Liệu USD có còn là “vua”?

0
56
các biện pháp kiểm soát sức khỏe cộng đồng có thể gây nên suy thoái kinh tế, song tăng trưởng kinh tế có thể phục hồi bằng các gói kích thích tài chính đủ lớn.
Sau khi thay thế đồng euro để giữ vị trí thống trị, đồng USD của Mỹ cho đến nay vẫn vững vàng ở ngôi vương. Với những nỗ lực phi đô la hóa của nhiều nền kinh tế, liệu vị thế này có bị ảnh hưởng?

Đồng USD đã giữ vị thế thống trị từ nhiều năm trước. Vào năm 1971, Bộ trưởng Tài chính Mỹ khi đó là ông John B.Connally từng phát biểu rằng: “Đồng USD là tiền tệ của chúng tôi nhưng lại là vấn đề của các bạn”.

Về lâu dài, nhiều nhà kinh tế tỏ ra nghi ngờ về khả năng trụ vững của đồng USD trong bối cảnh thế giới đang trong sự phân cực ngày càng sâu sắc. Trải qua hơn 50 năm, vấn đề đó ngày càng hiện hữu rõ nét hơn khi nhiều quốc gia lo ngại rằng Mỹ có thể “vũ khí hóa” đồng USD.

Xu hướng phi đôla hóa đã nhen nhóm từ lâu và nhanh chóng lan rộng trong những năm gần đây. Nhiều quốc gia trên thế giới thậm chí còn liên kết với nhau, tìm ra cách đa dạng hóa các loại tiền tệ và giảm bớt phụ thuộc vào đồng bạc xanh của Mỹ.

Thực trạng này được thể hiện rõ nét nhất khi nhìn vào quỹ dự trữ của các Ngân hàng Trung ương.

Theo thống kê của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), cuối năm 1970, trong số các đồng tiền dự trữ toàn cầu, đồng USD chiếm tỷ trọng lên đến 85%. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 58,4%.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đang dẫn đầu xu hướng phi đôla hóa trên toàn cầu. Trung Quốc đã sử dụng đồng nhân dân tệ để thanh toán gần như toàn bộ lượng dầu mua của Nga trong năm 2022. Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, giao dịch đồng rúp và nhân dân tệ đã tăng gấp 80 lần.

Thêm vào đó, Trung Quốc còn tham vọng giao dịch mua bán dầu với Arab Saudi và các nước Tây Á bằng đồng nhân dân tệ nhằm phá vỡ hệ thống mua bán dầu bằng đồng USD vốn đã tồn tại từ lâu.

Theo giáo sư Ashok Swain tại Đại học Uppsala (Thụy Điển), việc buôn bán dầu bằng đồng nhân dân tệ sẽ là một bước tiến lớn đối với Trung Quốc, đồng thời cũng là một bước thụt lùi đáng kể với vị thế của đồng USD.

Công cụ trú ẩn

Nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD yếu là tin tốt với các nước phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu cũng như với các quốc gia phải trả nợ bằng đồng USD. Tuy nhiên, doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả nhiều hơn cho hàng nhập khẩu.

Dollar Index tăng mạnh giai đoạn tháng 7 đến tháng 10, với hơn 7%. Nguyên nhân là hàng loạt số liệu tích cực về kinh tế Mỹ khiến nhiều nhà đầu tư dự báo khả năng cao Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, kinh tế Mỹ có dấu hiệu giảm tốc. Điều này khiến nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ hoàn tất quá trình nâng lãi và sớm cắt giảm.

Ulrich Leuchtmann, Giám đốc nghiên cứu ngoại hối tại Ngân hàng Commerzbank, dự đoán rằng đồng USD có thể sẽ còn yếu đi thêm 2 quý nữa, đặc biệt là khi có thêm bằng chứng rõ ràng về việc Fed sẽ giảm lãi suất

Cameron Willard, thành viên nhóm nghiên cứu thị trường vốn tại Ngân hàng Handelsbanken (Thụy Điển), dự báo USD tiếp tục giảm trong nửa đầu năm 2024. Tuy nhiên, nếu rủi ro địa chính trị tăng lên, đà giảm có thể đảo ngược.

Trong thời kỳ bất ổn, nhà đầu tư thường coi USD là công cụ trú ẩn an toàn. Họ tin rằng tài sản của họ sẽ được bảo toàn giá trị.

“Tôi không cho rằng USD sẽ mất giá trong dài hạn. Để điều đó xảy ra, chúng ta cần có loại tiền tệ thay thế đủ tin cậy. Nhưng USD hiện vẫn là đồng tiền dự trữ của thế giới và là tiền tệ an toàn nhất. Tôi không cho rằng điều này có thể sớm thay đổi”, Willard chia sẻ với CNN.

