[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Cộng hòa In-đô-nê-xi-a

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion][vc_btn title=”Tải về dạng PDF” style=”custom” custom_text=”#666666″ align=”center” i_align=”right” i_icon_fontawesome=”fa fa-file-pdf-o” button_block=”true” add_icon=”true” link=”url:https%3A%2F%2Fngktmofa.sbs%2Fwp-content%2Fuploads%2F2018%2F08%2FHSTT-Indonesia.pdf||target:%20_blank|”]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Thông tin cơ bản về GDP, tỷ lệ lạm phát

Kinh tế Indonesia trong những năm gần đây phát triển ổn định và đạt được nhiều thành quả ấn tượng. Tăng trưởng GDP của Indonesia đã tăng từ mức 4,9% năm 2015 lên mức 5,1% năm 2017. Tăng trưởng GDP trong quý 1/2018 của Indonesia đạt 5,06%, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ quý 1/2014. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB) tại Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, tăng trưởng kinh tế cả năm 2018 của Indonesia sẽ đạt khoảng 5,3%. Đóng góp vào sự tăng trưởng này chủ yếu là do nhu cầu trong nước mạnh, điều kiện tài chính thuận lợi, dòng vốn FDI tăng và giá hàng hóa cao hơn sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân, trong khi đầu tư công sẽ tăng do chi tiêu cơ sở hạ tầng công cộng cao hơn. Nhiều chuyên gia cũng đã đưa dự báo tăng trưởng kinh tế của Indonesia có thể đạt mức 5,3% vào năm 2019.

Bên cạnh đó, chính phủ Indonesia đã và đang có nhiều chính sách hiệu quả nằm giảm sát và kiểm soát tình trạng lạm phát của Indonesia trong những năm gần đây. Mức lạm phát của Indonesia năm 2015 ở mức 3,3% và năm 2017 ở mức 3,6%. Năm 2018, Ngân hàng Trung ương Indonesia đặt mục tiêu giữ lạm phát của nước này ở mức khoảng 3,8% và theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), mức lạm phát năm 2019 của Indonesia sẽ ở mức khoảng 4%.

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Hiện nay, tăng trưởng kinh tế của Indonesia phụ thuộc vào một số ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất, trung bình chiếm 43% GDP của Indonesia; tiếp theo là công nghiệp, chiếm 40% GDP và cuối cùng là nông nghiệp, chiếm khoảng 13% GDP. Tuy nhiên, dựa trên sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, xây dựng và khai khoáng vẫn là những ngành kinh tế trọng điểm của Indonesia và tổng đóng góp của riêng 5 lĩnh vực này đã đạt 64,7% trong tăng trưởng kinh tế năm 2016 của Indonesia.

Năm 2016, Indonesia có 5 lĩnh vực có tăng trưởng cao nhất gồm: (1) Lĩnh vực dịch vụ tài chính và bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng 8,90%; (2) Lĩnh vực thông tin truyền thông và tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng 8,87%; (3) Lĩnh vực dịch vụ (ngoài các dịch vụ tài chính, giáo dục, y tế và dịch vụ của các công ty) có tốc độ tăng truởng 7,80%; (4) Lĩnh vực giao thông, vận tải và kho bãi có tốc độ tăng trưởng 7,74%; và (5) Lĩnh vực dịch vụ của các công ty có tốc độ tăng trưởng 7,36%.

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Về xuất nhập khẩu

Hiện nay, tình hình thương mại của Indonesia vẫn tăng trưởng tốt, tổng kim ngạch của Indonesia năm 2015 đạt mức 293 tỉ USD và đã tăng lên mức 325 tỉ USD năm 2017 (tăng 11%). Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch thương mại của Indonesia ước đạt 178 tỉ USD, và tiếp tục chịu thâm hụt thương mại ở mức khoảng 2 tỉ USD.

Về mặt hàng xuất khẩu: Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Indonesia chủ yếu thuộc nhóm các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là xuất khẩu quặng và nhiên liệu của Indonesia đang phát triển mạnh. Trong 4 tháng đầu năm 2018 đứng đầu vẫn là Nhiên liệu khoáng sản (8 tỷ USD); Dầu mỡ thực vật (6,7 tỷ USD), Thiết bị xe và vận tải (2,3 tỷ USD) Trang sức đá quý (2,2 tỷ USD), Cao su và Sản phẩm cao su (2,2 tỷ USD). Tính riêng 5 mặt hàng này đã chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu của Indonesia. Một số sản phẩm còn có thế mạnh khác của Indonesia như sắt thép, quặng khoáng sản, giày dép, các sản phẩm hóa chất… cũng có tốc độ phát triển tốt.

Về thị trường xuất khẩu: Các thị trường xuất khẩu của Indonesia tập trung chủ yếu là khu vực châu Á, trong đó gồm khu vực thị trường các nước ASEAN. Kim ngạch xuất khẩu sang khu vực ASEAN trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 12% và chiếm 21% trong kim ngạch xuất khẩu của Indonesia. Singapore vẫn là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Indoneisa tại khu vực Đông nam Á, đạt 3,18 tỷ USD, tiếp theo là Malaysia, đạt 5,2 tỷ USD và Thái Lan đạt 1,9 tỷ USD. Tại  Châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ vẫn tiếp tục là những đối tác thương mại hàng đầu của nước này, với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 8 tỷ USD (chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của Indonesia), 5 tỷ USD và 4 tỷ USD. Xuất khẩu sang các nước EU cũng tăng trưởng, đạt 5,6 tỷ USD, tăng nhẹ 4%, trong đó có các thị trường lớn như Đức, Hà Lan và Ý. Một số thị trường quan trọng khác của Indonesia như Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Úc cũng tiếp tục có sự tăng trưởng.

