Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nền kinh tế toàn cầu sẽ không sụt giảm nghiêm trọng như các dự báo trước đó – đạt mức 5% trong năm 2021, mặc dù sự phục hồi đang dần “mất đà” và cần sự hỗ trợ từ các chính phủ và các ngân hàng trung ương. Dự báo được đưa ra với giả định là các đợt bùng phát dịch vẫn tiếp tục diễn ra tại một vài nơi và không có làn sóng lớn nào diễn ra.
Theo báo cáo công bố ngày 15/9, OECD dự báo kinh tế thế giới sẽ giảm khoảng 4,5%, thấp hơn mức 6% đưa ra vào tháng 6; trong đó có sự điều chỉnh lớn đối với dự báo về kinh tế Mỹ, khu vực đồng Euro và Trung Quốc. Dự báo này đưa ra trong bối cảnh một số quốc gia chứng kiến sự phục hồi mạnh trong Quý II và III/2019 sau các Chính phủ đưa ra các gói hỗ trợ kinh tế, đặc biệt tại Trung Quốc và Mỹ (tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm mạnh hơn mức dự báo, trong khi Trung Quốc chứng kiến mức tăng trưởng mạnh về sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ).
Mặc dù vậy, tốc độ phục hồi hiện đang suy giảm và sản lượng kinh tế của nhiều nước tới cuối năm 2021 vẫn thấp hơn giai đoạn trước khủng hoảng và nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, kéo theo là tình trạng phá sản và thất nghiệp kéo dài. Tình trạng trên diễn ra đặc biệt tại một số thị trường mới nổi tiêu biểu như tại Ấn Độ, Argentina, Mexico và Nam Phi. Trước tình hình đó, OECD cho rằng các chính phủ cần tiếp tục áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp ít nhất đến năm 2021 nhằm hỗ trợ kinh tế phần nào khôi phục lại mức tăng trưởng so với thời kỳ tiền Covid-19./.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