[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”Ả-RẬP XÊ-ÚT” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Ả-rập Xê-út

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Ả rập Xê-út luôn là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất trong khối G-20. Xuất khẩu dầu chiếm gần 50% GDP, 83% giá trị xuất khẩu và 90% doanh thu của chính phủ Ả rập Xê-út. Chính vì vậy, sự biến động của giá dầu luôn có tác động lớn đến tăng trưởng GDP của Ả rập Xê-út. Tăng trưởng GDP của Ả rập Xê-út trong giai đoạn từ 2010 – 2014 đạt mức bình quân là 5,3%. Tuy nhiên, với việc giá dầu thế giới giảm trong giai đoạn 2015 -2017, tăng trưởng GDP của Ả rập Xê-út đã chậm lại và tăng trưởng âm vào năm 2017.

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Nhằm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành công nghiệp dầu mỏ, qua đó giảm bớt sự tổn thương của nền kinh tế trước biến động của thị trường dầu mỏ, Chính phủ Ả rập Xê-út đã ban hành Kế hoạch lần thứ 9 (giai đoạn 2010-2014) và Kế hoạch lần thứ 10 (2015-2019) nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, phát triển thêm các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và gia tăng sự đóng góp vào GDP của những ngành này (tập trung vào lĩnh vực tài chính, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông…); tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp ít tiêu thụ nước và phát triển ngành đánh bắt cá.

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Các mặt hàng xuất khẩu chính: nhiên liệu khoáng bao gồm dầu mỏ; nhựa và sản phẩm nhựa; hóa chất organic; tàu thuyền; aluminum; phương tiện vận tải; máy móc thiết bị và máy vi tính; sữa, trứng và mật ong; máy móc, thiết bị điện; đá quý và kim loại quý. Đối tác xuất khẩu chính của Ả rập Xê-út là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Các mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc; phương tiện vận tải; kim loại thường; hàng dệt may; nhựa; sản phẩm hóa chất; thức ăn đã chế biến và đồ uống; sản phẩm rau củ; động vật sống. Đối tác nhập khẩu chính của Ả rập Xê-út là EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, UAE, Nhật Bản.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư:

+ Các đối tác thương mại ưu tiên: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ, các nước GCC.

+ Chính sách mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh:

Ả rập Xê-út rất coi trọng việc tự do hóa thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế trong nước nhằm giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu mỏ. Nhằm thực hiện chính sách này, Chính phủ Ả rập Xê-út khuyến khích các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia vào quy trình này và Chính phủ Ả rập Xê-út sẽ tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua việc mở cửa các ngành kinh tế chủ chốt nhất định cho các nhà đầu tư nước ngoài (ví dụ: ngành khai khoáng, hóa dầu và bưu chính viễn thông).

+ Các FTA đang tham gia:

Ả rập Xê-út là thành viên của Khu vực thương mại tự do Pan Arab (PAFTA) và, thông qua GCC, là thành viên của Hiệp định thương mại tự do GCC-EFTA và Hiệp định thương mại tự do GCC-Singapore.

Ả rập Xê-út không sử dụng các ưu tiên thương mại theo Hệ thống Ưu tiên Tổng quát (GSP) và không tham gia vào Hệ thống Ưu tiên Thương mại Toàn cầu (GSTP) trong số các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, Ả-rập Xê-út đủ điều kiện sử dụng GSP theo quy định của Úc, New Zealand, Liên minh kinh tế Á-Âu (Armenia, Belarus, Kazakhstan, Cộng hòa Kyrgyz và Liên bang Nga), Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật

Về rào cản kỹ thuật, phi thuế quan: Ả rập Xê-út cũng như một số nước khác trong khu vực Trung Đông có quy định rào cản kỹ thuật mang tính đặc thù riêng như tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng tiêu chuẩn Halal đối với lương thực thực phẩm nhập khẩu.

Ả rập Xê-út không phải là bên khiếu nại hay bị đơn trong bất kỳ tranh chấp nào theo Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, nhưng đã tham gia với tư cách là bên thứ ba trong 28 trường hợp.

