Đây là nhận định được đưa ra bởi Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Dhaka Abul Kasem Khan tại cuộc hội thảo về “Một vành đai, một con đường” (OBOR) diễn ra hôm 11/6 tại Dhaka. Chính vì vậy, theo ông Mustafizur Rahman, chuyên gia cao cấp của Trung tâm Đối thoại chính sách, Bangladesh cần điều chỉnh những chính sách của nước này nhằm kết nối với dự án OBOR. Ông Rahman nói thêm OBOR hiện đã có sự tham gia của 68 quốc gia Châu Âu và Châu Á – chiếm 60% dân số thế giới và 40% GDP toàn cầu; do vậy OBOR đem lại nhiều cơ hội cho Bangladesh, đặc biệt từ sự trỗi dậy của hai nền kinh tế lớn là Ẩn Độ và Trung Quốc. Kim ngạch thương mại của Bangladesh với riêng hai nền kinh tế khổng lồ này đã là 20 tỷ USD trong số 80 tỷ USD tổng kim ngạch thương mại của Bangladesh. Trong số 20 tỷ USD, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc là hơn 12 tỷ USD, và từ Ấn Độ là hơn 6 tỷ USD một năm. Tuy nhiên, thương mại qua đường vận tải biển từ Bangladesh tới hai quốc gia này mới chỉ đạt 1,5 tỷ USD/năm: khoảng 800 triệu USD với Trung Quốc và 700 triệu USD với Ấn Độ. Do vậy, ông Rahman đề xuất Bangladesh cần tăng cường kết nối-giao thông, liên kết các đặc khu kinh tế và cảng biển nước sâu với dự án OBOR. Bộ trưởng Kế hoạch AHM Mustafa Kamal đồng ý với đề xuất này và cho biết hiện Bangladesh đang phát trỉển bốn cảng gồm Chittagong, Mongla, Payra và cảng nước sâu Sonadia nhằm kết nối với OBOR.
Ngoài ra, ông Rhaman cho rằng Bangladesh có tiềm năng để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu tới Trung Quốc và Ấn Độ bởi hiện nay kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là 2 nghìn tỷ USD và 500 tỷ USD. Bên cạnh đó» theo ông Abrar A Anwar, chuyên viên điều hành chính của Ngân hàng Standard Chartered Bangladesh, các nhà đầu tư tư nhân của Trung Quốc đang sẵn sàng đầu tư ra nước ngoài; Trung Quốc đã đầu tư 1,1 nghìn tỷ USD vào Quỹ OBOR. Do vậy, Bangladesh cần tranh thủ Quỹ này nhằm đáp ứng nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Dhaka Abul Kasem Khan, để thu hút được đầu tư Trung Quốc, Bangladesh cần tăng cường nội lực. ông Khan cho rằng nếu Bangladesh đầu tư từ 18 tỷ đến 20 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng thì có thể thu hút được 300 tỷ đến 320 tỷ USD FDI trong vòng 17 đến 18 năm tới. Ông Khan đánh giá cao việc Chính phủ Bangladesh tăng ngân sách cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng lên 3,6% GDP trong năm tài chính 2017-18 so với mức 2,8% của năm nay, nhưng cho rằng so với các quốc gia đang phát triển khác như Việt Nam, thì Bangladesh cần tiếp tục tăng ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng, ông đưa ra thí dụ: Việt Nam đã dành 10% GDP cho phát triển cơ sở hạ tầng trong vòng 10 năm qua; do vậy trong 5 năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được 60 tỷ USD FDI so với mức 3-4 tỷ USD của Bangladesh. Ông Khan cũng kêu gọi Chính phủ Bangladesh cần nhanh chóng đưa các đặc khu kinh tế của nước này vào hoạt động. Trong khi đó, ông Shafiul Islam Mohiuddin, Chủ tịch Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Bangladesh kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thành việc xây dựng cảng biển nước sâu Sonadia vì hiện nay năng lực xếp dỡ hàng hóa của các cảng biển hiện tại là không đáp ứng đủ trước nhu cầu xuất nhập khẩu đang ngày càng gia tăng nhanh chóng của Bangladesh.
(Nguồn: ĐSQVN tại Bangladesh)