Notifications
Clear all

Bản tin Kinh tế số tháng 04-2020

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
679 Lượt xem
(@dsqvn-lao)
Trusted Member
Gia nhập: 7 năm trước
Bài viết: 80
Topic starter  

​TÌNH HÌNH KINH TẾ LÀO

 

 

Hội nghị thường kỳ tháng 04 của Chính phủ

            Ngày 23/04/2020, Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã chủ trì hội nghị thường kỳ tháng 04 của Chính phủ qua hình thức trực tuyến để thảo luận việc tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 mặc dù đã có những dấu hiệu tích cực, cho thấy Lào đang đi đúng hướng trong việc phòng chống dịch bệnh.

            Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Thongloun Sisoulith chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 06 về ngăn chặn và kiểm soát dịch Covid-19. Thủ tướng lưu ý, ở một số nước đã chứng kiến làn sóng lây nhiễm lần thứ hai và yêu cầu các cơ quan chức năng cảnh giác cao. Công dân Lào làm việc ở nước ngoài trở về và chuyên gia nước ngoài sẽ được cách ly khi vào Lào tại các trung tâm đặc biệt do Chính phủ thiết lập; không cho phép cách ly tại nhà.

            Hội nghị đã nghe và thảo luận các báo cáo về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và tác động đối với nền kinh tế Lào; quyết nghị các giải pháp nghiêm ngặt sẽ được tiếp tục thực hiện đến ngày 03/5/2020. Thủ tướng Thongloun Sisoulith chỉ đạo Ủy ban Quốc gia Đặc trách Phòng chống Covid-19 xác định các khu vực đỏ, vàng và xanh tương ứng với các mức độ nguy cơ, ít nguy cơ và không nguy cơ để có các giải pháp phù hợp.

            Để giảm thiểu tác động đối với nền kinh tế, Chính phủ thống nhất giảm nhẹ một số hạn chế để các ngành công nghiệp chế tác đáp ứng được các điều kiện phòng chống dịch bệnh có thể nối lại hoạt động sau một thời gian tạm dừng theo Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng chỉ đạo Tiểu ban đặc trách về các vấn đề kinh tế triển khai các bước để thực hiện 10 chính sách và 09 giải pháp do Chính phủ đề ra để giảm thiểu tác động tiêu cực. Bao gồm các chính sách ưu đãi về thuế và thuế quan, hoãn trả tiền thuế cho các doanh nghiệp liên quan đến du lịch, giảm lãi suất cơ bản do Ngân hàng CHDCND Lào (BOL) quy định. Chính phủ chỉ đạo BOL làm việc với các ngân hàng thương mại để gia hạn thời gian trả nợ và lãi vay, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp; Chỉ đạo các cơ quan chức năng dỡ bỏ các rào cản đối với vận tải, sau khi nhận được báo cáo về những khó khăn vướng mắc mà các nhà vận tải gặp phải. Để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do hoạt động sản xuất kinh doanh tạm dừng, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng trợ cấp thích hợp cho người lao động có bảo hiểm an sinh xã hội (SSS). Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội xem xét có chính sách hỗ trợ cho người lao động ngoài hệ thống SSS. Hội nghị không phê chuẩn việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với chi phí sử dụng điện và nước vì sẽ ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách nhà nước.

            Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng đề nghị các định chế tài chính quốc tế và các nước G-20 hoãn việc trả nợ và định lại mức lãi suất đối với các khoản vay để tạo điều kiện cho Lào phục hồi kinh tế do tác động của dịch bệnh. Thủ tướng yêu cầu Tiểu ban Quốc gia Đặc trách về các vấn đề kinh tế xây dựng các giải pháp ngắn, trung và dài hạn để hồi phục kinh tế khi dịch bệnh được kiểm soát trình Chính phủ phê duyệt. (Vientiane Times, 24/04/2020)

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 của Lào dự báo sẽ đạt khoảng 3,3%, mức thấp nhất trong hàng thập kỷ

            Ngày 23/04/2020, theo báo cáo của Tiểu ban QG Đặc trách về các vấn đề kinh tế nhằm giải quyết tác động của dịch Covid-19 đối với Lào, do hậu quả của đại dịch, GDP của Lào dự báo sẽ chỉ đạt 3,3% trong năm 2020, đây là mức thấp nhất trong vòng 35 năm qua.

            Các động lực kinh tế chính của Lào đã bị giáng một đòn mạnh do sự bùng phát của bệnh virus corona lần đầu tiên xuất hiện, bùng phát tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới và là nước đầu tư lớn nhất tại Lào. Du lịch, các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tất cả đều sụt giảm.

            Mức tăng trưởng 3,3% mới được dự báo này chỉ bằng một nửa so với chỉ tiêu tăng trưởng GDP trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của Chính phủ.

            Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NIER) Leeber Leeboupao cho biết, 3,3% là mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 1986, là năm Lào áp dụng chính sách mở cửa hay còn gọi là chính sách kinh tế định hướng thị trường. Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã có tác động trực tiếp lên các ngành du lịch, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác – là các nguồn đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế. Du lịch là ngành đầu tiên và cũng là ngành bị tác động nặng nề nhất.

            Để giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch, Chính phủ đã triển khai 10 chính sách và 09 giải pháp, bao gồm những ưu đãi về thuế và thuế quan, hoãn thanh toán tiền thuế liên quan đến kinh doanh du lịch, giảm lãi suất cơ bản do Ngân hàng CHDCND Lào (BOL) quy định. BOL cũng được chỉ đạo làm việc với các ngân hàng thương mại để gia hạn thời gian trả nợ và lãi vay, hạ lãi suất…Đó là các chính sách trước mắt, hiện nay, Tiểu ban QG Đặc trách về các vấn đề kinh tế đang xây dựng các giải pháp trung và dài hạn để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh nhằm phục hồi nền kinh tế.

            NIER kiến nghị Chính phủ xem xét áp dụng chính sách ưu đãi về thuế, thuế quan, VAT, lãi suất phù hợp ngay cả sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hồi phục, đảm bảo thanh khoản tài chính của hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp sở hữu nhà nước gặp khó khăn về tài chính để giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp này bao gồm Tổng Công ty Điện lực Lào, Lao Airlines và các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Cần thiết phải cải thiện môi trường kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất và chế biến nông sản, trang thiết bị y tế và hàng tiêu dùng; ưu tiên đầu tư phát triển du lịch và các hoạt động liên quan; tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tài chính cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa; khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu … đó là các giải pháp sẽ giúp nền kinh tế hồi phục.