Kẻ thắng người thua

Với các nước phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, USD yếu đồng nghĩa họ phải trả ít hơn cho các sản phẩm thiết yếu như lúa mỳ hay dầu thô. Điều này sẽ giúp hạ nhiệt lạm phát tại các nền kinh tế này.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, cùng nhiều nước khu vực đồng euro đang dựa vào hàng hóa nhập khẩu sẽ là những quốc gia có lợi, theo Mark McCormick, Giám đốc ngoại hối tại Ngân hàng đầu tư TD Securities.

Bên cạnh đó, các công ty xuất khẩu tại Mỹ cũng hưởng lợi, vì giá sản phẩm của họ sẽ rẻ đi khi đổi sang các tiền tệ khác. Hàng hóa vì thế có sức cạnh tranh hơn ở nước ngoài.

Giám đốc nghiên cứu ngoại hối tại Ngân hàng Commerzbank Mark McCormick cho rằng hàng nhập khẩu vào Mỹ cũng sẽ đắt đỏ hơn, giúp các doanh nghiệp Mỹ bán hàng trong nước cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ nước ngoài.

Chuyên gia nói đây cũng là tin tốt với các thị trường mới nổi. Nhiều quốc gia hiện vay nợ bằng USD nên khi đồng tiền này yếu sẽ giúp họ trả nợ dễ dàng hơn.

USD yếu đi còn làm tăng cơ hội đầu tư ngoài Mỹ. “Nhìn chung, đồng USD yếu sẽ như thủy triều lên, nâng mọi con tàu lên cao”, Mark McCormick nhận xét.

Tuy nhiên, người tiêu dùng Mỹ lại cảm thấy không vui khi đồng USD yếu đi vì họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho hàng nhập khẩu và các chuyến du lịch ở nước ngoài.

“Về cơ bản, đồng USD yếu sẽ khiến người Mỹ nghèo hơn một chút, vì họ phải trả nhiều tiền hơn cho hàng nhập khẩu, và nhận được ít tiền hơn khi xuất khẩu”, Giám đốc nghiên cứu ngoại hối tại Ngân hàng Commerzbank cho biết.

Nếu các yếu tố khác giữ nguyên, USD yếu sẽ khiến lạm phát tại Mỹ tăng tốc. Tuy nhiên, lạm phát còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ngân hàng Handelsbanken (Thụy Điển) cũng cho rằng thị trường việc làm và nhà đất Mỹ hạ nhiệt có thể giúp kiềm chế lạm phát, dù hàng nhập khẩu tăng.

Liệu USD có còn là “vua”?

Bất chấp những nỗ lực phi đôla hóa của các quốc gia, dẫn đầu là Trung Quốc và Nga, đồng USD vẫn vững vàng ở vị trí hàng đầu.
Tại Diễn đàn Tài chính Quốc tế diễn ra vào cuối tháng 10, các chuyên gia tài chính và nhà kinh tế học cho rằng tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một sự thay thế đáng tin cậy nào cho đồng USD bất chấp những nỗ lực phi đô la hóa của Trung Quốc và các quốc gia khác.
Đánh giá mới nhất từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cũng chỉ ra rằng đồng nhân dân tệ vẫn còn một chặng đường dài mới có thể gây áp lực lên thế thống trị của đồng USD.
Phân tích của PBOC chỉ ra, tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trong thanh toán toàn cầu, tài chính thương mại và dự trữ ngân hàng trung ương vẫn còn kém xa đồng USD bất chấp những tăng trưởng trong thời gian qua, Khoảng 60% các khoản yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ và quốc tế và nợ phải trả vẫn đang được tính bằng USD.
Đồng USD trên thực tế vẫn là loại tiền tệ chiếm ưu thế trên các thị trường chứng khoán và trái phiếu lớn nhất trên toàn cầu. Đồng USD cũng đang được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống SWIFT, thực hiện hơn 42 triệu giao dịch/ngày với giá trị trung bình gần 5.000 tỷ USD/ngày.
Cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Malaysia Nor Shamsiah cho rằng sự phụ thuộc vào đồng USD không phải là điều mà các quốc gia khác có thể dễ dàng vượt qua. Theo bà, tham vọng phát triển đồng tiền chung trong khu vực được thúc đẩy bởi sự gia tăng thương mại trong khu vực chứ không phải do xu hướng phi đô la hóa.
Tuy nhiên, theo tổ chức phân tích International Banker, đối với hầu hết quốc gia, mục tiêu quan trọng nhất, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, không phải là để thay thế USD trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới. Mục tiêu của họ là để đạt được sự đa dạng hóa vừa đủ về tiền tệ, tránh bị ảnh hưởng nhiều bởi các biện pháp trừng phạt liên quan đến kinh tế, thương mại của Mỹ.
(Theo Dân trí – Phương Liên)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here