Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Cộng hòa Xinh-ga-po
- Ô-xtrây-li-a
- Cộng hòa Nhân dân Băng-la-đét
- Vương quốc Căm-pu-chia
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Cộng hoà Ấn Độ
- Cộng hoà In-đô-nê-xi-a
- Nhật Bản
- Đại Hàn Dân Quốc
- Cộng hoà DCND Lào
- Liên bang Ma-lai-xi-a
- Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma
- Niu-di-lân
- Cộng hòa Hồi giáo Pa-kít-xtan
- Cộng hoà Phi-líp-pin
- Cộng hoà Xinh-ga-po
- Vương quốc Thái Lan
- Đài Loan
- Hồng Công
Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây
Tình hình kinh tế Singapore những năm gần đây:
Từ đầu năm 2017, Singapore đã chính thức triển khai các chiến lược phát triển kinh tế tương lai do Ủy ban kinh tế tương lai Singapore đề xuất. Các chiến lược này – được Thủ tướng Lý Hiển Long coi là sẽ mở ra một chương mới cho sự phát triển của Singapore – đã tạo ra những cú hích mới cho nền kinh tế Singapore. Chính phủ Singapore cam kết tăng chi ngân sách để đảm bảo các dịch vụ và hạ tầng kinh tế đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần cải thiện kết nối giữa Singapore và thị trường quốc tế. Singapore cũng áp dụng những hỗ trợ cho các lĩnh vực có tiềm năng tốt để có đà nắm lấy cơ hội, xây dựng lợi thế cạnh tranh, đổi mới, số hóa và đi ra quốc tế, chẳng hạn: ngân sách Robotics quốc gia dành cho lĩnh vực công nghệ sản xuất; ngân sách cho chương trình số hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ (bán lẻ, dịch vụ nhà hàng, logistics, vệ sinh môi trường và an ninh…); ngân sách để xây dựng các Mạng lưới đổi mới toàn cầu và các Trung tâm khởi nghiệp ở nước ngoài; ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận miễn phí bản quyền và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Chính phủ cũng tiếp tục duy trì chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhằm giải quyết những thách thức trong nền kinh tế, Singapore cũng hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp sử dụng lao động cao tuổi, ngân sách dành cho đào tạo để phù hợp với yêu cầu chuyển đổi kinh tế, ngân sách hỗ trợ lương và vốn vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ dạy nghề và đào tạo các kỹ năng mới, đặc biệt trong các lĩnh vực mới đang phát triển nhanh… Với việc đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nền kinh tế Singapore đã đạt được những kết quả chính như sau trong những năm gần đây:
Bảng 1. Các chỉ số kinh tế
Đơn vị: triệu SGD
Bảng 2. Thông tin cơ bản về một số ngành kinh tế trọng điểm
Đơn vị: triệu SGD
Bảng 3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng chính của Singapore
Đơn vị: triệu SGD
Bảng 4. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Singapore
Đơn vị: triệu SGD
Bảng 5. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Singapore
Đơn vị: triệu SGD
Bảng 6. Các đối tác thương mại chính của Singapore
Đơn vị: triệu SGD
Bảng 7. Các thị trường nhập khẩu chính của Singapore
Đơn vị: triệu SGD
Bảng 8. Các thị trường xuất khẩu chính của Singapore
Đơn vị: triệu SGD
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư:
Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư
Singapore là nền kinh tế phát triển nhưng đã ở giai đoạn bão hoà, tốc độ phát triển kinh tế bình quân chỉ khoảng 2-3%/năm. Do đó, để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, Singapore tiếp tục với định hướng đa dạng hóa các kết nối quốc tế nhằm tận dụng những cơ hội của các nền kinh tế mới nổi và các thị trường tiềm năng. Singapore tích cực theo đuổi tự do hóa thương mại và đầu tư, hội nhập kinh tế toàn cầu; tiếp tục tham gia vào các dự án phát triển khu công nghiệp, công nghệ cao tại nước ngoài nhằm mở rộng thị trường và cơ hội cho khu vực sản xuất của mình.
