[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”ĐẠI HÀN DÂN QUỐC” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Đại Hàn Dân Quốc

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đánh giá tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một số thông tin cơ bản về kinh tế Hàn Quốc

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Những ngành công nghiệp trọng điểm của Hàn Quốc gồm: chất bán dẫn, thiết bị viễn thông, ô tô, máy tính, sắt thép, tàu biển, sản phẩm hóa dầu. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng xác định 8 ngành công nghiệp mới gồm các ngành xe điện, rô-bốt, y sinh học, hàng không vũ trụ, năng lượng mới, vật liệu mới tiên tiến, màn hình thế hệ mới và chíp nhớ thế hệ mới.

Thông tin về xuất nhập khẩu

Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc

Nguồn: Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc

Một số mặt hàng nhập khẩu chính của Hàn Quốc

Nguồn: Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc

Các thị trường xuất khẩu chính của Hàn Quốc

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc

Một số thị trường nhập khẩu chính của Hàn Quốc

Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư (5 năm gần đây):

Định hướng lớn trong chính sách thương mại, đầu tư

Ngay sau khi nhậm chức ngày 10/5/2017, Tổng thống Moon Jae In đã đưa ra phương hướng chính sách kinh tế mới. Theo đó, mô hình tăng trưởng Hàn Quốc lấy phương châm “nền kinh tế đặt trọng tâm vào con người” và “tăng trưởng kinh tế lấy thu nhập làm chủ đạo”.

Chính phủ Hàn Quốc hy vọng sẽ tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công, hỗ trợ tốt hơn cho tầng lớp yếu thế trong xã hội như những hộ gia đình có thu nhập thấp. Theo đó, phương án hồi phục nền kinh tế của Tổng thống Moon Jae-in có trọng tâm là tạo ra việc làm mới bảo đảm về cả chất và lượng, qua đó nâng cao thu nhập của người dân, vực dậy nền kinh tế nhờ kích thích thị trường trong nước.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên

Hàn Quốc sẽ chuyển trọng tâm từ chế tạo sang dịch vụ và các ngành mới.

 Các đối tác thương mại ưu tiên

ASEAN, các nền kinh tế đang nổi lên.

 Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh

Để thúc đẩy xuất khẩu, Hàn Quốc đã ban hành “Chính sách Thương mại mới” trong đó tập trung mở rộng các thị trường thương mại, giảm phụ thuộc về thương mại vào Trung Quốc và Mỹ, tham gia các khối thương mại lớn. Hàn Quốc sẽ mở rộng hoạt động sang các nền kinh tế đang nổi lên và chuyển trọng tâm từ chế tạo sang dịch vụ và các ngành mới.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng tiến hành thực hiện “Chính sách phương Nam mới”, theo đó, Hàn Quốc sẽ tăng cường giao lưu, hợp tác với ASEAN, nâng tầm mối quan hệ lên tương đương với bốn cường quốc là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).

 Các FTAs chính hiện đang tham gia

 FTAs đã có hiệu lực gồm: Hiệp định thương mại tự do với Chile; Singapore; Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA); ASEAN; Ấn Độ; EU; Peru; Hoa Kỳ; Thổ Nhĩ Kỳ; Úc; Canada; Trung Quốc; New Zealand; Việt Nam; Colombia.

FTA đã ký kết chưa có hiệu lực là: Hiệp đinh thương mại tự do với liên minh các quốc gia Trung Mỹ (gồm Panama, Costa Rica, Honduras, El Salvador, Nicaragua).

FTAs đang trong quá trình đàm phán (5 FTAs), gồm: FTA Hàn- Trung – Nhật; RCEP; FTA với Ecuado, Israel, Argentina.

2.2. Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật:

Tình hình áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Hàn Quốc

Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng nhiều các biện pháp trên

Đối với mặt hàng công nghiệp nhập khẩu, Hàn Quốc chủ yếu sử dụng biện pháp điều tra chống bán phá giá và điều tra các hành vi thương mại không lành mạnh như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, thiết kế, bí mật kinh doanh… Năm 2017 có xu hướng tăng hơn hẳn so với năm 2016.

Đối với mặt hàng nông thủy sản nhập khẩu, Hàn Quốc có xu hướng sử dụng nhiều các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS). Mặc dù Hàn Quốc áp dụng chung đối với tất cả các nước xuất khẩu vào Hàn Quốc song vẫn tác động trực tiếp tới xuất khẩu của Việt Nam. Một số biện pháp SPS được Hàn Quốc áp dụng gần đây như: Danh mục các loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đối sản phẩm nông sản nhập khẩu (Positive List System – PLS), Cơ chế khai báo nhập khẩu đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Hàn Quốc.

Đối với Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, Hàn Quốc chỉ tiến hành duy nhất 1 vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng hợp kim thép – silicon -mangan.

