Sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc không phải là nguyên nhân chính đối với tăng trưởng toàn cầu

0
92
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Theo chuyên gia kinh tế trưởng của S&P Global Ratings Paul Gruenwald điều đáng lo ngại đối với tăng trưởng toàn cầu không phải là sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc mà là căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhât thế giới.

Theo ông, tốc độ tăng tưởng của Trung Quốc giảm từ 7-8% xuống đến 5,5% vẫn được coi là sự phát triển lành mạnh. Lực lượng lao động của Trung Quốc đã đi ngang hoặc bắt đầu thu hẹp vì thế tăng trưởng GDP đầu người vẫn cao.

Thực tế mối quan hệ thương mại căng thẳng đặt dấu ấn lên tăng trưởng toàn cầu hơn là tác động trực tiếp của thuế quan. Với căng thẳng thương mại gia tăng nhiều công ty Mỹ bắt đầu chuyển chuỗi cung ứng hậu cần ra khỏi Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và đến Mexico. Tuy nhiên việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng giữa các công ty Mỹ với các nhà sản xuất Trung Quốc không đủ mạnh để làm thay đổi dữ liệu vĩ mô. Căng thẳng thương mại ảnh hưởng lớn đến đến dòng đầu tư và các kế hoạch dài hạn của các công ty.

Theo ông, gói thuế dự kiến áp vào 15/12 nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận sẽ là sự khác biệt vì hai gói thuế áp trước đó là đánh vào hàng hóa thuế, và vì thế, ai đó trong chuỗi cung ứng sẽ bị tác động, khiến giá cả tăng lên chút ít. Còn gói thuế thứ 3 này sẽ đánh thẳng vào hàng tiêu dùng và người tiêu dùng. Điều này sẽ có tác động cả về chính trị.

Nhìn chung, các nhà đầu tư không nên lo lắng về tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc. Vấn đề lớn hơn cần phải tính đến là sự bất trắc trong quan hệ thương mại Mỹ – Trung điều sẽ tác động lên mỗi nền kinh tế và tốc độ tăng trường toàn cầu. Và vấn đề này có vẻ như không thể sớm giải quyết.

(Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here