[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”NHẬT BẢN” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-angle-down” color=”orange” background_style=”rounded-outline” background_color=”orange” size=”sm” align=”center” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Nhật Bản

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”I. Tổng quan tình hình kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”II. Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”III. Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận/thâm nhập thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”IV. Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-05″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”I. Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Nhật Bản có một nền kinh tế phát triển, hiện đứng thứ 4 thế giới về GDP theo sức mua (PPP) sau Trung Quốc, Mỹ, và Ấn Độ. Sau 3 thập kỷ tăng trưởng mạnh, nền kinh tế Nhật Bản giảm tốc từ những năm 1990, duy trì mức tăng trưởng trung bình trong những năm 2000, nhưng lại liên tục rơi vào suy thoái kể từ năm 2008. Với những nỗ lực của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe trong nới lỏng tiền tệ, chính sách tài khóa linh hoạt, và tái cấu trúc nền kinh tế, Nhật Bản dần phục hồi trong những năm gần đây, dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong dài hạn do tình trạng nợ công cao, dân số già và tỷ lệ sinh thấp. (Theo CIA World Factbook)

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

(Theo JETRO: https://www.jetro.go.jp/world/japan/stats/stat01/)

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Ngành dịch vụ (dịch vụ thương mại, tài chính…)

Ngành công nghiệp (chế tạo tàu biển, xe hơi, xe gắn máy…)

Ngành nông nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản…)

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Về xuất nhập khẩu

* Các nhóm hàng xuất khẩu chính (năm 2017): phương tiện vận tải (chiếm khoảng 22,3%); máy móc (20,7%); thiết bị điện (18%); ô tô (15,3%); sắt thép các loại (11,2%); hóa chất 10,5%.

* Các nhóm hàng nhập khẩu chính: Nhật Bản phát triển đa dạng các ngành nghề và với mức sống cao, do đó nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm cũng đa dạng phong phú với nhiều chủng loại hàng hóa. Ngoài nhiên liệu khoáng sản thì thiết bị điện, máy móc, thực phẩm, hóa chất, hàng thủy sản, ngũ cốc, gỗ và các sản phẩm nguyên liệu …là các mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản. Năm 2017, các nhóm nhập khẩu chính gồm có: nhiên liệu khoáng sản (24%); thiết bị điện (16,6%0; dầu thô (11,1%); hóa chất (9,3%); máy móc (9,1%); thực phẩm (8,9%); sắt thép các loại (8,5%).

* Các đối tác thương mại chính:

– Trung Quốc: các sản phẩm của Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản gồm: các sản phẩm về may mặc, đồ gia dụng, hàng hóa dành cho sản xuất, tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày… Các sản phẩm của Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: nguyên phụ liệu sản xuất chất dẻo, nhựa; chất bán dẫn, máy móc thiết bị và phụ tùng; nguyên, phụ tùng… Tổng kim ngạch thương mại Nhật Bản-Trung Quốc năm 2016 đạt 271,7 tỷ USD (chiếm 21,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản), trong đó Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc 116,7 tỷ USD và nhập khẩu từ Trung Quốc 155 tỷ USD; năm 2017 ước đạt 303 tỷ USD tăng 11,5% (chiếm 21,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản), trong đó Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc 135,4 tỷ USD tăng 20,5%, và nhập khẩu từ Trung Quốc 167,7 tỷ USD tăng 8,4%;

 – Mỹ: Nhật Bản xuất khẩu sang Mỹ các sản phẩm thế mạnh như: ô tô, máy móc cơ khí, các sản phẩm điện tử,…Ngược lại Nhật Bản cũng nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ như nông sản, hải sản,… Năm 2016, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Nhật Bản-Mỹ đạt 196,4 tỷ USD (chiếm 15,5% Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản), trong đó Nhật Bản xuất khẩu 128,4 tỷ USD và nhập khẩu từ Mỹ 68,1 tỷ USD. Năm 2017, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Nhật Bản-Mỹ đạt 210,8 tỷ USD tăng 7,3% (chiếm 15,1% Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản), trong đó Nhật Bản xuất khẩu 137,4 tỷ USD tăng 6,8% và nhập khẩu từ Mỹ 73,4 tỷ USD tăng 10,3%.

