[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”CỘNG HÒA LIÊN BANG MI-AN-MA” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Cộng hòa Liên Bang Mi-an-ma

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

Quá trình chuyển đổi dân chủ và mở cửa kinh tế đã mang lại sự tăng trưởng kinh tế cho Myanmar, từ 5,9% năm 2011 lên mức tăng trưởng 7,2% năm 2015, 5,9% năm 2016 và 6,8% năm 2017. Tổng sản phẩm quốc nội của Myanmar đạt 62 tỷ USD năm 2016 và gần 67 tỷ USD năm 2017. Mức độ lạm phát giảm từ 11,4% năm 2015 xuống còn 9,8% trong năm 2016 và 9,05% trong năm 2017. ADB dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Myanmar trong năm 2018-2019 sẽ đạt mức tương đương với năm 2017-2018 là 6,8% và kỳ vọng sẽ tăng tốc đạt 7,2% trong năm 2019-2020.

Một số ngành kinh tế trọng điểm

– Nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản

– Lâm nghiệp

– Khai khoáng

– Dầu khí

– Cơ sở hạ tầng

– Giao thông: Những dự án hạ tầng đang được ưu tiên phát triển: đường bộ và đường sắt, cảng biển và cảng sông, đường cao tốc xuyên biên giới và với các nước trong khu vực.

– Điện lực: Ngành điện lực đang là ngành ưu tiên phát triển hiện nay với các dự án thu hút đầu tư: xây dựng thủy điện quy mô vừa và lớn, nhà máy điện khí, hệ thống truyền tải điện…

– Viễn thông: Tốc độ phủ sóng di động trên toàn lãnh thổ tăng trưởng mạnh mẽ, từ 12% trong năm 2014 lên đến 70% trong năm 2017, và kỳ vọng sẽ phủ sóng 95% trong năm 2020 bởi hoạt động của 4 nhà mạng di động hiện nay tại Myanmar.

Tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư

Xuất nhập khẩu

Kim ngạch thương mại của Myanmar năm 2017 tăng 18% so với năm 2016, đạt giá trị 26,174 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 22% với giá trị đạt 10,696 tỷ USD, nhập khẩu tăng 16% với giá trị đạt 15,478 tỷ USD. Trong những năm qua, thâm hụt thương mại của Myanmar ở mức cao, vào khoảng 5 tỷ USD mỗi năm do tình trạng nhập siêu xăng dầu, máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Myanmar vẫn là khí tự nhiên, hàng dệt may, sản phẩm nông nghiệp, hàng công nghiệp, gỗ và sản phẩm lâm nghiệp, khoáng sản, đá quý, thủy hải sản. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 6,512 tỷ USD trong năm 2017, tiếp đến là Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Myanmar
(Nguồn: Hải quan Myanmar)
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Myanmar
(Nguồn: Hải quan Myanmar)
Đầu tư

Tính đến hết tháng 12/2017, Myanmar thu hút 75,099 tỷ USD với 1.423 dự án của 49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong vòng 5 năm trở lại đây Singapore luôn là nhà đầu tư lớn nhất vào Myanmar, cao nhất là năm 2014-2015 với vốn đăng ký lên đến 4,297 tỷ USD (chiếm 53% tổng vốn FDI), giảm dần qua các năm và năm 2017-2018 là 2,164 tỷ USD. Tuy nhiên, lũy kế từ năm 1988 đến tháng 12/2017, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar với 220 dự án với tổng vốn đăng ký là 19,845 tỷ USD, kế đến là Singapore với 268 dự án, vốn đăng ký là 18,574 tỷ USD, sau đó là Thái Lan, Hồng Công, Anh, Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia. Đầu tư nước ngoài vào Myanmar giảm mạnh sau 2 năm Chính phủ do Đảng NLD cầm quyền (năm 2016-2017: 6,649 tỷ USD, 2015-2016: 9,485 tỷ USD, năm 2017-2018: chỉ đạt 5,718 tỷ USD). Lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay là dầu mỏ và khí đốt, năng lượng, sản xuất công nghiệp, tiếp đến là giao thông và truyền thông, bất động sản, khách sạn và du lịch.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại, đầu tư

Chính sách kinh tế mới gồm 12 điểm, trong đó: xây dựng hệ thống quản lý tài chính công chặt chẽ, đảm bảo chi tiêu ngân sách minh bạch và hiệu quả, ổn định kinh tế vĩ mô; đảm bảo cân bằng giữa bảo tồn môi trường và phát triển kinh tế; hỗ trợ nông nghiệp và chăn nuôi, cơ giới hóa nông nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp nhằm phát triển kinh tế toàn diện; vận hành nền kinh tế thị trường, ủng hộ việc cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giảm tình trạng độc quyền; cải cách, tái cấu trúc các công ty nhà nước làm ăn kinh doanh không hiệu quả, tư nhân hóa nếu cần; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính và phát triển nguồn lao động lành nghề; tập trung phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia (điện, đường xá, cảng); tạo công ăn việc làm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống tài chính ổn định, bền vững; hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý tạo môi trường đầu tư và kinh doanh ổn định, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; xây dựng hệ thống thu thuế công bằng và hiệu quả.

