Vietnam en Europe: Établir les ponts) đánh giá cao tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam trong khai thác hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam–EU (EVFTA) thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU; cho rằng Việt Nam có vị trí quan trọng trong kết nối ASEAN-EU, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế trong khu vực.

Trang vietnam-briefing.com ngày 21/12 đăng bài phân tích những nội dung đáng chú ý của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định về tương lai kinh tế của Việt Nam. Theo đó, định chế tài chính này đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 là 7,5% và dự báo tăng trưởng trong năm 2023 là 6,3%. Mức dự báo này đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á vào năm 2023 dù Philippines đứng ngay sau.

Bên cạnh những thành tích ấn tượng về tăng trường kinh tế, đài Sputnik dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 dự kiến sẽ chậm lại dưới tác động trực tiếp của suy giảm kinh tế thế giới cũng như những nút thắt nội tại của nền kinh tế trong nước.

Đài Sputnik nhận định, trước hết, đại dịch Covid-19 tuy đã được đẩy lùi và kiểm soát nhờ Chiến lược tiêm chủng vaccine và các biện pháp quyết liệt nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề. Trong đó, tổn thất những lao động trong độ tuổi sung sức, lao động có tay nghề cao chiếm hơn 50%.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Hồng Long, hậu quả của đại dịch đã khiến nền kinh tế Việt Nam gần như chững lại. Tuy mức tăng trưởng vẫn dương nhưng chỉ khoảng từ 2 tới 3% trong năm 2 năm – 2020 và 2021 – thời kỳ đại dịch tồi tệ nhất.

Khó khăn lớn thứ hai là các hậu quả của hàng loạt lệnh cấm vận và trừng phạt mà Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga. Điều đó đã gây ra những tác hại không nhỏ, đe dọa làm sụt giảm đà phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam.

“Là nền kinh tế có độ mở rất cao, có quan hệ kinh tế với trên dưới 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là các thị trường lớn như Trung Quốc. Mỹ, EU, các thị trường trung bình như Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc… những biến động khó dự báo từ cuộc cạnh tranh địa chiến lược của các cường quốc đã tạo nên những trở lực cho sự phục hồi và phát triển trở lại của nền kinh tế Việt Nam”, nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng bình luận.

Nguy cơ lạm phát rình rập khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất đồng USD để chống lạm phát cho Mỹ nhưng lại gây bất lợi cho hàng loạt các đối tác.“Những điều kiện bất lợi nói trên đã đẩy nhiều doanh nghiệm vừa và nhỏ vào trạng thái hoạt động cầm chừng và có nguy cơ phá sản. Trong khi đó thì các doanh nghiệp lớn tuy trụ được nhưng một số lĩnh vực, như bất động sản chẳng hạn, đã thực sự lâm vào tình trạng ‘đóng băng’ do cung vượt cầu”, ông Hoàng cho hay./.

Vân Chi

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here