Về mặt hàng nhập khẩu: Mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất là máy móc, phụ tùng máy bay đạt 8,5 tỷ USD, tiếp đến là máy móc và thiết bị điện đạt 6,9 tỷ USD; sắt thép đạt 3,3 tỷ USD; ngũ cốc đạt 1 tỷ USD, sản phẩm thực phẩm đạt 838 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu khác của Indonesia cũng tăng, trong đó nhu cầu nhập khẩu bộ phận, linh kiện máy bay của Indonesia ghi nhận tăng mạnh 124,4% và một số nguyên liệu đầu vào khác như bột giấy, cao su, nguyên liệu khoáng sản.

Về thị trường nhập khẩu: Các quốc gia thuộc khu vực Châu Á vẫn là nguồn nhập khẩu chính của Indonesia. Đứng đầu là Trung Quốc đạt gần 14 tỷ USD (tăng mạnh 34%) và chiếm 27% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu; tiếp đến là Nhật Bản 6 tỷ USD tăng 29% và chiếm 10%. Khu vực ASEAN cũng là thị trường nhập khẩu quan trọng của Indonesia đạt 10,4 tỷ USD, tăng 24%, chiếm 20% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Indonesia. Trong đó, đứng đầu là Thái Lan đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 6,7% kim ngạch nhập khẩu, tiếp theo là Singapore và Malaysia. Indonesia cũng tiếp tục nhập khẩu từ các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ (3 tỷ USD), Hàn Quốc (2.5 tỷ USD), khu vực EU (4,7 tỷ USD).

Về đầu tư

Đầu tư vào Indonesia gần đây cũng tăng đáng kể. Trong quý I/2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia đã tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2017 và đạt 185,3 nghìn tỉ USD. Trước mức tăng trưởng ấn tượng này, nhiều chuyên gia đã đưa ra dự đoán, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia sẽ có thể đạt hơn 765 nghìn tỉ USD trong cả năm 2018. Hiện Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Indonesia (2,6 tỉ USD), sau đó là Nhật Bản (1,4 tỉ USD), Hàn Quốc (900 triệu USD), Trung Quốc (700 triệu USD), Hồng Kông (500 triệu USD).

Lĩnh vực thu hút nhiều FDI nhất của Indonesia là lĩnh vực xây dựng nhà ở, khu công nghiệp và văn phòng (với trị giá 1,88 tỉ USD), đứng thứ hai là lĩnh vực kim loại, máy móc và công nghiệp điện tử (1,45 tỉ USD). Một số lĩnh vực khác cũng thu hút nhiều vốn FDI như trồng cây lương thực và trồng rừng; vận tải, kho bãi; và viễn thông. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp tại Indonesia trong quý I/2018 đã tạo thêm 201.239 việc làm mới cho người dân địa phương

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại, đầu tư

Về thương mại: Chính phủ Indonesia đã và đang ban hành nhiều chính sách mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Indonesia cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào Indonesia. Đặc biệt, Bộ Thương mại Indonesia đang rất nỗ lực để cải thiện và thu hẹp tình trang thâm hụt thương mại đang diễn ra ở nước này. Trong 6 tháng đầu năm 2018, dự kiến Indonesia sẽ chịu thâm hụt thương mại ở mức khoảng 2 tỉ USD, do đó Chính phủ Indonesia một mặt đang tập trung nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, trong đó đặc biệt chú trọng xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh như dầu cọ thô, ca cao, than đá, khí đốt, mặt khác sử dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại để thúc đẩy sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu.

Indonesia đang tìm cách mở rộng các thị trường xuất khẩu, trong đó có các thị trường thuộc khu vực châu Phi và tránh phụ thuộc vào các thị trường truyền thống. Indonesia hiện cũng đang tích cực thúc đẩy và đàm phán các hiệp định thương mại tư do (FTA) cả về song phương lẫn đa phương với một số đối tác lớn như Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, EU, Hiệp định RCEP… Cũng trong 6 tháng đầu năm 2018, Indonesia cũng đã quyết định mở cửa cho gạo nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và bình ổn giá gạo trên thị trường, theo đó Indonesia đã nhập khẩu 500 nghìn tấn gạo từ một số quốc gia châu Á, trong đó có Thái Lan, Việt Nam.

Về đầu tư: Hiện nay, chính phủ Indonesia đã ban hành nhiều chính sách, quy định nổi bật nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với Indonesia. Theo Quy định số 35/2018 của Bộ Tài chính, Chính phủ Indonesia sẽ tạo điều kiện và dành nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn cho các khoản đầu tư mới dưới 500 tỷ Rp (35,49 triệu USD), đồng thời các khoản đầu tư sẽ được hưởng thời gian miễn thuế (tax holiday). Các khoản đầu tư mới trị giá 100 tỷ Rp và 500 tỷ Rp sẽ dược giảm 50% thuế doanh nghiệp trong 5 năm. Các nhà đầu tư trước đây (trước khi có Quy định này) cũng sẽ được hưởng thời gian miễn thuế kéo dài và hưởng tỷ lệ khấu trừ thuế 100% cho 5 đến 20 năm.