Chính sách thương mại: Myanmar muốn thâm nhập vào thị trường toàn cầu thông qua sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực hiện có để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng nhiều hơn so với các mặt hàng xuất khẩu bình thường. Nông nghiệp là ngành được chính phủ ưu tiên và hỗ trợ trong sản xuất và xuất khẩu. Về nhập khẩu, ưu tiên nhập khẩu các hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất trong nước, vật liệu xây dựng, hàng hóa thiết yếu, thuốc men và Chính phủ có những biện pháp hỗ trợ ngành sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu.

Chính sách đầu tư: Chính phủ ban hành Luật đầu tư 2016 và Luật doanh nghiệp 2017 (sửa đổi Luật doanh nghiệp năm 1914) với nhiều điểm mới nhằm tạo môi trường kinh doanh và thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như: quy định về phân cấp đầu tư đến chính quyền các bang/vùng, ưu đãi miễn thuế đầu tư tùy theo những khu vực đầu tư, cắt giảm quy trình xét duyệt/cấp phép đầu tư; nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu lên đến 35% cổ phần trong doanh nghiệp bản địa và được thực hiện các hoạt động kinh doanh theo luật định kể cả những lĩnh vực trước đây nhà đầu tư nước ngoài không được phép kinh doanh tại Myanmar…

Những hoạt động đầu tư được khuyến khích

+ Ngành sản xuất dựa vào nông nghiệp có giá trị gia tăng và nâng cao năng lực sản xuất, kết nối với chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu;

+ Hoạt động đầu tư cho phép chuyển giao công nghệ và phát triển sản xuất trong nước;

+ Hoạt động đầu tư hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;

+ Hoạt động đầu tư nhằm phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng;

+ Hoạt động đầu tư tạo công ăn việc làm và hỗ trợ phát triển đào tạo nghề cho nguồn nhân lực;

+ Hoạt động đầu tư triển khai tại những vùng kinh tế kém phát triển;

+ Hoạt động đầu tư đối với những thành phố công nghiệp phát triển và khu kinh tế đặc biệt;

+ Hoạt động đầu tư liên quan đến du lịch

Các FTAs hiện đang tham gia

– FTA có hiệu lực: ASEAN (ATIGA), ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Ấn Độ, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Úc & NewZealand;

– FTA đã ký: ASEAN – Hồng Công;

– FTA đang đàm phán: RCEP, BIMSTEC (Hiệp định thương mại tự do Vịnh Bengal bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Bhutan và Nepal)

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Hàng rào kỹ thuật Myanmar đang sử dụng

Myanmar hiện đang áp dụng quy định cấp giấy phép nhập khẩu cho rất nhiều hàng hóa nhập khẩu theo Danh mục “Negative List”. Danh mục hàng hóa phiên bản 2012 (HS Code 8 số) của Hải quan Myanmar có 9.828 mặt hàng, trong đó 3.988 mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu. Kể từ tháng 12/2017, Hải quan Myanmar điều chỉnh danh mục hàng hóa theo phiên bản 2017, theo đó có 11.167 mặt hàng (chi tiết HS 8 số) trong đó có 4.818 mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu, nghĩa là tăng 830 mặt hàng so với trước khi điều chỉnh phân loại theo HS Code 2017.

Việc cấp giấy phép nhập khẩu được chia thành 02 loại: tự động và không tự động. Hàng hóa cần phải xin giấy phép nhập khẩu tự động chiếm gần 20% trong số 3.988 hàng hóa cần phải xin phép nhập khẩu (theo phiên bản HS Code 2012). Hiện nay, Bộ Thương mại Myanmar đang điều chỉnh lại Danh mục “Negative List” theo phiên bản HS Code 2017 có phân loại hàng hóa cần phải xin giấy phép tự động và không tự động.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Myanmar trong những năm gần đây tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là năm 2017 đã đạt được thành tựu vượt bậc, thể hiện rõ nét trên hai lĩnh chủ yếu là thương mại và đầu tư. Cùng với chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến Myanmar tháng 8/2017, hai nước đã nâng cấp lên quan hệ đối tác hợp tác toàn diện, lãnh đạo 2 nước đã nhất trí tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và thuận lợi hóa thương mại, đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1 tỷ USD vào thời gian sớm nhất.

