Hội nghị lần thứ 12 Ủy ban Công tác liên hợp giữa 5 địa phương

0
70
(baolangson.vn)
(baolangson.vn)

Ngày 9/4/2021, Cuộc gặp giữa Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây với Bí thư các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang của Việt Nam và Hội nghị lần thứ 12 Ủy ban Công tác liên hợp đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cuộc gặp giữa các Bí thư và Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp lần này thể hiện quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các địa phương không ngừng phát triển tích cực, cũng thể hiện Cuộc gặp giữa các Bí thư, Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp – một trong những cơ chế quan trọng của quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa 5 tỉnh/khu, đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy thực hiện nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao và không ngừng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước.

Các bên đánh giá cao tỉnh Cao Bằng đã sáng tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến với chủ đề “Thắm tình hữu nghị, chủ động thích ứng, tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển”, tiếp tục duy trì và thúc đẩy tổ chức bình thường cơ chế Cuộc gặp giữa các Bí thư và Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp.

1. Các địa phương đánh giá cao tiến triển và thành quả hợp tác từ Hội nghị Liễu Châu năm 2020 cho tới nay; nhìn lại từ sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, với tình hữu nghị, các địa phương cùng giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục khó khăn, cùng nhau chống lại dịch bệnh. Năm 2021 là năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc, cũng là năm đầu tiên thực hiện các mục tiêu phát triển đề ra tại Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm tiếp tục cùng cố tình hữu nghị truyền thống, các bên quán triệt nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai nước, trao đổi chính sách và quan điểm phát triển, thích ứng với tình hình mới, chủ động hội nhập, quán triệt thực hiện các nhận thức chung và triển khai các mặt hợp tác một cách tích cực, linh hoạt và sáng tạo.

2. Các địa phương cho rằng, Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây với các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang mãi mãi là láng giềng tốt có tình hữu nghị truyền thống, văn hóa tương thông, con đường phát triển tương tự, duy trì sự ổn định phát triển của mỗi địa phương và duy trì hợp tác hữu nghị có ý nghĩa to lớn. Trong điều kiện lịch sử mới và tình hình quốc tế thay đổi phức tạp, kiên trì bảo vệ ổn định, an ninh khu vực biên giới là lợi ích căn bản, lâu dài của hai bên.

3. Các địa phương cho rằng, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, các tỉnh/khu đặt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh covid-19 lên hàng đầu, nên có một phần kế hoạch hợp tác không thực hiện được theo kế hoạch. Trong năm 2021, các địa phương tích cực khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra, tiếp tục thực hiện nhận thức chung hợp tác đã ký kết từ năm trước. Đồng thời, các địa phương cũng đang nghiên cứu, quán triệt và thực hiện các nhận thức chung hợp tác một cách chủ động và sáng tạo.

Các địa phương cho rằng, Lãnh đạo các tỉnh/khu duy trì liên hệ thường xuyên đóng vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy quan hệ hai nước. Các bên thông qua các hình thức như gửi thư, hội nghị, gặp nhau ở biên giới, dùng đường dây nóng…, trao đổi ý kiến nhanh chóng, kịp thời về các vấn đề lớn phát sinh.

4. Các địa phương cho rằng, Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc và các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang đều trong thời kỳ quan trọng phát triển kinh tế, xã hội. Sự phát triển của mỗi tỉnh/khu đều là cơ hội quan trọng đối với các địa phương kia, do vậy cần phát huy vai trò điều phối tổng thể của cuộc gặp Bí thư và Ủy ban công tác liên hợp 5 tỉnh/khu, tập trung thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác trên các mặt sau:

(i) Tăng cường giao lưu, quan hệ mật thiết. Với hình thức linh hoạt thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa các địa phương nhất là giao lưu và quan hệ chặt chẽ giữa thanh niên; tăng thêm hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai bên. Tiếp tục mở rộng giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch và thông tin. Tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu nhân dân; khuyến khích cử nhiều hơn các lưu học sinh sang bên nhau học tập. Từ 2021-2025, Quảng Tây tiếp tục cung cấp cho mỗi tỉnh biên giới Việt Nam 100 suất học bổng. Tăng cường giao lưu giữa các cơ quan thông tin báo chí và cơ quan nghiên cứu giữa các địa phương. Khuyến khích các địa phương hai bên, nhất là các thôn bản biên giới triển khai giao lưu, hợp tác hữu nghị, cùng có lợi.

(ii) Thực hiện tốt Biên bản cuộc gặp, Hội nghị, Bản ghi nhớ và Thỏa thuận hợp tác; thực hiện có hiệu quả các cơ chế và thỏa thuận hợp tác đã ký; Tăng cường hợp tác và giao lưu kinh nghiệm chống tội phạm, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý biên giới và an ninh mạng. Tăng cường chấp pháp biên giới và hợp tác về an ninh biên giới. Thực hiện đúng nguyên tắc các bên đã đạt nhận thức chung, tích cực thúc đẩy xử lý các vụ việc đột xuất phát sinh như xuất nhập cảnh phi pháp thông qua đường dây nóng, xử lý thỏa đáng các vấn đề liên quan tới quan hệ hệ hữu nghị của các địa phương.

(iii) Các cơ quan chức năng cửa khẩu biên giới tiếp tục tiến hành kiểm tra, giám sát người, hàng hóa, xe cộ ở các khu vực trọng điểm cửa khẩu, đường mòn, lối mở kịp thời phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh lan truyền qua biên giới. Đồng thời, ủng hộ, hỗ trợ lẫn nhau về vật tư phòng dịch.

(iv) Tích cực triển khai hợp tác kinh tế thương mại. Lấy sự kiện ký kết RCEP làm cơ hội, ủng hộ triển khai hợp tác trên các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm gạo, sắn, sản phẩm sữa, chế biến hoa quả; tiếp tục tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, kế hoạch kinh tế, giao thông. Tiếp tục tăng cường hợp tác và giao lưu về bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên nước, hệ sinh thái.

(v) Triển khai có hiệu quả 3 văn kiện pháp lý về quản lý biên giới Trung-Việt và các văn kiện liên quan; Kịp thời xử lý các vụ viện biên giới, nâng cao mức độ xây dựng, quản lý, nâng cấp và mở cửa cửa khẩu biên giới; Xây dựng cửa khẩu kiểu mẫu; Tích cực nghiên cứu, xây dựng các biện pháp tiện lợi hóa thông quan; Tích cực giải quyết vấn đề lao động thời vụ ở khu vực biên giới.

5. Các địa phương nhất trí cho rằng, tình hình dịch bệnh phức tạp gây ảnh hưởng bất lợi đối với kinh tế, xã hội. Lãnh đạo các tỉnh/khu cần định kỳ hoặc không định kỳ triển khai trao đổi về tình hình dịch bệnh, chỉ đạo hợp tác phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan qua biên giới, bảo đảm an toàn cho người và sự phát triển kinh tế. Các địa phương đồng ý nghiên cứu các biện pháp tương ứng, thúc đẩy phục hồi thuận lợi về kinh tế, thương mại, đầu tư thời kỳ sau dịch bệnh; khắc phục khó khăn về nguồn cung bị gián đoạn; ủng hộ các doanh nghiệp kết nối sản xuất.

Đề duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác truyển thống giữa các địa phương, năm 2022 sẽ tiếp tục tổ chức Cuộc gặp giữa Bí thư 4 tỉnh và Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban công tác liên hợp 5 tỉnh khu. Thời gian, địa điểm và phương thức cụ thể sẽ bàn bạc sau qua Ngoại vụ các bên.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here