Ủy ban kinh tế Mỹ La-tinh và Caribe đưa ra một số kiến nghị về FDI đối với khu vực Mỹ La-tinh và Caribe trong tình hình mới

0
214
(Internet)
(Internet)

Trong khuôn khổ Hội nghị Bàn tròn cấp cao về những thách thức của WTO đối với đầu tư và phát triển cho các nền kinh tế thuộc khu vực Mỹ La-tinh và Caribe, Thư ký điều hành Ủy ban kinh tế Mỹ La-tinh và Caribe (ECLAC) Alicia Barcena đã đưa ra một số đề xuất: (i) Tăng cường hợp tác đa phương, đặc biệt là trong thương mại và đầu tư;; (ii) Xây dựng các quy tắc đa phương mới, ưu tiên tới mục tiêu phát triển bền vững; (iii) Xây dựng một mô hình quản trị mới đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặt trọng tâm tới vai trò hợp tác giữa các nhà đầu tư với các chính phủ sở tại để đạt được các kết quả cùng có lợi; (iv) Thực hiện hiệu quả chính sách phục hồi kinh tế theo hướng chuyển đổi xanh, toàn diện và bao trùm; và (v) Xóa bỏ tư duy coi nguồn tài chính hỗ trợ phát triển là “sự áp đặt từ bên ngoài”. Để đạt được những bước đi này, theo bà Alicia, việc đầu tiên đó là Chính phủ các nước trong khu vực cần phải hợp tác chặt chẽ, đẩy nhanh quá trình phân phối, sản xuất và tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19; chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như những kết quả nghiên cứu khoa học liên quan. Đại dịch là cơ hội để thúc đẩy năng lực sản xuất và áp dụng công nghệ để phát triển vắc-xin ở khu vực Mỹ La-tinh và Caribe; mở cửa nền kinh tế theo từng lộ trình và tránh biến quốc gia mình thành “ốc đảo miễn dịch cộng đồng”.

Theo báo cáo, năm 2020 khu vực Mỹ La-tinh và Caribe mắc nợ nhiều nhất trong số các nước đang phát triển, khiến khả năng phục hồi kinh tế của các quốc gia trong khu vực gặp trở ngại lớn. Thâm hụt tài khoản vãng lai đã tăng từ tương đương 1,4% GDP năm 2019 lên 4,5% GDP vào năm 2020 ở khu vực Trung Mỹ và từ 4,8% GDP lên 17,2% GDP ở vùng Caribe. Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại khu vực giảm từ 45% đến 55% trong năm 2020, mức thấp nhất trên phạm vi toàn cầu. Chênh lệch tài chính khu vực công ngày càng trầm trọng do nhu cầu hỗ trợ cán cân thanh toán tăng cao, đặc biệt là ở các nền kinh tế nhỏ trong khu vực. Điều này là do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, cùng với đó là hoạt động xuất khẩu và du lịch sụt giảm mạnh. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đến hết tháng 3/2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phân bổ khoảng 66,5 tỷ USD cho 21 quốc gia Mỹ La-tinh, chiếm 63% tổng số vốn giải ngân dành cho 85 nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, các nguồn lực này chỉ đáp ứng lần lượt là 32,3% và 23,1% nhu cầu tài chính bên trong và bên ngoài của các nước Mỹ La-tinh và Caribe.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here