Trong tháng 6/2018, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế, ông Darmin Nasution cho biết, hệ thống nộp đơn trực tuyến (OSS) của chính phủ Indonesia nhằm mục đích cắt giảm thủ tục quy trình cấp phép kinh doanh ở Indonesia đã nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Các FTA Indonesia tham gia: Indonesia hiện là thành viên của FTA ASEAN, và FTA giữa ASEAN với một số đối tác. Hiện Indonesia đang tiến hành đàm phán các FTA với một số quốc gia như Peru, Kenya, Mozambique, Nam Phi và Morocco, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Ấn Độ, EU, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) với Hội đồng hợp tác vùng vịnh, Hiệp định RCEP. .

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật mà Indonesia thường sử dụng trong những năm qua

Chứng nhận Halal: tháng 9/2014, Indonesia đã ban hành luật số 33/2014 quy định về sản phẩm Halal (Halal products). Theo đó, thực phẩm (bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ công nghệ sinh học nông nghiệp), đồ uống, thuốc, mỹ phẩm và các sản phẩm hóa học được kinh doanh tại Indonesia đều bắt buộc phải có chứng nhận Halal. Tất cả các quy trình từ sản xuất sản phẩm như lưu kho, đóng gói bao bì, đến phân phối và tiếp thị cũng phải tuân theo tiêu chuẩn của luật trên. Luật cũng quy định đối với các sản phẩm không phải Halal cũng phải ghi rõ trên bao bì (Non-Halal). Luật này sẽ chính thức được áp dụng vào tháng 10/2019.

Tháng 7/2016, Bộ Nông nghiệp (BNN) Indonesia đã ban hành Quy định số 34/2016, theo đó các cơ sở giết mổ chế biến thịt và gia cầm muốn xuất khẩu sang Indonesia phải hoàn toàn tuân theo quy trình Halal. Tháng 10/2017, chính phủ Indonesia cũng đã chính thức thành lập Cơ quan Bảo đảm Sản phẩm Halal (BPJPH) thuộc Bộ Tôn giáo Indonesia (MORA). Cơ quan này dự kiến sẽ thay thế MUI (Hội đồng Hồi giáo Ulema Indonesia) và chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như cấp chứng nhận Halal, dự kiến bắt đầu trong năm 2019.

Rào cản với hàng thủy sản: Chính phủ Indonesia đã dựng lên nhiều rào cản kỹ thuật, quy định về kiểm dịch và chất luợng khác nhau đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành thủy sản trong nước. Quy định 125/KEP-DJP2HP/2014 của Bộ Biển và Nghề cá quy định danh mục các sản phẩm thủy sản được phép nhập khẩu vào Indonesia. Theo quy định này, Indonesia chỉ cho phép nhập khẩu một số loại thủy sản nhất định trong 3 trường hợp gồm: (i) loại thủy sản được phép nhập khẩu khi không có tại Indonesia và không sản xuất được tại Indonesia; (ii) được phép nhập khẩu khi không có tác động tiêu cực đến mùa vụ ;(iii) đuợc phép nhập khẩu khi nguồn cung nội địa hạn chế, không đủ.

Quy định số 41/PERMEN-KP/2014 năm 2014 của Bộ Biển và Nghề cá về cấm nhập khẩu một số loài cá có thể gây nguy hiểm (cho môi trường và con người) vào Indonesia và áp dụng cho 152 loại cá không được phép nhập khẩu vào Indonesia. Quy định số 46/PERMEN-KP/2014 năm 2014 của Bộ Biển và Nghề cá về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Indonesia.

Rào cản với sản phẩm tươi sống có nguồn gốc từ thực vật như gạo, ngô…: Quy định số 55/2016 do Bộ Nông nghiệp Indonesia ban hành năm 2016 quy định nhiều yêu cầu mới đối với các sản phẩm thực phẩm tươi sống nguồn gốc thực vật (FFPO) khi xuất khẩu sang Indonesia. Quy định này áp dụng cho 100 loại sản phẩm, trong đó gồm 43 loại hoa quả, 35 loại rau, 7 loại hạt lương thực, 6 loại hạt, 5 loại đậu và 4 loại sản phẩm khác từ thực vật.

Quy định số 51/2014 của Bộ Nông nghiệp Indonesia quy định các doanh nghiệp nhập khẩu của Indonesia muốn nhập khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp nói chung đều phải có giấy giới thiệu của Bộ Nông nghiệp Indonesia và giấy phép nhập khẩu từ Bộ Thương mại Indonesia. Đối với mặt hàng gạo và ngô cũng phải tuân thủ các quy định tương tự, việc nhập khẩu hai mặt hàng này vào Indonesia phải do Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (BULOG) độc quyền thực hiện. Khối lượng nhập khẩu được Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại Indoneisa quy định cấp giấy phép nhập khẩu căn cứ vào lượng sản xuất trong nước và nhu cầu nội địa.