Hiện nay, khi xuất khẩu vào Ả rập Xê-út cần đặc biệt lưu ý đến các vấn đề liên quan đến Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) vì Ả rập Xê-út đặc biệt coi trọng vấn đề này. Ngày 30/1/2018 Ủy ban SPS của WTO ra thông báo về việc Ả rập Xê-út áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm dừng nhập khẩu thủy sản có xuất xứ từ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 23/01/2018, sau khi phát hiện dịch bệnh xuất hiện trong quá trình thanh tra thực tế tại chuỗi sản xuất chế biến tôm và cá tra của Việt Nam. Ngoài Việt Nam, Ả rập Xê-út cũng công bố tạm dừng nhập khẩu thủy sản đối với 3 nước là Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar, cho thấy phía Bạn đang tăng cường xiết chặt các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Ả rập Xê-út chưa phải là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam về mặt hàng thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng. Tuy nhiên, Ả rập Xê-út là nước lớn, có tiếng nói khá quan trọng tại khu vực Vùng Vịnh và là thị trường có nhu cầu lớn đối với nhập khẩu hàng thủy sản. Việc Ả rập Xê-út chính thức thông báo lên WTO (Ủy ban SPS) về việc tạm dừng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam có khả năng tác động tiêu cực và ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Đông nói riêng và sang các thị trường lớn khác trên thế giới nói chung (Ốt-xtrây-li-a, Hàn Quốc…), gây bất lợi cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Vì vậy, phía ta cần tiếp tục khẩn trương xử lý dứt điểm vụ việc và yêu cầu phía Bạn sớm bãi bỏ lệnh tạm dừng nhập khẩu.

Đây là lệnh cấm tiếp theo sau khi Bộ Môi trường, Nguồn nước và Nông nghiệp Ả rập Xê-út có thông báo áp đặt lệnh cấm nhập khẩu gia cầm tươi sống, gà con, trứng ấp từ Việt Nam do nhiễm bệnh cúm gia cầm vào tháng 5/2017. Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục phối hợp với Bộ NNPTNT triển khai nhiều biện pháp nhằm đề nghị phía Bạn sớm gỡ bỏ lệnh cấm nói trên.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

UAE nhập khẩu phần lớn các hàng hóa phục vụ nhu cầu dân sinh đặc biệt là thực phẩm… và hiện không áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử, chính sách bảo hộ, các quy định về SPS, TBT áp dụng theo chuẩn quốc tế, thực tế là tương đối thông thoáng, dễ dàng cho hàng nhập khẩu….

UAE cũng chưa thực hiện bất cứ vụ kiện chống bán phá giá hoặc tự vệ thương mại chống lại hàng hóa nhập khẩu từ các nước (đã từng nghiên cứu khi có đơn khiếu nại của Emirates Steel về mặt hàng thép nhập từ Trung Quốc, tuy nhiên do không đủ chứng cứ nên đã bãi bỏ).

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Ả rập Xê-út là thị trường lớn và là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Ả rập Xê-út thời gian qua phát triển tích cực. Về trao đổi thương mại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng nhanh và đạt cao mức nhất 1,87 tỷ USD trong năm 2014; sau đó giảm xuống và đến năm 2017 đã tăng trở lại đạt mức 1,7 tỷ USD. Trong cán cân ngoại thương giữa hai nước, Việt Nam luôn nhập siêu từ Ả rập Xê-út, nguyên nhân chính là Việt Nam nhập khẩu với trị giá và số lượng lớn các mặt hàng mà Ả rập Xê-út có thế mạnh, chủ yếu là nguyên liệu đầu vào như chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, hoá chất và sản phẩm hoá chất, để phục vụ nhu cầu sản xuất ở trong nước. Nhìn chung, những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu từ Ả rập Xê-út duy trì ở mức trên dưới 1,3 tỷ USD/năm.

Kim ngạch xuất khẩu sang Ả rập Xê-út có sự biến động nhất định (những năm trước đây thường đạt trên 530 triệu USD/năm) nhưng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đáng chú ý, trong năm 2017 xuất khẩu của Việt Nam sang Ả rập Xê-út đã lấy lại đà tăng trưởng 9,5% so với năm 2016 và đạt 432,5 triệu USD. Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước có tính chất bổ sung cho nhau. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này gồm có: điện thoại di động, sản phẩm dệt may, máy tính và sản phẩm điện tử và linh kiện, giầy dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo; ngoài ra còn có túi xách, ví, vali, mũ, ô dù, gạo, chè, hải sản, rau quả, gốm sứ, cà phê, cao su, sản phẩm mây tre đan…. Ngược lại, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính gồm: chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, hoá chất và sản phẩm hoá chất, phân bón các loại, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến, sắt thép các loại… Đáng chú ý, riêng đối với mặt hàng chất dẻo nguyên liệu, hàng năm Việt Nam nhập khẩu với trị giá trên 1 tỷ USD từ thị trường này; tiếp đến là mặt hàng khí đốt hóa lỏng với trị giá khoảng trên dưới 100 triệu USD/năm.

