Nhìn lại năm 2022 của các nền kinh tế lớn nhất châu Á

0
100
Các nền kinh tế lớn ở châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc đã có những đà tăng trưởng tích cực thời gian qua. (Nguồn: Anadolu)

Năm qua, các nền kinh tế châu Á trải qua một cuộc “vật lộn” đúng nghĩa, gây ra bởi những bất ổn trên toàn cầu.

Các nền kinh tế lớn ở châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc đã có những đà tăng trưởng tích cực thời gian qua. (Nguồn: Anadolu)

Trải qua năm 2021 khởi sắc và phục hồi mạnh mẽ thời kỳ hậu Covid-19, sang năm 2022, các nền kinh tế châu Á đã gặp phải không ít khó khăn do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine, sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 và tình trạng thắt chặt tài chính toàn cầu.

Trong khi Ngân hàng Nhật Bản theo đuổi chính sách tiền tệ lỏng lẻo, thì Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạ lãi suất cho vay cơ bản xuống 1,5 điểm. 

Bên cạnh đó, đồng yên Nhật suy yếu nhiều nhất trong số các loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Theo Reuters, nguyên nhân chủ yếu khiến đồng yên mất giá so với đồng USD và đồng euro là do khoảng cách chính sách giữa Ngân hàng Nhật Bản và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ngày càng lớn. Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 32 năm vào tháng 10, đồng yên bắt đầu tăng giá nhưng vẫn giảm 15,5% so với đồng USD tính đến ngày 26/12.

Trong cuộc họp gần đây nhất vào ngày 20/12, Ngân hàng Nhật Bản đã giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục, nhưng đã mở rộng phạm vi biến động lợi suất của trái phiếu chính phủ cơ bản, khiến thị trường không khỏi ngạc nhiên. Ngân hàng Nhật Bản đã giữ nguyên lãi suất ngắn hạn chính ở mức -0,1% và lãi suất trái phiếu 10 năm ở mức khoảng 0% tại cuộc họp nói trên. Động thái này đã đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm lên cao tới 0,485% vào ngày 21/12.

Không những vậy, vào tháng 11 vừa qua, Nhật Bản chứng kiến tỷ lệ lạm phát hàng năm tăng lên mức cao nhất 30 năm qua là 3,8%. Nền kinh tế Nhật Bản đã giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý III, ghi nhận sự sụt giảm đầu tiên trong bốn quý. GDP của Nhật Bản tăng 4,4% trong quý II, tăng tốc từ mức tăng 0,2% trong quý I.

Chính phủ Nhật Bản đã nâng dự báo tăng trưởng GDP trong năm tài khóa 2023 lên 1,5%, tăng nhẹ so với dự báo được được ra trước đó. Triển vọng khả quan đó dựa trên cơ sở chính là tiêu dùng cá nhân và đầu tư doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, cộng với sự khôi phục của lĩnh vực  du lịch – dịch vụ và chính sách tăng lương cho người lao động của các doanh nghiệp trong nước vào đợt tăng lương vào mùa xuân. Qua đó, chính phủ nước này dự báo, GDP danh nghĩa trong năm tài khóa 2023 sẽ đạt khoảng 571,9 nghìn tỷ Yen, cao nhất từ trước đến nay. 

Vào tháng 1 vừa qua, Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản đối với các khoản vay của doanh nghiệp và hộ gia đình trong tháng thứ hai liên tiếp để bù đắp cho sự phục hồi kinh tế chậm. Lãi suất cơ bản cho vay một năm (LPR) đã được hạ xuống 3,7% từ 3,8%.

Sau khi giữ lãi suất không đổi trong sáu tháng liên tiếp, vào tháng 8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạ lãi suất 50 điểm cơ bản xuống 3,65% để tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi các đợt phong tỏa và suy thoái bất động sản.

Vào ngày 1/6, Trung Quốc đã chấm dứt các biện pháp phong tỏa liên quan đến Covid-19 ở Thượng Hải, động thái này được thị trường hoan nghênh.

Do giá lương thực tăng, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 29 năm qua là 2,8% trong tháng 9. Con số này sau đó giảm xuống 2,1% trong tháng 10 và 1,6% trong tháng 11. 

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3,9% hàng năm trong quý 3 nhờ các biện pháp hồi sinh hoạt động từ Bắc Kinh.

Quang Đào

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here