[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”MA-RỐC” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion][vc_btn title=”Tải về dạng PDF” style=”custom” custom_text=”#666666″ align=”center” i_align=”right” i_icon_fontawesome=”fa fa-file-pdf-o” button_block=”true” add_icon=”true” link=”url:%23|||”]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan tình hình nền kinh tế

Nhìn chung, nền kinh tế Maroc có điều kiện phát triển tốt do có vị trí địa lý thuận lợi, gần châu Âu và nằm trên tuyến giao thương nối Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương, cũng như có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó có sản xuất nông nghiệp.

Trong quá khứ, kinh tế Maroc đã trải qua nhiều thời kỳ, trong đó có những giai đoạn khó khăn, nợ công tăng cao. Tuy nhiên, kể từ khi Đức Vua Mohammed VI lên ngôi vào tháng 7/1999, với những định hướng và chính sách tích cực, nền kinh tế Maroc đã chuyển sang giai đoạn mới, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Kinh tế Maroc trong những năm gần đây đã tăng trưởng ổn định, tình hình lạm phát cơ bản được kiểm soát tốt, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, thâm hụt ngân sách được duy trì trong ngưỡng cho phép và tình trạng nợ công được cải thiện rõ rệt.

Năm 2017, kinh tế Maroc đạt tăng trưởng 4,8%, là mức tăng ấn tượng so với cùng kỳ năm 2016 (chỉ đạt 1,2%). Về cơ cấu GDP, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất (56%), tiếp theo là công nghiệp (29,1%) và nông nghiệp chiếm 14,8% (theo thống kê năm 2017). Năm 2017, GDP theo đầu người của quốc gia này đạt xấp xỉ 3250 USD, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2016 (3150 USD).

Với lực lượng lao động dồi dào (hơn 12 triệu), giá nhân công được nhận định là rẻ so với các nước trong khu vực, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đặc biệt với những chính sách thu hút đầu tư ngày càng cởi mở, nền kinh tế Maroc có những điều kiện tốt để phát triển và hội nhập sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

  • Tăng trưởng công nghiệp : 2,6% (2017).
  • Tỷ lệ thất nghiệp : 9,3% (2017).
  • Thâm hụt ngân sách : -3,7% (2017).
  • Tỷ lệ lạm phát : 1,6% (2015) ; 1,6% (2016) ; 0,9% (2017).
Một số ngành kinh tế trọng điểm

Sản xuất nông nghiệp, du lịch, công nghiệp ô tô, khai khoáng (trong đó có khai thác phốt phát), may mặc, thủy sản …

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Xuất khẩu 

Các mặt hàng xuất khẩu chính : Quần áo, hàng may mặc, ô tô, thiết bị điện, sản phẩm hóa chất vô cơ, khoáng sản thô, phân bón, dầu lửa, hoa quả có múi ; rau quả, cá, hải sản…

 Đối tác chính : Tây Ban Nha 23,4%, Pháp 21,1%, Italia 4,6%… Ngoài ra còn có các đối tác khác như : Ấn độ, Anh, Nhật, Đức, Brazil, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ả Rập Xê út, Senegal, Algeria, Thụy Sĩ…

Nhập khẩu 

Số liệu: 2016- 36,59 tỷ USD ; 2017- 39,64 tỷ USD ;

  • Hàng nhập khẩu chính : Xăng dầu, sợi, vải, thiết bị viễn thông, khí gas, sản phẩm nhựa, hoa quả đóng hộp, lương thực thực phẩm, dầu mỏ,quần áo may sẵn, thiết bị viễn thông, điện thoại di động, máy móc, thiết bị điện,máy tính điện tử,lúa mì, gạo, khí đốt, mạch điện tử, bán dẫn, chất dẻo, hồi, quế, hạt tiêu, cà phê,ô tô , xe máy nguyên chiếc các loại 4 kỳ, cá tra, các sản phẩm chế biến từ gạo như bánh tráng, bánh phở,quạt điện,điều hòa không khí, sơn xây dựng,đồ gỗ gia dụng.…
  • Đối tác chính : Tây Ban Nha 15,7%, Pháp 13,2%, Trung Quốc 9,1%, Mỹ 6,4%, Đức 5,9%, Italia 5,4% , Thổ Nhỹ Kỳ 4,4%… Ngoài ra, còn có các đối tác như : Ấn Độ, Trung Quốc,Việt Nam, Nhật Bản, Bỉ, Thụy Sỹ, Hà Lan, Thụy Điển, Đài Loan…
  • Dự trữ ngoại hối : 25,37 tỷ USD (2016); 22,97 tỷ USD (2017);
  • Nợ công : 44,65 tỷ USD (2016); 45,72 tỷ USD (2017).
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài : 54,78 tỷ USD (2016); 57,81 tỷ USD (2017).
  • Đầu tư ra nước ngoài : 5,2 tỷ USD (2016); 4,49 tỷ USD (2017).

