Việt Nam đã làm được những gì mà Bangladesh chưa làm được

0
66
(Internet)
(Internet)

Bài báo “Câu chuyện đơn giản về các sản phẩm phức tạp” đã thảo luận về huớng đi khác nhau của xuất khẩu hàng điện tử từ Bangladesh và Việt Nam.

Lấy hàng điện tử như một ví dụ về một sản phẩm phức tạp, tinh vi nhưng để nói đến một câu chuyện khác. Nhìn lại, năm 1995, tổng thu nhập xuất khẩu hàng điện tử của Bangladesh tương đương với Việt Nam, cả về giá trị (khoảng 30 triệu USD) và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (dưới 1%). Hiện nay gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là xuất khẩu hàng điện tử trong khi đó với Bangladesh, tỷ trọng vẫn như vậy, ở mức dưới 1%. Điều gì giải thích cho thành công phi thường của Việt Nam và Bangladesh có thể học được gì từ điều đó? Việt Nam đã làm được gì mà Bangldesh chưa thể?

Phát triển một ngành công nghiệp điện tử mang tính cạnh tranh toàn cầu cần ít nhất bốn điều. Đầu tiên là các kỹ năng. Thực tế là 10% phần mềm của Samsung trên quy mô toàn cầu được phát triển do các kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam là một minh chứng cho các kỹ năng kỹ thuật sẵn có ở Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) lớn nhất của Samsung ở Đông Nam Á đặt tại Hà Nội và sử dụng hơn 1.500 công nhân Việt Nam có tay nghề cao. Tuy nhiên, người Việt Nam cảm thấy rằng họ vẫn đang thiếu kỹ năng và đang chú ý giải quyết vấn đề này.

Có thể nói rằng không chỉ đào tạo học thuật trong các lĩnh vực liên quan mà còn là vấn đề quan trọng là nhận thức và kỹ năng mềm cần thiết để một nhân viên có thể tận dụng tốt nhất chương trình đào tạo tại chỗ do các công ty cung cấp. Các công ty không mong đợi nhân viên có tất cả các kỹ năng cần thiết nhưng họ đánh giá cao khả năng đào tạo.

Yếu tố quan trọng thứ hai là một cơ chế thương mại quốc tế sôi động và cởi mở. Sản xuất các sản phẩm điện tử đòi hỏi hàng chục, thường là hàng trăm, các thành phần khác nhau, hầu hết trong số đó cần phải có nguồn gốc từ bên ngoài. Một quốc gia có cơ chế thương mại mở và mạng lưới thương mại rộng lớn có thể tiếp cận các nguồn linh kiện đa dạng và hưởng lợi từ việc nhập khẩu hàng hóa trung gian rẻ hơn, do đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia một số hiệp định thương mại toàn cầu và khu vực như Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (ASEAN) (AFTA) năm 1996, Hiệp định Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam (US-BTA) trong 2000, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, và Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2017. Việt Nam cũng đã ký các Hiệp định Thương mại Tự do song phương với một số quốc gia trong hai thập kỷ qua và đang trong quá trình tiếp tục hơn thế nữa. Điều này hoàn toàn trái ngược với Bangladesh, nơi mà chế độ thương mại vẫn bị hạn chế, mặc dù đã có một số biểu hiện tự do hóa trong những năm qua.

Yếu tố thứ ba là vai trò xúc tác của đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài mang đến các kỹ năng, kỹ thuật, thương hiệu và khả năng tiếp cận các thị trường cần thiết để xuất khẩu hàng điện tử. Cho đến cuối những năm 1980, chúng ta ngang bằng Việt Nam, với dòng vốn FDI ở cả hai nước đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GDP. Kể từ đó, tình hình đã được cải thiện đối với Bangladesh, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ; dòng vốn FDI vẫn ở mức dưới 2% GDP. Trong khi đó, khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc thu hút vốn FDI. Việt Nam rõ ràng đã vượt lên trên mặt trận này. Kể từ đầu những năm 1990, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hàng năm vào nước này đạt trung bình 6% GDP.

Tại Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó tỷ trọng xuất khẩu điện tử cao hơn nhiều. Một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài lớn trong lĩnh vực điện tử của Việt Nam là Samsung. Công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1996 để sản xuất TV màu cho thị trường nội địa. Sự hiện diện của nó đã mở rộng đáng kể từ năm 2009 sau khi đầu tư 670 triệu USD vào một nhà máy sản xuất điện thoại di động hướng đến xuất khẩu ở tỉnh Bắc Ninh. Tính đến cuối năm 2017, Samsung đã đầu tư 14 tỷ USD và tạo việc làm cho hơn 100.000 người Việt Nam. 30% sản lượng điện thoại di động toàn cầu của Samsung đến từ Việt Nam và chỉ riêng công ty đã chiếm gần 25% tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Với Samsung, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới. Trong khi đó, Intel đã mở cơ sở lắp ráp và kiểm tra trị giá 1 tỷ USD tại thành phố Hồ Chí Minh, đưa Việt Nam có vị trí vững chắc trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Câu chuyện về sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam thực sự là đáng suy nghĩ đối với Bangladesh. Khoảng một thập kỷ trước, công ty đã muốn đầu tư lớn vào Bangladesh. Chúng ta không thể dung nạp. Lý do cho điều đó chỉ ra yếu tố quan trọng thứ tư trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, đó là sẵn sàng những mặt bằng lớn.

Như đã đề cập ở trên, các công ty điện tử cần rất nhiều linh kiện không phải sản xuất trong nước mà có nguồn gốc từ bên ngoài, một số thông qua nhập khẩu và một số thông qua các nhà cung cấp trong nước. Lý tưởng nhất là các công ty muốn các nhà cung cấp ở gần vì lý do đảm bảo chất lượng và hậu cần. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp điện tử thường yêu cầu những khu đất rộng, đủ lớn để đáp ứng cả nhà máy của họ cũng như của các nhà cung cấp của họ. Việc không cung cấp được quỹ đất rộng lớn như vậy là lý do quan trọng khiến Samsung rời bỏ chúng ta và thay vào đó chọn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Khi chúng ta tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế của mình và làm cho lĩnh vực sản xuất của chúng ta cạnh tranh trên toàn cầu, Bangladesh cần nghiên cứu thật tốt những gì Việt Nam đã làm và học hỏi từ những điều đó. Một lần nữa các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến Bangladesh. Nhưng chúng ta cần nhanh để chớp lấy những cơ hội này. Nếu làm được như vậy, chúng ta có thể kể câu chuyện Việt Nam của chính mình. Nếu không, tất cả những gì chúng ta có thể kể với con cháu của mình sẽ là nhiều hơn nữa những câu chuyện về những bên như Samsung, đã bỏ chúng ta để đến với những vùng đất tiềm năng hơn.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here