Nhận diện thách thức từ thị trường dầu khí Việt Nam trong đại dịch Covid-19

0
214
Hoạt động khai thác dầu khí của PVN. (Ảnh: pvn.vn)
Hoạt động khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. (Nguồn: PVN)

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu xăng dầu giảm mạnh do giãn cách xã hội nên không có thị trường tiêu thụ được sản phẩm lọc dầu. Thách thức lại đang đặt ra với ngành dầu khí Việt Nam.

IEA dự báo thâm hụt nguồn cung dầu trong năm 2021 do nhu cầu tiêu thụ tăng trung bình 5,4 triệu bpd, trong đó, nhu cầu nửa cuối năm tăng thêm 4,6 triệu bpd so với 6 tháng đầu năm nay.

Tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận OPEC+ tháng 6 (theo Argus ước tính) đạt 111%, tương đương sản lượng khai thác dầu thô 35,9 triệu bpd, – tăng hơn 600.000 bpd so với tháng 5, chủ yếu do KSA khôi phục khối lượng cắt giảm bổ sung. KSA đã cắt giảm tự nguyện bổ sung 1 triệu bpd từ tháng 2 đến tháng 4, đến tháng 6 giảm dần xuống còn 400.000 bpd và chấm dứt từ tháng 7. Hạn ngạch cắt giảm OPEC+ tháng 7 đúng bằng số cam kết là 5,8 triệu bpd. Trong tháng 6 vừa qua, Iran và Venezuela đã tăng sản lượng 50.000 bpd và 40.000 bpd tương ứng lên 2,44 triệu bpd và 540.000 bpd, xuất khẩu dầu thô Iran ước tính đạt 700.000 bpd.

IEA dự báo thâm hụt nguồn cung dầu trong năm 2021 do nhu cầu tiêu thụ tăng trung bình 5,4 triệu bpd, trong đó, nhu cầu nửa cuối năm tăng thêm 4,6 triệu bpd so với 6 tháng đầu năm nay. Do vậy, OPEC+ cần tăng sản lượng khai thác trong quý III từ 41,9 triệu bpd hiện nay lên 42,8 triệu bpd ngay trong quý III này và 44,1 triệu bpd trong quý IV/2021 để đạt mức trung bình 43,45 triệu bpd, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng. Ngoài ra, nguồn cung từ phía các quốc gia ngoài thỏa thuận OPEC+ cũng cần tăng thêm 770.000 bpd trong năm nay.

Các công ty dầu khí/năng lượng quốc tế hàng đầu Exxon Mobil, Shell, BP, Chevron vẫn chưa có kế hoạch tăng mạnh chi phí đầu tư cơ bản (CAPEX) bất chấp giá dầu thế giới phục hồi ổn định trên 70 USD/thùng và dòng tiền nhàn rỗi năm nay dự báo đạt mức cao kỷ lục. Mặc dù vậy, phần lớn các công ty có kế hoạch điều chỉnh CAPEX trong lĩnh vực upstream sau khi công bố KQKD quý II/2021 cho những năm tiếp theo. Tổng CAPEX (bao gồm cả NLTT) dự báo chỉ đạt mốc trước khủng hoảng vào năm 2023, song song, CAPEX lĩnh vực NLTT có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2021-2025, đặc biệt của các công ty châu Âu (BP, Shell, TotalEnergies, Eni, Equinor). Tỷ lệ CAPEX upstream/NLTT của Equinor tương ứng 65/35.

Tuy nhiên, nửa cuối năm 2021, dự báo nhu cầu dầu thô của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á cho thấy sự giảm sút mạnh do Covid-19, thị trường tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Gần đây nhất, OPEC+ đã ban hành mức sản lượng áp dụng trong tháng 8, 9/2021. Theo đó, Saudi Arabia và Nga có thể tăng sản lượng 100.000 thùng/ngày mỗi tháng; các nước còn lại trong OPEC+ sẽ tăng khoảng 10.000 thùng/ngày.

Trong khi đó, nhu cầu phục hồi từ các nền kinh tế phát triển: Mỹ, Trung Quốc, Nhật và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc giảm do Covid-19 dự kiến hết năm 2021 mới có thể kiểm soát. Dự báo trong năm 2022, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến mọi hoạt động của nền kinh tế, khiến làm chậm quá trình phục hồi ở một số nền kinh tế, trong khu vực trong đó có Việt Nam.