– EU: các sản phẩm của Nhật Bản xuất sang các nước EU như: máy móc, thiết bị cơ khí, điện tử, ô tô, máy móc công nghiệp, …. Năm 2016, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Nhật Bản-EU đạt 146,3 tỷ USD, trong đó Nhật Bản xuất khẩu sang EU 72,5 tỷ USD và nhập khẩu từ EU 73,8 tỷ USD. Năm 2017, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Nhật Bản-EU đạt 158,3 tỷ USD tăng 8,2%, trong đó Nhật Bản xuất khẩu sang EU 78,7 tỷ USD tăng 8,5% và nhập khẩu từ EU 79,6 tỷ USD tăng 7,4%.

Một số nét chính về chính sách kinh tế,  thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên

Ưu tiên của Nhật Bản trong thời gian tới là chủ động nắm bắt và tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để nâng cao năng suất lao động trong công nghiệp và nông nghiệp, đưa Nhật Bản trở thành nước dẫn đầu thế giới về chăm sóc sức khỏe, giải quyết bài toán năng lượng thông qua phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển hơn nữa các ngành dịch vụ, du lịch, đưa thể thao thành một ngành kinh tế (hướng tới Olympics và Paralympics Tokyo 2020). (Nguồn: Chiến lược Tái thiết Nhật Bản 2016, http://www.kantei.go.jp/jp/singi/keizaisaisei/pdf/2016_hombun1_e.pdf )

Các đối tác thương mại ưu tiên

Trung Quốc, Mỹ, EU, các nền kinh tế mới nổi (BRIC), các nước ASEAN…

Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh (Theo VCCI)

Năm 2011, Nhật Bản áp dụng chiến lược tăng trưởng kinh tế 21 điểm, trong đó nhấn mạnh yếu tố năng suất lao động, ổn định nhu cầu nội địa, tập trung vào 6 trọng tâm, gồm: Phát triển năng lượng; Đẩy mạnh y tế, du lịch; Thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật; Tạo thêm công ăn việc làm tại các địa phương; Bồi dưỡng nhân tài; Hướng về châu Á. Cụ thể, Nhật Bản đã triển khai một số biện pháp sau:

+ Cải cách chính sách thuế:

(i) Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT), giảm 5 % từ 40,69%, còn trên 35% (tương đương với Mỹ, 35%, cao hơn Anh, Trung Quốc và Việt Nam, lần lượt là: 28%, 25% và 25%). Riêng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), giảm từ mức 18% còn 15% (thấp hơn Việt Nam 10%).

(ii) Áp dụng thuế môi trường, còn gọi là “thuế xanh” đối với tất cả các doanh nghiệp.

(iii) Thuế tiêu thụ tăng từ 5% đến 10% để bù đắp cho các khoản chi phúc lợi xã hội và tạo công ăn việc làm. Chính sách này dự kiến sẽ tạo ra trên 1,2 triệu công ăn việc làm mới cho người lao động.

+ Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là cơ sở hạ tầng Nhật Bản tích cực ủng hộ hình thức đầu tư phối hợp đối tác công – tư (PPP) trong các dự án phát triển hạ tầng ở nước (ước tính hàng trăm tỷ USD từ 2011 đến 2030), nhằm tạo điều kiện cho các tập đoàn có thêm công ăn việc làm, bán thiết bị máy móc ra bên ngoài và tránh được rủi ro trong xuất khẩu (do đồng Yên lên cao). Nhật Bản hướng mạnh vào các nền kinh tế mới nổi như Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (BRIC) và 1 số các quốc gia ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia…) đầu tư vào các ngành thân thiện với môi trường, sản xuất vật liệu mới, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

Các EPA/FTAs chính hiện đang tham gia (Theo www.mofa.go.jp)

– Đã ký kết và có hiệu lực: FTA với Singapore, Mexico, Malaysia, Chile, Thái Lan, Indonesia, Brunei, ASEAN, Philippines, Thụy Sỹ, Việt Nam, Ấn Độ, Peru, Úc, Mông Cổ, CPTPP (đã ký), EPA Nhật Bản-EU (đã ký).

