“Thiết lập vòng tuần hoàn Đông Á – xây dựng bố cục phát triển mới của Trung Quốc”

0
111
(Xinhua)
(Internet)

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu bị tác động to lớn, “phân tán”, “di rời”, “xây dựng lại” đang trở thành chủ đề nóng. Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia có tiếng nói ngày càng lớn yêu cầu sản nghiệp chế tạo quay trở về. Trong bối cảnh trên, Trung Quốc cần tái cấu trúc chiến lược phát triển mới của mình như thế nào đã được đưa lên nghị trình.

Từ khi cải cách mở cửa, Trung Quốc trở thành nơi tiếp nhận lớn nhất các doanh nghiệp thế giới chuyển đến. Theo đà toàn cầu hóa, Trung Quốc đã thực hiện cất cánh và hiện đại hóa kinh tế. Hiện nay, Trung Quốc đã đạt tới giai đoạn phát triển mới về kinh tế, tức là giai đoạn phát triển với tốc độ nhanh chuyển sang giai đoạn phát triển chất lượng cao. Từ đầu năm lại đây, đại dịch Covid-19 bùng phát, quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng lên cao đã tiếp tục tác động tới chuỗi sản xuất, làm gia tăng tính bức bách của việc Trung Quốc xây dựng lại bố cục mới phát triển. Hướng tới cách mạng sản nghiệp lần thứ 4, Trung Quốc cần nâng cao vai trò của chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu. Một đợt di rời qui mô lớn sản nghiệp chế tạo sắp tới gần, Trung Quốc cần đi trước nâng cấp con đường chuyển đổi của mình.

Kết cấu kinh tế Trung Quốc không nên dựa quá mức vào xuất khẩu.

Tại kỳ Họp lưỡng hội năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên nêu ra xây dựng một bố cục phát triển mới “với vòng tuần hoàn bên trong là chủ thể, vòng tuần hoàn bên trong và bên ngoài cùng bổ trợ lẫn nhau phát triển”, đã khiến dư luận trong và ngoài nước tìm hiểu và tranh luận mạnh.

Từ 40 năm cải cách mở cửa tới nay, kinh tế Trung Quốc đã khai thác lớn thị trường quốc tế song điểm yếu là vẫn chưa xây dựng đầy đủ thị trường trong nước. Các nhà kinh tế đã khái quát đặc điểm của sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung quốc là nhờ: một là, lợi dụng ưu thế nguồn lao động dồi dào, phát triển các sản nghiệp dùng nhiều lao động; hai là, thu hút đầu tư trực tiếp, phát triển mạnh sản nghiệp 3 thành phần; ba là, thực hiện hai đầu đều ở bên ngoài, nhập và xuất lớn, xuất khẩu và đầu tư là hai chiến lược lôi kéo. Năm 2006, mức độ lệ thuộc vào xuất nhập khẩu có lúc lên tới 64%. Đối với một nền kinh tế nước lớn như Trung Quốc, kết cấu kinh tế này là không bình thường.

Nhìn chung, mọi người đều cho rằng kinh tế Nhật Bản thành công sau chiến tranh thế giới thứ 2 và đứng vào hàng ngũ các nước phát triển có bí quyết là “hướng ra xuất khẩu” mà sự lệ thuộc vào xuất khẩu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên trên thực tế, sự thực lại khác. Nhật Bản trước hết dựa vào khai thác thị trường trong nước, xuất khẩu chiếm tỉ trọng dưới 15% trong GDP. Dù là hàng điện tử, ô tô hay nông phẩm đều khuyến khích nhân dân trong nước mua hàng nội địa. Tiếp nữa là, thị trường trong nước đã mở rộng qui mô kinh tế, nâng cao mức độ cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu tăng lên. Trên thực tế, bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản mới thực sự xuất hiện tình trạng dựa vào xuất khẩu để lôi kéo kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, các nền kinh tế như Trung Quốc và các nước ASEAN khác với Nhật Bản, kinh tế các nước Đông Á đa phần lệ thuộc vào xuất khẩu quá mức. Hàn Quốc có mức xuất khẩu chiếm 42,9% GDP, Thái Lan là 58,1%, Ma-lai-xia là 73,1%, Xinh-ga-po là 138,7% của GDP. Trong tình hình toàn cầu hóa gặp trở ngại, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch lan tràn, rủi ro địa chính trị tăng lên, tính chất yếu đuối của các nền kinh tế Đông Á thể hiện nổi bật.