Ngoài ra, Indonesia cũng đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể với gạo nhập khẩu như theo Tiêu chuẩn quốc gia Indonesia (SNI) và quy định số 61282008 quy định một số đặc tính, tiêu chuẩn đối với gạo chất lượng tốt (premium rice) nhập khẩu, trong đó quy định cụ thể về độ bóng của gạo đạt 100%, độ ẩm tối đa 14%, đầu tấm ở hạt gạo tối đa 95%, hạt bị vỡ ở mức tối đa 5%, và độ vỡ ở thân hạt (grain groat) tối đa 0%. Bên cạnh đó, một số quy định của Bộ Nông nghiệp Indonesia và Bộ Thương mại (19/M-DAG/PER/3/2014) cũng quy định gạo nhập khẩu phải ghi rõ tên các loại gạo thơm được nhập khẩu (như Thai Homali, Basmati…), quy định này đã gây khó khăn và bất lợi cho gạo của Việt Nam trong việc xuất khẩu sang Indonesia.

Quy định về giá trần tham chiếu: theo Quy định số 27/2017 của Bộ Thương mại Indonesia quy định về “Giá thu mua từ hộ nông dân và giá trần tham chiếu”, Bộ Thương mại Indonesia áp dụng mức giá trần cho 07 loại mặt hàng gồm: gạo, ngô, đậu nành, đường, hành tím, ớt và thịt bò. Theo Quy định trên, Chính phủ Indonesia (thông qua một số cơ quan như BULOG và doanh nghiệp nhà nước của Indonesia) sẽ can thiệp và điều hành giá của các mặt hàng đó trong thị trường trong trường hợp giá bán trên thị trường cao hơn giá bán tham chiéu.

Quy định tiêu chuẩn và yêu cầu kiểm tra kỹ thuật SNI: Theo Quy định của Bộ Công nghiệp Indonesia số 24/2013 (được sửa đổi bởi Quy định số 55/2013), các sản phẩm nhập khẩu phải được kiểm định tại Indonesia theo các quy định và tiêu chuẩn quốc gia Indonesia (SNI), chỉ khi nào sản phẩm nhập khẩu đạt các tiêu chuẩn đó và được cấp giấy chứng nhận SNI thì mới được phép nhập khẩu vào Indonesia.

Rào cản điều tra đối với các sản phẩm tôn và thép và một số hàng công nghiệp khác của Việt Nam: Trong những năm gần đây, Indonesia đã nhiều lần tiến hành các biện pháp phòng vệ, điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm tôn màu và thép của Việt Nam, trong đó có một số trường hợp điển hình như việc Ủy ban Tự vệ Indonesia (KPPI) đã tiến hành phiên điều trần về tôn lạnh, đồng thời gia hạn biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn lạnh của Việt Nam. Ngoài ra, Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) cũng đã tiến hành rà soát hoàng hôn/rà soát cuối kỳ (Sunset review) với mặt hàng nhựa BOPP, đồng thời gia hạn đỉều tra với thép cán nguội từ Việt Nam. Từ đầu năm 2018 đến nay, KADI đã điều tra chống bán phá giá với sản phẩm tôn màu BJLAS của Việt Nam. Trong tháng 4/2018, KPPI cũng đã xem xét biện pháp tự vệ đối với sản phẩm gốm sứ ốp lát của Việt Nam.

Quy định tỷ lệ nội địa hóa đối với điện thoại các loại và sản phẩm điện tử: Quy định số 65/2016 của Bộ Công nghiệp Indonesia về tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính bảng, một số đồ điện tử khi phân phối tại Indonesia. Theo quy định này, từ năm 2017, các sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính bảng kinh doanh tại Indonesia phải được nội địa hóa 30% (sử dụng ít nhất 30% Linh kiện/thành phần được sản xuất tại Indonesia).

Quy định về ghi nhận hàng hóa: Bộ Thương mại Indonesia đã ban hành Quy định số 73/M-DAG/PER/9/2015 quy định về việc bắt buộc phải ghi nhãn mác bằng tiếng Bahasa Indonesia đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Indonesia. Quy định này yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu hàng hóa nhằm tiếp thị và phân phối tại thị trường Indonesia bắt buộc phải dán nhãn mác bao gồm các thông tin có liên quan bằng tiếng Bahasa Indonesia. Các nhãn mác phải được gắn liền với sản phẩm hoặc phải được dập nổi trên sản phẩm. Nhãn mác được dán hoặc chèn vào hàng hóa hoặc bao bì của các sản phẩm phải bao gồm các thông tin như thông tin doanh nghiệp sản xuất, thông tin an toàn, an ninh và sức khỏe.

Số lượng các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện

Từ năm 2014 đến năm 2018, Indonesia đã nhiều lần tiến hành các biện pháp phòng vệ, điều tra đối với sản phẩm tôn và thép của Việt nam, gồm một số vụ việc như sau:

  • Tháng 7/2014, Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) tổ chức điều trần về Bảng thông tin các dữ liệu quan trọng (Essential Facts) và rà soát giữa kỳ vụ việc chống bán phá giá thép cuộn cán nguội (CRC/S) nhập khẩu từ Việt Nam.
  • Tháng 8/2014, Ủy ban Tự vệ Indonesia (KPPI) tổ chức phiên tham vấn Chính phủ vụ việc điều tra tự vệ đối với sản phẩm thép cán không hợp kim của Việt Nam, đồng thời công bố áp dụng thuế tự vệ đối với việc nhập khẩu các mặt hàng sắt thép tấm (flat iron and steel) của Việt Nam.
  • Tháng 9/2015, KADI đã điều tra vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm màng polypropylene (BOPP) của Việt Nam.
  • Tháng 3/2016, KADI tiến hành rà soát cuối cùng của vụ việc điều tra bán phá giá mặt hàng thép lá cán dạng cuộn/tấm (Cold rolled coil/sheet) từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc.
  • Tháng 8/2016, KPPI đã tiến hành phiên điều trần về tôn lạnh và rà soát hoàng hôn với mặt hàng nhựa BOPP, đồng thời gia hạn điều tra với sản phẩm thép cán nguội từ Việt Nam.
  • Tháng 9/2016, KADI khởi kiện chống bán phá giá sản phẩm tôn màu của Việt Nam.
  • Tháng 12/2016, KADI khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn màu, tôn màu xả băng của Việt Nam.
  • Tháng 1/2017, KPPI đã thông báo khởi xướng điều tra gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép cán không hợp kim (tôn lạnh).
  • Tháng 11/2017, KADI tiến hành nghiên cứu bằng chứng và xem xét việc rà soát hoàng hôn đối với sản phẩm màng nhựa BOPP của Việt Nam
  • Tháng 12/2017, KADI thông báo gia hạn điều tra đối với mặt hàng thép cán nguội (BJLAS) từ Việt Nam.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2018, KADI đã tiến hành điều tra chống bán phá giá với sản phẩm tôn màu BJLAS của Việt Nam – KPPI cũng đã tiến hành xem xét biện pháp tự vệ đối với sản phẩm gốm sứ ốp lát của Việt Nam.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Indonesia trong 5 năm qua liên tục tăng trưởng từ mức 4,8 tỉ USD năm 2013 lên đến 6,5 tỉ USD năm 2017. Dự kiến đến hết năm 2018, con số này có thể sẽ đạt khoảng 8 tỉ USD.

Các sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất hiện nay gồm: sắt thép, gạo, cà phê, điện thoại và linh kiện. Riêng 5 nhóm mặt hàng này đã chiếm khoảng 50% tổng số kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia.

Các sản phẩm nhập khẩu chính từ Indonesia về Việt Nam hiện gồm: than đá, dầu mỡ động thực vật, kim loại thường, giấy các loại, máy vi tính điện tử và linh kiện. Riêng 5 nhóm mặt hàng nhập khẩu trên đã chiếm 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số mặt hàng nhập khẩu khác từ Indonesia về Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh trong thời gian vừa qua như hàng thủy sản, dược phẩm, bông, nguyên phụ liệu dệt may, da giày…

Đầu tư

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/4/2018, Indonesia có tổng số 71 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 510 triệu USD, đứng thứ 30 trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, đầu tư của Việt Nam sang Indonesia tính đến tháng 6 năm 2016 được 16 dự án với tổng số vốn đầu tư đạt trên 55 triệu USD.

Các thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam và Indonesia

  • Hiệp định Thương mại ký ngày 8/11/1978 (đã thay thế bằng Hiệp định mới ký ngày 23/3/1995);
  • Hiệp định về Hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật (ký ngày 21/11/1990);
  • Nghị định thư bổ sung, sửa đổi Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Khoa học, Kỹ thuật (ký ngày 10/11/2001);
  • Hiệp định Khuyến khích và Bảo đảm đầu tư (ký ngày 25/10/1991 — đẫ chấm dứt hiệu lực theo Nghị quyết 55/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/6/2016);
  • Hiệp định Vận tải biển (ký ngày 25/10/1991);
  • Hiệp định Vận chuyển hàng không dân dụng (ký ngày 25/10/1991);
  • Hiệp định Hợp tác lâm nghiệp (ký ngày 5/11/1991);
  • Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (ký ngày 22/12/1997);
  • Hiệp định quan hệ Đối tác toàn diện (ký năm 2003), nhân chuyến thăm của Tổng thống Indonesia Megawati đến Việt Nam
  • Hiệp định giữa về Phân định ranh giới thềm lục địa (ký ngày 26/6/2003).
  • Hiệp định về Hợp tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (ký năm 2005);
  • Hiệp định Tương trợ Tư pháp về hình sự (ký ngày 27/6/2013);
  • Hiệp định về dẫn độ (ký ngày 27/6/2013);
  • Bản Ghi nhớ về hợp tác giáo dục (ký năm 2005), ký lại vào năm 2013;
  • Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo giữa hai nước (ký ngày 25/4/2009);
  • Nghị định thư sửa đổi, gia hạn thời gian của Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo của hai nước (ký ngày 18/9/2012 — đã hết hiệu lực sau ngày 31/12/2017);
  • Bản Ghi nhớ về hợp tác thủy sản giữa hai Bộ Thủy sản (ký ngày 8/1/2003);
  • Bản Ghi nhớ về Tăng cường Hợp tác giữa các quan chức quốc phòng và các hoạt động liên quan (ký năm 2010);
  • Bản Ghi nhớ hợp tác nghề cá và các vấn đề biển (ký năm 2010);
  • Bản Tham chiếu về việc thiết lập cơ chế đối thoại giữa Hải quân hai nước (ký năm 2012);
  • Bản Ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản giữa Việt Nam và Indonesia (ký ngày 28/6/2013)
  • Bản ghi nhớ về Hợp tác Hàng hóa nông sản (ký ngày 27/6/2013);
  • Bản Ghi nhớ về Hợp tác Tài chính (ký ngày 27/6/2013)
  • Bản Ghi nhớ về Hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Indonesia (27/6/2013)
  • Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực cà phê giữa Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Indonesia (ký tháng 4/2015)
  • Tầm nhìn chung về Hợp tác Quốc phòng giai đoạn 2017 – 2022 (ký năm 2017)
  • Ý đinh thư về tăng cường hợp tác giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Indonesia (ký năm 2017)
  • Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia (ký ngày 23/8/2017)
  • Bản Ghi nhớ về hợp tác sử dụng khí gas tại khu vực biên giới giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Tài nguyên Indonesia (ký ngày 23/8/2017)
  • Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp và Nhân quyền Indonesia (ký ngày 23/8/2017);
  • Bản Ghi nhớ về hợp tác phát triển thông tin giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam với Bộ Phát triển làng xã các vùng khó khăn và nhập cư Indonesia (ký ngày 23/8/2017);
  • Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa Chính phủ việt Nam và Chính phủ Indonesia (ký ngày 23/8/2017).
[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Indonesia là nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Indonesia hiện có khoảng 74 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu, chiếm gần 1/3 dân số nước này., Số lượng các hộ gia đình ở Indonesia có thu nhập bình quân hàng năm từ 5.000 USD đến 15.000 USD, được dự kiến là sẽ tăng từ 36% tổng dân số lên trên 58% tổng dân số vào năm 2020. Hơn 60 triệu người lao động Indonesia có thu nhập thấp dự kiến sẽ trở thành tầng lớp trung lưu vào thập kỷ tới, qua đó sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu tiêu dùng tại Indonesia. Vì vậy, Indonesia sẽ là thị trường có nhiều tiềm năng do có sức mua tương đối lớn.