 Các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện:

Đến nay, Hàn Quốc đã kiện ra WTO 20 vụ với các đối tác chính là Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Philippines….  là bên thứ ba của 119 vụ. Ngược lại, Hàn Quốc là bị đơn của 17 vụ kiện tại WTO do Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Canada khởi kiện.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Về thương mại:

Với Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ ngày 20/12/2015, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tăng trưởng thương mại giai đoạn 2015 – 2017 đạt bình quân 29,2%/ năm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, riêng năm đầu tiên thực hiện VKFTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng mạnh gần 30% so với năm 2015, trong khi xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam tăng 15% so với cùng kỳ. Năm 2017, kim ngạch song phương giữa hai nước đạt 61,5 tỷ USD, tăng 41,3% so với 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 14,8 tỷ USD, tăng 30%, kim ngạch nhập khẩu đạt 46,7 tỷ USD, tăng 45,3%. Với kết quả trên, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hàn Quốc lần đầu tiên vượt Hoa Kỳ và Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Trung Quốc) và cũng lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam.

Hàng hóa của Việt Nam đang dần cải thiện vị thế tại thị trường Hàn Quốc. Hầu hết các sản phẩm nông thủy sản của Việt Nam đều có lợi thế cạnh tranh hơn do được hưởng lợi từ Hiệp định VKFTA so với một số quốc gia được coi là đối thủ tại Hàn Quốc như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ,… Ngoài ra, trong thời gian gần đây các doanh nghiệp Hàn Quốc đang tiếp tục xu hướng dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Bên cạnh việc dịch chuyển hạ tầng sản xuất, doanh nghiệp Hàn Quốc còn tăng cường dịch chuyển nguồn cung hay gia công (outsourcing) sang các thị trường khác mà điểm đến chủ yếu là Việt Nam. Đây là cơ hội rất tốt để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường Hàn Quốc.

 Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hàn Quốc (2015-2017)

Đơn vị: triệu USD

 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

Giai đoạn 2015 – 2017, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã chuyển từ nhóm các mặt hàng nông lâm thủy sản, dệt may và công nghiệp nhẹ có giá trị gia tăng thấp sang nhóm các sản phẩm cơ khí chế tạo, điện tử viễn thông và công nghiệp nặng, thực phẩm chế biến cao cấp, hàng thời trang, nông thủy sản chế biến và tươi sống với hàm lượng giá trị gia tăng cao… Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã và đang dần xây dựng được thương hiệu tại thị trường Hàn Quốc, đồng thời hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác Hàn Quốc đã và đang đóng vai trò chủ đạo trong tổng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hàn Quốc. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2015 – 2017 đạt bình quân 27,6%/ năm.

Theo số liệu từ Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA), xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng nhanh, nhất là giai đoạn sau 2007 đến nay. Từ vị trí là nước xuất khẩu đứng thứ 44 vào năm 1998, Việt Nam vươn lên là đối tác có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 8 vào Hàn Quốc. Tuy vậy, xuất khẩu của Việt Nam mới chiếm tỷ trọng 3,4% trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc từ các nước trên thế giới năm 2017.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hàn Quốc

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Bên cạnh đó, Hiệp định VKFTA chính thức đi vào hiệu lực vào tháng 12/2015, với lộ trình giảm thuế cho các nhóm hàng có thế mạnh của Việt Nam, đã tác động tích cực rõ nét đối với thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc, đặc biệt thể hiện trong kim ngạch xuất khẩu năm 2017 với mức tăng trưởng 29,9% so với năm 2016. Các mặt hàng Hàn Quốc cam kết cắt giảm thuế quan đều có tốc độ tăng trưởng tốt, cụ thể:

Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc
đối với các mặt hàng Hàn Quốc cam kết cắt giảm thuế

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu

Những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh từ Hàn Quốc chủ yếu là nhóm nguyên liệu, linh kiện, phụ kiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Điển hình như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 15,3 tỷ USD chiếm 32,8% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc năm 2017); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (đạt 8,6 tỷ USD chiếm 18,5%); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 6,1 tỷ USD chiếm 13,2%)…

Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Về đầu tư

Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất trong tổng số 110 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt hơn 5.744,9 tỷ USD và 6.230 dự án (tính lũy kế đến tháng 12/2017). Với thị trường quy mô gần 100 triệu dân và ngày càng được mở rộng thông qua các hiệp định FTA thế hệ mới, vị trí địa lý thuận lợi, an ninh chính trị ổn định, lực lượng nhân công giá rẻ và dồi dào, cùng với nhiều ưu đãi của Chính phủ, Việt Nam đã nổi lên như một đối tác chiến lược cho các công ty Hàn Quốc và là điểm đến quan trọng cho đầu tư của Hàn Quốc. Đã có khoảng 5.000 công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực chế tạo, điện tử, hàng tiêu dùng, dệt may, dịch vụ, bán lẻ…, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động địa phương với các cơ sở sản xuất quy mô lớn chủ yếu tại các tỉnh/thành phố như Bắc Ninh, Đồng Nai, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương…

Các thỏa thuận thương mại đã ký kết

Trong khuôn khổ ASEAN + 1, Hàn Quốc và Việt Nam cùng tham gia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc có hiệu lực vào tháng 6/2007, Hiệp định về dịch vụ có hiệu lực tháng 5/2009, và Hiệp định về đầu tư có hiệu lực vào tháng 9/2009.