Singapore coi ASEAN là tương lai của châu Á nên dành nhiều ưu đãi, trợ cấp cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh ra khu vực; dành nhiều ưu đãi, trợ cấp cho các sáng kiến kết nối khu vực, thành phố thông minh… Trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN, Singapore tiếp tục đề xuất các nội dung hợp tác nhằm thuận lợi hóa thương mại trong khu vực. Các đề xuất về thương mại điện tử, “Cơ chế một cửa”, “xuất xứ ASEAN” đều trong mục đích nhằm giảm thiểu chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp. Đối với các sáng kiến mới như Kế hoạch Vành đai và Con đường (BRI), Singapore là nước ủng hộ sớm và mạnh mẽ cho sáng kiến này vì coi đây là kế hoạch phù hợp để đảm bảo cấu trúc khu vực và thế giới luôn mở và gắn kết. Thực tế BRI sẽ không chỉ nâng cao vị thế của Singapore trong quan hệ song phương với Trung Quốc mà còn giúp Singapore giải bài toán cho ngành xây dựng nhiều năm nay ở trong tình trạng tăng trưởng âm, cũng như là kênh hiệu quả để sử dụng thế mạnh tài chính.
Bên cạnh những thị trường truyền thống quan trọng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước trong khu vực Châu Á – Thái Binh Dương, Singapore quan tâm hơn tới việc mở rộng thị trường tới các khu vực được đánh giá là có nhiều tiềm năng đối với Singapore như Nga, Trung Đông, Trung Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi. Nhiều đoàn doanh nghiệp và quan chức chính phủ Singapore đã ra nước ngoài để xúc tiến thương mại và đầu tư.
Bên cạnh đó, Singapore tiếp tục là đối tác tham gia tích cực vào các khuôn khổ tự do hóa thương mại đa phương khác như CPTPP, RCEP; EU và đẩy mạnh các hợp tác chặt chẽ với các định chế quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB).
Về đầu tư
Bảng 9. Đầu tư trực tiếp từ Singapore ra nước ngoài
Đơn vị: triệu SGD
Bảng 10. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Singapore
(đơn vị: triệu SGD)
Singapore được coi là 1 trong những nền kinh tế mở nhất thế giới với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP luôn ở mức 200-300%. Nước này luôn đi đầu trong ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do.
Các FTA chính Singapore đang tham gia hiện nay: CPTPP; ASEAN-Australia, Newzealand; ASEAN-China; ASEAN-Ấn Độ; ASEAN-Nhật Bản; ASEAN-Hàn Quốc; ASEAN FTA; Trung Quốc- Singapore; EFTA-Singapore; GCC-Singapore; Ấn Độ – Singapore; Hàn Quốc – Singapore; Newzealand – Singapore; Panama – Singapore; Peru – Singapore; Australia – Singapore; Singapore – Costa Rica; Singapore – Jordan; Singapore – Sri Lanka; Singapore – Thổ Nhĩ Kỳ; Singapore – Mỹ. Ngoài ra, Singapore đang đàm phán 1 số hiệp định FTA lớn: RCEP, Singapore – EU…
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng:
Là thành viên của WTO, Singapore có nghĩa vụ phải thông báo mọi biện pháp liên quan đến thương mại, bao gồm cả TBT, SPS, giấy phép nhập khẩu và các hạn chế số lượng lên WTO về các biện pháp dự kiến áp dụng để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thích nghi kịp thời. Thông thường, Singapore tiến hành thông báo 1-2 tháng trước khi áp dụng một biện pháp. Singapore tự đánh giá là các biện pháp phi thuế quan mà Singapore áp dụng đều không nhằm mục đích bảo hộ thương mại mà chỉ nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Khác với các nước, Singapore không tập trung quản lý nhà nước về các biện pháp phi thuế quan (chẳng hạn tại Bộ Công Thương) mà giao cho nhiều cơ quan khác nhau như Cơ Quan Thú Y và vệ sinh an toàn thực phẩm (AVA); Cơ quan Khoa học Y tế (HAS) và Cơ quan Môi trường quốc gia (NEA), v.v. Dù tính bảo hộ thương mại không cao, nhưng việc thiếu tập trung quản lý các biện pháp phi thuế quan cũng làm cho các doanh nghiệp khó nắm bắt được các biện pháp hiện hành. Hơn nữa, các biện pháp này lại thay đổi thường xuyên do yêu cầu cập nhật các tiêu chuẩn quốc tế.