Đầu tư

Nổi bật là Dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1; Chủ đầu tư: Công ty TNHH Điện lực Nam Định thứ nhất (do 2 Chủ đầu tư sở hữu là Công ty TNHH Điện lực Taekwang Hàn Quốc và Công ty quốc tế về dự án Điện và Nước – Ả-rập Xê-út); Tổng công suất: 1200 MW.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Với dân số khoảng 28 triệu người, Ả rập Xê-út là nước có nền kinh tế lớn nhất trong Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh-GCC (năm 2016, GDP đạt khoảng 648 triệu USD và thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20.000 USD). Nền kinh tế của Ả rập Xê-út chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp chủ đạo là khai thác dầu, lọc dầu, hoá dầu và sản xuất các sản phẩm có liên quan đến dầu như phân bón và chất dẻo. Ả rập Xê-út nhập khẩu hầu như tất cả các loại hàng hoá để phục vụ nhu cầu trong nước từ sản xuất tới tiêu dùng. Chính vì vậy, Việt Nam có cơ hội xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh sang Ả rập Xê-út.

Hàng nông sản

Ả rập Xê-út có nhu cầu lớn đối với hàng nông sản (gạo, chè, rau củ, cà phê, hạt tiêu…). Đây đều là những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong khối GCC, Ả rập Xê-út là một trong hai thị trường nhập khẩu rau, củ quả lớn nhất từ Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng nhanh. Nguyên nhân là do xu thế mở cửa của quốc gia này ngày càng rộng, lượng lao động người nước ngoài tại Ả rập Xê-út ngày càng đông nên nhu cầu về rau củ, trái cây nhập khẩu ngày càng lớn.

Hàng dệt may

Ả rập Xê-út có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may trên 3 tỷ USD/năm với chủng loại hàng dệt may đa dạng từ quần áo thời trang, quần áo trẻ em đến gia công trang phục truyền thống cho cả nam và nữ giới. Hiện tại Việt Nam chủ yếu gia công hàng cho thương hiệu quần áo Zara sang thị trường Ả rập Xê-út với kim ngạch trung bình đạt 60 triệu USD/năm. Tuy mức kim ngạch này chưa nhiều so với nhu cầu thị trường nhưng nhờ đó đem lại thương hiệu cho hàng may mặc của Việt Nam tại thị trường Ả rập Xê-út. Đây là điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu quần áo, thời trang Việt Nam khai thác những sản phẩm khác như quần áo Abaya cho nữ giới, áo Thobe cho nam giới, áo may ô mặc bên trong áo Thobe.

Vật liệu xây dựng

Thị trường vật liệu xây dựng tại Ả rập Xê-út rất đa dạng, nhu cầu đối với vật liệu xây dựng cơ bản như sắt thép, xi măng và các sản phẩm, vật liệu khác là rất lớn. Mặc dù các nhà sản xuất trong nước bao gồm những công ty có năng lực lớn nhất vùng Vịnh cũng không đủ sản xuất theo nhu cầu thị trường. Nhu cầu đối với thép xây dựng của Ả rập Xê-út cần trung bình hàng năm khoảng 12 triệu tấn nhưng sản xuất trong nước chỉ đủ cung cấp trên 7 triệu tấn/năm. Các sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam đã và đang có tiềm năng xuất khẩu, tăng kim ngạch sang Ả rập Xê-út bao gồm: sắt thép, cửa sắt, cửa gỗ, đá xây dựng, gốm sứ thiết bị vệ sinh, kính xây dựng, thạch cao, gỗ ván lót.

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Mặc dù chính sách thương mại của Ả rập Xê-út khá rõ ràng với mức thuế suất áp dụng với hầu hết sản phẩm là thấp nhưng quy trình xuất, nhập khẩu của Ả rập Xê-út lại khá phức tạp. Trong vài năm trở lại đây, Chính phủ Ả rập Xê-út đang thực hiện một số biện pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục mà vẫn tuân thủ theo đúng thủ tục hải quan, bao gồm hệ thống Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) cho phép nhập và xử lý tờ khai nhập khẩu điện tử và quy trình xác minh chứng từ (Hệ thống thông quan trực tiếp) áp dụng đối với một số mặt hàng. Các bước tiếp theo cũng đang được xem xét hoặc thực hiện thí điểm, chẳng hạn như quy trình một cửa đối với thủ tục hải quan hiện đang được thí điểm tại Văn phòng Hải quan cảng Hồi giáo Jeddah.