– Đã kết thúc đàm phán: Dịch vụ đầu tư với ASEAN.

– Đang đàm phán: Colombia, Nhật Bản-Hàn Quốc-Trung Quốc, Thổ Nhỹ Kỳ, RCEP.

– Đã hoãn/hoặc tạm dừng đàm phán: GCC, Hàn Quốc, Canada.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất

Nhật Bản có chiến lược phòng vệ thương mại riêng, thành lập đơn vị phòng vệ thương mại trong Chính phủ theo mô hình kết hợp một số bộ, ngành liên quan (Bộ Kinh tế, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Bộ Kho bạc), thành lập đơn vị phòng vệ thương mại trong lĩnh vực tư nhân (Trung tâm Thương mại Công bằng-FTC); tận dụng lợi ích của tư cách thành viên WTO liên quan đến chống bán phá giá; và tích cực đào tạo chuyên gia thương mại.

Nhật Bản ít khi sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, mặc dù số lượng các biện pháp chống bán phá giá mà nước này sử dụng đã tăng từ 2 (năm 2014) lên 6 trong năm 2016. Theo Báo cáo đánh giá chính sách thương mại Nhật Bản năm 2017 của WTO, Nhật Bản không áp dụng biện pháp đối kháng hay tự vệ trong kỳ đánh giá (2015-3/2017). Vào ngày 30/9/2016, Nhật Bản đã khởi xướng một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với PET pô-li-me hóa cao (highly polymerized polyethylene terephthalate) từ Trung Quốc.

Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được bảo hộ cao với các biện pháp hỗ trợ thị trường cụ thể và mức thuế nhập khẩu cao. Nhật Bản áp dụng 18 hạn ngạch thuế quan bao gồm 186 dòng thuế ở cấp độ 9 chữ số HS. Trợ giá là một trong các biện pháp bảo hộ chính, cùng với các biện pháp hỗ trợ đầu ra và đầu vào khác, được cho là có khả năng bóp méo thị trường. Mặc dù mức thuế tối huệ quốc áp dụng đối với cá và các sản phẩm cá vẫn duy trì ở mức 6.2% như năm 2014, hạn ngạch nhập khẩu tiếp tục được áp dụng với một số loài cá.

Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại

Cũng theo Báo cáo đánh giá chính sách thương mại Nhật Bản năm 2017 của WTO, tính đến ngày 31/3/2016, Nhật Bản có 10.542 Tiêu chuẩn Công nghiệp (JIS), trong đó 5.759 mục theo tiêu chuẩn quốc tế, và 97% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế; 201 Tiêu chuẩn Nông nghiệp (JAS), trong đó 80 mục theo tiêu chuẩn quốc tế, và 78% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế. Nhật Bản hiện đang áp dụng cấm nhập khẩu đối với thịt bò và thịt gia cầm từ một số quốc gia để ngăn chặn dịch bệnh, trong đó có bệnh bò điên và cúm gia cầm.

Số lượng các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện

Đến nay, Nhật Bản đã khởi xướng kiện ra WTO 24 vụ với các đối tác chính là Mỹ, Canada, Trung Quốc liên quan đến các mặt hàng như Sản phẩm thép, công nghiệp ô tô xe máy, sản phẩm IT; và là bên thứ ba của 179 vụ kiện. Nhật Bản cũng là bị đơn của 15 vụ kiện do Mỹ, Eu… kiện liên quan đến mặt hàng chính nông sản.