Tính đến nay, có khoảng 140 quy định trong 54 văn bản pháp quy có liên quan đến các biện pháp phi thuế quan; trong đó 115 quy định (trong 52 văn bản luật) có tác động phi thuế quan, chia thành 529 biện pháp và điều chỉnh 9558 sản phẩm. AVA là cơ quan ban hành nhiều biện pháp phi quan thuế nhất, chiếm gần 60% tổng số các biện pháp. Trong số 529 biện pháp này, 60% là các biện pháp mang tính rào cản kỹ thuật (TBT); 24% là các biện pháp SPS.
Theo nghiên cứu, hầu hết các sản phẩm nhập khẩu vào Singapore đều chịu tác động bởi ít nhất 2 biện pháp phi quan thuế. Khoảng 58% các sản phẩm chịu tác động của từ 3 biện pháp phi quan thuế trở lên (hàng điện tử, điện máy, sản phẩm hóa học và sản phẩm rau quả).
a. Về chống bán phá giá và trợ cấp
Luật Thuế chống bán phá giá và trợ cấp là cơ sở pháp lý chủ yếu để tiến hành các biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp tại Singapore. Bộ Công Thương Singapore có thể tiến hành điều tra để xác định liệu hàng hoá đang được bán phá giá hoặc được trợ cấp hay không. Singapore không có bất kỳ quy định pháp lý nào về phòng vệ thương mại.
b. Về tiêu chuẩn kỹ thuật
Singapore thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Singapore khuyến khích việc sử dụng trực tiếp các tiêu chuẩn quốc tế bất kỳ khi nào có thể. Tiêu chuẩn Singapore (SS) được xây dựng khi không có tiêu chuẩn quốc tế nào phù hợp tương đương, hoặc khi cần có tiêu chuẩn cụ thể để đáp ứng các yêu cầu nội địa. Tính đến tháng 5/2018, Singapore hiện có 633 tiêu chuẩn Singapore, trong đó khoảng 40% được lấy từ tiêu chuẩn quốc tế.
Chương trình tiêu chuẩn hoá của Singapore dựa trên mô hình hợp tác Công – Tư (PPP) dưới sự điều hành của Hội động Tiêu chuẩn Singapore (SSC) được thành lập bởi Enterprise Singapore.
c. Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng các biện pháp trên:
Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, Singapore là bên đi kiện duy nhất trong 1 vụ việc tranh chấp thương mại từ năm 1995 (Singapore vs. Malaysia case – tuy nhiên vụ việc này liên quan đến giấy phép nhập khẩu chứ không liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc hàng rào kỹ thuật). Singapore chưa từng bao giờ là bên bị kiện trong các vụ việc tranh chấp thương mại tại WTO.
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Về thương mại:
Năm 2005, Việt Nam và Singapore ký kết hiệp định kết nối 2 nền kinh tế. Từ năm 2013, hai nước đã nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược, đây là những cơ sở pháp lý giúp cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa 2 nước phát triển liên tục. Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore từ nhiều năm nay luôn đạt mức tăng trưởng tốt, trung bình 12%/năm.
Đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã đạt xấp xỉ 21,6 tỷ SGD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu 4,6 tỷ SGD, và nhập khẩu từ Singapore đạt 16,9 tỷ SGD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singpapore là: dầu thô, sắt thép, hàng dệt may, giày dép, các sản phẩm đồ da và túi du lịch, thủy tinh và kính xây dựng, v.v.