Tổ chức tiêu chuẩn Vùng Vịnh (GSO) là cơ quan đưa ra các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong toàn bộ khối GCC và hơn một nửa các tiêu chuẩn áp dụng ở Ả rập Xê-út. Ngoài ra, Tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Ả rập Xê-út (SASO) là cơ quan giám sát hệ thống để phát triển các tiêu chuẩn áp dụng trong nước. Tất cả hàng hóa nhập khẩu phải có giấy chứng nhận sự phù hợp hoặc có thể bị ngẫu nhiên lấy mẫu để đảm bảo sự phù hợp.  Động vật sống và các sản phẩm có nguồn gốc động vật được nhập khẩu vào Ả rập Xê-út từ các nước ngoài khối GCC phải được cách ly trong 21-30 ngày tùy thuộc vào quốc gia xuất xứ. Tất cả thực phẩm và sản phẩm động vật nhập khẩu với mục đích tiêu dùng phải được cấp giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Ả rập Xê-út (SFDA) ban hành. Sản phẩm thịt và thịt gia cầm nhập khẩu cần có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Halal và Giấy chứng nhận giết mổ theo tiêu chuẩn Hồi giáo ngoài các chứng từ nhập khẩu bắt buộc khác. Ngoài ra, việc nhập khẩu thịt phải được sự đồng ý từ SFDA hoặc các cơ sở được SFDA chấp thuận.

Chính sách thuế và thuế suất

Là thành viên của GCC, Ả rập Xê-út áp dụng các quy tắc và thủ tục quy định của GCC bao gồm biểu thuế quan chung, Luật Hải quan chung, Hướng dẫn thống nhất cho các thủ tục hải quan đối với Điểm nhập cảnh đầu tiên và Luật chung về chống bán phá giá, đối kháng và tự vệ. Do đó, chính sách thương mại tương đối đơn giản: thuế quan ở mức 5% trên gần 80% dòng thuế; miễn thuế đối với 11%; và mức giá cao được dành riêng cho các sản phẩm có chứa thuốc lá. Vì lý do tôn giáo và đạo đức, nhập khẩu một số sản phẩm (khoảng 1,2% dòng thuế) bị cấm. Ả rập Xê-út chưa bao giờ tiến hành tố tụng hoặc áp dụng bất kỳ biện pháp dự phòng nào. Ả rập Xê-út cũng là một thành viên của Khu vực thương mại tự do Pan Arab và, thông qua GCC, là thành viên của Hiệp định thương mại tự do GCC-EFTA và Hiệp định thương mại tự do GCC-Singapore.

Từ tháng 1/20187, cùng với các nước GCC, Ả rập Xê-út bắt đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng 5% đối với các loại hàng hóa và dịch vụ.

Quy định về bao bì, nhãn mác

Các sản phẩm nhập khẩu vào Ả rập Xê-út cần phải được dán nhãn bằng tiếng Ả-rập bên cạnh bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Chỉ một số rất ít sản phẩm có nhãn bằng tiếng Anh được chấp thuận tại Ả rập Xê-út, trong từng trường hợp cụ thể và với mục đích thử nghiệm trên thị trường. Là một quốc gia Hồi giáo, Ả rập Xê-út có quy định rất khắt khe về việc đóng và dán nhãn đối với sản phẩm thịt và gia cầm, bao gồm nhãn chứng nhận sản phẩm đã được giết mổ theo tiêu chuẩn Hồi giáo và đáp ứng đúng tiêu chuẩn Halal.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á, Châu Phi – Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 024 2220 5410
Email: VAP@moit.gov.vn

Đại sứ quán Ả-rập Xê-út tại Việt Nam:
Tầng 20, Tòa tháp Lotte Center Hanoi, 54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 84-024-37264373/6
Fax: 84-024-37264374
Email: viemb@mofa.gov.sa
Website: http://embassies.mofa.gov.sa/sites/vietnam/EN/Pages/default.aspx

Tại Ả rập Xê-út

Đại sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê-út
Địa chỉ: Villa 23, Al-Dhiyafah Street, Al-Nuzha Area, Riyadh, Kingdom of Saudi Arabia
Điện thoại: +96614547887
Fax: +96614548844
Email: vnemb.sa@mofa.gov.vn; vietsa@ymail.com
Website: vietnamembassy-arabsaudi.org