Trong số các vụ Nhật Bản bị kiện ra WTO thì gần đây và nổi bật nhất là vụ Nhật Bản chiến thắng trong vụ kiện chống lại các lệnh cấm nhập khẩu của Hàn Quốc đối với thủy hải sản có nguồn gốc từ các khu vực gần nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima, vào tháng 2/2018.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Về thương mại

Thống kê mới nhất cho thấy, tính đến hết tháng 6/2018, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt khoảng 17,764 tỷ USD. Trong đó, trị giá kim ngạch gần như được chia đều cho mỗi nước khi Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt xấp xỉ 8,886 tỷ USD tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017, nhập khẩu từ Nhật Bản khoảng 8,878 tỷ USD tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Đến hết tháng 6/2018, cả nước có 10 nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đạt trị giá kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên. Lớn nhất là dệt may đạt 1,7 tỷ USD. Kế đến là: Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,16 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 882 triệu; thủy sản đạt 615 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 528 triệu USD…Trong các mặt hàng lớn xuất khẩu sang Nhật Bản, dệt may được xem là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt gần 23,9%.

Đối với mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam từ nhiều năm nay là mặt hàng thủy sản thì từ đầu năm 2018 đến nay, do Nhật Bản tăng mua mặt hàng tôm- mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực thủy sản, nên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản nói chung sang Nhật Bản tăng cao hơn so với Hoa Kỳ (thị trường lớn nhất của mặt hàng thủy sản xuất khẩu).

Trong khi đó, cùng thời điểm trên, có 12 nhóm hàng nước ta nhập khẩu từ Nhật Bản đạt trị giá từ 100 triệu USD trở lên. Đứng đầu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,1 tỷ USD. Tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,773 tỷ USD; sắt thép các loại 780 triệu USD; sản phẩm từ chất dẻo 332 triệu USD…

Đáng chú ý, trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước 5 tháng đầu năm 2018 duy trì được sự cân bằng, trong khi những năm trước điều này thường không diễn ra. Cụ thể, 5 năm gần đây (từ năm 2012 đến 2016), Việt Nam duy trì mức xuất siêu sang Nhật Bản trong 3 năm đầu (2012, 2013, 2014), nhưng 2 năm sau đó mức thặng dư thương mại đảo chiều sang nước bạn. Trong đó, năm 2012 Việt Nam xuất siêu được 1,462 tỷ USD; năm 2013 xuất siêu 2,016 tỷ USD; năm 2014 xuất siêu 1,767 tỷ USD. Bước sang năm 2015, Việt Nam nhập siêu từ Nhật Bản 218 triệu USD; năm 2016 nhập siêu 393 triệu USD.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản

Về đầu tư

Nhật Bản đã đầu tư vào hầu hết các tỉnh, thành phố và lĩnh vực kinh tế trọng yếu của Việt Nam. Trong đó, đầu tư vào Thanh hóa nhiều nhất với 15 dự án với số vốn đầu tư 12,5 tỷ USD. Thứ hai là Hà nội với 978 dự án và tổng vốn đàu tư 5,2 tỷ USD. Tiếp theo là các địa phương Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đồng Nai, Vĩnh Phúc… Doanh nghiệp Nhật Bản chính là kênh đối ngoại, giao lưu kinh tế thiết thực nhất, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương với nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế…

Các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết

–  Hiệp định Đối tác toàn diện (AJCEP)

– Hiệp định Đối tác Kinh tế (VJEPA)

– Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

– Hiệp định vay ODA cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc (giai đoạn 2);

– Bản ghi nhớ hợp tác thể thao giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản;

– Thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO); Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản;

– Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Kansai (METI Kansai); giữa thành phố Hồ Chí Minh và Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Kansai (METI Kansai); giữa tỉnh Đồng Nai và Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Kansai (METI Kansai).

– Các bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác về kinh tế và đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và địa phương của Nhật Bản.

[vc_custom_heading text=”II. Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển thực chất và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, khóa học công nghệ… Mặc dù Nhật Bản có sự thay đổi, điều chỉnh vài lần trong nội các và đảng cầm quyền, song các chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam không thay đổi. Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ, Trung Quốc; và là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam. Trong hai năm 2016 – 2017, mặc dù tình hình kinh tế thế giới, khu vực có nhiều diễn biến không thuận, song quan hệ thương mại giữa 2 nước vẫn được duy trì và thúc đẩy mạnh mẽ.