Về nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Singapore các mặt hàng cụ thể là: xăng dầu và sản phẩm từ dầu mỏ tăng; lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ tùng; nhựa và các sản phẩm từ nhựa; hóa chất; giấy và sản phẩm giấy; máy quang học và thiết bị đo lường. Số liệu xuất nhập khẩu 5 năm qua cho thấy Singapore là 1 trong 5 đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong ASEAN và Việt Nam tiếp tục là 1 trong 15 đối tác thương mại hàng đầu của Singapore trên thế giới.
Bảng 11. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore
Đơn vị: tỷ SGD
Bảng 12. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singapore
Đơn vị: triệu SGD
Bảng 13. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Singapore vào Việt Nam
Đơn vị: triệu SGD
3.2 Về đầu tư
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong năm 2017, Singapore đầu tư 165 dự án cấp mới trị giá 3,3 tỷ USD; 67 lượt tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 834,5 triệu USD; 283 lượt góp vốn mua cổ phần trị giá 611,3 triệu USD; tổng số vốn đăng ký đầu tư 11 tháng đạt 4,7 tỷ USD. Luỹ kế đến nay, Singapore đã đầu tư 1.957 dự án, trị giá 41,9 tỷ USD, đứng thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới có đầu tư vào Việt Nam.
Dòng vốn FDI của Singapore đã chảy vào 18/21 ngành kinh tế của Việt Nam.Trong đó, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 45-50% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam. Đứng thứ 2 là hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 30-35% tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam.
Hiện các nhà đầu tư Singapore đã đầu tư tại 46/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Nếu như trước đây, đầu tư của Singapore tại Việt Nam chỉ tập trung tại một số tỉnh, thành phố lớn, có điều kiện hạ tầng kinh tế – xã hội thuận lợi như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương… thì những năm gần đây địa bàn đầu tư của các doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam đang dần trải rộng tại nhiều tỉnh thành khác như Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa…
Các Thỏa thuận hai bên đã ký kết
- Hiệp Ðịnh Thương Mại Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hoà Singapore (1992)
- Hiệp Ðịnh khuyến khích và bảo hộ đầu tư Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hoà Singapore (1992)
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam – Singapore (1994)
- Hiệp định Kết nối Kinh tế Việt Nam-Singapore (2005)
Tổng quan
Singapore là một trong những nền kinh tế thị trường mở cửa tự do nhất thế giới, là nước đứng thứ ba trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người (61.567,28 USD người/năm). Với vị trí thuận lợi cùng môi trường pháp lý minh bạch, bộ máy chính quyền thân thiện và kiến tạo, hệ thống ngân hàng phát triển, hệ thống cảng biển hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng và có năng suất lao động cao, vì vậy Singapore luôn là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
Do sản xuất trong nước chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thị trường nội địa và nhu cầu tái xuất, thậm chí nhiều mặt hàng phải nhập khẩu hoàn toàn, nên các chính sách thương mại của Singapore đều hướng vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu. Mặc dù yêu cầu về chất lượng đối với hàng nhập khẩu vào Singapore khá cao nhưng cho đến nay chưa thấy có những nút thắt về mặt chính sách nhập khẩu của Singapore đối với riêng hàng hóa của Việt Nam. Định hướng lâu dài của Singapore là tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ cao và công nghiệp sáng tạo. Những sản phẩm, những ngành mà Singapore hướng tới nói chung đều chưa phải là những sản phẩm, ngành mà hiện tại Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu hoặc có khả năng phát triển xuất khẩu trong tương lai gần. Kinh tế Singapore đang trong quá trình phục hồi nên nhu cầu nhập khẩu của Singapore sẽ tăng cao. Nếu có khả năng đáp ứng về chất lượng, nguồn cung và sản lượng ổn định; mức giá cạnh tranh; marketing có hiệu quả, Singapore vẫn là thị trường tiềm năng đối với các lĩnh vực mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam như:
– Nhóm nông thủy sản: rau quả (chanh leo, quả bơ, dứa, dưa hoàng kim, dừa xiêm, xoài giống Úc, hồng xiêm), hạt điều, cao su, nông sản chế biến.
– Nhóm nhiên liệu và khoáng sản: than đá
– Nhóm công nghiệp chế biến: sữa, bánh kẹo, hóa chất, chất dẻo (nhựa), sản phẩm gỗ, dây điện, đồ chơi, dụng cụ thể thao.