Thương mại

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar năm 2017 đạt 828,3 triệu USD, tăng 51% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu đạt 703 triệu USD, tăng 52% và chiếm tỷ trọng 85% trong tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017; nhập khẩu từ Myanmar đạt 125 triệu USD, tăng 41%. Xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây (năm 2013: 228 triệu USD; 2014: 345,9 triệu USD; 2015: 378,6 triệu USD, 2016: 461,9 triệu).

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có mức tăng trưởng cao và ổn định, đó là: phương tiện vận tải và phụ tùng (kim ngạch đạt 76 triệu USD); sắt thép các loại (20 triệu USD) và sản phẩm từ sắt thép (76 triệu USD), máy móc thiết bị và dụng cụ, phụ tùng (74 triệu USD), sản phẩm từ chất dẻo (34 triệu USD), kim loại thường và sản phẩm (26 triệu USD), hàng dệt may (12 triệu USD…

Về nhập khẩu, hầu hết vẫn là các mặt hàng nông sản (các loại đậu, đỗ, vừng, hành…), thủy sản, cao su nguyên liệu, gỗ và sản phẩm gỗ từ gỗ.

Đầu tư

Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam xếp vị trí thứ 7 trong tổng số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Myanmar với tổng vốn đăng ký 2,099 tỷ USD cho 17 dự án, trong đó có 7 dự án 100% vốn Việt Nam, còn lại là các dự án liên doanh với doanh nghiệp sở tại. Hầu hết các dự án đầu tư của Việt Nam trải đều trên các lĩnh vực theo phân loại của Myanmar như: sản xuất (12), dầu khí (1), khách sạn và du lịch (1), khai khoáng (1), giao thông và truyền thông (2). Nổi bật nhất về đầu tư của Việt Nam tại Myanmar là dự án của nhà mạng di động thứ tư được cấp phép tại Myanmar (Mytel). Đây là dự án liên doanh cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ viễn thông do Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) và đối tác Myanmar với tổng vốn đăng ký 1,384 tỷ USD, trong đó Viettel nắm giữ 49% vốn cổ phần. Tiếp theo là dự án khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ dịch vụ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, đã hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào khai thác với vốn đầu tư 215 triệu, hiện đang triển khai xây dựng giai đoạn 2 với vốn đầu tư 225 triệu USD. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Yangon (được cấp phép thành lập vào cuối tháng 6/2016) cũng đã đạt được những kết quả nhất định sau hơn 1 năm hoạt động tại Myanmar như cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam đang có hoạt động đầu tư tại Myanmar, cấp hạn mức cho vay và hạn mức bảo lãnh cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Myanmar.

Ngoài ra, có thể kể đến những dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất những mặt hàng đang có nhu cầu cao của Myanmar như: ống nhựa xoắn của công ty Ba An, tủ điện trung, hạ thế và thiết bị điện của công ty Hải Nam, cửa kính khung nhôm của công ty Quân Đạt, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Greenfeed…. Tính đến nay, Việt Nam đã có hơn 200 hiện diện thương mại tại Myanmar dưới nhiều hình thức: văn phòng đại diện, chi nhánh công ty, công ty liên doanh và công ty 100% vốn Việt Nam.

Các thỏa thuận về kinh tế đã ký kết

+ Thỏa thuận thành lập Uỷ ban hỗn hợp về Hợp tác song phương

+ Thỏa thuận thành lập Tiểu ban hỗn hợp về thương mại

+ MOU về hợp tác trong lĩnh vực thương mại

+ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

+ Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Myanmar tăng trưởng tốt trong thời gian qua. Những mặt hàng giữ mức tăng trưởng cao vẫn là: phương tiện vận tải và phụ tùng, sản phẩm từ sắt thép, sản phẩm từ chất dẻo, kim loại thường và sản phẩm, hàng dệt may. Bên cạnh đó, theo số liệu của Hải quan Myanmar, tính đến hết tháng 12 năm 2017, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Myanmar, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Myanmar đều có mặt hàng của Việt Nam như: máy móc và thiết bị, sắt thép, nguyên phụ liệu trong ngành may mặc, thực phẩm chế biến, vật liệu xây dựng, hàng điện tử và điện gia dụng, nhựa và sản phẩm nhựa, thiết bị điện, linh kiện và phụ tùng. Những lĩnh vực thương mại dưới đây là những lĩnh vực tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới:

(1) Sắt thép và sản phẩm từ sắt thép

(2) Sản phẩm và thiết bị điện

(3) Xe máy và xe đạp

(4) Thực phẩm và nguyên liệu phế biến thực phẩm

(5) Hàng điện tử và điện gia dụng

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Các quy định chung liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu có thể tra cứu tại trang web của Tổng Cục Hải quan Myanmar: http://www.myanmarcustoms.gov.mm/

– Quy định về cấp giấy phép xuất nhập khẩu:

+ Bộ thương mại: http://www.commerce.gov.mm/

+ Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm – Bộ Y tế: http://www.fdamyanmar.gov.mm/

+ Cục Bảo vệ thực vật, Tổng Cục nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy lợi: http://ppdmyanmar.org

+ Bộ Điện năng: http://www.moee.gov.mm/en/

Chính sách thuế và thuế suất

Thuế nhập khẩu

Biểu thuế ưu đãi nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN vào Myanmar theo Hiệp định ATIGA. Với C/O hợp lệ, hàng hóa sẽ hưởng ưu đãi thuế, hầu hết là 0% (doanh nghiệp có thể tra cứu tại trang web: www.asean.org (Annex 2: Tariff Schedule Myanmar)

Biểu thuế MCT 2017 (Myanmar Customs Tariff) với mức thuế thấp nhất là 0% và mức thuế cao nhất 40% (cho các sản phẩm rượu và đồ uống có nồng độ cồn cao).

Thuế thương mại

Ngoài thuế nhập khẩu doanh nghiệp phải trả thuế thương mại (commercial tax) với thuế suất 3-5% đối với hàng hóa bình thường, từ 5%-120% đối với các hàng hóa đặc biệt được quy định trong danh mục hàng hóa đặc biệt.

Quy định về bao bì, nhãn mác

(Xin tham khảo tại website: http://www.fdamyanmar.gov.mm/)

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

(Xin tham khảo tại website: http://www.fdamyanmar.gov.mm/)

(Xin tham khảo tại website: http://ppdmyanmar.org)

Tập quán kinh doanh

Myanmar là đất nước của 135 dân tộc với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng. Người dân Myanmar chủ yếu theo đạo Phật, hiền lành, thật thà, chất phác và có nguyên tắc sống đơn giản. Những mối quan hệ được xem trọng trong công việc kinh doanh tại Myanmar. Tạo dựng mối quan hệ thân thiết, chân tình là yếu tố quan trọng và cần thiết nếu muốn thành công trong việc làm ăn, kinh doanh tại Myanmar.

Các mối quan hệ lẫn nhau trong giới kinh doanh, hoặc với quan chức chính quyền hay giới ngoại giao và doanh nhân nước ngoài tại Myanmar được coi là các yếu tố quan trọng giúp củng cố niềm tin của đối tác, cũng như việc duy trì chất lượng và hình ảnh của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà số giờ làm việc của người lao động sẽ được quy định khác nhau. Các nhân viên vẫn có thể làm việc ngoài giờ nhưng doanh nghiệp phải trả tiền làm thêm giờ. Nhân viên văn phòng có thời gian làm việc tối đa là 44 giờ/tuần, 8 giờ/ngày.

Hơn 90% dân số Myanmar theo đạo Phật, vì vậy tại hầu hết các văn phòng làm việc và các cơ sở kinh doanh ở Myanmar đều có đặt một bàn thờ Phật. Với các đồng nghiệp Myanmar, bàn thờ này là một phần quan trọng không thể thiếu vì nó mang lại sự bảo vệ và may mắn, cũng như là nơi để tìm kiếm sự thanh thản trong những tình huống căng thẳng. Bàn thờ thường xuyên được đặt hoa, trái cây và trà. Nhân viên văn phòng khi không quá bận rộn họ sẽ tham gia vào các hoạt động tôn giáo như đọc kinh, hay lần tràng hạt như một hình thức thiền định.

Tính đến cuối tháng 6/2018, 90% dân số của Myanmar sử dụng điện thoại kết nối Internet, người dân Myanmar yêu thích công nghệ, thích sử dụng mạng xã hội Facebook, các dịch vụ trực tuyến như một hình thức cập nhật tin tức, giải trí. Họ tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc vào việc sử dụng Facebook, xem phim, trò chơi trực tuyến.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (844) 22205518

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương
Địa chỉ: Số 25, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 024.22205002 – Fax: 024.22205003
Email: vcca@moit.gov.vn

Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam
Địa chỉ: 298 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-24) 3845 3369
Fax: (84-24) 3845 2404

Lãnh sự quán Myanmar tại TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 50 Sầm Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-28) 5449 2425 / (84-8) 54490805
Fax: (84-28) 38428879
Email: my.consulate.hcm@gmail.com

Tại Myanmar

Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar
Địa chỉ: Số 28-29, Đường Kyauk Kone, Quận Yankin, Thành phố Yangon
Điện thoại: +95-1-856 6076​​​
Fax: +95-1-855 0220
Email: vnembmyr2012@gmail.com
Website: https://vnembassy-yangon.mofa.gov.vn/  ​

Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar
Địa chỉ: 28-29 Kyauk Kone Road, Yankin Township, Yangon
Điện thoại: +95-1-856 6076
Fax: +95-1-855 0220
Email: mm@moit.gov.vn