Năm 2017, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Nhật Bản đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Sang năm 2018 và những năm tiếp theo, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ lợi thế được hưởng về thuế suất ưu đãi từ các FTA, các Hiệp định song phương ký kết giữa hai nước và đặc biệt là triển vọng của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản lại mang tính chất bổ trợ lẫn nhau. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản gồm có: hàng dệt may (tăng trưởng xuất khẩu hàng năm khoảng 20%); hàng thủy sản (gồm: tôm, mực, bạch tuộc đông lạnh, cá ngừ đại dương,…); hàng đồ gỗ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhanh, chiếm tỷ trọng tương đối khoảng 8% chỉ sau Trung Quốc (gồm: đồ nội thất, gỗ ván sàn, hòm tủ, khung tranh, gỗ mỹ nghệ,…); hàng dây diện và cáp điện.

Các mặt hàng Việt Nam có lợi thế để gia tăng xuất khẩu vào Nhật Bản và cũng là những lĩnh vực Việt Nam có thể khai thác tại thị trường Nhật Bản gồm các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; hàng dệt may, giày da; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; sắt thép các loại; linh kiện điện tử… đều là những mặt hàng Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm qua. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng chủ yếu như máy móc, thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất. Thị trường Công nghệ thông tin của Nhật Bản được đánh giá là thị trường có tiềm năng vô cùng lớn. Dự kiến đến năm 2020, xuất khẩu phần mềm Việt Nam từ mốc 300 triệu USD có thể đạt doanh thu 1 tỷ USD; số lập trình viên làm việc cho thị trường Nhật Bản trong thời gian tới có thể tăng từ 10.000 lên đến 300.000 lập trình viên.

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản thời gian tới, cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, chú trọng các sản phẩm nông sản và hải sản, đảm bảo đáp ứng được các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp Nhật Bản, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và tuân thủ các điều kiện nhập khẩu của Nhật Bản…

Theo nội dung FTA Việt Nam – Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông – lâm – thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Khi cần tham khảo quy định về xuất nhập khẩu, chính sách thuế và thuế suất khi tiếp cận, thâm nhập thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp có thể tìm trên website chính thức của Hải quan Nhật Bản như sau: http://www.customs.go.jp/english/index.htm

Theo khảo sát mới đây của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 sau Trung Quốc trong số các quốc gia mà doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư trong thời gian tới. Giới doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam là một thị trường hấp dẫn nhờ lợi thế dân số gần 100 triệu người, sự gia tăng thu nhập trung bình, thay đổi thói quen tiêu dùng, cơ cấu dân số trẻ và sự phát triển kinh tế tốc độ cao.

[vc_custom_heading text=”III. Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận/thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Nhật Bản có chính sách quản lý xuất nhập khẩu (XNK) rất chặt chẽ nhưng không gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK. Nhật Bản đang có nhiều bộ Luật cùng điều chỉnh từ tư cách người XNK, tư cách và các hình thức tổ chức của Công ty, Hiệp hội, tổ chức tham gia XNK cho đến chi tiết các mặt hàng được phép XNK, mặt hàng ưu tiên cũng như mặt hàng bị hạn chế hoặc cấm XNK… như các Luật kinh doanh XNK, Luật ngoại hối và ngoại thương, Luật An toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu, Luật kiểm dịch hàng nhập khẩu…

Tham khảo:

Luật kinh doanh XNK số 299 năm 27 Chiêu Hòa (1952) đã được sửa đổi lần mới nhất ngày 13/6/2014, ngày thực thi 1/4/2016. http://elaws.e-gov.go.jp/search/elawsSearch/elaws_search/lsg0500/detail?lawId=327AC0000000299#2.

Luật này nhằm mục đích ngăn chặn các giao dịch xuất nhập khẩu không công bằng, để thiết lập thứ tự giao dịch xuất nhập khẩu, và nhằm mục đích phát triển lành mạnh thương mại Quốc tế.

