“Nếu không được tháo ngòi, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có nguy cơ bị tê liệt”

0
141
“Ảnh minh họa”

Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm thứ Tư (12/12/2018) đã đưa ra một tuyên bố chung, nhấn mạnh sự cần thiết phải bãi bỏ việc ngăn chặn bổ nhiệm các thành viên Cơ quan phúc thẩm WTO.

Tại cuộc họp của Đại hội đồng WTO hôm thứ Tư, các thành viên bao gồm EU, Trung Quốc, Canada, Na Uy, New Zealand, Thụy Sĩ, Úc, Hàn Quốc, Iceland, Singapore và Mexico, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng “việc tiếp tục bỏ trống các vị trí thành viên của Cơ quan phúc thẩm WTO khiến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có nguy cơ bị tê liệt”. Trong khi tái khẳng định cam kết đối với hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc, các nước nhấn mạnh cơ chế giải quyết tranh chấp như là một trụ cột chính của WTO.

Tuyên bố chung đã được đưa ra như kế hoạch trước đó sau khi các thành viên bao gồm EU, Trung Quốc và Ấn Độ đệ trình hai phương án về cải cách cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vào ngày 22/11/2018. Hai phương án đã được trình bày tại cuộc họp của Đại hội đồng ngày 12/12/2018.

Các phương án đưa ra các giải pháp phù hợp cho các quy tắc chuyển tiếp của các thành viên Cơ quan phúc thẩm, đồng thời tăng cường tính độc lập của Cơ quan phúc thẩm nhằm tăng hiệu quả hoạt động cũng như cho phép tự động bắt đầu quá trình lựa chọn thành viên Cơ quan phúc thẩm. Tuy nhiên, các đề xuất này bị Hoa Kỳ bác bỏ, với lời giải thích rằng “các phương án sẽ không giải quyết hiệu quả những lo ngại mà các thành viên nêu ra”.

Cơ quan phúc thẩm có chức năng là tòa phúc thẩm trên thực tế của cơ quan thương mại toàn cầu và gồm có bảy thành viên. Tuy nhiên, chỉ có ba trong số bảy thành viên tại chức vì Mỹ từ chối quy trình lựa chọn thành viên để lấp chỗ trống.

Tại một cuộc họp báo sau cuộc họp hôm thứ Tư, phát ngôn viên của WTO Keith Rockwell đã nhắc lại rằng nhiệm kỳ của hai trong số ba thành viên của Cơ quan phúc thẩm sẽ hết hạn vào cuối năm tới. Nếu quy trình bổ nhiệm vẫn bị bãi bỏ, “chúng tôi sẽ không còn đủ luật sư để nghe kháng cáo”, ông cảnh báo.

“Về bản chất, việc này sẽ làm tê liệt hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO,” người phát ngôn nói. Trong khi đó, ông lưu ý một số dấu hiệu tích cực trong cuộc họp, tiết lộ rằng Chủ tịch của Đại hội đồng, Junichi Ihara, tuyên bố ý định khởi động một quy trình không chính thức để mở ra các cuộc thảo luận về vấn đề này.

Tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc (theo Global Times, ngày 13/12/2018).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here