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

Trong thời gian qua Maroc có chủ chương cân đối giữa tập trung vào thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu theo hướng hài hòa. Một mặt, Chính phủ đề ra mục tiêu thúc đẩy sản xuất để đảm bảo nhu cầu trong nước, nhất là vấn đề đảm bảo an ninh lương thực được đặt làm trọng tâm. Tuy nhiên, vấn đề thúc đẩy xuất khẩu nhằm tăng thu ngân sách cũng được Maroc chú trọng thực hiện, trong đó vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất trong nước và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu là mục tiêu chiến lược của quốc gia này.

Chính phủ Maroc tập trung thúc đẩy xuất khẩu đối với các mặt hàng có thế mạnh như phốt phát, phụ tùng ô tô, phân bón, rau củ quả… Có thể nói, đây là những định hướng mang tính chiến lược, tập trung vào các thế mạnh sẵn có của quốc gia nhằm phát triển kinh tế.

Việc tăng cường mở rộng đối tác thương mại ra tất cả các khu vực thị trường, trong đó có các thị trường châu Á, thị trường ASEAN là xu hướng rõ ràng của Chính phủ Maroc trong những năm gần đây.

Về thu hút đầu tư, Maroc ngày càng cho thấy định hướng rõ rệt về việc xây dựng một nền kinh tế cởi mở, hội nhập sâu, tạo những cơ chế thuận lợi để thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến kinh doanh tại đây.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên

Khai khoáng, du lịch, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kho cảng, sản xuất các sản phẩm viễn thông, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng…

Các đối tác thương mại ưu tiên do là đối tác truyền thống gồm có : EU, Pháp, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Bỉ, Trung Quốc…

 Thời gian qua, Chính phủ Maroc đã nỗ lực rà soát chính sách để tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư kinh doanh, trong đó có việc nỗ lực rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư, cũng như tạo thuận lợi hơn cho việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần thời gian vì có liên quan tới việc điều chỉnh mang tính đồng bộ và sự phối hợp của nhiều cơ quan quản lý có liên quan.

Nhằm tăng cường hội nhập và tận dụng cơ hội từ bên ngoài, Maroc đã tham gia đàm phán và ký kết nhiều thỏa thuận đa phương và song phương, đặc biệt có các thỏa thuận quan trọng như Hiệp định ký kết với khu vực mậu dịch tự do Liên minh châu Âu, Hiệp định với Hoa Kỳ và một số hiệp định ký với các quốc gia khác trong và ngoài khu vực. Về cơ bản, các hiệp định đều có ý nghĩa quan trọng và đem lại tác động tích cực, cũng như những lợi ích thiết thực cho nền kinh tế Maroc. Trong đó, đơn cử là Hiệp định ký với EU đã đem lại lợi ích to lớn do quan hệ giao thương giữa Maroc và Liên Minh châu Âu vốn đã rất phát triển. Năm 2017, xuất khẩu của Maroc sang châu Âu chiếm tới 64,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu từ châu Âu tương đương 56,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Maroc là đối tác thương mại thứ 22 của châu Âu.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Maroc chịu ảnh hưởng mạnh từ thị trường EU trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó, nhiều lần Maroc đưa vấn đề phòng vệ thương mại ra diễn đàn của Tổ chức Thương mại thế giới. Tuy vậy, Maroc thường chỉ áp dụng các biện pháp này khi thấy rõ nguy cơ rủi ro ảnh hưởng tới các ngành sản xuất trong nước. Về cơ bản, với các đối tác có cơ cấu hàng xuất khẩu cơ bản không cạnh tranh trực diện với hàng hóa Maroc (trong đó có Việt Nam) thì khả năng bị áp dụng các biện pháp phòng vệ như chống bán phá, chống trợ cấp là rất thấp.