– Luật Ngoại hối và ngoại thương; Luật gốc số 228 năm Chiêu hòa 24 (1949) sửa đổi lần mới nhất 24/5/2017. Thực thi ngày 01/10/2017. Xin tham khảo tại: http://elaws.e-gov.go.jp/search/elawsSearch/elaws_search/lsg0500/detail?lawId=324AC0000000228&openerCode=1

Luật này cơ bản dựa trên tự do ngoại hối, thương mại quốc tế và các giao dịch nước ngoài khác, và tối thiểu quản lý hoặc điều chỉnh các giao dịch nước ngoài cần thiết, sự phát triển bình thường của các giao dịch nước ngoài và sự phát triển của Nhật Bản hoặc cộng đồng quốc tế với mục đích duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp vào sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Nhật Bản

Theo Luật Ngoại hối và Ngoại thương, khi xuất nhập khẩu hàng hóa đặc định, xuất khẩu hàng hóa tới các điểm đến chỉ định theo quốc gia / khu vực cụ thể đặc định, nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia / khu vực được chỉ định như xuất xứ hoặc giao hàng, v.v. Cần phải có giấy phép và được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại (Bộ METI) (Các hàng đặc định và các Quốc gia, vùng lãnh thổ đặc định có quy định riêng).

Chính sách thuế và thuế suất

Quy định về xuất nhập khẩu, chính sách thuế và thuế suất khi tiếp cận, thâm nhập thị trường Nhật Bản xin tham khảo tại:

http://www.customs.go.jp/english/index.htm (website của Hải quan Nhật Bản)

https://www.jetro.go.jp/en/ (website chính thức của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản JETRO)

Quy định về bao bì, nhãn mác

Nhật Bản quy định rất chi tiết về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa cụ thể như: Hàng điện tử, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi trẻ em, đồ điện gia dụng, hàng nông sản thực phẩm…Qua đó, tất cả các sản phẩm khi lưu thông trên thị trường đều phải thể hiện rõ thông tin về hàng hóa, tránh gây nhầm lẫn dẫn đến quyết định sai khi mua hàng của người tiêu dùng. Theo Luật thể hiện thông tin sản phẩm, những sản phẩm đều phải được dán nhãn thông tin tùy theo mặt hàng, bao gồm: tên hàng, công dụng, thành phần nguyên liệu, nơi sản xuất…Đặc biệt đối với hàng thực phẩm, có Luật riêng với tên gọi Luật hiển thị thông tin trên thực phẩm, theo đó, nội dung thể hiện còn chi tiết hơn nhắm đảm bảo an toàn giúp người mua lựa chọn thực phẩm một cách hợp lý khi tự nguyện mua hàng. Ngoài ra, Nhật Bản còn có Luật JAS để quy định về quy cách chất lượng hàng nông sản thực phẩm, nhằm tăng năng lực cạnh tranh cũng như uy tín đối với người tiêu dùng, qua đó cũng đảm bảo tính VSATTP, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

(Luật JAS sửa đổi: http://www.maff.go.jp/j/jas/h29_jashou_kaisei.html)

Bên cạnh những quy định bắt buộc về quy cách chất lượng sản phẩm, Nhật Bản còn có những quy định nâng cao nhằm tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao uy tính đối với người tiêu dùng do các cơ quan, tổ chức tư nhân tự nghiên cứu và đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng trình lên Bộ trưởng có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Ví dụ: Trước đây, mặt hàng công nghiệp có quy định JIS (quy cách hàng công nghiệp Nhật Bản). Đầu năm 2018, trước sự phát tỉển mạnh mẽ của IoT, AI và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Nhật Bản đã sửa đổi một phần Luật JIS với đối tượng mở rộng ra không chỉ sản xuất công nghiệp mà cả lĩnh vực dữ liệu (Data) và dịch vụ, tăng tiền phạt lên gấp 100 lần đối với những đơn vị và cá nhân gian dối trong việc gắn mác JIS, tăng cường tiêu chuẩn hóa mang tính quốc tế…(Japanese Industrial Standards).

 (Luật JIS sửa đổi: http://www.meti.go.jp/policy/economy/hyojun/JISho.html)

Quy định về bao bì cũng như các quy định liên quan đều được ghi rõ trong Luật Thương mại, đặc biệt về bao bì hàng thực phẩm còn được quy định chi tiết trong Luật VSATTP Nhật Bản.