Tháng 5/2015, Hàn Quốc và Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (VKFTA) nhằm hình thành khuôn khổ pháp lý cụ thể, chi tiết và trực tiếp hơn cho các giao dịch thương mại song phương. VKFTA thể hiện cam kết cao hơn của hai nước so với Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc, thông qua loại bỏ hơn 90% dòng thuế nhập khẩu. VKFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015.

[vc_custom_heading text=”Đánh giá tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Dệt may

Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn trong khu vực. Nhập khẩu mặt hàng dệt may thường chiếm khoảng 2% tổng nhập khẩu của Hàn Quốc. Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Hàn Quốc trong nhiều năm qua. Năm 2017, tổng nhập khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc đạt 3,063 tỷ USD, chiếm 31,5% thị phần chỉ sau Trung Quốc với 38,7% thị phần.

Mặt hàng dệt may chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc thuộc nhóm quần áo và hàng may sẵn, không thuộc loại hàng dệt kim, đan hoặc móc, ở nhiều mã hàng khác nhau và luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể:

– Áo khoác, áo choàng dùng cho nam (HS 6201) đạt kim ngạch là 470,5 triệu USD, xếp vị trí thứ nhất, đứng thứ 2 là Trung Quốc (147 triệu USD);

– Áo khoác, áo choàng dùng cho nữ (HS 6202) đứng thứ nhất với 374,6 triệu USD, tiếp theo là Trung Quốc với 350 triệu USD;

– Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, quần dài và quần soóc dành cho nam (HS 6203) đạt 367 triệu USD, Trung Quốc đứng thứ 2 với 270 triệu USD;

– Các loại quần áo bảo hộ chống cháy (HS 6210) đạt 166 triệu USD, Trung Quốc đạt 52 triệu USD;

– Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi; Quần áo khác (HS 6211) đạt 179 triệu USD, Trung Quốc đứng thứ hai đạt 161 triệu USD…

Da giày

Giày dép các loại của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2017 đạt 782 triệu USD, tăng 24,6% so với năm 2016 và chiếm tỷ trọng 28% trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc. Trong đó giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt (6404) đạt kim ngạch 361 triệu USD, xếp thứ nhất, đứng thứ 2 là Trung Quốc (318 triệu USD); các loại giày dép khác và phụ kiện đều có kim ngạch khá và chiếm tỷ trọng chỉ sau Trung Quốc và Italy. Xét về tổng kim ngạch mặt hàng này, Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.

Mặt hàng da nguyên liệu (nhóm HS 420100, 420211, 420221, 420231, 420291, 4203, 4205) có kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 60,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5% trong tổng nhập khẩu mặt hàng này của Hàn Quốc. Việt Nam đang xếp thứ 4 trong số các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Hàn Quốc. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam có thể kể đến gồm Italy, Trung Quốc, Pháp…

Các sản phẩm từ da khác (thuộc nhóm HS 41/43) có kim ngạch 7,5 triệu USD trong năm 2017, giảm 52,3% so với 2016. Nguyên nhân do nhu cầu tại địa bàn giảm, hầu hết các quốc gia xuất khẩu nhóm hàng này đều có kim ngạch giảm.

Hàng thủy sản

Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc

Đơn vị: Triệu USD/ Tấn
Nguồn: Hiệp hội Ngoại thương Hàn Quốc (KITA), www.kita.net

Năm 2017, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 vào thị trường Hàn Quốc (chỉ xếp sau Trung Quốc và Nga) với kim ngạch đạt 739,5 triệu USD, tăng 20,3% so với 2016, chiếm 14,8% thị phần thủy sản nhập khẩu của Hàn Quốc. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính sang thị trường Hàn Quốc là động vật giáp xác (HS:0306, 240,9 triệu USD), động vật thân mềm (HS: 0307; 208,4 triệu USD), động vật giáp xác, động vật thân mềm đã được chế biến hoặc bảo quản (HS:1605; 121,6 triệu USD), phi-lê cá và các loại thịt các khác (HS: 0304; 91 triệu USD), cá được chế biến hay bảo quản (HS: 1604; 58,2 triệu USD)…

Gỗ, sản phẩm gỗ

– Gỗ

Gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc có nhóm chính là gỗ dùng làm nguyên liệu giấy (57,6 triệu USD), gỗ viên nén dùng làm nhiên liệu (216,7 triệu USD) và gỗ ván ép (211 triệu USD). Đối với gỗ dùng làm nguyên liệu giấy, Việt Nam chiếm thị phần 90%, phần còn lại là thị phần của Chi Lê và Ma-lai-xi-a. Đối với gỗ viên nén, Việt Nam cũng chiếm đến 52,5% thị phần, trong khi các đối thủ cạnh tranh lớn khác như Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Ca-na-đa chiếm từ 4% đến 12% thị phần. Đối với gỗ ván ép, Việt Nam mới chiếm khoảng gần 9,7% thị phần. Các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam là Trung Quốc (thị phần 16,9%), In-đô-nê-xi-a (thị phần 14,4%) và Ma-lay-xi-a (thị phần 10,4%).