Đối với nội dung rào cản kỹ thuật cũng tương tự. Về qui chuẩn kỹ thuật, Maroc rất chặt chẽ trong vấn đề qui cách sản phẩm căn cứ theo hợp đồng ký kết. Maroc thường đưa các vấn đề này ra hệ thống tòa thương mại để phán xử. Mức chi phí cho các vụ việc rất cao và bên thua kiện phải chịu toàn bộ các chi phí phát sinh.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Trong thời gian qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước duy trì ổn định. Về cơ bản đạt tăng trưởng mặc dù chưa cao và chưa đáp ứng được mong muốn của cả hai phía.

Tiềm năng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Maroc là rất lớn. Hai nước có sự gắn bó và mang nhiều nét tương đồng về lịch sử. Điều này là cơ sở vững chắc để hai bên tiếp tục thúc đẩy giao thương kinh tế, thương mại và xa hơn là đầu tư vì lợi ích của cả hai phía.

Năm 2013, kim ngạch hai chiều Việt Nam- Maroc chỉ đạt 108,6 triệu USD, thì năm 2017 con số này là 169,2 triệu, tăng xấp xỉ  55,8% sau 5 năm. Mặc dù, không tăng cao về giá trị tuyệt đối, nhưng rõ ràng trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng nhanh về tỷ lệ. Tuy vậy, xét về tương quan năm sau so với năm trước, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn cho thấy sự lên xuống thất thường, nhất là từ năm 2014 đến nay.

Năm 2017, xuất khẩu Việt Nam sang Maroc đạt 155,6 triệu USD, giảm 11,55% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân giảm là do chính sách quản lý xuất nhập khẩu và chính sách tín dụng của hai bên có điều chỉnh, gây tác động đến khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện để có thể ký kết và thực hiện hợp đồng. Mặt khác, những biến động của thị trường EU, cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu ít nhiều đã ảnh hưởng đến tình trạng tài chính và khả năng thanh khoản của các bên.

Khái quát về thống kê xuất nhập khẩu Việt Nam- Maroc giai đoạn 2013-2017 như sau :         

Thống kê một số mặt hàng trao đổi chủ yếu giữa Việt Nam-Maroc năm 2017     

Đầu tư

Về quan hệ đầu tư hai chiều, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho đến nay hai nước chưa có dự án hợp tác đầu tư chính thức nào được triển khai trên lãnh thổ của nhau.

Các Hiệp định, thỏa thuận đã ký kết

Việt Nam và Maroc đã ký các hiệp định về thương mại và đầu tư như sau:

  •  Hiệp định Thương mại (năm 2001) ;
  •  Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần Việt Nam-Maroc(2008);
  •  Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư hai chiều (2012);
  •  Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Maroc (2004).
[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường Maroc” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Maroc là thị trường có nền an ninh chính trị và xã hội ổn định vào bậc nhất của khu vực châu Phi. Cùng với vị trí địa lý thuận lợi cơ chế thông thoáng, quốc gia này hoàn toàn có thể trở thành cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận với thị trường châu Phi và Trung Đông.

Do cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của hai nước mang tính bổ sung nên hàng hóa Việt Nam nói chung hoàn toàn có thể tiếp cận tới tất cả các phân khúc thị trường Maroc, từ bình dân đến trung, cao cấp.

Hàng hóa Việt Nam có chất lượng và giá cả khá hợp lý và đáp ứng được ngay cả yêu cầu của các thị trường khắt khe nhất như EU hay Hoa Kỳ, nên về chất lượng hoàn toàn có thể thâm nhập và cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác tại Maroc.   

Các lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác tại Maroc nhờ vào thế mạnh sẵn có và phù hợp với chính sách thu hút của phía bạn như : hợp tác trong lĩnh vực nông thủy sản, dịch vụ du lịch và lữ hành, đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng, hợp tác trong lĩnh vực xây dựng, hợp tác sản xuất phân bón các loại, trao đổi thương mại các sản phẩm thực phẩm chế biến, hoa quả đóng hộp, tham gia kinh doanh hoặc cung ứng các dịch vụ logistic tại các khu ngoại quan mà Maroc đang thu hút nhà đầu tư, hợp tác kinh doanh khách sạn phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao tại Maroc…

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp và nhà đầu tư cần nghiên cứu tất cả các quy định về nhập khẩu tại thị trường Maroc. Nếu kinh doanh các mặt hàng tạm nhập tái xuất, phải nghiên cứu kỹ các quy định về xuất khẩu của sở tại. Mọi gian lận thương mại đều bị xử lý nghiêm.

