Bangladesh là nguồn cung cấp hàng may mặc lớn

0
95
(Internet)
(Internet)

Một nghiên cứu chung có tiêu đề “Phục hồi ngành may mặc của Bangladesh và Sri Lanka: Giải pháp dựa trên chuỗi giá trị có khả thi?” do Trung tâm Đối thoại Chính sách, một tổ chức tư vấn tư nhân ở Bangladesh, và Viện Nghiên cứu Chính sách (IPS) ở Sri Lanka cùng thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu đã được thông tin tại một hội thảo trực tuyến tổ chức hôm 20/4.

Theo nghiên cứu này, Bangladesh sẽ vẫn là nguồn cung cấp hàng may mặc lớn trong những tháng tới, bất chấp việc thị phần trong thị trường toàn cầu trong thời kỳ Covid của quốc gia này đang bị giảm đi. Thị phần của Bangladesh là 8% và 7% trên thị trường dệt kim và dệt thoi toàn cầu vào tháng 12/2019, giảm xuống còn 6% cho cả hai phân khúc vào tháng 6/2020, bị mất 2% thị trường dệt kim và 1% thị phần hàng dệt thoi. Thị phần của Trung Quốc (cao nhất lần lượt là 5% và 9% đối với mặt hàng dệt kim và dệt thoi) và Việt Nam tăng lên (hàng dệt kim tăng 1%) bất chấp đại dịch.

Nhà kinh tế nghiên cứu Kithmina Hewage của IPS cho biết những thách thức trong trung hạn sẽ gắn với mức độ kiềm chế dịch và mức độ nghiêm trọng của làn sóng Covid-19 thứ hai tại các thị trường lớn như Mỹ, Anh và EU, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, theo ôn, “Bất chấp sự không chắc chắn, Bangladesh sẽ vẫn là một nguồn cung cấp hàng may mặc chính trong những tháng tới”.

Giám đốc nghiên cứu của CPD Khondaker Golam Moazzem cho biết “Thị phần tăng cao nhất là Trung Quốc, tiếp theo là Việt Nam”, trong khi Bangladesh và Sri Lanka đã bị giảm mất thị phần trong thời kỳ Covid.

Các thương hiệu và nhà phân phối đã quá tập trung vào một số quốc gia với nguồn cung lớn, điều này đã ảnh hưởng xấu đến các nước có nguồn cung ứng kém, làm họ không có thể duy trì được thị phần bình thường của mình trong thời kỳ hậu Covid.

Theo ông Khondaker Golam Moazzem, nếu người mua và các thương hiệu, ngoài duy trì thị phần với đơn đặt hàng với nhà cung cấp lớn nhất – Trung Quốc – trong thời gian đại dịch COVID-19, nên có đơn hàng đặt với các nước cung cấp truyền thống khác. Ông khẳng định: “Cả Bangladesh và Sri Lanka đều có khả năng cung cấp các sản phẩm do Trung Quốc cung cấp”. Khondaker Golam Moazzem đề xuất các nước và khu vực nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu xem xét phương pháp tiếp cận phân bổ đơn đặt hàng may mặc và Chính phủ các nước cũng nên công bố điều này chính thức, khuyến nghị các thương hiệu và nhà phân phối nước mình tuân theo cách tiếp cận phân phối đơn đặt hàng may mặc. Theo ông với cách như vậy, họ có thể cứu các nhà cung cấp và hàng triệu công nhân trong chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here