            NIER cũng kiến nghị Chính phủ cải thiện logistics và kết nối giao thông, bao gồm việc kết nối với đường sắt Lào – Trung dự kiến sẽ đưa vào vận hành vào đầu năm 2022 để tăng cường xuất khẩu; đẩy nhanh phát triển hạ tầng kinh tế số để tạo điều kiện cho thương mại điện tử, Chính phủ điện tử và các dịch vụ kỹ thuật số để thúc đẩy nền kinh tế. (Vientiane Times, 23/04/2020)

Kết quả thực hiện kế hoạch năng lượng giai đoạn 2016-2020,

nhu cầu và khả năng phát triển giai đoạn 2021-2025.

            Ngày 14/2/2020, báo cáo của Bộ năng lượng và Mỏ Lào cho biết, phát triển năng lượng là mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VIII của Chính phủ nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ năng lượng nội địa và xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

            Theo kế hoạch, giai đoạn 2016-2020, Lào đã hoàn thành 64 dự án (gồm cả thủy điện và nhiệt điện), với tổng công suất thiết kế là 5.299 MW, sản xuất được 25.469 KWh/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (57 dự án, công suất lắp đặt 8.943,38 MW, sản xuất 46.441 KWh/năm); tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù đã hoàn thành xây lắp vượt 07 dự án, nhưng năng lực sản xuất điện chưa đạt chỉ tiêu vì hầu như các dự án lớn hoàn thành vào cuối giai đoạn, khả năng phát điện thấp.

            Hệ thống truyền tải điện cũng được quan tâm xây dựng và phát triển, giai đoạn 05 năm 2016-2020, Lào đã xây lắp được hệ thống đường dây tải điện với tổng chiều dài là 65.563 km, vượt kế hoạch đề ra 13.186 km (KH: 52.377 km); trong đó, đường dây cao áp 500 KV 646 km, 230 KV là 2.637 km, trung thế 115 KV là 7.213 km, 22 KV là 34.626 km, hạ thế 0,4 KV là 20.441 km. Đồng thời, tổng các trạm biến áp, hạ thế đã được xây dựng trên toàn quốc là 71 trạm từ 230/115 KV, 115/22 KV, 230/115/22 KV, 22/115 KV.

            Đồng thời, theo báo cáo, nhu cầu tiêu dùng nội địa của Lào dự tính theo từng năm từ 2020 đến 2025: năm 2020: 6.579 triệu KWh; năm 2021: 7.200 triệu KWh; năm 2022: 7.752 triệu KWh; năm 2023: 8.356 triệu KWh; năm 2024: 9.012 triệu KWh; năm 2025: 9.723 triệu KWh và đến năm 2030 ước khoảng 14.226 triệu KWh; theo kế hoạch đề ra, các dự án thủy điện sẽ hoàn thành, sản xuất điện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa theo kế hoạch đặt ra như sau: năm 2020 có 14 dự án, tổng công suất lắp đặt trên 810 MW, có thể sản xuất được 3.165 GWh; năm 2021 có 05 dự án, tổng công suất 180 MW, sản xuất đạt khoảng 734 GWh; 2022: 06 dự án, tổng công suất lắp đặt 445 MW, có thể sản xuất được 2.295 GWh; 2023: 03 dự án, tổng công suất 22,8 MW, có thể sản xuất được 289 GWh; 2024: 01 dự án, công suất 45 MW, có thể sản xuất 185 GWh; 2025: 04 dự án, tổng công suất 826 MW, có thể sản xuất 4.016 GWh. Tổng lượng điện có thể sản xuất được đến 2025 là 10.684 GWh, tương đương 10.684 triệu KWh, sẽ đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội địa Lào giai đoạn 2020-2025.(ĐSQVN tại Lào trích nguồn từ báo cáo của Bộ Năng lượng và Mỏ Lào)

Thất thu ngân sách nhà nước khoảng 6000 tỷ Kíp do ảnh hưởng từ dịch Covid-19

            Ngày 27/4/2020, báo KT-XH đưa tin, dịch bệnh Covid-19 tác động đến thu ngân sách nhà nước và nguồn viện trợ không hoàn lại từ các nước phát triển dành cho Lào.

            Thu ngân sách nhà nước gắn liền với các hoạt động dịch vụ du lịch như hàng không, phí quá cảnh không phận, phí visa và nhiều loại phí dịch vụ đi kèm. Theo dự tính của Bộ Tài chính, Chính phủ sẽ thất thu khoảng 6000 tỷ Kíp; trong đó, thất thu từ lệ phí các phương tiện, người nhập cảnh khoảng 41,2 tỷ Kíp; 04 tháng đầu năm thất thu thuế quan khoảng 1.000 tỷ Kíp và còn nhiều khoản thu khác từ thuế, phí quá cảnh không phận…Bên cạnh đó, các cam kết viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Lào từ đối tác phát triển, tổ chức tài chính quốc tế cũng bị đình trệ do đang phải đối phó với dịch bệnh. Các dòng tiền chuyển vào để triển khai các chương trình, dự án lớn theo kế hoạch phát triển, đầu tư cũng ảnh hưởng…dẫn đến nguồn thu cho ngân sách nhà nước bị đình trệ, sụt giảm.

            Đây là vấn đề lớn, quan trọng mà Lào sẽ phải đối mặt trong ngắn hạn, Chính phủ đang tìm các giải pháp khẩn cấp, kịp thời và hữu hiệu để thúc đẩy, kích thích hoạt động kinh tế sau khi đại dịch Covid-19 chấm dứt. (Báo KT-XH, 27/4/2020) 

Lào sẽ tổn thất 539 tỷ Kíp vì tạm dừng các dự án FDI

            Ngày 24/4/2020, Vientiane Times trích dẫn báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NIER) cho biết, việc tạm dừng các dự án đầu tư ở Lào, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ gây tổn thất khoảng 539 tỷ Kíp và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Lào.