Năm 2017, xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Hàn Quốc có dấu hiệu khởi sắc hơn do kinh tế Hàn Quốc phục hồi và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam liên tục chịu sức ép cạnh tranh đến từ những nước như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc hay một số thị trường mới như Nga, Ca-na-da và Thái Lan. Trong ba mặt hàng nêu trên, mặt hàng nhiên liệu đốt và ván ép, ván ghép tiếp tục tăng trưởng tốt lần lượt chiếm vị thế thứ nhất và thứ tư trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc. Riêng mặt hàng nguyên liệu giấy, do nhu cầu toàn thị trường giảm (giảm 17,2% so với 2016) nên sản phẩm này của Việt Nam cũng giảm theo ở mức 22%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ vị thế dẫn đầu với tỷ trọng 89,4% tổng dung lượng thị trường.

– Sản phẩm gỗ

Xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2017 đạt 276 triệu USD tăng 11,3% so với năm 2017 và chiếm 12,1% thị phần. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu các dụng cụ bằng gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ, khung cửa, sàn gỗ,… đạt khoảng 15,3 triệu USD, chiếm gần 10% thị phần; xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 260,7 triệu USD, chiếm 12,4% thị phần.

Trong nhóm mặt hàng các sản phẩm gỗ vào Hàn Quốc, thị trường cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc (thường chiếm từ 50% đến 70% thị phần của mỗi mặt hàng cụ thể trong nhóm này trong khi thị phần của Việt Nam chỉ chiếm từ 5% đến 20% mặc dù là nước xuất khẩu lớn thứ hai vào Hàn Quốc.

Tiềm năng xuất khẩu của nhóm sản phẩm gỗ còn lớn xét thị phần hiện tại của Việt Nam. Để khai thác được tiềm năng xuất khẩu của nhóm mặt hàng này, các cơ quan và doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là các hội chợ chuyên ngành về đồ gỗ tại Hàn Quốc. Đồng thời, có thể cân nhắc việc thu hút các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam để tận dụng kênh phân phối nhập khẩu sản phầm đồ gỗ vào Việt Nam.

Hàng rau quả

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau quả (trừ sắn) của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2017 đạt 17,9 triệu USD, tăng 27,4% so với năm 2016 và xếp thứ 2, chiếm 2,8% tổng nhập khẩu của Hàn Quốc. Rau quả xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào một số mặt hàng như rau các loại (HS:0710) với kim ngạch 13,6 triệu USD; cà rốt và các loại củ (HS: 0706) với kim ngạch 1,8 triệu USD; cải bắp, hoa lơ, xu hào và các loại củ khác (HS:0704) đạt kim ngạch 1,3 triệu USD. Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu rau quả lớn nhất vào Hàn Quốc với kim ngạch xuất khẩu 525 triệu USD năm 2017, chiếm khoảng 82% thị phần. Nguyên nhân là do điều kiện khí hậu của một số khu vực tại Trung Quốc phù hợp với những loại rau mà người tiêu dùng Hàn Quốc sử dụng, kết hợp với sản xuất quy mô lớn, cơ sở bảo quản tốt và chi phí vận chuyển thấp nên Trung Quốc có lợi thế đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Về các loại quả, hiện tại có năm loại quả tươi được xuất khẩu vào Hàn Quốc là dừa, dứa, chuối, thanh long và xoài. Trên thực tế các doanh nghiệp Hàn Quốc nhập khẩu khá đều ba loại quả tươi từ Việt Nam là xoài (737 nghìn USD), dừa (1 triệu USD) và thanh long (khoảng 1,8 triệu USD). Đáng chú ý, chuối của Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập thành công vào Hàn Quốc từ năm 2015, đến 2017 kim ngạch đạt 2,7 triệu USD, tăng 372% so với năm 2016. Phi-lip-pin, Ê-cu-a-đo, Pê-ru, Mê-xi-cô là các thị trường cạnh tranh của Việt Nam. Hầu hết thanh long tiêu thụ tại Hàn Quốc là từ Việt Nam, dừa chiếm khoảng 60% thị phần, xoài chiếm khoảng 1% thị phần (các nước xuất khẩu xoài lớn sang Hàn Quốc là Thái Lan, Phi-líp-pin và Đài Loan). Dứa xuất sang Hàn Quốc có kim ngạch dưới 30 nghìn USD do chưa cạnh tranh được với Phi-líp-pin cũng như nhu cầu quả này tại Hàn Quốc không cao.