Đối với lĩnh vực hợp tác đầu tư công nghiệp và năng lượng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác thế mạnh của Singapore để hợp tác trong các linh vực như: điện gió và điện mặt trời, xử lý rác thải thành năng lượng (WTE); công nghệ lưới điện thông minh, công nghệ tiết kiệm năng lượng và xử lý nước sạch; công nghiệp lọc hóa dầu; công nghiệp logistics cảng biển, công nghệ gia công chế biến hàng nông sản, thủy sản, v.v.
Tổng quan
Các quy định về xuất nhập khẩu
Các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường Singapore khá chặt chẽ. Xuất nhập khẩu tại thị trường Singapore cần phải có đầy đủ các chứng từ sau: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, các chứng từ liên quan khác (giấy phép nhập khẩu…). Bên cạnh đó, Singapore còn có quy định về chứng từ đối với một số sản phẩm nhất định: các thương nhân kinh danh các sản phẩm thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến (bao gồm cả các thiết bị chế biến thực phẩm) cần phải đăng ký với Cơ Quan Thú Y và Thực Phẩm Nông Nghiệp (AVA) bên cạnh việc đăng kí với Hải Quan; các mặt hàng nước khoáng thiên nhiên, nước lọc, nước suối đóng chai, nước mắm, nước tương, thực phẩm, các loại thực phẩm qua chiếu xạ cần phải có các chứng từ bổ sung; các nhà nhập khẩu nếu muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan thì cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; các nhà nhập khẩu ô tô đầu tiên phải có được giấy cho phép thanh toán thuế hàng hóa dịch vụ. Các nhà nhập khẩu phải dành được giấy phép nhập khẩu qua TradeNet (hệ thống điện tử do Cục Hải quan Singapore quản lý) trước khi nhập bất kì một loại hàng hóa nào.
Các doanh nghiệp cần chú ý, theo quy định của Singapore, một số mặt hàng sẽ không được nhập khẩu vào thị trường này như: rượu, thuốc lá (có đánh dấu “Singapore không trả thuế), kẹo cao su, bật lửa hình súng, thuốc và chất kích thích, pháo, nguyên liệu độc hại… và một số mặt hàng thuộc diện kiểm soát như: máy móc giải trí, máy chiếu phim, mặt hàng có chữa a-mi-ăng, pin, dầu diesel, pháo hoa…
Chính sách thuế và thuế suất
Singapore cho tự do xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, do đó 99% hàng hoá xuất nhập khẩu không phải nộp thuế. Chỉ có xe máy, rượu, xăng dầu và thuốc lá là bị đánh thuế nặng. Thuế dịch vụ và hàng hoá Singapore (GST) là thuế đánh vào tiêu dùng nội địa trong Singapore.Thuế sẽ áp dụng bất kỳ khi nào người tiêu dùng mua hàng hoá và dịch vụ từ kinh doanh đăng ký GST tại Singapore. Thuế suất thuế GST là 3%. Tất cả hàng nhập khẩu (bất kể bán tại trong nước hay tái xuất khẩu) đều phải chịu thuế GST trừ khi hàng hoá được coi là ưu tiên đặc biệt của Cơ quan Thuế và Hải quan Singapore. Nếu hàng hoá được giữ tại các khu mậu dịch tự do (Sân bay Changi và các cảng biển Pasir Panjang, Keppel, Jurong và Sembawang) thì không bị coi là hàng nhập khẩu; sẽ không áp dụng GST cho đến khi hàng hoá rời các khu mậu dịch tự do (FTZ) để bán tại Singapore (hàng tái xuất từ FTZ được miễn thuế GST). Nguyên liệu cho sản xuất được miễn thuế (3% GST) hoặc hoàn thuế khi tái xuất khẩu sản phẩm.
Qui định về nhãn mác hàng hóa và tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ
Singapore chưa áp đặt việc các sản phẩm nhập khẩu vào Singapore phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm HACCP, tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000.Tiêu chuẩn được Chính phủ Singapore đang khuyến khích áp dụng là tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm HACCP.