            Chính phủ đã hạn chế việc nhập cảnh lao động nước ngoài và cấm khách du lịch để ngăn chặn dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng thiếu lao động đối với nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

            Báo cáo về tác động của dịch bệnh đối với lĩnh vực đầu tư cho thấy, nếu giá trị FDI giảm 10% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào sẽ giảm 0,4%, tương đương 539 tỷ Kíp. Kết quả nghiên cứu của NIER cũng chỉ ra rằng, dịch Covid-19 cũng có thể làm mất đà đầu tư FDI trong tương lai. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã có kế hoạch đầu tư ở Lào nhưng không thể triển khai dự án vì các lĩnh vực vận tải và dịch vụ bị tạm dừng.

            Các dự án đầu tư công cũng đối mặt với nhiều hạn chế, việc thanh toán cho các dự án đầu tư đã bị tạm dừng trong năm 2020 và có thể kéo dài sang cả năm sau. Tình trạng này sẽ dẫn đến giảm giá trị đầu tư của các dự án đầu tư nhà nước trong năm 2020. Bên cạnh đó, NIER cũng dự báo, ngành du lịch cũng sẽ tổn thất hàng triệu USD do số lượng khách du lịch vào Lào đã giảm mạnh kể từ tháng 01/2020. (Vientiane Times, 24/04/2020)

Lào dự trữ đủ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19

            Ngày 24/4/2020, theo Ủy Ban Quốc gia đặc trách về phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Lào có đủ dự trữ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước bất chấp những thách thức trong việc nhập khẩu hàng hóa trong thời gian khủng hoảng dịch Covid-19.

            Hiện nay, Lào có dự trữ 48,7 triệu lít nhiên liệu, bao gồm 30 triệu lít dầu diesel và 18,7 triệu lít xăng chất lượng cao và tiêu chuẩn. Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Xăng dầu và Khí đốt Lào và các công ty nhập khẩu nhiên liệu để đảm bảo việc cung ứng đầy đủ nhiên liệu theo nhu cầu tiêu thụ. Bộ này cũng đang hợp tác với các công ty nước ngoài để tìm kiếm các nguồn nhiên liệu nhập khẩu phù hợp. Xăng và dầu diesel là các mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Lào, chủ yếu được nhập từ Thái Lan và Việt Nam.

            Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về làm việc từ xa và ở nhà cũng như tạm thời đóng các cửa khẩu đối với khách du lịch để ngăn chặn Covid-19 đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu. Giá nhiên liệu ở Lào cũng đã giảm theo giá cả xăng dầu trên thị trường quốc tế. Các trạm xăng dầu ở Viêng Chăn hiện đang bán giá xăng premium với giá 8.420 Kíp/lít, xăng regular 7.680 Kíp/lít và dầu diesel 7.040 Kíp/lít, ở các địa phương khác nhau có sự chênh lệch giá cả, tuy nhiên, sự chênh lệch này không lớn. (Vientiane Times, 24/04/2020)

Các ngân hàng thương mại đối mặt với nợ xấu tăng cao do khủng hoảng Covid-19

            Ngày 28/04/2020, Vientiane Times trích dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Lào (NIER) cho biết, các ngân hàng thương mại của Lào đang đối mặt với thách thức về tỷ lệ nợ xấu tăng cao do các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

            Theo đánh giá sơ bộ của NIER, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ở Lào bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế chậm và sự hồi phục không có hiệu quả của ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Rủi ro tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong hệ thống ngân hàng càng trầm trọng thêm do việc hoãn trả nợ gốc và lãi cho các ngân hàng trong năm 2020. NIER trích dẫn kết quả khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp của Liên minh châu Âu tại Lào tiến hành đối với 70% doanh nghiệp ở Lào cho thấy, các doanh nghiệp sẽ mất 50% thu nhập của mình. Tình trạng này sẽ tiếp tục hạn chế khả năng cho vay vốn trong nước ít nhất là trong vòng 1-2 năm tới.

            Phòng Công nghiệp và Thương mại Quốc gia Lào (LNCCI) cũng đã công bố đánh giá bước đầu cho thấy, một yếu tố rủi ro khác đối với hệ thống ngân hàng là các doanh nghiệp có thể sẽ mất khả năng thanh toán cả nợ gốc và lãi do hậu quả của đại dịch Covid-19. Đến lượt mình, các ngân hàng thương mại sẽ bị hạn chế khả năng cho vay vốn trong thời gian một năm tới.

            Ngân hàng CHDCND Lào (BOL) gần đây đã xây dựng chính sách nhằm tăng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại thông qua điều chỉnh lãi suất đối với cả nội tệ và ngoại tệ. BOL cũng yêu cầu Vụ Quản lý Hoạt động Ngân hàng, các ngân thàng thương mại và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện quy định mới về giảm lãi suất. Điều này kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 có khả năng duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh trong và sau dịch bệnh. (Vientiane Times, 28/04/2020)

Thu nhập của ngành du lịch của Lào sẽ giảm ít nhất 350 triệu USD trong năm 2020

            Theo báo cáo ngày 19/04/2020 của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NIER), thu nhập của ngành du lịch sẽ giảm ít nhất là 350 triệu USD trong năm 2020 (3.111 tỷ Kíp), gây tổn thất 2% GDP.

            Theo NIER, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã có tác động lớn đối với du lịch, đây là ngành bị ảnh hưởng đầu tiên và lớn nhất từ khủng hoảng dịch bệnh này. Trong hai tháng đầu năm 2020, ngành du lịch đã mất 452.000 USD doanh thu. Số lượng khách du lịch đã giảm mạnh vì các nước, bao gồm cả Lào đã thực hiện các giải pháp mạnh như tạm dừng các chuyến bay trong nước và quốc tế để phòng chống bệnh dịch. Các khách sạn, nhà hàng, hoạt động lữ hành, các điểm du lịch và các hãng hàng không đã bị thiệt hại lớn do khách hàng hủy đặt dịch vụ. Theo báo cáo, số lượng khách du lịch Trung Quốc và Thái Lan tương ứng đã giảm 16% và 5% tương đương 14.417 và 21.791 lượt người so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, tác động tồi tệ nhất sẽ xuất hiện trong tháng 3 và tháng 4, khi lệnh hạn chế du lịch trong và ngoài nước có hiệu lực. Tác động của dịch bệnh dự báo sẽ kéo dài trong cả năm 2020 ngay cả khi dịch Covid-19 được kiểm soát vì du khách bị tâm lý nặng nề khi cân nhắc đi du lịch.

