Lạm phát của Bangladesh tăng cao trong tháng 3

0
153

Theo số liệu của Cục Thống kê Bangladesh công bố hôm 16/5, lạm phát của nước này đã tăng lên 5,39% trong tháng 3/2017 – mức tăng cao nhất trong vòng 5 tháng qua do giá cả của các mặt hàng lương thực và phi lương thực tăng cao. Kể từ sau khi lạm phát chạm mức 5,57% vào tháng 10 năm ngoái, chỉ số này có xu hướng giảm dần trong các tháng kế tiếp, nhưng lại bất ngờ tăng trở lại vào tháng 3. Trong tháng 3, tỉ lệ làm phát của các mặt hàng lương thực đã tăng 0,05 điểm phần trăm lên mức 6,89%, trong khi đó các mặt hàng phi lương thực đã tăng 0,1 điểm phần trăm lên mức 3,18% so với tháng 2. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Bangladesh AHM Mustafa Kamal, trung bình mức lạm phát trong quý 3 của năm tài chính 2017 là 5,28%, thấp hơn so với mức lạm phát trung bình 5,32% của quý 2. Ông Kamal cho biết Chính phủ đang tiến hành các biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát, đồng thời bày tỏ hy vọng mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nhưng tỷ lệ lạm phát của năm tài chính 2017 vẫn nằm trong mục tiêu của Chính phủ đặt ra (dưới 6%).

Trong số các mặt hàng lương thực có mức tăng đột biến phải kể đến gạo. Mặc dù đang trong vụ thu hoạch, nhưng tình trạng lũ lụt và sâu bệnh đã khiến gạo Bangladesh bị mất mùa. Theo các quan chức và chuyên gia của Bangladesh, lũ lụt và dịch bệnh xảy ra ở 34 quận đã làm mất trắng khoảng 1 triệu tấn lúa. Ngoài ra, các mức thuế nhập khẩu cao và dự trữ của Chính phủ không đủ cũng đẩy giá gạo tăng cao ở mức kỷ lục trong vòng 30 năm qua. Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Lương thực Bangladesh Badrul Hasan, Chính phủ nước này đã quyết định nhập 0,6 triệu tấn gạo nhằm đáp ứng cầu trong nước, đồng thời sẽ xem xét hạ thấp mức thuế nhập khẩu gạo nhằm bình ổn thị trường. Chính phủ nước này đã có kế hoạch ký các hợp đồng nhập khẩu gạo từ các nước Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ. Từ đầu năm tài chính 2017 đến nay, khu vực tư nhân mởi chỉ nhập 0,09 triệu tấn gạo, trong khi đó năm ngoái, số lượng nhập khẩu gạo là 0,259 triệu tấn. Bangladesh đặt mục tiêu sản xuất 34,98 triệu tấn gạo, trong khi đó nhu cầu gạo trong nước là 31-32 triệu tấn. Trong vài năm trở lại đây, Bangladesh luôn dư thừa về gạo, nhưng điều này không còn lặp lại trong năm nay trong bối cảnh mất mùa nghiêm trọng./.

(Theo The Financial Express, ngày 17/5)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here