Đứng trước sự chuyển đổi mô hình phát triển và cộng thêm tình thế khó khăn lịch sử của phản toàn cầu hóa, Trung Quốc đưa ra chính sách “vòng tuần hoàn bên trong là chủ thể, vòng tuần hoàn bên trong và bên ngoài cùng bổ trợ lẫn nhau phát triển” đã trở thành tư tưởng chỉ đạo tổng thể của chính sách kinh tế lâu dài của Trung Quốc, đặc biệt là việc bố trí công tác kinh tế trong thời kỳ qui hoạch 5 năm lần thứ 14.

Tăng cường nhất thể hóa khu vực Đông Á.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu đang nảy sinh sự thay đổi sâu sắc, khu vực hóa, bản địa hóa trở hành trào lưu mới. Nhiều nước xuất phát từ việc xem xét an ninh kinh tế của nước mình hoặc là đưa một phần chuỗi sản xuất về nước, hoặc bố cục lại ở các khu vực láng giềng. Chuỗi sản xuất, cung ứng vì thế mà càng ngắn, càng linh hoạt. Trong tình hình hiện nay, chính sách “vòng tuần hoàn bên trong là chủ thể, vòng tuần hoàn bên trong và bên ngoài cùng bổ trợ lẫn nhau phát triển” trở thành cơ hội lớn hơn cho hợp tác khu vực. Trung Quốc cần coi trọng hơn nhất thể hóa khu vực, đặc biệt là cần tăng cường hợp tác với các nền kinh tế Đông Á.

Hiện nay, khu vực Đông Á cho dù là phát triển kinh tế hay hợp tác khu vực đều thể hiện ưu thế của người đi sau. Trung, Nhật, Hàn và 10 nước ASEAN có dân số gấp 5 lần EU, diện tích lớn gấp 3,5 lần, GDP trước khi có dịch bệnh là tương đương nhau. IMF dự báo, năm 2020, có khả năng Đông Á trở thành khu vực du nhất có mức tăng trưởng dương; tăng trưởng của kinh tế Đông Á năm nay có khả năng đạt 1,3%, năm sau là 6,6%

Trung Quốc cần gia tăng 3 mặt hợp tác sau với khu vực Đông Á.

Một là, tăng cường hợp tác 3 bên Trung-Nhật-Hàn. Trung, Nhật, Hàn là 3 nền kinh tế thứ 2, thứ 3 và 11 trên thế giới. Giá trị tổng sản phẩm quốc nội và kim ngạch mậu dịch chiếm 20% tổng lượng toàn thế giới, chỉ sau khu vực tự do Bắc Mỹ. Dân số 3 nước này chiếm 70% của Đông Á, tổng lượng kinh tế chiếm 90%. Trung Quốc là bạn hàng số 1 của của Nhật Bản và Hàn Quốc; Nhật Bản và Hàn Quốc là bạn hàng thứ 2, thứ 3 của Trung Quốc. Tính bổ trợ lẫn nhau giữa 3 nền kinh tế này rất lớn, tiềm năng hợp tác còn nhiều. Sau dịch bệnh, cạnh tranh trong lĩnh vực KHCN sẽ quyết liệt hơn, chuỗi giá trị Đông Á sẽ là con đường kết nối lợi ích mới với kinh tế toàn cầu. Trung, Nhật, Hàn cần trở trở thành trụ cột hội nhập vào hệ thống toàn cầu hóa cho chuỗi giá trị Đông Á trong cuộc cách mạng sản nghiêp mới; cố gắng chuyển sang chuỗi thượng nguồn, một lần nữa tạo “kỳ tích Đông Á” của hợp tác khu vực.