            Thủ đô Viêng Chăn và Luang Prabang bị thiệt hại nhiều nhất với trên 5.000 doanh nghiệp du lịch ở mỗi địa phương. Đây là nơi có các điểm đến du lịch quan trọng nhất với nhiều chuyến bay quốc tế và nội địa, và là hai thành phố phát hiện những ca lây nhiễm virus đầu tiên. Trên 70% khách hàng đã hủy đặt khách sạn trong tháng 3 ở thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Luang Prabang và Champassak. Hãng hàng không Lào đã tạm dừng các chuyến bay từ tháng 02/2020 và thiệt hại trên 2 triệu USD. (Vientiane Times, 23/04/2020)

           Các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2020

          Ngày 06/4/2020, theo Vientiane Times, tổng số 233 dự án sẽ được thực hiện trong khuôn khổ Quỹ Giảm nghèo năm 2020, phần lớn thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

            Quỹ Giảm nghèo thuộc Bộ Nông Lâm được giao quản lý thực hiện các dự án ở 23 huyện trọng điểm của 06 tỉnh, bao gồm Luang Namtha, Luang Prabang, Savannakhet, Saravan, Xekong, Attapeu và một số tỉnh không nằm trong địa bàn trọng điểm là Xiêng Khoảng và Oudomxay. Công tác điều tra và đánh giá tác động môi trường của 233 dự án đã hoàn thành và việc thực hiện sẽ sớm được bắt đầu.

           Theo Quỹ Giảm nghèo, khi hoàn thành, dân cư địa phương trên địa bàn dự án sẽ có khả năng tiếp cận các cơ sở vật chất như trường học, đường sá và trung tâm y tế. Bên cạnh cơ sở hạ tầng, Quỹ Giảm nghèo cũng sẽ hỗ trợ nông dân ở tỉnh Xaysomboun trong việc phát triển nông nghiệp sạch nhằm giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực và tạo thu nhập bền vững.

            Hiện nay, Quỹ Giảm nghèo đang triển khai dự án thí điểm chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hủa Phăn nhằm cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em ở Bắc Lào. Dự án thí điểm này thuộc chương trình tập trung vào các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ dinh dưỡng và tạo việc làm cho người sản xuất lương thực, thực phẩm.

            Quỹ Giảm nghèo được thành lập năm 2002 nhằm thực hiện chương trình Dinh dưỡng của Chính phủ, đặc biệt là giảm tỷ lệ thấp còi của trẻ em ở Lào. Trong thời gian 18 năm, khoảng 1,2 triệu người đã được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động của Quỹ. (Vientiane Times, 06/04/2020)

Thâm hụt thương mại của Lào trong tháng 3 tăng cao

            Ngày 21/4/2020, theo báo cáo của Bộ Công Thương, Lào ghi nhận thâm hụt thương mại 118 triệu USD trong tháng 3, cao hơn nhiều so với con số này của tháng 01 và tháng 02/2020.

            Trong tháng 01/2020, mức thâm hụt thương mại của Lào là 70 triệu USD, sau đó giảm xuống 13 triệu USD trong tháng 2. Tổng kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của Lào trong tháng 3 đạt 804 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 343 triệu USD, nhập khẩu đạt 461 triệu USD. Con số này chưa bao gồm xuất khẩu điện. Xuất khẩu chủ yếu của Lào bao gồm quặng đồng và các sản phẩm đồng, chuối, giấy và bột giấy, đồ uống (nước khoáng, nước trái cây và nước tăng lực), sắn, quần áo, đường và trái cây (dưa hấu, me và xoài), trâu và bò. Năm nước xuất khẩu chính của Lào bao gồm Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Đức. Hàng hóa nhập khẩu chính bao gồm xe cộ (không bao gồm xe máy và máy kéo), dầu diesel, thép và các sản phẩm thép, đồ uống (nước khoáng, nước tăng lực), phụ tùng ô tô, xăng dầu, điện, đồ nhựa và các sản phẩm chăn nuôi. Năm nước chính Lào nhập khẩu hàng hóa bao gồm Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tổng kim ngạch thương mại của Lào trong tháng 01 đạt 890 triệu USD, trong đó, xuất khẩu đạt 410 triệu USD, nhập khẩu đạt 480 triệu USD; trong tháng 02 xuất khẩu đạt 391 triệu USD và nhập khẩu đạt 378 triệu USD. Một số lượng lớn các nhà xuất khẩu và nhập khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 do Chính phủ tạm dừng các hoạt động tại tất cả các cửa khẩu phụ trên cả nước. Việc vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu quốc tế vẫn tiếp tục sau khi Chính phủ Lào và các nước láng giềng tạm thời đóng cửa đối với khách du lịch để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Lào, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Vụ Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương gần đây đã kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép thông thương các loại hàng hóa thiết yếu bằng cách ban hành chính sách đặc biệt để thuận lợi hóa thương mại.

            Việc vận chuyển hàng hóa hiện nay đòi hỏi mất nhiều thời gian và chi phí, vì vậy các nhà phát triển dự án và các nhà đầu tư với các dự án nằm gần các cửa khẩu phụ đã đề nghị Chính phủ giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, các cơ quan hữu quan cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của Ủy ban Đặc trách Quốc gia về Kiểm soát Covid-19 để ngăn chặn sự lây lan của virus. (Vientiane Times, 21/04/2020)

 

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI

 

Chính phủ ban hành các chính sách nhằm giảm thiểu tác động từ dịch Covid-19

            Ngày 20/4/2020, Chính phủ đã tập trung nghiên cứu và điều chỉnh các chính sách về kinh tế đã ban hành trước đây cho phù hợp với tình hình thực tế để giảm thiểu tác động do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Các chính sách, quy định đã ban hành từ trước đang được các thành phần kinh tế trong xã hội tổ chức thực hiện; tuy nhiên, do ảnh hưởng tác động từ dịch bệnh, nhiều điều khoản, quy định không phù hợp với tình hình thực tế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan chức năng.

