Từ năm 2011, IMF đã ra báo cáo quy hoạch đánh giá đầu tiên về lĩnh vực tài chính của Trung Quốc, cảnh báo vấn đề nợ có xu hướng tăng cao của Trung Quốc, sau đó nợ của Trung Quốc tiếp tục tăng cao so với GDP nhưng cả 03 nhóm nợ gồm nợ chính phủ, doanh nghiệp và gia đình đến nay vẫn chưa xảy ra khủng hoảng mang tính hệ thống, cũng ít xảy ra vi phạm hợp đồng tập thể. Có 03 nguyên nhân chủ yếu: (1) Trung Quốc có tỉ lệ tiết kiệm cực cao, năm 2018 là gần 45% GDP, đã cung cấp đủ vốn cho ngân hàng có thể dãn nợ cho doanh nghiệp; (2) Tuyệt đại đa số nợ của Trung Quốc là nợ trong nước, nợ nước ngoài của Trung Quốc đến cuối quý III/2018 tuy là 1910 tỉ USD nhưng lại có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, gần 3000 tỉ USD, khiến tỉ lệ nợ nước ngoài so với dự trưc ngoại tệ vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới; (3) Cho dù tỉ lệ nợ doanh nghiệp cao nhất trong 03 nhóm nợ nhưng thể chế đặc thù ngân hàng quốc hữu đương nhiên ủng hộ doanh nghiệp quốc hữu, cộng với tiết kiệm của cư dân cao đã làm cho khủng hoảng mang tính hệ thống của nợ doanh nghiệp Trung Quốc chưa xảy ra.
Tuy nhiên, tại kỳ họp Lưỡng Hội tháng 3/2019, tại báo cáo công tác chính phủ nêu rõ, coi “cân bằng tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng ổn định và phòng ngửa rủi ro” là một trong ba mục tiêu lớn cần phải nắm chắc trong năm 2019. Cuối cùng thì nợ của Trung Quốc không thể cứ tăng lên mà không bao giờ dẫn đến khủng hoảng, vấn đề giờ đây nghiêm trọng hơn rất nhiều so với năm 2011 IMF cảnh báo lần đầu, môi trường kinh tế lớn cũng khó khăn hơn. Trước tiên, theo số liệu của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), tỉ lệ tổng nợ phi tiển tệ của Trung Quốc trong GDP từ cuối 2011 là 182,5% cứ tiếp tục tăng vọt; cho dù năm 2017 Trung Quốc đã đẩy mạnh giảm đòn bẩy nhưng đến quý III/2018 tỉ lệ nợ vẫn lên đến 252,7% GDP, và sau khi Trung Quốc áp dụng trở lại biện pháp ổn định tăng trưởng thì dự báo tỉ lệ này còn tiếp tục tăng lên.
Tiếp đến, áp lực giảm tốc kinh tế của Trung Quốc tăng lên gay gắt, hiện đang ở vào giai đoạn mà vòng tuần hoàn kinh tế khởi sắc chu kỳ ngắn hạn và vòng tuần hoàn nợ chu kỳ dài hạn đều xấu đi, khiến cái giá phải trả cho chính sách ổn định tăng trưởng cực kỳ lớn. Thứ ba, việc liên lục vay nợ quy mô lớn từ năm 2008 nay đã đên kỳ hạn trả nợ gốc và lãi. Số liệu của Bloombergs cho thấy, từ 2020-2023 sẽ là thời kỳ cao điểm trả nợ của Trung Quốc, rủi ro khủng hoảng mang tính hệ thống sẽ tăng mạnh. Thứ tư, dưới tác động của nhiều lực lượng thị trường của sóng bất động sản trước đây, đến quý I/2017 tỉ lệ nợ gia đình trong GDP của Trung Quốc đã chính thức vượt qua tỉ lệ nợ chính phủ, đến quý III/2018 đã đạt 51,5%, cao hơn nợ chính phủ hiện chiếm 48,3%; tuy nhiên điểm khác là, trong nợ chính phủ thì nợ trong nước chiếm phần nhiều hơn nữa có đủ dự trữ ngoại tệ để chống đỡ, còn nợ doanh nghiệp thì có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng quốc hữu, có thể thực hiện chính sách bỏ đòn bẩy, trong khi không gian xoay sở đối với nợ gia đình tương đối nhỏ. Nhất là, theo “Báo cáo tài sản lành mạnh của gia đình thành phố Trung Quốc” ra tháng 1/2019, trong tài sản gia đình Trung Quốc có đến 77,7% tập trung ở bất động sản, vượt xa con số 34,6% ở Mỹ, nếu thúc đẩy bỏ đòn bẩy đối với thị trường bất động sản thì tất yếu dẫn đến giá nha sụt giảm, khiến tài sản gia đình mất giá mạnh, làm yếu năng lực tiêu dùng và tiết kiệm, không những sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế, làm trì trệ bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thậm chí còn dẫn đến oán giận của dân chúng trên diện rộng. Thế khó đôi đường đó đã khiến điều tiết thị trường bất động sản của chính phủ Trung Quốc trong gần 2 năm qua hiệu quả không cao, khiến cho vấn đề nợ gia đình với nợ bất động sản là chính ngày càng khó giải quyết.
Tóm lại, bất kể là mức độ nợ hay kết cấu nợ, vấn đề nợ của Trung Quốc hiện nay đã vượt xa mức độ nghiêm trọng của năm 2011, thêm vào đó là kinh tế chưa thể thuận lợi vượt qua “giai đoạn tam trùng”, tức giai đoạn thay đổi động lực tăng trưởng, giai đoạn đau đớn điều chỉnh kết cấu kinh tế, giai đoạn tiêu hóa chính sách kích thích kinh tế trước đây, theo đà chính phủ Trung Quốc áp dụng trở lại biện pháp ổn định tăng trưởng để ngăn chặn kinh tế giảm tốc, nếu mức độ không may quá mạnh thì sẽ khiến nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ tăng mạnh. Vì vậy, số liệu thông kê kinh tế Trung Quốc gần đây nghe có vẻ tốt lành thì cũng không nên khinh suất trước khả năng xảy ra rủi ro nợ của TQ trong năm 2019./.
Tin từ Văn phòng Kinh tế – Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (theo Kinh tế nhật báo Đài Loan, 08/04/2019)