Kể từ khi trở thành đối tác chiến lược năm 2013 đến nay, quan hệ kinh tế, thương mại song phương Việt Nam-Indonesia trong thời gian qua đã liên tục tăng trưởng, tuy nhiên kết chưa đạt được mục tiêu mà hai nước đã đề ra (đạt kim ngạch thương mại song phương 10 tỷ USD vào năm 2018). Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Indonesia ngày càng gia tăng, từ mức 4,6 tỉ USD năm 2012 lên 6,5 tỉ USD năm 2017. Ước trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 3,9 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam sang Indonesia vẫn liên tục tăng trong những năm gần đây, trong đó có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta gồm điện thoại thông minh và linh kiện, gạo, sắt thép, một số hàng nông sản như chè, cà phê…

Một số ngành hàng doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận và tăng cường xuất khẩu gồm:

(1) Các sản phẩm thuộc nhóm nông, lâm, thủy sản: đặc biệt là các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như gạo, chè, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su. Có thể nói đây là những mặt hàng nông sản có thế mạnh của ta, với chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh. Bên cạnh đó, đây cũng là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng tốt, nguyên nhân là do nhu cầu của người dân Indonesia đối với những mặt hàng này rất lớn, trong khi năng lực sản xuất trong nước của Indonesia cả khách quan và chủ quan hiện đang gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, do phần lớn đây là mặt hàng có nguồn gốc thực vật và tươi sống, do đó các doanh nghiệp cần lưu ý đến các quy định về kiểm dịch của Indonesia trước khi xuất khẩu vào nước này.

(2) Các sản phẩm thuộc nhóm công nghiệp tiêu dùng, đặc biệt là nhóm vật liệu xây dựng như sắt thép các loại, các sản phẩm từ sắt thép, nhôm, các thiết bị điện và một số nhóm sản phẩm, vật liệu khác như ống nước bằng nhựa, đồ gia dụng, đồ điện tử, điện gia dụng… Hiện nay, đây là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng tốt, được Indonesia nhập khẩu nhiều. Bên cạnh đó, do Indonesia đang tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường , cầu cống, nhà cao tầng và nhiều dự án, công trình xây dựng đang trong quá trình triển khai trên khắp lãnh thổ Indonesia, do đó, nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng rất mạnh. Ngoài ra, các mặt hàng như sắt thép và nhôm hiện Indonesia vẫn chủ yếu phải nhập khẩu do năng lực sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu, do đó đây có thể sẽ là cơ hội cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đối với các sản phẩm công nghiệp khi xuất khẩu sang Indonesia, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị và đăng ký xin cấp giấy chứng nhận SNI của Indonesia để chứng nhận chất lượng đạt chuẩn thì mới được nhập khẩu vào Indonesia. Ngoài ra, đối với mặt hàng sắt thép, trong thời gian vừa qua, Indonesia đã tiến hành nhiều vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm này của ta, do vậy, nó cũng sẽ phần nào tác động tiêu cực đến xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang Indonesia.

(3) Một số mặt hàng thuộc nhóm chế biến, chế tạo khác với nhiều tiềm năng khác như bánh kẹo, đồ uống đóng chai, hóa chất, giấy, giày dép, nguyên liệu dệt may và hàng dệt may…

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Hiện nay, các hoạt động xuất, nhập khẩu tại thị trường Indonesia vẫn được tiến hành thông thường, tuy nhiên, đối với nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu vào Indonesia phải có giấy phép nhập khẩu từ Bộ Thương mại của nước này, đồng thời đối với một số mặt hàng cụ thể, doanh nghiệp phải có giấy giới thiệu từ một số bộ, ngành, cơ quan liên quan, như gạo phải có giấy giới thiệu từ Bộ Nông nghiệp Indonesia.