Các quy định về xuất nhập khẩu có thể tham khảo tại một số trang Web sau:

http://www.douane.gov.ma;http://www.ompic.org.ma;http://www.invest.gov.ma

Chính sách thuế và thuế suất

Thuế là nguồn thu quan trọng, đóng góp khoảng 25% tổng ngân sách nhà nước. Chính phủ Maroc thường xuyên rà soát và điều chỉnh chính sách thuế để đảm bảo phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng chịu thuế, đồng thời tránh thất thu cho ngân sách. Tùy từng đối tượng khác nhau sẽ được áp dụng các mức thuế, ưu đãi thuế khác nhau. Các quốc gia có hiệp định với Maroc được hưởng ưu đãi rất lớn từ Chính phủ nước này, trong có các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Tham khảo về chính sách thuế tại trang Web: www.douane.gov.ma

Quy định về bao bì, nhãn mác

Hàng hóa vào lãnh thổ Maroc phải tuân thủ đầy đủ các quy định về bao bì, nhăn mác bàng tiếng Pháp hoặc bằng tiếng Ả Rập, phải ghi rõ thông tin xuất xứ sản phẩm.

Tham khảo thêm về quy định bao bì, nhãn mác tại trang Web:

https://www.ompic.org.ma; https://www.imanor.gov.ma

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Chính phủ Maroc quy định và giám sát chặt chẽ về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các sản phẩm không đáp ứng đầy đủ các quy định sẽ không được thông quan nhập khẩu và được xử lý theo quy định của sở tại nhằm cách ly và/hoặc tiêu hủy nếu tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe con người.

Maroc áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 45001 năm 2018 (có thể tham khảo trên trang web:

https://www.imanor.gov.mawww.iso.org.com/member

Quyền sở hữu trí tuệ

Đây là rào cản phi thương mại, Maroc cũng áp dụng vì là thành viên của WTO.

Về cơ bản, các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ được các đối tác Maroc áp dụng và tuân thủ theo quy định của Hiệp định WIPO.

Tập quán kinh doanh

Mọi hoạt động kinh doanh, đầu tư, sản phẩm hàng hóa vào Maroc đều phải tuân thủ theo các quy định riêng của Hồi giáo.

Đối tác Maroc có xu hướng chậm trả và trong một vài trường hợp có thể không thực hiện đầy đủ các điều kiện của hợp đồng, nếu các điều khoản ràng buộc không đủ mạnh. Bởi vậy, các doanh nghiệp khi làm ăn với đối tác Maroc cần nghiên cứu kỹ các điều khoản hợp đồng theo hướng các bên cam kết trách nhiệm rõ ràng, thống nhất việc mở tín dụng thư không hủy ngang để ràng buộc trách nhiệm bên nhập khẩu.

Cần xác minh rõ đối tác trước khi thỏa thuận ký kết hợp đồng.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị Trường  châu Á , châu Phi – Bộ Công Thương

Địa chỉ : 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Website  : www.moit.gov.vn

Điện thoại : +84  24  22205407/09 

Fax : +84  24  22205517/   22205410

Đại sứ quán Maroc tại Việt Nam

Địa chỉ : số 9 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại : 0243 734 5586 – 0243 734 5587 

Fax : +84 2 4 3734 5589

E-mail : info@moroccoembassy.vn

Website : http://moroccoembassy.vn/

Tại Vương quốc Maroc

Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc

Địa chỉ: Số 27 Mezzouda, Souissi – Rabat, Maroc

Điện thoại : (00 212) 537 65 92 10 hoặc (00 212) 616802060

Fax: (00 212) 537 65 92 56

Email: vnambassade@yahoo.com.vn

Website : www.vietnamembassy-morocco.org/vi/

Thương vụ Việt Nam tại Maroc

Địa chỉ : 240, Boulevard  Zerktouni, 5é étage- Casablanca

Điện thoại : (+212)  522473723

Fax : (+212)  522270724

Email : ma@moit.gov.vn