Xuất khẩu các loại quả, quả hạch ăn được (HS: từ 0801 đến 0814) của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 31 triệu USD, chiếm 1,8% thị phần nhập khẩu mặt hàng này của Hàn Quốc. Các nước có thị phần lớn là Hoa Kỳ (46,2%), Chi Lê (9,1%), Pê-ru (4,2%)… Các thị trường cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam trong nhóm hàng này có thể kể đến gồm Thái Lan (2,3%), Trung Quốc (2,2%), Ê-cu-a-đo (2%)…

Xét về tổng thể, nhóm hàng rau quả vẫn còn có tiềm năng tăng trưởng cao do Hàn Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn trong khi hàng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn chưa có thị phần đáng kể. Trong nhóm hàng rau, mặc dù Trung Quốc vẫn đang chiếm lĩnh thị trường nhưng do chi phí lao động cao, nhu cầu nội địa lớn cộng thêm những lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường và một số yếu tố khác nên khả năng các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ dần chuyển dịch tìm kiếm các nguồn cung khác nếu giá cả hợp lý và đáp ứng được chất lượng. Hiệp định VKFTA có một số cam kết mở cửa thị trường cho nhóm hàng rau quả đã tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau của Việt Nam. Một số vùng của Việt Nam có điều kiện khí hậu phù hợp để trồng các loại rau mà thị trường Hàn Quốc tiêu thụ. Tuy nhiên, cần tổ chức tốt khâu sản xuất và sơ chế/chế biến để đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Hàng thực phẩm chế biến

Hàn Quốc dựa phần lớn vào việc nhập khẩu hàng hoá nông nghiệp thô sơ, chưa tinh chế và các sản phẩm tiêu dùng chế biến sẵn. Nhà cung cấp địa phương không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tăng lên đối với chất lượng, giá trị và sự đa dạng. Các dữ liệu công nghiệp dự báo hơn 70% các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm được tiêu thụ trên thị trường là hàng hoá nhập khẩu hoặc sử dụng những nguyên liệu nhập khẩu.

Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp bán lẻ với quy mô lớn và hình thức tân tiến cùng với sự phát triển về thị hiếu của người tiêu dùng Hàn Quốc đã làm tăng cơ hội đối cho sản phẩm nhập khẩu chế biến sẵn trong lĩnh vực bán lẻ Hàn Quốc. Các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn như cửa hàng tạp phẩm và siêu thị tạp hóa đã trở thành kênh bán lẻ chính đối với các sản phẩm nhập khẩu chế biến sẵn bởi chúng cung cấp môi trường mua sắm thuận lợi. Các cửa hàng mậu dịch thường giữ vị trí kênh bán lẻ hàng đầu với các sản phẩm chất lượng cao và đắt giá nhất. Các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến được đánh giá đóng vai trò lớn trong việc phân phối các sản phẩm nhập khẩu chế biến sẵn. Đặc biệt, bán lẻ trực tuyến nên trở thành kênh phân phối hữu hiệu đối với các sản phẩm nhập khẩu có giới hạn nhưng có lượng nhu cầu đa dạng.

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng thực phẩm chế biến của Hàn Quốc

Đơn vị: triệu USD

* Nguồn: Hiệp hội Ngoại thương Hàn Quốc (KITA), www.kita.net

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Các quy định về xuất nhập khẩu

Luật Ngoại thương là văn bản pháp lý cơ bản điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu giữa Hàn Quốc với các nước khác. Bên cạnh Luật Ngoại thương, hiện có 51 văn bản pháp lý khác quy định các yêu cầu về phê duyệt hoặc ủy quyền đối với một số hàng hóa nhất định. Những hàng hóa đó được phép nhập khẩu sau khi có được sự chứng nhận, cho phép, hoặc phê duyệt kiểu dáng của cơ quan có thẩm quyền.

Các yêu cầu về nhập khẩu của Hàn Quốc điều chỉnh các nhóm hàng gồm: dầu mỏ, khí dầu mỏ hóa lỏng, phân bón nông nghiệp, giống cây trồng, động vật và các sản phẩm động vật, nguyên liệu hạt nhân, thuốc gây nghiện, thực phẩm và phụ gia thực phẩm, ấn phẩm nước ngoài, vũ khí và vật liệu nổ. Trong số các mặt hàng này, việc cấp phép nhập khẩu không gắn với các quy định hạn chế số lượng, ngoại trừ nhập khẩu gạo.

