Giải ngân vốn ODA trong nông nghiệp: Những vấn đề phát sinh cần hướng giải quyết hợp lý

0
174
Doanh nghiệp quan ngại về điều kiện tiếp cận các dòng vốn tín dụng phát triển nông nghiệp CNC.
Điều kiện được vay lại đối với UBND cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý nợ công.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 Bộ được giao là 9.846 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nước, gồm cả vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) là 7.001 tỷ đồng, vốn ODA 2.845 tỷ đồng.

Đến ngày 31/5, giải ngân vốn ODA của Bộ đạt 718,3 tỷ đồng, tương đương 25,2% tổng vốn năm 2021 được giao.

Những khó khăn gặp phải

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc giải ngân vốn ODA gặp nhiều khó khăn. Đó là theo quy định của Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 29/6/2019 về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên và Nghị định 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, không cho sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên và chi trả thuế VAT.

Vì vậy các dự án ký trước ngày các văn bản trên có hiệu lực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tiến hành rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư cũng như hiệp định vay, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện và giải ngân. Đó là các dự án: Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển (FMCR), Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP), Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8), Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (WB9).

Mô hình quản lý dự án chưa phù hợp nên Bộ NN&PTNN không chủ động được trong việc đấu thầu, giải ngân như: dự án Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện vay ADB, nhưng việc đấu thầu thực hiện tập trung tại Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Một số dự án mất rất nhiều thời gian xin ý kiến không phản đối của nhà tài trợ các bước trong quá trình thực hiện…

Bên cạnh đó, do tác động đại dịch COVID-19, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, huy động chuyên gia tư vấn, nhà thầu nước ngoài một số dự án bị gián đoạn hoặc không huy động được dẫn đến ảnh hưởng tiến độ thực hiện.

Ngoài ra, đối với các dự án Lâm nghiệp, khác với các loại hình dự án khác, các hoạt động của dự án lâm nghiệp đều giao cho người dân hoặc cộng đồng trực tiếp thực hiện, không phải cho nhà thầu, nên việc quản lý, triển khai gặp rất nhiều khó khăn.

Cùng với đó, thực hiện các dự án lâm nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi mà năng lực và việc tiếp cận với tiêu chí thực hiện các dự án có vốn nước ngoài của các cơ quan chức năng và cộng đồng rất hạn chế. Do vậy, các dự án thường mất rất nhiều thời gian để tập huấn, nâng cao năng lực cho các bên tham gia.

Tháo gỡ khó khăn theo từng dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Để đẩy nhanh giải ngân các dự án ODA, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch tổng hợp báo cáo Bộ việc sử dụng vốn đối ứng thay thế vốn nước ngoài để chi trả thuế VAT để trình Thủ tướng Chính phủ. Bộ yêu cầu Ban Quản lý trung ương các dự án Thuỷ lợi tích cực giải ngân ở mức cao nhất vượt mức kế hoạch 2021.

Với tình hình biến động của giá vật liệu xây dựng, Bộ yêu cầu Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 9 rà soát tổng mức đầu tư; chủ động đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo trao thầu các xây lắp còn lại trong năm 2021.

Theo Nghị định 56/2020/NĐ-CP thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư giống như thủ tục phê duyệt mới, phải qua nhiều bước, lấy ý kiến nhiều bộ, ngành nên mất thời gian (thường hơn 6 tháng). Đặc biệt, một số dự án chỉ gia hạn thời gian thực hiện cũng phải thực hiện theo quy trình trên. Khó khăn, vướng mắc còn là mô hình quản lý một số dự án không phù hợp, như Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện (vay vốn ADB, mua sắm thiết bị cho 17 trường dạy nghề thuộc 4 Bộ).

Ngoài ra, việc đấu thầu mua sắm thiết bị do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) là chủ dự án tổ chức và chỉ triển khai khi tất cả các trường hoàn thành phê duyệt danh mục, thông số thiết bị. Do vậy, các trường thuộc Bộ NN&PTNT rất bị động, khó giải ngân kế hoạch vốn được giao.

Đối với các dự án (khoảng 11 dự án vốn TPCP) có thể giải ngân cao hơn kế hoạch, Bộ triển khai gấp các thủ tục để tăng khối lượng giải ngân. Đối với các dự án ODA, khi đàm phán Hiệp định, Sổ tay hướng dẫn thực hiện cần giảm tối đa số lượng gói thầu xem xét trước, quy định rõ thời gian tối đa để nhà tài trợ xem xét, chấp thuận về hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung hợp đồng.

Trước thực trạng trên, Bộ NN&PTNT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các dự án ký Hiệp định trước khi có Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên đã quy định dùng vốn nước ngoài cho chi thường xuyên, chi trả thuế VAT thì tiếp tục thực hiện theo Hiệp định.

Bộ này cũng đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để tháo gỡ khó khăn theo hướng trường nào hoàn thành hồ sơ thì Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện tổ chức đấu thầu trước, trường nào chưa hoàn thành thì tách để lại đấu thầu sau.

Với Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ NN&PTNT đề nghị báo cáo Chính phủ sửa đổi Nghị định số 56/2020/NĐ-CP theo hướng tinh giản thủ tục khi điều chỉnh chủ trương dự án, đặc biệt các dự án chỉ điều chỉnh kéo dài thời gian thực hiện dự án dưới 6 tháng.
Hồng Bích

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here