Đối với các mặt hàng thực phẩm, Singapore quy định phải có nhãn mác đúng theo quy định của Singapore mới được nhập khẩu và tiêu thụ tại Singapore. Nhãn mác sản phẩm phải bao hàm các thông tin về: Tên hoặc mô tả về sản phẩm; thành phần dinh dưỡng; trọng lượng tịnh; tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, nước xuất xứ của sản phẩm; ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng.
Hàng thực phẩm và phải tuân thủ các yêu cầu, quy định đối với hàng thực phẩm trong Bộ luật “Sale of Food Act”. Đối với các mặt hàng thực phẩm, thủy hải sản nhập khẩu vào Singapore, Cơ quan kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm Singapore (AVA), tùy từng loại hàng sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu gửi mẫu để kiểm tra về: hóa chất, thành phần dinh dưỡng, chất gây nghiện, thuốc trừ sâu, nhiễm khuẩn, vật ký sinh, chất lượng sản phẩm, chất độc hại, phân tích sinh học. Chỉ khi nào mẫu sản phẩm đạt các thông số yêu cầu về an toàn thực phẩm và các yêu cầu khác đối với từng mặt hàng cụ thể trong bộ luật “Sale of Food Act” thì mới được nhập khẩu vào Singapore.
Riêng đối với mặt hàng điện tử, thiết bị và linh kiện điện tử, trong quy định về bảo vệ người tiêu dùng “Singapore Consumer Protection”, Cơ quan An toàn Singapore đã đưa ra danh mục 47 mặt hàng điện tử, thiết bị và linh kiện điện tử bị quản lý, và 35 yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các mặt hàng này. Từng mặt hàng bị quản lý đều có qui định rõ số hiệu, loại tiêu chuẩn cụ thể của Singapore, hoặc của nước ngoài cùng với các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể.
Qui định về kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Luật kinh doanh thực phẩm (Sale of food Act) được ban hành năm 1985, thực phẩm tiêu thụ trên thị trường phải là hàng thật; nghiêm cấm mọi hình thức hàng giả, hàng nhái, hàng không có nhãn mác rõ ràng. Nghiêm cấm việc sử dụng những thông tin trong nhãn mác có thể gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng; mọi hàng hóa không đủ phẩm chất đều phải tiêu huỷ, nếu vi phạm phải sử lý theo luật pháp. Cơ quan Nông sản thực phẩm và Thú y Singapore (The Agri-Food and Veterinary Authority – AVA) có trách nhiệm điều chỉnh và đảm bảo sự ổn định và cung cấp đầy đủ an toàn, không độc hại và chất lượng sản phẩm tươi.
Các Chứng chỉ do AVA cấp bao gồm Chứng chỉ cho các sản phẩm rau, quả và các sản phẩm khác. Đây là sự chứng nhận về mặt chất lượng, vệ sinh thực phẩm và cấp cho các trang trại trồng, sản xuất rau, hoa quả, chứng chỉ công nhận các cơ sở này đủ điều kiện chất lượng và vệ sinh để cung cấp vào thị trường Singapore. Chỉ những cơ sở nào được cấp Certificates này mới được nhập khẩu sản phẩm của chính mình sản xuất vào thị trường Singapore và nhà nhập khẩu Singapore cũng chỉ nhập khẩu thông qua những cơ sở này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhập khẩu, tiêu thụ tại thị trường Singapore. Khi hàng nhập khẩu vào Singapore, AVA kiểm tra lần cuối trước khi cho tiêu thụ (kiểm tra mẫu, các hoá chất, thuốc trừ sâu dược phép sử dùng, nhưng ở mức tối đa cho phép trong thực phẩm, rau, hoa quả).