Hệ thống cấp phép nhập khẩu tại Hàn Quốc được thực thi theo Luật Ngoại thương, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Ngoại thương, Quy định về Quản lý Ngoại thương và Thông báo Xuất khẩu-Nhập khẩu. Các mặt hàng cần cấp phép được quy định trong 51 luật chuyên ngành có liên quan và các điều kiện cấp phép cụ thể được quy định trong các nghị định hoặc quy định hướng dẫn thực hiện các luật này.

Về cơ bản, các yêu cầu về chứng nhận, cho phép, hoặc phê duyệt kiểu dáng của các cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu không đơn thuần là hoạt động cấp phép nhập khẩu. Các yêu cầu này còn liên quan đến vấn đề vệ sinh kiểm dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn ngạch nhập khẩu,…

Chính sách thuế và thuế suất

Theo các cam kết tiếp cận thị trường trong khuôn khổ đa phương, Hàn Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 187 dòng thuế hàng nông sản theo mã HS 10 số vào năm 2011, trong đó có các mặt hàng như gia súc, gia cầm sống, sản phẩm sữa, mật ong, một số loại cây ăn quả và cây công nghiệp (lê, táo, đào, cam, dâu tằm), khoai tây, hành, tỏi, hạt tiêu, ớt, đậu, sắn lát và tinh bột sắn, khoai lang, khoai tây, đậu nành, lạc, sâm, lúa mỳ, lúa mạch, tơ sống. Mức thuế ngoài hạn ngạch tương đối cao, thậm chí có mặt hàng như sắn lên đến 887,4%. Bên cạnh đó, thuế suất ngoài hạn ngạch của nhiều mặt hàng còn áp dụng kết hợp giữa thuế suất phần trăm và thuế suất tuyệt đối tùy theo mức nào lớn hơn.

Theo Ban Thư ký WTO, tỷ lệ sử dụng hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Hàn Quốc đạt mức trung bình là 68,3% vào năm 2006, giảm xuống 62,7% vào năm 2010 và tăng lên 66,2% vào năm 2015. Một số nhóm mặt hàng có tỷ lệ sử dụng hạn ngạch thấp, thậm chí không có kim ngạch nhập khẩu. Tình trạng tỷ lệ sử dụng hạn ngạch thuế quan không cao đối với một số nhóm mặt hàng diễn ra trong nhiều năm mặc dù mức thuế suất trong hạn ngạch tương đối thấp cho thấy có thể cơ chế điều hành và phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng này đang gây cản trở đối với thương mại. Tuy vậy, các cơ quan chức năng của Hàn Quốc vẫn cho rằng tỷ lệ sử dụng hạn ngạch thuế quan thấp là do các nguyên nhân khách quan như nhu cầu nội địa thấp, giá nhập khẩu tăng hoặc do nước xuất khẩu không đáp ứng được các yêu cầu về kiểm dịch.

Tùy theo từng mặt hàng, cơ chế phân bổ hạn ngạch có thể là đấu giá hạn ngạch, phân bổ cho các tổ chức được chỉ định, phân bổ theo nhu cầu thực tế hoặc kết hợp cả ba cơ chế trên. Tính đến năm 2016, trong số các mặt hàng là đối tượng áp dụng hạn ngạch thuế quan, ba mặt hàng (gạo, tỏi và vừng) do nhà nước trực tiếp mua, 8 mặt hàng (cam, chanh, sâm, sữa cô đặc, bột sữa nguyên kem, hạt dẻ, táo ta, hạt thông) được phân bổ hạn ngạch theo hình thức đấu giá, 41 mặt hàng (ngô, đại mạch, khoai tây, táo ta và hạt thông) được phân bổ hạn ngạch trên cơ sở nhu cầu thực tế và 11 mặt hàng (gừng, hành, vừng, hạt tiêu,…) được phân bổ theo cơ chế kết hợp.

Quy định về bao bì, nhãn mác

Căn cứ theo Luật Ngoại thương Hàn Quốc, ghi nhãn nội dung xuất xứ của sản phẩm là bắt buộc và phải được ghi bằng tiếng Hàn. Tên của nước xuất xứ được ghi sau phần “made in” (“Sản xuất tại”) hoặc “product of” (“sản phẩm của”) và phải ghi rõ để người dùng cuối cùng có thể nhìn và hiểu được. Phụ thuộc vào loại hình sản phẩm, phần ghi nhãn xuất xứ có thể được in trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.

