Trung Quốc bắt đầu chấn hưng trở lại ngành chế tạo

0
54
(minh hoạ)
(minh hoạ)

Theo trang web “South China Morning Post” của Hồng Kông đưa tin, ngành chế tạo từng được coi là “nền tảng” quyết định sức mạnh của Trung Quốc và vị thế quốc tế trong tương lai. Giờ đây, ngành này lại một lần nữa là động cơ chính tăng trưởng kinh tế, có thể giúp Trung Quốc thách thức vị thế của Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo báo cáo, Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp chế tạo trong khi tăng cường cạnh tranh với cả các nước phát triển và đang phát triển, đồng thời thay đổi tập quán cũ là dựa vào bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế. Ông Cao Hạo, Phó tổng thư ký Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho rằng Trung Quốc vẫn còn khoảng cách lớn với các cường quốc sản xuất như Đức và Nhật Bản về tỷ lệ tổng số nhân lực có tay nghề cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14”, Trung Quốc sẽ tập trung vào việc tăng mức thu nhập của nhân viên sản xuất, tạo ra nhiều điểm tăng trưởng việc làm trong ngành sản xuất mới và thúc đẩy hội nhập sâu rộng của ngành dịch vụ và sản xuất nhằm tăng sức hấp dẫn của ngành sản xuất đối với người tìm việc.

Các nhà chức trách Trung Quốc gần đây tuyên bố rằng trong giai đoạn “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14”, họ sẽ cố gắng đạt được trợ cấp đào tạo kỹ năng nghề cho hơn 75 triệu người để tăng số lượng lao động có tay nghề cao. Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được tiêu chuẩn quốc gia có thu nhập cao hiện tại vào cuối quy hoạch 5 năm vào năm 2025 và tăng gấp đôi tổng kinh tế hoặc thu nhập bình quân đầu người vào năm 2035 – điều này có thể có nghĩa là nước này sẽ vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các dự báo gần đây của Bloomberg cho thấy Trung Quốc thậm chí có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất, sớm nhất vào năm 2031. Báo cáo chỉ ra rằng trước đây, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản, nhưng Bắc Kinh hy vọng sẽ kiểm soát mức nợ ngày càng tăng và thay vào đó tăng cường đầu tư vào lĩnh vực chế tạo. Hiện tại, tiêu dùng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn do ảnh hưởng của đợt đại dịch mới, trong trường hợp này, ngành sản xuất được coi là vị cứu tinh cho sự tăng trưởng trong tương lai.

Một số nhà kinh tế cho rằng, nếu Trung Quốc muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% đến 5,5% trong 10 đến 15 năm tới thì tỷ lệ đóng góp của ngành chế tạo vào tổng sản phẩm quốc nội không nên giảm thêm. Chuyên gia này cũng cho rằng các nhà hoạch định chính sách có thể khoan dung hơn với việc tăng trưởng chậm lại ở các khu vực kinh tế khác, nhưng mục tiêu chính của họ là ổn định tăng trưởng sản xuất trong vài năm tới. Trong những năm qua, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành chế tạo trong GDP có xu hướng giảm, từ hơn 30% xuống còn khoảng 27% vào năm 2019. George Magnus, một chuyên gia tại Trung tâm Trung Quốc tại Đại học Oxford, cho biết trong một số lĩnh vực, Trung Quốc có thể nâng cấp ngành chế tạo của mình lên trình độ sánh ngang với các đối thủ hoặc thậm chí cao hơn so với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức, nhưng sự đổi mới vẫn đang không đủ. Magnus nói: “Nói cách khác, như kinh nghiệm của Nhật Bản đã cho thấy, tầm quan trọng và ảnh hưởng của nền kinh tế không chỉ nằm ở việc có một ngành chế tạo sôi động. Tôi nghĩ Trung Quốc cần làm sâu sắc hơn cam kết sản xuất kết hợp cải cách.”

Tuy nhiên, một số học giả cho rằng trước tình hình quan hệ Trung-Mỹ ngày càng xấu đi, Trung Quốc cần tìm ra những điểm tăng trưởng mới trên sân nhà. Trung Quốc cần tận dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên, kết nối các thành phố chặt chẽ, chia sẻ tài nguyên và ngăn chặn sự mất mát của các ngành công nghiệp sản xuất vào tay các nước đang phát triển có chi phí thấp. Ngoài ra, ngưỡng chuyển nhượng vốn và tài sản ở Trung Quốc cản trở sự phát triển của ngành chế tạo, vì các chính quyền địa phương luôn muốn giữ tài nguyên ở đó.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here