Thỏa thuận về thiết lập Khu vực thương mại tự do châu Phi (African Continental Free Trade Area – ACFTA), vừa được 44 trên 55 nước thành viên Liên minh châu Phi (AU) ký kết ngày 21/3/2018, tại thủ đô Kigali của Rwanda. Khối ACFTA có thể tạo ra một thị trường chung châu Phi với dân số 1,2 tỷ người và GDP 2.500 tỷ USD. Theo đó, các nước thành viên ACFTA cam kết sẽ bãi bỏ thuế đối với hơn 90% các mặt hàng trong tương lai, ước tính trao đổi thương mại trong khối sẽ tăng gần 60% từ nay đến năm 2022. ACFTA sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 180 ngày, sau khi có ít nhất 22 quốc gia ký kết phê chuẩn. Tuy nhiên, có 11 nước không ký kết Hiệp định này trong đó có Nigeria, nền kinh tế hàng đầu của châu Phi.
Việc Nigeria không ký kết ACFTA, có 2 quan điểm đối lập nhau:
1/ Công đoàn lao động và các Tập đoàn lớn chống lại việc ký kết ACFTA.
Việc Nigeria chính thức hoãn ký kết thỏa thuận khung về việc thành lập Khu vực Mậu dịch tự do Châu Phi (ACFTA), do có nhiều cuộc biểu tình phản đối của Hiệp hội Thương mại, cho rằng ACFTA sẽ làm thiệt hại nền kinh tế địa phương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nigeria cho biết Tổng thống Muhammadu Buhari đã lên kế hoạch đến thủ đô Kigali của Rwanda, nơi các nhà lãnh đạo châu Phi dự định gặp mặt. Tuy nhiên, do sức ép trong nước, Tổng thống đã hủy chuyến đi và Nigeria không ký thỏa thuận khung tiến tới thiết lập khu vực mậu dịch tự do Châu Phi (ACFTA).
ACFTA, thỏa thuận khung về việc thành lập Khu vực Mậu dịch tự do Châu Phi là một sản phẩm trí tuệ của Liên hiệp Châu Phi, đã tăng cường khu vực tích hợp, có trong các chương trình từ tháng 01/2012 mà Nigeria là một trong những nước hưởng ứng thỏa thuận này. Trước đây, Nigeria đã chấp nhận ký kết hiệp định nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường việc làm cũng như loại bỏ các rào cản chống lại các sản phẩm xuất khẩu của Nigeria và ngăn chặn, phân biệt đối với những người kinh doanh và công ty của Nigeria ở các nước châu Phi khác.
Tuy nhiên, các công đoàn lao động và các tập đoàn lớn ở Nigeria luôn chống lại thỏa thuận này. Bộ trưởng Công Thương và Đầu tư Nigeria, Okechukwu Enelamah thừa nhận có nhiều phản ứng đốôi với thỏa thuận này và Bộ đang đàm phán với tất cả các bên liên quan về việc xem xét có thể ký kết ACFTA về sau.
2) Phong trào phản đối Chính phủ Nigeria, vì không ký kết thỏa thuận thương mại tự do ở Châu Phi (ACFTA).
Phong trào này do ông Omoyele Sowore, một nhà nhân quyền và vận động dân chủ Nigeria sáng lập, cho biết rất thất vọng khi Nigeria đã không ký ACFTA. Nigeria là nước đông dân nhất, và là nền kinh tế lớn nhất của châu Phi, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các cuộc đàm phán, có lợi cho các lợi ích kinh tế và an ninh của Nigeria. Thay vì ủng hộ thỏa thuận này, chính phủ đã tàn nhẫn hủy bỏ nó. Một nền kinh tế của một quốc gia lớn như Nigeria, những quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống cùa gần 200 triệu người không nên theo quan điểm của một nhóm người.
Phong trào này tuyên bố với người dân Nigeria họ sẽ nhanh chóng đấu tranh, để đảm bảo sự lãnh đạo của quốc gia trên trường quốc tế vẫn tiếp tục, và tham gia vào một hiệp định thương mại tự do ở lục địa, khẳng định các nguyên tắc sau đây: thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân Nigeria, ngăn chặn việc bán phá giá hàng hoá vào Nigeria, đảm bảo sự tăng trưởng nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế Nigeria, đảm bảo sự tương hỗ trong tiếp cận thị trường giữa các nước khác.
Do đó, trong tương lai, Nigeria có thể xem xét ký kết ACFTA này.
Tin từ ĐSQVN tại Nigieria (04/04/2018).