            Do vậy, để phù hợp với từng giai đoạn, giảm thiểu tác động của dịch bệnh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sonexay Siphandone đã đề xuất lên Chính phủ một số giải pháp, điều chỉnh lại các quy định của các văn bản chính sách đã được ban hành cho phù hợp hơn với điều kiện hiện nay, cụ thể: (i) miễn thuế thu nhập từ tiền lương của người lao động bao gồm khu vực nhà nước và tư nhân có mức lương dưới 05 triệu Kíp/tháng trong khoảng thời gian 03 tháng (tháng 4,5,6/2020); (ii) miễn thuế thu nhập đối với thành phần kinh doanh được quy định tại điều 29, điểm 2, luật thuế thu nhập số 67/QH ngày 18/6/2019, trong vòng 03 tháng 4,5,6/2020; (iii) miễn thuế quan và các lệ phí trong việc nhập khẩu các loại hàng hóa sử dụng vào việc ngăn chặn, phòng chống dịch Covid-19; (iii) giãn thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các nhà kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong 03 tháng, tính từ tháng 4/2020 trở đi; (iv) gia hạn thời gian báo cáo tài chính và dừng hoạt động thường niên năm 2019 của các doanh nghiệp từ 31/3/2020 đến 30/4/2020; (v) gia hạn thời gian thanh toán lệ phí giao thông từ 31/3/2020 đến 30/6/2020.

            Đồng thời, Phó Thủ tướng Sonexay chỉ đạo nghiên cứu việc giảm giá điện, nước đối với các hộ tiêu dùng và doanh nghiệp; đồng thời đồng ý để BOL thực hiện việc giảm lãi suất cơ sở bản và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi tại các ngân hàng thương mại; quy định cho các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách tín dụng để giải quyết tác động dịch bệnh Covid-19 như: lùi thời gian thanh toán gốc và lãi suất vốn vay; cung ứng gói vay mới cho các doanh nghiệp và các thành phần khác theo quy định tại Quyết định số 238/NHNN ngày 26/3/2020 và lùi thời gian thanh toán nghĩa vụ bảo đảm xã hội bắt buộc của các doanh nghiệp bị tác động bởi dịch bệnh trong vòng 03 tháng. (Báo KT-XH, 21/4/2020) 

Chính phủ tăng cường hỗ trợ cho người lao động mất việc làm

            Ngày 20/04/2020, báo cáo tại cuộc họp của Ủy ban QG đặc trách phòng chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Padeumphone Sontany cho biết, những người có bảo hiểm xã hội sẽ được nhận 5.000.000 Kíp do Quỹ An sinh Quốc gia (NSSF) cung cấp như một phần của các giải pháp hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

            Các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà máy chế biến và may mặc, các nhà sản xuất vật liệu xây dựng, nhà hàng, cửa hiệu, các doanh nghiệp trong và ngoài đặc khu và khu kinh tế chuyên biệt đã bị ảnh hưởng nặng nề do chính sách đóng cửa, giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh. NSSF sẽ bồi thường cho những người mất việc làm bao gồm công nhân của các nhà máy may mặc trong thời gian 02 tháng là tháng 5 và tháng 6. Theo ông Padeumphone, việc thanh toán tiền bồi thường này là nhằm để hỗ trợ cho lao động bị mất việc làm do lệnh tạm dừng đóng cửa để ngăn chặn bệnh dịch dẫn đến hàng nghìn người bị mất việc làm đang rất cần tài trợ để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ những người thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội, không bao gồm CBVC nhà nước vì họ vẫn hưởng lương bình thường.

            Lào có khoảng 551.200 lao động, trong đó khoảng 70% làm việc trong khu vực công nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, khu vực tư nhân kiến nghị Chính phủ can thiệp, đề nghị các ngân hàng gia hạn thời gian thanh toán nợ và lãi vay; các tổ chức tài chính vi mô cung cấp các khoản vay ưu đãi khẩn cấp cho doanh nghiệp; xem xét giảm nhẹ tình hình liên quan đến thanh toán tiền thuế, thuế quan, tiền thuê đất trong thời gian 06 tháng để giảm gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp. (Vientiane Times, 22/04/2020)

Khuyến nghị Chính phủ biến khủng hoảng dịch bệnh thành cơ hội phát triển

            Ngày 22/4/2020, Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NIER) đã có báo cáo về các giải pháp giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và đời sống nhân dân. NIER kiến nghị Chính phủ tận dụng, biến khủng hoảng dịch Covid-19 thành cơ hội để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng trong nước.

            Theo NIER, khủng hoảng hiện nay đã buộc người dân thay đổi hành vi tiêu dùng, nhiều người đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm cho riêng mình và phục vụ thị trường nội địa.

            Để tận dụng cơ hội, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp/doanh nhân mở rộng sản xuất để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Một trong những lĩnh vực NIER xác định cần ưu tiên thúc đẩy là nông nghiệp sạch, là lĩnh vực Lào có tiềm năng nhờ có nhiều đất đai màu mỡ và phần lớn dân số có truyền thống lâu đời về nông nghiệp. Quan trọng nhất là nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước đang ngày càng tăng do những lợi ích về sức khỏe, đặc biệt là trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh. Nhu cầu ngày càng tăng và tập quán canh tác của nông dân sẽ là điều kiện thuận lợi để Chính phủ đẩy nhanh phát triển doanh nghiệp nông nghiệp sạch trên cả nước.

            NIER cũng kiến nghị Chính phủ xúc tiến thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ internet phát triển mạnh mẽ hơn vì nhiều người dân đã chuyển sang làm việc ở nhà và sử dụng nền tảng trực tuyến trong thời gian hạn chế di chuyển. Hạn chế đi lại buộc các cơ quan phải tổ chức họp trực tuyến. Những giải pháp này giúp các doanh nghiệp tiết giảm chi phí vận hành trong tương lai. Trong bối cảnh mới, Chính phủ nên tận dụng cơ hội để thúc đẩy phát triển thương mại trực tuyến và các nền tảng công nghệ thông tin để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể giảm chi phí vận hành, tăng cường khả năng cạnh tranh trong thời đại thông tin không biên giới. Lợi ích của những giao dịch trực tuyến cũng sẽ giúp Chính phủ quản lý một cách có hiệu quả cung ứng tiền tệ - một trong các yếu tố quan trọng để kiểm soát lạm phát.