Xin tham khảo thêm tại: http://www.package-seibunsha.co.jp/regulation/index.html.

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Trong hầu hết các chính sách liên quan đến con người, Nhật Bản luôn đưa sức khỏe người dân lên đầu làm lý do để đưa ra các luật liên quan. Trong đó, Luật VSATTP của Nhật là điển hình và bao trùm đời sống người dân Nhật Bản. Vì vậy, Luật quy định rất chặt chẽ và chi tiết. Ngoài những quy định về bao bì đóng gói, quy định về thể hiện thông tin hàng hóa đã nêu trên, Luật còn quy định cụ thể về mức tồn đọng các chất nông dược cũng như kháng sinh trong các sản phẩm nông lâm thủy sản, quy định chi tiết từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, vận chuyển đến chế biến và bày bán tại siêu thị. Đặc biệt, với những thực phẩm nhập khẩu, Bộ Yte Nhật làm càng chặt chẽ hơn. Mỗi mặt hàng sau khi được Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp cấp phép XK vào Nhật thì khi hàng đến cửa khẩu, Bộ Ytế Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm tra dư lượng nhiều chất khác nhau tùy theo mặt hàng. Ví dụ: quả thanh long của VN bị kiểm tra tới hơn 250 chất, quả xoài gần 300 chất….Tần suất kiểm tra cũng nhiều mức độ khác nhau tùy theo lịch sử vi phạm của mặt hàng đó như: kiểm tra ngẫu nhiên, kiểm tra 30%, kiểm tra 100%. Nếu phía quốc gia có lô hàng vi phạm bị kiểm tra 100% không tìm ra nguyên nhân và có biện pháp ngăn chặn hiệu quả, để các lô hàng sau tái diễn tiếp đến mức 5% trong số 60 lần kiểm thì phía Nhật sẽ xem xét khả năng cấm NK mặt hàng đó.

(Luật An toàn Vệ sịnh Thực phẩm Nhật Bản: http://elaws.e-gov.go.jp/search/elawsSearch/elaws_search/lsg0500/detail?lawId=322AC0000000233)

Ngoài các cơ quan kiểm tra ATVSTP của Chính phủ đặt tại các cửa khẩu có nhiệm vụ kiểm tra các lô hàng trước khi đưa vào thị trường nội địa, Nhật Bản còn cho phép các tổ chức như Cục Bảo vệ người tiêu dùng có quyền được kiểm tra đột xuất những sản phẩm đã thông quan và đang bày bán tại các siêu thị, nếu phát hiện hàng hóa nào có dư lượng vượt quá mức cho phép, Cục sẽ báo cáo lại với Bộ Y tế truy xuất lại xem thuộc lô hàng nào để thu hồi toàn bộ và tiêu hủy cho dù lô hàng đó đã được bày bán lẻ tẻ ở nhiều siêu thị khác nhau.

Quyền sở hữu trí tuệ

Về các quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, một số thay đổi gần đây bao gồm: áp dụng các quy định độc lập về chỉ dẫn địa lý đối với thực phẩm, đồ uống, và các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản; tăng cường bảo vệ các bí mật thương mại; nhiều sửa đổi đối với Luật Sáng chế, Luật Thương hiệu, Luật Thiết kế, và Luật Ứng dụng Quốc tế theo Hiệp ước Hợp tác về các Bằng Sáng chế.

Tập quán kinh doanh

Khả năng cung cấp đảm bảo về chất lượng và ổn định về khối lượng của các nhà sản xuất và xuất khẩu là đòi hỏi quan trọng nhất đối với các nhà nhập khẩu và các hệ thống tiêu thụ tại Nhật Bản.