Hiện tại, ý nguyện hợp tác Trung, Nhật, Hàn về mặt chính trị là tích cực, tạo ra đảm bảo mạnh mẽ cho triển khai thực chất. Sau khi dịch bệnh bùng phát, Trung, Hàn dẫn đầu thiết lập cơ chế hợp tác phòng chống dịch bệnh, đi đầu mở “đường xanh nhanh” cho người hai bên qua lại, đảm bảo sự vận hành thông thuận của chuỗi sản xuất, cung ứng và logistic, tạo ra hình mẫu hợp tác. Ngày 25/9, Chủ tịch Tập Cận Bình điện thoại với Thủ tướng Nhật mới nhậm chức Yoshihide, lần nữa nhấn mạnh Trung, Nhật cần nỗ lực xây dựng quan hệ Trung-Nhật hợp tác hài hòa trong thời đại mới; mong hai bên cùng duy trì chuỗi sản xuất, cung ứng ổn định, thông suốt, nền mậu dịch và môi trường đầu tư công bằng, mở cửa, nâng cao chất lượng và trình độ hợp tác. Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ, Nhật Bản nhất trí cùng phía Trung Quốc duy trì bàn bạc chặt chẽ, đảm bảo việc ký kết Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện trong năm nay, đẩy nhanh đàm phán khu mậu dịch tự do Trung- Nhật-Hàn, cùng nhau duy trì sự ổn định chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của khu vực.

Hai là, tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN. 6 tháng đầu 2020, kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEAN trái với xu thế chung đi xuống tăng trưởng 5,6%; chiếm 14,7% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, trở thành bạn hàng số 1 của Trung Quốc, Trung Quốc liên tiếp 10 năm giữ vị trí là bạn hàng số 1 của ASEAN. Ngày 27/8, tại cuộc họp cấp Bộ trưởng hai bên đã đạt nhận thức chung rộng rãi về một loạt vấn đề kinh tế, thương mại quan trọng như đi sâu hợp tác quốc tế vành đai, con đường, hợp tác kinh tế thương mại sau dịch bệnh, ổn định và nâng cao nhất thể hóa, ổn định chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất, ủng hộ cơ chế đa phương…. Trung Quốc tham gia cùng các quốc gia dọc vành đai, con đường mở rộng mậu dịch, có lợi cho hình thành cơ cấu tầng nấc của chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của khu vực. Đẩy mạnh xây dựng kết nối hạ tầng, thúc đẩy mậu dịch qua biên giới, bố trí hợp lý nguồn nhân lực, nâng cao trình độ KHCN đều là những bước bố trí hợp lý của các quốc gia tham gia vành đai, con đường.

Ba là, tăng cường sự liên kết khu vực Đông Á. Chuỗi sản xuất và hệ thống phân công của các nước ASEAN và 3 nước Trung- Nhật- Hàn đều đầy đủ, có ưu thế bổ trợ lẫn nhau. Tháng 4 năm nay, tại cuộc họp 10+3, Lãnh đạo các nước này đã ra tuyên bố nhấn mạnh cùng nhau nỗ lực duy trì thị trường mậu dịch, đầu tư mở cửa, khôi phục kinh tế, kết nối hạ tầng, xây dựng chuỗi cung ứng không dễ bị tác động, bền vững, sức chịu đựng cao hơn, bảo đảm sự thông suốt của chuỗi cung ứng trong ngoài khu vực.

Thiết lập chuỗi sản xuất, cung ứng khu vực Đông Á cần một cơ chế có hiệu quả để duy trì tính ổn định và thông suốt của hợp tác khu vực. Do vậy, Trung Quốc cần phát huy vai trò con thoi và điều tiết, cố gắng ký RCEP trong năm 2020; đồng thời nhằm tạo điều kiện tốt cho việc ký Hiệp định mậu dịch tự do Trung-Nhật-Hàn và nâng cấp hợp tác giữa 3 nước này./.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here