            Việc giảm du lịch quốc tế cũng tạo cơ hội cho Chính phủ khuyến khích người dân Lào du lịch trong nước. Các doanh nghiệp liên quan đến du lịch cần tận dụng cơ hội để cải thiện dịch vụ để chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế trong thời gian tới. (Vientiane Times, 29/04/2020)

Chính phủ đề nghị chính quyền các địa phương nâng cấp các điểm du lịch, dịch vụ

chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid

            Ngày 23/4/2020, tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 4 trực tuyến, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã đề nghị Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch đề xuất việc cải thiện các địa điểm du lịch và nâng cấp dịch vụ nhằm chuẩn bị việc mở cửa trở lại sau đại dịch covid-19. Đại dịch đã tác động đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là du lịch. Tất cả các điểm du lịch hiện đang tạm thời đóng cửa, các chuyến bay nội địa và quốc tế bị tạm hoãn, chính quyền các cấp cấm tổ chức các tour du lịch theo nhóm nhằm hạn chế sự lây lan của covid 19. Theo báo cáo của Vụ Phát triển du lịch, Bộ TT-VH và DL, Lào, đầu năm 2020, toàn Lào có 1.314 điểm du lịch quốc gia, hiện có 809 điểm đang đưa vào khai thác; trong đó, có 591 điểm du lịch văn hóa, 294 điểm du lịch lịch sử, còn lại là các điểm du lịch khác; có 587 điểm du lịch đang được triển khai xây dựng và chờ cấp phép; toàn quốc có 637 khách sạn, 2.283 nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, 2.679 nhà hàng và 240 trung tâm giải trí. (Vientiane Times, 27/4/2020)

SMEs sẽ được hỗ trợ 100 tỷ Kíp để đảm bảo sản xuất lương thực thời covid 19

            Báo Vientiane Times ngày 28/4/2020 đưa tin, Quỹ Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) dự kiến hỗ trợ 100 tỷ Kíp cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước trong bối cảnh lây lan của dịch Covid-19. Khoản tài chính này sẽ mở khoản tín dụng dành cho nông dân, thúc đẩy tiếp thị nhằm đảm bảo cung cấp thực phẩm trong năm nay. Tiểu ban đặc trách về thúc đẩy sản xuất trong nước cũng lên kế hoạch thành lập các nhóm nông dân, đào tạo kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và tạo mạng lưới giữa nhà sản xuất và người mua. Nhằm đảm bảo số lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt là nhu yếu phẩm, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương thu thập thông tin, số liệu hàng hóa nhập khẩu của các công ty trên toàn quốc, qua đó cho biết khả năng cung ứng nhu yếu phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong khoảng thời gian 2 tháng. Vụ Thị trường trong nước cũng tổ chức họp tham vấn và ký MOU với các công ty nhập khẩu nhằm cung cấp đủ số lượng hàng hóa trong thời gian nêu trên. Tiểu ban đặc trách đã chủ động kiểm soát giá cả hàng hóa trên thị trường trong giai đoạn dịch bệnh. Chính phủ đang xem xét ban hành một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp, người lao động và người dân Lào bị tác động ảnh hưởng sau khi dịch Covid-19 chấm dứt.

            Quỹ Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ - tổ chức nhà nước có nhiệm vụ huy động vốn từ các nguồn khác nhau để hỗ trợ vốn cho SME vay với lãi suất thấp, phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; dự kiến kế hoạch bơm vốn cho các SME theo chỉ thị của Thủ tướng. Nguồn tài chính của Quỹ chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài. Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, khoản tài chính hỗ trợ các SME cần được thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính. Quỹ có thể liên doanh về tài chính với các doanh nghiệp phù hợp, cấp vốn cơ bản cho doanh nghiệp mới thành lập, hoặc cho vay đối với các doanh nghiệp không thể vay từ các nguồn khác. Quỹ áp dụng lãi suất thấp đối với các lĩnh vực ưu tiên như chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ, doanh nghiệp nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, du lịch; không cấp khoản vay vượt hơn 70% giá trị tài sản của SME, nếu muốn nâng hạn mức cho vay lên đến 100% giá trị tài sản của doanh nghiệp thì phải được Bộ Công Thương phê duyệt theo đối tượng được ưu tiên, có đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn. (Vientiane Times, 28/4/2020)

Bộ Lao động tạo việc làm cho người lao động thời covid 19

            Theo Vientiane Times ngày 23/4/2020, Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào sẽ thu thập thông tin về lao động Lào trở về từ Thái Lan trong thời gian dịch covid 19 nhằm hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho họ. Bà Anousone Khamsingsavath, Vụ trưởng Vụ Lao động và Phát triển kỹ năng thuộc Bộ này cho biết, Bộ đang chờ hỗ trợ tài chính của Chính phủ để triển khai việc trên, lập thông tin dữ liệu về số lao động hiện đang mất việc làm này, tiến hành phỏng vấn họ về công việc từng làm ở Thái Lan, tìm hiểu việc liệu họ có trở lại Thái Lan làm việc hay không và sẽ đưa ra con số cụ thể về số lượng lao động Lào không thể trở lại Thái Lan làm việc, sau đó tạo công ăn việc làm mới cho họ. Bà Anousone cho biết, chính quyền các địa phương dự kiến sẽ thu xếp cho số lao động đang thất nghiệp này làm việc tại các khu kinh tế chuyên biệt, tổ chức các lớp nâng cao kỹ năng cho họ trước khi tiến hành công việc mới. Số lượng lao động Lào trở về từ Thái Lan trong thời gian lây lan dịch covid vào khoảng 4.808 người. Đến ngày 21/4/2020, trong số này có 2.721 người cách ly tại 554 trung tâm trên toàn quốc và khoảng 2.087 người cách ly tại nhà. (Vientiane Times, 23/4/2020)

Định rõ nhà nông là nhân tố thúc đẩy thương mại, là người quản trị lợi ích thông qua giao thương

            Ngày 24/4/2020, Phó Chủ tịch tỉnh, Trưởng Ban đặc trách về phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 tỉnh Savanakhet Thonekeo Phouthakayalath và các thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh đã kiểm tra các cơ sở sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt của nông dân huyện Xaybuly, thành phố Kaysone Phomvihan và huyện Sayphouthong để kiểm tra độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến kinh tế địa phương nhằm đánh giá, xác định khả năng đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm đảm bảo cung ứng cho thị trường tiêu dùng địa phương.

