Khả năng Mỹ-Trung đạt thỏa thuận giai đoạn một và bối cảnh sau 2 năm chiến thương mại

0
117
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Đàm phán Mỹ-Trung vẫn chưa đến hồi kết và việc hai bên có thể đi đến một thoả thuận thương mại hay không vẫn là một câu hỏi lớn. Tuy nhiên, việc ký kết thoả thuận thương mại giai đoạn một cũng phần nào làm dịu đi tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia. Nội dung thỏa thuận chính của thoả thuận giai đoạn một là Mỹ ngừng áp thuế 25% lên một số mặt hàng của Trung Quốc từ 1/12, huỷ bỏ lệnh áp thuế 15% lên mặt hàng quần áo, đồ gia dụng, một số sản phẩm điện tử từ 1/9. Đổi lại, Trung Quốc mua thêm sản phẩm nông sản của Mỹ, thắt chặt bảo vệ sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Tập đoàn Huawei của Trung Quốc có thể tiếp tục được mua các chíp điện tử của Mỹ. Thỏa thun giai đoạn một dự kiến cũng sẽ bao gồm điều khoản không kiểm soát tỉ giả chuyển đổi nhằm thúc đẩy thương mại.

Căn cứ vào nội dung thoả thuận trên, có vẻ như hai bên đều muốn đạt thỏa thuận. Về phía chính quyền Trump, bản thân Tổng thống Trump cần một thỏa thuận với Trung Quốc trước kỳ bầu cử năm 2020. Trên cơ sở đó, Trung Quốc có cơ sở để “mặc cả” với Tổng thống Trump. Về phía Trung Quốc, nước cũng cần các nông sản của Mỹ, đặc biệt đậu nành chủ yếu nhằm phục vụ ngành chăn nuôi. Ngoài ra, ngay từ đầu năm 2019, Trung Quốc cũng có những nhượng bộ nhất định thông qua việc hủy bỏ điều kiện chuyển giao công nghệ bắt buộc đối với các công ty nước ngoài tại nước này. Các yếu tố này cho phép các nhà đàm phán Trung Quốc có cơ sở để “mặc cả” với phía Mỹ, đặc biệt liên quan đến vấn để giảm hoặc xoá bỏ các hàng rào thuế quan.

Về vấn đề bảo hộ công nghiệp, Trung Quốc dường như sẽ chỉ thảo luận về vấn đề bảo hộ công nghiệp trong trường hợp các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật và Châu Âu có những biện pháp tương tự. Đây dường như là điểu bất khả thi. Do vậy, có vẻ như nội dung thỏa thuận sẽ không thể đi xa hơn việc Mỹ giảm thuế đổi lại việc Trung Quốc mua thêm hàng nông sản và một số cam kết khác. Đến nay, khả năng ký kết thỏa thuận “giai đoạn một” là có tính khả thi và đàm phán giai đoạn hai dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2021. Nhưng dù trong trường hợp nào, sau 2 năm căng thẳng thương mại, ba bài học chính vẫn có thể được rút ra, bao gồm:

1. Dù Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển hơn Trung Quốc và luôn duy trì thặng dư thương mại lớn với Trung Quốc, nhưng không phải Mỹ luôn có lợi thế trong các cuộc đàm phán. Các nghiên cứu trong 18 tháng qua cho thấy, người tiêu dùng Mỹ bị ảnh hưởng hơn so với các công ty Trung Quốc từ việc áp thuế khi họ phải trả phí cao hơn. Doanh thu bán hàng được sử dụng để hỗ trợ các nông dân Mỹ sụt giảm nghiêm trọng do sức mua từ phía Trung Quốc cũng sụt giảm. Trong ngắn hạn, các biện pháp thuế quan góp phần giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và gây tổn hại cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên nhìn tổng thể, dù kim ngạch thương mại song phương cũng sụt giảm nghiêm trọng, nhưng Mỹ vẫn nhập khẩu nhiều hơn từ phía Trung Quốc.

2. Mỹ hoàn toàn bị cô lập khi gây áp lực kinh tế lên Trung Quốc. Mỹ không tìm được các đồng minh cùng gây áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc, cụ thể cả Nhật và Hàn Quốc đều có thái độ ngờ vực, Châu Âu tiếp tục tiến hành đàm phán với Trung Quốc do tốc độ tăng trưởng chậm lại.

3. Hai nền kinh tế có tính phụ thuộc lẫn nhau. Điều này có thể thấy rõ nhất thông qua phản ứng của các công ty nước này đối với các lệnh tăng thuế lên thị trường Trung Quốc. Bằng chứng là mặc dù các lệnh tăng thuế liên tục được áp dụng, số lượng công ty rời bỏ thị trường này rất ít do quy mô và sức mua của thị trường. Các công ty Trung Quốc, đặc biệt là Huawei – vốn là mục tiêu chính của các lệnh trừng phạt, vẫn tiến hành những hoạt động kinh doanh hiệu quả. Trong năm 2018, nhiều nhà phân tích đã dự đoán Huawei sẽ tổn thất khoảng 30 tỉ USD do những lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Thế nhưng, những thống kê gần đây cho thấy con số đó chỉ dừng ở mức 10 tỉ USD. Không những thế, khi Huawei đang ráo riết tự phát triển phần mềm và phần cứng riêng, việc Mỹ áp các lệnh cấm kinh doanh với tập đoàn này càng khiến cho tập đoàn ít phải đối mặt với sự cạnh tranh từ một “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ.

(Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Úc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here