Ngoại lệ đối với yêu cầu ghi nhãn xuất xứ

Các loại hàng hóa dưới đây được miễn trừ yêu cầu ghi nhãn xuất xứ (container dùng để nhập khẩu các mặt hàng này cũng được miễn trừ ghi nhãn xuất xứ)

  1. Mặt hàng được nhập khẩu để đưa vào quá trình chuyển đổi cơ bản tại Hàn Quốc.
  2. Thiết bị sản xuất được nhập khẩu để sử dụng (không phải để bán hoặc cho thuê)
  3. Nguyên liệu thô và thiết bị sản xuất hàng xuất khẩu
  4. Hàng được nhập khẩu cho người thực dùng để phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển
  5. Vật liệu đóng gói dùng một lần được nhập khẩu bởi người thực dùng
  6. Hàng hóa được sử dụng cho dịch vụ bảo hành cho hàng hóa nhập khẩu
  7. Hàng mẫu không phải để trưng bày và bán
  8. Hành lý không theo người hoặc được gửi (không có giá trị thương mại), hành lý du lịch
  9. Mặt hàng do nhà ngoại giao sử dụng hoặc được tiêu thụ trên cơ sở miễn thuế
  10. Hàng biếu tặng, không phải để bán
  11. Hàng hóa chỉ đơn thuần quá cảnh Hàn Quốc mà không nhập cảnh vào Hàn Quốc vì lý do vận chuyển, xuất khẩu ngoại quan, hoặc chuyển tải, .v.v…
  12. Hàng hóa tạm nhập và được miễn thuế vì lý do tái xuất
  13. Hàng hóa nhập khẩu và được tái xuất ngay tại khu vực ngoại quan
  14. Hàng hóa được xuất khẩu từ Hàn Quốc và tái nhập trở lại
  15. Hàng hóa được sản xuất hơn 20 năm trước thời gian được nhập khẩu

Mặc dù có ngoại lệ đối với việc ghi nhãn, nhà nhập khẩu vẫn được khuyên nên tư vấn trước với hải quan Hàn Quốc để xác định việc có được miễn trừ hay không.

Trường hợp khi nhãn xuất xứ phải ghi tại bao bì

Yêu cầu ghi nhãn xuất xứ tại bao bì được áp dụng với các trường hợp sau đây:

  1. Việc ghi nhãn xuất xứ không thể thực hiện trên bản thân hàng hóa
  2. Hàng hóa có thể bị ảnh hưởng bởi việc ghi nhãn xuất xứ
  3. Hàng hóa bị xuống cấp đáng kể nếu ghi nhãn xuất xứ
  4. Chi phí ghi nhãn xuất xứ quá lớn đủ để cản trở việc nhập khẩu mặt hàng đó
  5. Người dùng cuối cùng thông thường mua hàng hóa đó trong bao gói; háng hóa đó thường được tiêu dùng khi mà bao bì chưa bị phá hủy (bao bì không không bắt buộc phải dán kín).
  6. Hàng hóa được nhập khẩu bời bên thứ 3 để cung cấp cho nhà sản xuất để trải qua những thay đổi đáng kể.

Sản phẩm dùng một lần được nhập khẩu khổng phải do người dùng thực sự.

(Nguồn: Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm, http://www.mfds.go.kr/eng/index.do?nMenuCode=118).

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Luật và trách nhiệm của các cơ quan chức năng Hàn Quốc trong lĩnh vực nhập khẩu thực phẩm

Thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc chịu sự điều chỉnh của những một số điều luật chủ yếu bao gồm: Luật Vệ sinh thực phẩm, Luật Kiểm dịch thực vật, Luật Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh vật nuôi, Luật Ngoại thương, các luật liên quan đến dán nhãn thực phẩm và các luật khác liên quan đến quy định về nhập khẩu (như Luật Quản lý ngũ cốc và Luật Thuế rượu). Các nhóm mặt hàng nhập khẩu là đối tượng điều chỉnh của những luật này gồm:

* Nguồn: Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc

Luật Vệ sinh thực phẩm của Hàn Quốc được ban hành nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng thông qua việc ngăn chặn các nguy cơ mất an toàn vệ sinh đối với các sảm phẩm thực phẩm nói chung và thực phẩm nhập khẩu nói riêng, cải thiện chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo việc cung cấp các thông tin chính xác về sản phẩm. Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi các quy định của Luật Vệ sinh thực phẩm.

Luật Kiểm dịch thực vật quy định về các yêu cầu kiểm dịch đối với các sản phẩm thực vật như cây, rau, quả và chè. Mục đích của Luật Kiểm dịch thực vật là nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp trong nước thông qua việc ngăn ngừa các loài sâu bệnh thâm nhập từ bên ngoài. Cơ quan Kiểm tra và Kiểm dịch Động Thực vật và Thủy sản thuộc Bộ Lương thực và Nông Lâm Ngư nghiệp Hàn Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi các quy định của Luật Kiểm dịch thực vật.

Luật Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh vật nuôi quy định tất cả các mặt hàng thịt và sản phẩm thịt khi nhập khẩu vào Hàn Quốc phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch. Các quy định của Luật nhằm mục đích phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi trong nước và đảm bảo sức khỏe người dân thông qua việc ngăn ngừa sự phát sinh hoặc lây lan các dịch bệnh trên vật nuôi. Cục Kiểm tra và Kiểm dịch Động Thực vật và Thủy sản là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi các quy định của Luật Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh vật nuôi.