Ngoài ra, các mặt hàng nhập khẩu phải đáp ứng được các điều kiện nhập khẩu của Indonesia như quy định về kiểm dịch, các tiêu chuẩn chất lượng SNI, tiêu chuẩn Halal. Bên cạnh đó, đối với từng loại hàng hóa cụ thể và cũng phải căn cứ tình hình cụ thể của tình hình sản xuất trong nước, chính phủ Indonesia mới tiến hành xem xét nhập khẩu. Ví dụ: đối với

Các quy định, chính sách về xuất nhập khẩu nói chung và đối với một số mặt hàng, sản phẩm cụ thể cũng thường xuyên được nêu và cập nhật chính thức trên cổng thông tin của Bộ Thương mại Indonesia: http://jdih.kemendag.go.id/regulasi

Chính sách thuế và thuế suất

Các quy định, chính sách về thuế và các loại thuế suất áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu được Bộ Tài chính Indonesia ban hành có thể xem tại: https://www.kemenkeu.go.id

Indonesia và Việt Nam hiện đều là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), do đó, Indonesia cũng đã cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu (về 0%) đối với các hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên,  Indonesia cũng vẫn áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) và áp thuế hàng xa xỉ (luxury tax) đối với một số mặt hàng cụ thể.

Quy định về bao bì, nhãn mác

Bộ Thương mại Indonesia đã ban hành Quy định số 73/M-DAG/PER/9/2015 quy định  về việc bắt buộc phải ghi nhãn mác bằng tiếng Bahasa Indonesia đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Indonesia. Quy định số 73/2015 yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu hàng hóa để tiếp thị và phân phối tại thị trường Indonesia bắt buộc phải dán nhãn mác bao gồm các thông tin có liên quan bằng tiếng Bahasa Indonesia. Các nhãn mác phải được dán trên sản phẩm hoặc phải được dập nổi trên sản phẩm. Nhãn mác được dán hoặc chèn vào hàng hóa hoặc bao bì của các sản phẩm phải bao gồm các thông tin như thông tin doanh nghiệp sản xuất, thông tin an toàn, an ninh và sức khỏe.

Theo Luật số 33/2014 quy định vể các sản phẩm Halal (Halal product), thực phẩm (bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ công nghệ sinh học nông nghiệp), đồ uống, thuốc, mỹ phẩm và các sản phẩm hóa học được kinh doanh ở Indonesia đều bắt buộc phải có chứng nhận Halal. Tất cả các quy trình từ sản xuất sản phẩm, lưu kho, đóng gói, bao bì, đến phân phối và tiếp thị đều phải tuân theo quy định về tiêu chuẩn của Luật trên. Luật cũng quy định đối với các sản phẩm không phải Halal cũng phải ghi rõ trên bao bì là sản phẩm không Halal (Non-Halal). Luật này sẽ chính thức được áp dụng từ tháng 10/2019.

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Quy định số 55/2016 o Bộ Nông nghiệp Indonesia ban hành năm 2016 quy định mới cho các sản phẩm thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật (FFPO) khi xuất khẩu sang Indonesia. Quy định này áp dụng cho 100 loại sản phẩm trong đó gồm 43 loại hoa quả, 35 loại rau, 7 loại hạt lương thực, 6 loại hạt, 5 loại đậu và 4 loại sản phẩm khác từ thực vật Quy định cũng thay đổi một số biểu (form) mẫu đăng ký để công nhận hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm (system) hoặc có phòng kiểm nghiệm (laboratory) đối với các nước có nhu cầu xuất khẩu vào Indonesia.

Quy định số 41/PERMEN-KP/2014 năm 2014 của Bộ Biển và Nghề cá quy định về cấm nhập khẩu vào Indonesia một số loài cá có thể gây nguy hiểm (cho môi trường và con người). Theo đó, quy định này đã quy định 152 loại cá không được phép nhập khẩu vào Indonesia (tăng hơn so với 30 loại cá trong quy định số 17/MEN/2009 ban hành trước đây). Trường hợp ngoại lệ được phép nhập khẩu chỉ khi dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học hoặc trưng bày, triển lãm.

Ngoài ra, Quy định số 46/PERMEN-KP/2014 năm 2014 của Bộ Biển và Nghề cá quy định về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Indonesia. Điểm thay đổi lớn nhất trong Quy định này là giấy chứng nhận an toàn cho sức khỏe kiểu mới đối với các loại cá và thủy sản. Hơn nữa, Quy định này cũng chỉ định một số cảng của Indonesia mới được phép nhập khẩu thủy sản.

