Tin Kinh tế Mỹ

0
56
(Twitter)
(Twitter)

1. Nhà Trắng thành lập ‘lực lượng tấn công thương mại’ do USTR dẫn đầu, theo dõi điều tra nam châm theo Mục 232

Ngày 8/6/2021, Nhà Trắng công bố Báo cáo kết quả đánh giá 100 ngày 4 lĩnh vực trong chuỗi cung ứng: chất bán dẫn, pin dung lượng cao, chuỗi cung ứng khoáng sản và dược phẩm quan trọng. Báo cáo khuyến nghị một điều tra mới theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962. Theo đó, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ sẽ thành lập một “lực lượng tấn công” mới để khuyến nghị các hành động chống lại các hoạt động thương mại gây tổn hại đến các chuỗi cung ứng quan trọng.

Theo Báo cáo này, “Lực lượng tấn công” sẽ đề xuất các hành động thực thi đơn phương và đa phương chống lại các hoạt động ngoại thương không công bằng và xác định các cơ hội sử dụng các thỏa thuận thương mại để tăng cường các phương pháp tiếp cận tập thể nhằm phục hồi chuỗi cung ứng với các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Báo cáo cũng cho biết Bộ Thương mại cần nghiên cứu có nên thực hiện một cuộc điều tra theo Mục 232 đối với việc nhập khẩu nam châm vĩnh cửu neodymium, loại nam châm có vai trò quan trọng trong động cơ và các thiết bị khác, và rất quan trọng trong cả công nghiệp dân sự và quốc phòng hay không. Báo cáo cho biết các nam châm như vậy được sử dụng trong các sản phẩm bao gồm ổ đĩa cứng, hệ thống chụp ảnh cộng hưởng từ, vũ khí dẫn đường chính xác, động cơ ô tô và tuabin gió. Trong các thiết bị này có các nguyên tố đất hiếm, một quan tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng đối với Mỹ. Báo cáo cho rằng nhu cầu đối với các kim loại đất hiếm dự kiến ​​sẽ tăng trong hai thập kỷ tới, đặc biệt trong bối cảnh thế giới hướng tới việc loại bỏ lượng khí thải carbon ròng vào năm 2050.

Hai vật liệu chính, lithium và graphite, rất cần thiết cho pin xe điện và nhu cầu cho cả hai “ước tính sẽ tăng hơn 4.000% vào năm 2040 trong một kịch bản mà thế giới đạt được các mục tiêu về khí hậu, với graphite dự kiến ​​sẽ tăng gần 2.500%”. Trung Quốc ước tính sẽ có công suất khai thác đất hiếm bằng 55% toàn cầu vào năm 2020 và 85% đất hiếm qua tinh lọc. Báo cáo cho rằng Mỹ phải đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản và kim loại quan trọng đáng tin cậy và bền vững để đảm bảo khả năng phục hồi trong các nhu cầu sản xuất và quốc phòng của Mỹ, đồng thời làm như vậy theo cách phù hợp với lao động, môi trường, công bằng và các giá trị khác của Mỹ.

Báo cáo này, được Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Brian Deese biên soạn, chia các khuyến nghị thành sáu nhóm: 1) Xây dựng lại khả năng sản xuất và đổi mới; 2) hỗ trợ phát triển thị trường với các mô hình sản xuất đường bộ, tiêu chuẩn lao động và chất lượng sản phẩm cao; 3) tận dụng vai trò của chính phủ với tư cách là một tác nhân thị trường; 4) tăng cường các quy tắc thương mại quốc tế, bao gồm các cơ chế thực thi thương mại; 5) làm việc với các đồng minh và đối tác để giảm các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng toàn cầu; và 6) hợp tác với ngành công nghiệp để giải quyết ngay tình trạng thiếu hụt hiện có.

Trong nhóm khuyến nghị đầu tiên, Nhà Trắng nhắc lại khuyến nghị rằng Quốc hội cung cấp ít nhất 50 tỷ đô la đầu tư để thúc đẩy sản xuất trong nước các chất bán dẫn hàng đầu; mở rộng năng lực sản xuất công nghệ mature node và bộ nhớ để hỗ trợ các ứng dụng sản xuất, công nghiệp và quốc phòng quan trọng; và thúc đẩy R&D để đảm bảo thế hệ chất bán dẫn tiếp theo sẽ được phát triển và sản xuất tại Hoa Kỳ. Dự kiến, ngày thứ Ba (8/6), Thượng Viện sẽ đưa ra một gói lập pháp lớn bao gồm tài trợ cho nghiên cứu chất bán dẫn và khuyến khích sản xuất.