Theo Luật Ngoại thương, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc có thể hạn chế hoặc cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu một số mặt hàng trong điều kiện cần thiết nhằm thực thi các điều ước quốc tế đã ký kết trên cơ sở hiến pháp, tuân thủ các quy định luật pháp quốc tế mà Hàn Quốc đã tham gia cũng như để bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh học.

Việc nhập khẩu đồ uống có cồn chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế rượu, theo đó thương nhân muốn nhập khẩu hoặc xuất khẩu đồ uống có cồn phải xin được giấy phép bán đồ uống có cồn của Tổng cục Thuế Quốc gia. Nếu không có giấy phép bán đồ uống có cồn, thương nhân sẽ không được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

Quyền sở hữu trí tuệ

Địa chỉ website cơ quan sở hữu trí tuệ Hàn Quốc:

http://www.kipo.go.kr/kpo/user.tdf?a=user.english.main.BoardApp&c=1001

Ủy ban Bản quyền Hàn quốc (KCC)

KCC được thành lập 23/7/2009 và là cơ quan quốc gia về bản quyền, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo hộ bản quyền, thúc đẩy việc sử dụng hợp pháp tác phẩm và phát triển công nghiệp bản quyền. KCC có chức năng xem xét giải quyết tranh chấp về bản quyền, nghiên cứu chính sách và pháp luật về bản quyền, thực hiện chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức công chúng về bản quyền, thực hiện việc đăng ký bản quyền; hỗ trợ việc khai thác và bảo vệ tác phẩm của Hàn Quốc ở nước ngoài.

Trung tâm Bảo vệ bản quyền Hàn Quốc

Trung tâm Bảo vệ bản quyền thành lập tháng 4/2005, có chức năng chính như sau: Tháo gỡ các bản sao bất hợp pháp trực tuyến hoặc ngoại tuyến theo quy định về thông báo và ủy thác của các tổ chức được chỉ định để tháo gỡ các bản sao bất hợp pháp”; Thành lập hệ thống thực thi trên sơ cở công nghệ thông tin; Thực hiện “Dự án làm sạch” nhằm mục đích bảo vệ bản quyền và tiến hành nghiên cứu và tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức công chúng.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn có một hệ thống các tổ chức quản lý tập thể quản lý quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động hiệu quả, thay mặt các chủ sở hữu quyền thực hiện việc khai thác và bảo vệ quyền cho các chủ sở hữu quyền.

Tập quán kinh doanh

– Người Hàn rất coi trọng các mối quan hệ  được xây dựng trên cơ sở quen biết, sự tôn trọng và lòng tin cá nhân. Việc nhận được lời giới thiệu từ những nhân vật có uy tín sẽ tạo thuận lợi trong công việc kinh doanh tại Hàn Quốc.

– “Bali, bali” là câu khẩu ngữ của người Hàn, là nét văn hoá kinh doanh của Hàn Quốc. Do đó, trong các giao dịch hay hành động, người Hàn thường rất khẩn trương và thường hay hối thúc đối tác làm nhanh.

– Người Hàn luôn đề cao tính trung thực trong kinh doanh.

– Người Hàn sử dụng họ để giao tiếp trong môi trường kinh doanh. Đồng nghiệp trong công ty dù thân thiết cũng không gọi tên trực tiếp. Với đối tác nước ngoài, họ cũng dùng Mr./Mrs. Với đối tác có học hàm nên gọi theo quy tắc: tên họ + chức danh.

Ấn tượng ban đầu của người Hàn rất quan trọng. Vậy nên dù lần đầu gặp mặt hay mỗi ngày đi làm, các đối tác phía Việt Nam nên chú ý tới trang phục của mình.

Trong cuộc gặp mặt đối tác, nên chờ người Hàn đưa tay ra bắt trước. Một số người Hàn không thích bắt tay nên có thể cúi người chào. Khi bắt tay chú ý mắt nhìn thẳng và tay còn lại đỡ lấy tay bắt. Sau khi bắt tay xong, nên trao đổi danh thiếp với đối tác. Nhận và đưa danh thiếp bằng hai tay.

Nếu có tặng quà đối tác, không nên bọc quà bằng giấy xanh lá, đen hay trắng. Thay vào đó hãy dùng giấy đỏ hoặc vàng.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương

Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 22205425

Fax: +84 22 22205518

 

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 28, Tòa nhà Lotte Center Hà Nội, 54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Tel: 84-24-3831-5110~6

Fax : 84-24-3831-5117

Email: korembviet@mofa.go.kr

Website: http://overseas.mofa.go.kr/vn-vi/index.do

Tại địa bàn

Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc

Địa chỉ: 6F, Golden Bridge Building, 222 Chungjeongno 3-ga, Seodaemun-gu, Seoul, Korea 120-708

Tel: +82-2-364-3661; Fax: +82-2-364-3664

Email: kr@moit.gov.vn