            Phó Chủ tịch Thonekeo Phouthakayalath cho biết, các cơ sở trồng trọt đảm bảo đáp ứng được đầy đủ các loại rau, quả mà nhu cầu thị trường đang cần, chỉ cần có quản lý, tổ chức lại các cụm sản xuất cho thành hệ thống vững mạnh; Chính phủ cần khuyến khích sản xuất, quản lý giá cả, hạn chế nhập khẩu, hỗ trợ người dân về hệ thống cung cấp điện phục vụ cho sản xuất, tưới tiêu thay cho các máy móc chạy bằng nhiên liệu, nhằm giảm giá thành sản phẩm. Các cơ sở chăn nuôi gia cầm, vật nuôi (lợn, gà) cũng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh.

            Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch Thonekeo kêu gọi các nhà nông, người chăn nuôi cùng nhau, liên kết để tiêu thụ các sản phẩm do mình sản xuất nhằm quản trị, nâng cao được lợi ích qua thương mại. Tuy nhiên, cần nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn sạch, an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường; đồng thời cần tổ chức các tổ, nhóm bán hàng tại các địa điểm giao thương theo quy định, có sự quản lý về dịch bệnh để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng trong xã hội. (Báo KT-XH, 29/4/2020)

 

HỢP TÁC LÀO-VIỆT NAM

 

Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào chung tay cùng Chính phủ và nhân dân Lào chống đại dịch Covid-19

            Dịch bệnh Covid-19 đã lây lan trên toàn cầu, tác động không nhỏ lên toàn bộ các lĩnh vực của các quốc gia, gây nhiều tổn thất về người và thiệt hại về vật chất. Tại Lào, dịch bệnh bùng phát và có diễn biến ngày càng phức tạp, Chính phủ Lào đã áp dụng nhiều biện pháp cấp bách, quyết liệt để phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh; Thủ tướng Chính phủ Lào ban hành Chỉ thị 06/TTg ngày 29/3/2020 nhằm tăng cường các biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm, kiểm soát và sẵn sàng mọi mặt để phòng chống Covid-19.

            Trước tình hình đó, ngày 02/4/2020, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng đã yêu cầu toàn thể cộng đồng người Việt Nam tại Lào, nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp mà Chính phủ đã ban hành; kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Kiều đang đầu tư và kinh doanh tại Lào đóng góp vật chất và tinh thần, chung tay cùng Chính phủ Lào thực hiện phòng chống và khắc phục hậu quả do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ngày 04/4/2020, Đại sứ đã trao gói hàng viện trợ gồm trang thiết bị y tế, Kít thử virus corona và nhiều vật dụng khác tới Chính phủ và nhân dân Lào phòng chống dịch Covd-19, với tổng giá trị trên 07 tỷ VND.

            Song song với đó, Cơ quan Đại sứ quán, các Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Lào đã tích cực hỗ trợ, động viên công dân Việt Nam đang sống, làm việc và học tập tại Lào cùng nhau đoàn kết, gắn bó vượt qua đại dịch. Thông tin kịp thời về chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ Lào và tình hình diễn biến biến của dịch bệnh Covid-19 đến Hiệp hội các nhà đầu tư kinh doanh tại Lào, Tổng hội, các tỉnh, thành hội người Việt Nam tại Lào…để thông báo cho từng doanh nghiệp, thương nhân và công dân Việt Nam tại Lào biết, hiểu rõ, có biện pháp và chủ động phòng chống dịch bệnh.   

            Đến thời điểm hiện nay, mặc dù giá trị vật chất và số tiền ủng hộ không nhiều, nhưng đã thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Lào chung tay góp sức cùng Chính phủ và nhân dân Lào phòng chống dịch bệnh; đặc biệt, hưởng ứng lời kêu gọi của Đại sứ, CBNV Đại sứ quán, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Việt Kiều đã quyên góp ủng hộ Chính phủ Lào về vật chất và tiền mặt với tổng giá trị khoảng 500.000 USD, 404 triệu Kíp và 05 tỷ VND. 

            Với truyền thống kề vai sát cánh bên nhau, chia sẻ khó khăn, hoạn nạn, hai nước Việt Nam và Lào lại một lần nữa khẳng định sự đoàn kết bên nhau, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, cùng chiến đấu chống lại dịch bệnh Covid-19 đầy nguy hiểm này. (ĐSQVN tại Lào, 27/4/2020)  

Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào tháng 03 và Quý I năm 2020

            Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào tháng 3 và quý I/2020 như sau:

            1. Tháng 03/2020 đạt 97.596.536 USD, giảm 12,4% so với cùng kỳ. Trong đó,

            - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 55.502.106 USD, giảm 15% so với cùng kỳ.

            Các mặt hàng tăng mạnh trong tháng 2 nay vẫn giữ được đà tăng: Kim loại thường khác và sản phẩm tăng 150,9%; giấy và sản phẩm từ giấy tăng 141,2 %; hàng rau quả tăng 77,8%; sản phẩm từ hóa chất tăng 51,3%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 57,5%; dây điện và cáp điện tăng 50,9%; phân bón các loại tăng 27,7%;  sản phẩm từ gốm sứ tăng 14%; sản phẩm từ sắt thép tăng 3,6%.

            Các mặt hàng tháng 2 tăng, thậm chí tăng mạnh nay đã quay đầu giảm: Hàng dệt may giảm 37,9%; Clanke và xi măng  giảm 36,7%;  máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 16,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 13,4%; sắt thép giảm 9,6%; bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giảm 9,2%; hàng hóa khác giảm 13,6%.

            Các mặt hàng còn lại tiếp tục giảm: gỗ và sản phẩm gỗ giảm 67%; xăng dầu giảm 63%    (giảm liên tục từ đầu năm 2019 cho đến nay); cà phê giảm 56,5%; phân bón các loại giảm 34,9%.

            - Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 42.094.430 USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ.

            Trong các mặt hàng, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ giữ được đà tăng 132%; hàng hóa khác tăng nhẹ 0,2%. Kim loại thường ghi nhận nhập khẩu hơn 424.000 USD, trong khi cùng kỳ không có nhập khẩu.