– Điều lưu ý nổi bật khác của khách hàng thủy sản Nhật Bản là việc chú trọng đặc biệt đến độ tươi của sản phẩm, tính bổ dưỡng và một số loại thực phẩm chức năng. Là một trong những nước đưa ra nhiều qui định về bảo vệ môi trường, người tiêu dùng Nhật luôn có ý thức và quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường, nguồn gốc của sản phẩm. Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng đủ các quy định và thủ tục kiểm tra nghiêm ngặt mới được phép nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu phải chứng minh được các mặt hàng này không gây hại đến các loài động, thực vật trong nước của Nhật Bản theo các quy định cụ thể của luật đối với từng mặt hàng. Một số mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu thì phải xin hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu hoặc được sự đồng ý trước của bộ trưởng phụ trách chuyên ngành. Tham khảo Luật Bảo vệ thực vật: http://elaws.e-gov.go.jp/search/elawsSearch/elaws_search/lsg0500/detail?lawId=325AC0000000151&openerCode=1

– Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản khá đa dạng nhưng rất tinh tế, vừa mang nhiều nét văn hoá Á Đông truyền thống, vừa có tính hiện đại nên họ chú ý nhiều về hình thức sản phẩm và đưa ra những quy định ngặt nghèo về chất lượng, kích cỡ, cách đóng gói, hình thức bao bì. Người Nhật thường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi, mức độ tiện lợi của sản phẩm. Bao gói hàng cần nhỏ, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng và bữa ăn hàng ngày của gia đình ít người. Các sản phẩm phải đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã và có chiến lược giá cả thích hợp vì người Nhật cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày.

Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư phù hợp để cải thiện năng lực kinh doanh, giám sát tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để khai thác tốt hơn tiềm năng từ thị trường Nhật Bản và tận dụng triệt để những thuận lợi các Hiệp định mang lại. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thì việc thực hiện một chiến lược marketing xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là điều phải tính đến trước tiên.

Tham khảo tập quán kinh doanh khi tiếp cận, thâm nhập thị trường Nhật Bản: https://www.jetro.go.jp/en/invest/setting_up.html

[vc_custom_heading text=”IV. Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 22205425
Fax: +84 22 22205518

Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản VPĐD tại Hà Nội – JETRO HANOI
Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel:  +84 24 3825 0630
Email: vha@jetro.go.jp

Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản VPĐD tại TP Hồ Chí Minh – JETRO  HOCHIMINH
Địa chỉ: Tầng 14, Sun Wah Tower, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Tel: +84-28-3821-9363
E-mail: vho@jetro.go.jp

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 84-24-3846-3000
Fax: 84-24-3846-3043
Website: http://www.vn.emb-japan.go.jp

Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 84-28 – 3933-3510
Fax: 84-28 – 3933-3520
Website: http://www.hcmcgj.vn.emb-japan.go.jp

Tại Nhật Bản

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Địa chỉ: Tokyo, 151-0062, Shibuya-ku, Motoyoyogi-cho, 50-11.
Tel: +81-3-3466-3311
Fax: +81-3-3466-7652
E-mail: vietnamembassy-japan@vnembassy.jp
Website: http://www.vnembassy-jp.org/ 

Bộ phận Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Địa chỉ: Tokyo, 151-0062, Shibuya-ku, Motoyoyogi-cho, 50-11.
Tel: +81-3-3466-3315
E-mail: jp@moit.gov.vn
Website: http://www.vnembassy-jp.org/

Khu vực Kansai: Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka
(Văn phòng Thương mại, Bộ phận kinh tế)
Địa chỉ: 4-2-15 Ichinocho Higashi, Sakai-ku, Sakai-shi, Osaka 590-0952
Tel: ​+81-72-221-6666​
Fax: ​+81-72-221-6667​
E-mail: tlsqvn.osaka@mofa.gov.vn
Website: http://vnconsulate-osaka.mofa.gov.vn/

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka
Địa chỉ: 4th Floor, AQU HAKATA, 5-3-8 Nakasu, Hakata-ku, Fukuoka, JAPAN 810-0801
Tel: +81-82-263-7668
Fax: +81-92-263-7676
Email: tlsqvn-fukuoka@shirt.ocn.ne.jp

Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản – JETRO
Địa chỉ: Ark Mori Building, 6F, 12-32, Akasaka 1-chome, Minato-ku, Tokyo
107-6006
Tel: +81-3-3582-5511
Website: https://www.jetro.go.jp/en/