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
Quyền sở hữu trí tuệ của Singapore được quy định theo Bộ Luật Sở hữu trí tuệ, việc thực hiện các chính sách về sở hữu trí tuệ được điều hành bởi Văn phòng Sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS), một ban điều hành trực thuộc Bộ Luật Pháp Singapore. IPOS là cơ quan của Chính phủ có nhiệm vụ tư vấn cho các doanh nghiệp về Luật Sở hữu trí tuệ, đăng ký và duy trì quyền SHTT của các doanh nghiệp, can thiệp khi có sự tranh chấp về quyền SHTT. Hướng dẫn về tranh trấp SHTT được Chính phủ thông qua vào tháng 9 năm 2013 và đưa ra các thủ tục quản lý trường hợp đặc biệt cho SHTT. Tòa án Tối cao cũng có danh sách 07 thẩm phán chuyên trách về SHTT, những người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn về các vấn đề SHTT. Điều này tạo điều kiện làm tăng tính chuyên nghiệp và chất lượng trong các quyết định của tòa. Tổ chức SHTT quốc tế WIPO đã thành lập một Trung tâm Trọng tài và Hòa giải (AMC) ở Singapore, trung tâm duy nhất của nó bên ngoài Geneva. Khung hợp tác giữa IPOS và WIPO AMC cho phép các bên giải quyết tranh chấp SHTT thông qua WIPO AMC. Ngoài ra, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) đã thành lập một hội đồng chuyên gia gồm 19 trọng tài viên SHTT, bao gồm các chuyên gia SHTT quốc tế nổi tiếng.
Tập quán kinh doanh
Đa số các công ty địa phương ở đây đều chịu ảnh hưởng phong cách làm việc của Phương Đông, chủ yếu là các công ty Trung Quốc bởi người Trung Quốc chiếm tới 75,2% tổng số dân Singapore. Chính vì vậy mà văn hóa kinh doanh của Singapore bị ảnh hưởng bới văn hóa Phương Đông rất nhiều. Trong một công ty, khoảng cách giữa nhà tuyển dụng và nhân viên khá cao, nhân viên phải tôn trọng và chấp hành tuyệt đối quyết định của cấp trên. Trong văn hóa Singapore, làm việc nhóm hay làm việc tập thể đều mang lại kết quả tối ưu và tốt nhất. Tất cả những hành vi phản đối hay đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích nhóm đều bị coi là hủy hoại lợi ích chung của cộng đồng. Văn hóa Singapore trong kinh doanh thể hiện tính tập thể cao, họ cùng nhau làm việc, cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
Văn hóa Singapore cũng như văn hóa người Châu Á, “giữ thể diện” luôn đóng vai trò rất quan trọng. Văn hóa Singapore trong kinh doanh hạn chế tối thiểu sử dụng những câu nói xúc phạm lẫn nhau, họ hạn chế ở mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra trong làm ăn. Điều đặc biệt trong văn hóa Singapore đó là họ làm việc rất đúng giờ và không tự ý rút ngắn thời gian làm việc của mình. Đặc biệt, văn hóa Singapore trong kinh doanh rất chú đến việc việc xem xét họ là người gốc Trung Quốc, người gốc Malaysia hay người Ấn Độ để đưa ra cách ứng xử phù hợp là điều rất quan trọng.
Đầu mối hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại tại Singapore
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (844) 22205518
ĐSQ Singapore tại Việt Nam
Địa chỉ: 41-43 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: +84-24-38489168
Fax: +84-24-38489178
E-Mail: singemb_han@mfa.sg
Website: https://www.mfa.gov.sg/content/mfa/overseasmission/hanoi.html
Lãnh sự quán Singapore tại TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 8 Saigon Centre, 65 Lê Lợi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Tel: +84 (28) 38225174
Fax: +84 (28) 39142938
E-Mail: singcg_hcm@mfa.sg
Website: https://www.mfa.gov.sg/content/mfa/overseasmission/ho_chi_minh_city.html
Tại địa bàn
Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore
Địa chỉ: 10 Leedon Park, Singapore 267887
Điện thoại: (65) 64625938
Email: vnemb.sg@mofa.gov.vn
Fax: (65) 64689863
Thương vụ ĐSQ Việt Nam tại Singapore
Địa chỉ: 10 Leedon Park, Singapore 267887
Điện thoại: (65) 64683747
Email: sg@moit.gov.vn
Fax: (65) 64680458