Trong báo cáo, Nhà Trắng cho biết Quốc hội cũng nên dành 50 tỷ đô la cho Chương trình phục hồi chuỗi cung ứng mới, do Bộ Thương mại đứng đầu, để “theo dõi, phân tích và dự báo các lỗ hổng của chuỗi cung ứng và hợp tác với ngành công nghiệp, lao động và các bên liên quan khác để tăng cường khả năng phục hồi”.

Trong các khuyến nghị về cách đảm bảo quyền lực mua sắm liên bang hỗ trợ tăng cường chuỗi cung ứng, Deese và Sullivan dựa vào kế hoạch ​​“Mua hàng của Mỹ”. Họ cho rằng chính quyền nên xây dựng “danh sách các sản phẩm quan trọng được chỉ định” để nhận được các ưu đãi bổ sung theo Đạo luật Mua hàng Mỹ và các quy định khác.

2. Fed bắt đầu chuẩn bị tâm lý cho các thị trường trước việc Fed giảm bớt mua trái phiếu.

Ngày 7/6/2021, CNBC đưa tin Cục Dự trữ Liên bang đang bắt đầu quá trình chuẩn bị cho các thị trường sẵn sàng trước việc Fed giảm mua vào 120 tỷ đô la hàng tháng nhằm kích thích nền kinh tế.

Các ý kiến của các quan chức Fed trong vài tuần qua cho thấy cuộc họp của Ủy ban Các Thị trường Mở liên bang họp tuần tới sẽ có thể thảo luận về việc cắt giảm mua ròng của Fed và Fed có thể sẽ bắt đầu giảm việc mua ròng vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Trong các tuần gần đây, ít nhất 5 quan chức Fed đã bình luận công khai về khả năng xảy ra các cuộc thảo luận này, bao gồm Patrick Harker, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia, Robert Kaplan của Dallas, Phó Chủ tịch Fed phụ trách giám sát ngân hàng Randal Quarles và Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester. Mester cho biết “chúng tôi sẽ thảo luận về lập trường chính sách nói chung, bao gồm các chương trình mua tài sản và bao gồm cả lãi suất của chúng tôi”, Mester nói hôm thứ Sáu.

Mặc dù cuộc thảo luận sẽ có thể sắp diễn ra nhưng thông báo chính thức về việc cắt giảm mua ròng sẽ có thể được đưa ra cuối mùa hè hoặc đầu mua thu. Điều này phụ thuộc vào cách nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Tốc độ tăng việc làm mới gần đây, trung bình 541.000 việc làm mới trong ba tháng qua và tỷ lệ thất nghiệp giảm gần đây có vẻ ít nhiều phù hợp với kỳ vọng của Fed. Hầu hết các quan chức Fed tiếp tục tin rằng lạm phát gần đây sẽ chỉ là tạm thời, do đó các khoản lãi lớn hàng tháng cũng khó có thể thay đổi kế hoạch, ít nhất là trong thời gian trước mắt.

Đằng sau việc Fed chuẩn bị giảm đều việc mua ròng là nỗ lực nhằm tránh một biến động được gọi là “cơn giận dữ đối với việc cắt giảm mua”. Sự việc này đã xảy ra năm 2013 khi lợi suất trái phiếu tăng vọt sau khi Chủ tịch Fed Ben Bernanke ám chỉ việc mua tài sản có thể kết thúc. Fed cho rằng sự việc nêu trên xảy ra do Fed đã không chuẩn bị tâm lý cho thị trường về các thời điểm lãi suất tăng cao và thời điểm Fed giảm mua tài sản. Lần này, Fed đã xây một lộ trình và làm rõ rằng lãi suất sẽ chỉ tăng lại sau lộ trình đó. Nó cũng đã đặt ra tiêu chuẩn cao hơn đối với việc cải thiện kinh tế để có thể tăng lãi suất.

 Hiện tại, các thị trường thu nhập cố định dường như đang cho phép Fed thực hiện theo lộ trình tuần tự. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã được giữ ở mức 1,6% trong gần 4 tháng và lãi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm dao động quanh mức 0,15%.

Các quan chức Fed dự kiến sẽ có những biến động nếu Fed tuyên bố giảm việc mua tài sản. Có thể các thị trường sẽ phản ứng quyết liệt hơn trong việc định giá khi tăng lãi suất. Fed sẽ được coi là thành công nếu Fed có thể tiến tới giảm mua tài sản nhưng chỉ tạo ra những thay đổi nhỏ trong kỳ vọng về việc tăng lãi suất.

Khó khăn chính hiện nay là Fed, trong khi cố gắng tránh “cơn giận dữ đối với việc cắt giảm mua”, duy trì chính sách tiền tệ dễ dàng quá lâu, cho phép lạm phát trở thành một vấn đề vĩnh viễn, thay vì tạm thời.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here