Quyền sở hữu trí tuệ

Đối với những vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, chính phủ Indonesia đã ban hành nhiều luật và những quy định liên quan, như:

  • Luật số 31 năm 200 quy định về Thiết kế công nghiệp (Industrial Designs), theo đó luật này đưa ra định nghĩa/khái niệm về thiết kế công nghiệp, cách đăng ký, cách thức kiểm tra thiết kế công nghiệp.
  • Luật số 14 năm 2001 về Bằng Sáng chế (Patent), theo đó luật này đưa ra một số định nghĩa về sáng chế và bằng sáng chế, thời hạn, đối tượng cấp, các quy định và điều kiện cấp bằng sáng chế cũng như một số nội dung bảo vệ bản quyền, sở hữu.
  • Luật số 15 năm 2001 về Đăng ký nhãn hiệu (Trademark), theo đó luật nêu ra các định nghĩa về nhãn hiệu cũng như cách thức, thời hạn, phạm vi và đối tượng áp dụng cũng như một số biện pháp bảo vệ nhãn hiệu.
  • Luật số 19 năm 2002 về Bản quyền (Copyright) theo đó luật đưa ra các nội dung liên quan đến bản quyền, tác giả.
  • Quy định số 20 năm 2017 về Kiểm soát xuất nhập khẩu đối với hàng hóa nghi vấn vi phạm sở hữu trí tuệ, theo đó các nhân viên hải quan được phép hạn chế nhập khẩu hàng hóa bị nghi ngờ là vi phạm nhãn hiệu hoặc bản quyền. Chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc bản quyền có liên quan sẽ được thông báo về vấn đề này và yêu cầu xác nhận việc họ có muốn tạm ngừng việc kiện/đưa hàng đến tòa ít nhất 2 ngày kể từ khi nhận được thông tin hay không.

Tập quán kinh doanh

Indonesia là một nước đông dân do đó đây là một thị trường hết sức tiềm năng và có sức mua lớn. Tuy nhiên, người dân Indonesia thường có xu hướng gắn bó và tiêu dùng những sản phẩm, hàng hóa quen thuộc và e dè trước những sản phẩm lạ, mới tại thị trường. Các sản phẩm như thực phẩm và đồ uống cũng nên chú ý tới nhãn mác Halal. Đa số người dân Indonesia là người theo đạo Hồi, do đó họ sẽ không ăn thịt lợn và các sản phẩm có liên quan đến thịt lợn.

Các cơ quan chính phủ thường bắt đầu làm việc vào lúc 8 giờ sáng và kết thúc lúc 3 giờ hoặc 4 giờ chiều (trừ các ngày cuối tuần). Tuy nhiên, cũng tránh hẹn gặp mặt vào trưa thứ Sáu cuối tuần, do đây là ngày cầu nguyện chính trong tuần của người Hồi giáo. Trong các cuộc gặp đầu tiên, có thể tặng người Indonesia các món quà nhỏ là một cách tốt nhất thể hiện sự quan tâm và chân thành trong việc thiết lập các mối quan hệ lâu dài.

Khi xuất khẩu sang thị trường Indonesia, doanh nghiệp nên chú ý:

  • Hầu hết người dân Indonesia là người Hồi giáo, do đó, khi xuất khẩu sang thị trường này cần chú ý đến tập quán sinh hoạt và các quy định riêng đối với người Hồi giáo (đặc biệt là quy định Halal đối với hàng thực phẩm).
  • Hệ thống phân phối ở Indonesia tương đối tốt nên doanh nghiệp có thể phối hợp với các doanh nhân ở Indonesia để phân phối hàng hóa, cũng có thể tự mình lập văn phòng đại diện và phân phối hàng hóa. Tuy nhiên cần chú ý rằng thu nhập của người Indonesia nhìn chung vẫn ở mức thấp, yếu tố giá cả, mẫu mã và khuyến mãi là hết sức quan trọng.
  • Doanh nhân Indonesia là những người mềm mỏng và ôn hòa, nhưng họ luôn coi trọng địa vị và tuổi tác, nên khi làm việc với doanh nhân Indonesia, ta nên bố trí, sắp xếp người cùng cấp gặp và làm việc với đối tác và giới thiệu rõ địa vị, trao danh thiếp khi gặp mặt.
  • Để tạo ấn tượng tốt đẹp với đối tác, nên bày tỏ hứng thú đối với đất nước họ, quà tặng và các khoản hoa hồng khá phổ biến trong kinh doanh, đôi khi đối tác sẽ nêu rõ hoa hồng là bao nhiêu, không nên ngạc nhiên trong tình huống này.
  • Không nên đến Indonesia trong các dịp lễ hội vì nó thường kéo dài gây mất thời gian. Người Indonesia cũng thường không đến đúng giờ.
[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 22205425
Fax: +84 22 22205518

 Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội
Địa chỉ: 50 Phố Ngô Quyền, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: +84 4 38253353
Fax: +84 4 38259274
Email: hanoi.kbri@kemlu.go.id

Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ :18 Phùng Khắc Khoan, Quận 1, TP HCM
ĐT: (84.8) 38251888/9 Fax: (84.8) 3829 9493
Email: indonesiahcmc@hcm.fpt.vn

Tại Indonesia

Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia
Địa chỉ: JL. Teuku Umar No. 25, Menteng, Jakarta Pusat 10350, Indonesia
Điện thoại: +62 21 3158537
Fax: +62 21 3149615
Email: jakarta@mofa.gov.vn, vietnamemb@yahoo.com

Cơ quan Thương vụ – Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia
Địa chỉ: Jl. K.H. Wahit Hasyim No. 27, Menteng, Jakarta, Indonesia
Tel: (+62 21) 3190 4344
Fax: (+62 21) 3193 8005
Email: id@moit.gov.vn; trungtx@moit.gov.vn