Nhu cầu nhập khẩu dầu thô châu Âu mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch trong năm 2020 nhưng đã bắt đầu tăng dần trong nửa đầu năm 2021, khi lợi nhuận biên tinh chế dần phục hồi. Trung bình EU nhập khẩu 7,31 triệu bpd, tăng 170.000 bpd so với nửa cuối năm 2020, tuy nhiên, thấp hơn 560.000 bpd so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, dầu nặng (Urals, Basra, Arab Light và Kirkuk) chiếm 32% (giảm 2%) do nhu cầu gasoil giảm, dầu nhẹ 30,1%.

Nhu cầu tiêu thụ khí đốt EU trong quý I/2021 đã tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 141,8 tỷ m3 do nhu cầu sưởi ấm và phát điện tăng khi nhiệt độ lạnh bất thường, trong đó nhập khẩu chiếm 78,5 tỷ m3, giảm 3% nhờ sử dụng trữ lượng hệ thống kho chứa khí ngầm (UGS).

Trong bối cảnh hiện nay, thị trường giữ vai trò “sống còn” đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với vị thế là doanh nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước,Ngành Dầu khí Việt Nam đã thường xuyên cập nhật dữ liệu, dự báo thị trường, đưa ra kịch bản tối ưu, đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động của Tập đoàn.

Bên cạnh đó, Petrovietnam tiếp tục xây dựng các giải pháp, kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm dầu khí, đẩy mạnh xuất khẩu song song với việc phát triển, củng cố, kiểm soát thị trường, tạo cơ sở phát triển và nắm bắt cơ hội tiêu thụ sản phẩm khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát kéo theo nhu cầu của thị trường tăng trong thời gian tiếp theo.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục “mong manh” bởi ảnh hưởng của biến thể mới Delta, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, mạnh, trên diện rộng cùng việc thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh, thành phố theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng, tác động lớn hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, trong đó có Petrovietnam và các đơn vị thành viên. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng trong tháng 7 giảm 8,3% so với tháng trước và khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 0,8%. Vốn đầu tư từ NSNN giảm 1,7%. Cùng với đó cầu thị trường yếu khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu khí như dầu thô, khí, điện, xăng dầu, phân bón… đều giảm mạnh.

Trong nước hiện nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu xăng dầu giảm mạnh do giãn cách xã hội nên không có thị trường tiêu thụ được sản phẩm lọc dầu. Các nhà máy lọc dầu như Dung Quất, Nghi Sơn đã chủ động điều tiết công suất cùng các giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng tồn kho nhưng mức độ tồn kho tại các nhà máy vẫn ở mức cao – trên 85%.

Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ xăng dầu của PVOIL trong tháng 8/2021 ước giảm khoảng 44% so với kế hoạch. Nhu cầu xăng dầu trong nước giảm nghiêm trọng, trong bối cảnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở nhiều tỉnh thành, sản lượng bán lẻ giảm đến 80% tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, 60% tại Hà Nội, tổng nhu cầu thị trường giảm khoảng 40%. Đồng thời với việc tiếp tục nhập khẩu xăng dầu cùng việc tồn kho cao dẫn đến dư thừa nguồn cung xăng dầu. Trước tình hình đó, vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Thủ tướng quan tâm, xem xét về chủ trương ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để đảm bảo cân đối cung cầu, giảm thiểu nguồn nhập khẩu xăng dầu nhằm hỗ trợ ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của các đơn vị trong nước.

Dịch bệnh cũng dẫn đến nhu cầu thị trường cho các sản phẩm khí cũng giảm sút, đặc biệt lượng khí huy động cho phát điện giảm mạnh. Huy động khí cho sản xuất điện 7 tháng đầu năm đã thấp hơn kế hoạch của Bộ Công Thương (khu vực Đông Nam Bộ đạt 94,2%, Tây Nam Bộ đạt 72,8%).

Dự kiến các tháng cuối năm, sản lượng khí tiêu thụ sẽ còn thấp hơn khi các tỉnh, thành phía Nam vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội, các nhà máy, hộ tiêu thụ sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu dừng hoạt động hoặc hoạt động ở mức cầm chừng. Sản phẩm phân bón của 2 nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau cũng rơi vào tình trạng cung dư hơn cầu do thời điểm mùa vụ đã qua. Tính đến ngày 11/8/2021, tồn kho tại Nhà máy Đạm Cà Mau là 48,2 nghìn tấn Ure, con số ở Đạm Phú Mỹ là 65,5 nghìn tấn Ure./.

Chu Văn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here