            Các mặt hàng còn lại đều giảm, mặc dù tháng 2 đã tăng mạnh: Rau quả giảm 63,2%;  cao su giảm 49,4%; quặng và khoáng sản giảm 40,7%; phân bón các loại giảm nhẹ 6,5%.

            2. Tổng kết kim ngạch quý I đạt 276.295.017 USD, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 149.959.759 USD, giảm 7,8%; nhập khẩu tăng 5,8% đạt 126.335.258 USD.

            - Về các mặt hàng xuất khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị kim ngạch và tăng mạnh là mặt hàng rau quả 190,7% đạt hơn 13 triệu USD. Tiếp đó là giấy và sản phẩm từ giấy tăng 196,9% đạt 2,76 triệu USD; kim loại thường và sản phẩm khác tăng 74,4% đạt 1,3 triệu USD.

            - Về các mặt hàng nhập khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị kim ngạch và tăng từ đầu năm đến nay là gỗ và sản phẩm gỗ tăng 42,4% đạt gần 16,2 triệu USD. (ĐSQ Việt Nam tại Lào)

Công ty Findtech phối hợp Ngân hàng Lào-Việt phát triển dịch vụ thanh toán tích hợp

            Ngày 24/4/2020, tại Viêng Chăn, Ngân hàng Lào – Việt và Công ty TNHH Star Findtech Sole đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển hệ thống thanh toán tích hợp với phần mềm có tên là "u-money", cho phép cộng đồng tiếp cận các dịch vụ tài chính và ngân hàng thuận tiện, an toàn và nhanh chóng hơn. Những người có tài khoản u-money có thể chuyển tiền mặt từ tài khoản ngân hàng trực tiếp, rút tiền từ các cây ATM, quản lý các thanh toán khác thông qua tài khoản tại Ngân hàng Lào – Việt.

            Star Findtech cũng hợp tác với Ngân hàng thương mại quân đội (MB Bank) và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) về phát triển các giải pháp thương mại điện tử. Hợp tác mới trên hy vọng sẽ mở đường phát triển lĩnh vực ngân hàng số và giúp người dân có thể làm quen với công nghệ và sáng tạo mới. Star Findtech là công ty con của Star Telecom Company, được Ngân hàng CHDCND Lào (BOL) cấp phép là ngân hàng trung tâm của Lào trong việc cung cấp dịch vụ "ví điện tử" được biết là u-money, dịch vụ này là cơ sở cho dịch vụ ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng có thể chuyển hoặc rút tiền mặt bằng điện thoại di động của hệ thống Unitel. (Vientiane Times, 29/4/2020)​

HỢP TÁC LÀO-CÁC NƯỚC

 

Lào-Tr​ung Quốc

Covid-19 tác động tới hợp tác kinh tế Lào-Trung Quốc

            Đầu tháng 4/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sơ bộ đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến các lĩnh vực kinh tế quan trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế Lào năm 2020. Theo báo cáo, do ảnh hưởng của dịch bệnh, GDP năm 2020 được dự báo tăng trưởng thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra từ 2,5-3,2% (kế hoạch 6,5%).

            Về thương mại, Trung Quốc là đối tác quan trọng hiện nay của Lào, nhưng do tình hình dịch bệnh, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đối với 02 mặt hàng khoáng sản và nông sản đã tụt giảm 25% (khoáng sản chiếm 50%; nông sản chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài). 

            Về du lịch, trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, khách du lịch Trung Quốc vào Lào tăng hàng năm, đạt 1,02 triệu lượt người vào năm 2019, chiếm 25% tổng lượng khách du lịch vào Lào; Quý 1/2020, có khoảng 250.000-300.000 khách vào Lào. Trung Quốc là một trong những đối tác quan trọng trong hợp tác du lịch, tạo nguồn thu chủ yếu cho lĩnh vực này trong thời gian qua, do dịch bệnh Covid-19 nên lĩnh vực du lịch đã bị tác động mạnh nhất, các hoạt động dịch vụ kèm theo với ngành du lịch gần như bị đình trệ; do đó, kéo theo thu nhập từ lĩnh vực này giảm ngay trong Quý I/2020.

            Về đầu tư, Trung Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất tại Lào, đang triển khai nhiều dự án có quy mô lớn, quan trọng (tuyến đường sắt cao tốc Lào-Trung, đường bộ cao tốc Viêng Chăn-Văng Viêng, dự án xây dựng các khu kinh tế…), do dịch bệnh xảy ra nên tiến độ triển khai các dự án này bị chậm lại, không đúng theo kế hoạch đã đề ra. Việc thu hút nguồn đầu tư mới từ Trung Quốc vào Lào năm 2020 cũng gặp phải những khó khăn, cản trở. Dự kiến, trong 6 tháng đầu năm 2020, nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc đưa vào thực hiện các chương trình, dự án lớn tại Lào bị hạn chế, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán ngoại hối (trong tình hình nguồn dự trữ ngoại tệ của Lào đang ở mức thấp); dự án xây dựng đường sắt cao tốc sẽ chậm tiến độ từ 1,5-2 tháng so với kế hoạch đề ra do thiếu lực lượng lao động và trang thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc. Các Đặc Khu kinh tế chủ yếu thu hút các doanh nghiệp từ Trung Quốc vào đầu tư, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, lượng doanh nghiệp đầu tư vào các Khu kinh tế này giảm, sẽ làm giảm các khoản tiền thuê đất, thuế, phí…của Quý I/2020. Các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bị ngưng trệ do các cửa khẩu giữa Lào-Trung Quốc đóng để ngăn chặn lây lan dịch bệnh, cũng tác động nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh, quay vòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp.

            Về ODA, việc tổ chức thực hiện các dự án ODA và vốn viện trợ không hoàn lại từ Trung Quốc cũng bị chậm lại đối với nhiều chương trình, dự án bắt đầu triển khai trong năm 2020, đặc biệt đối với các dự án viện trợ trong gói 04 tỷ nhân dân tệ mà hai bên Lào-Trung Quốc đã cam kết. (ĐSQVN tại Lào, 06/4/2020)

Đường sắt Lào – Trung nối lại hoạt động bình thường trong dịch covid-19

            Ngày 24/4/2020, Vientiane Times dẫn nguồn từ báo Xinhua, Trung Quốc cho biết, việc xây dựng tháp viễn thông cao 40m tại nhà ga của tuyến đường sắt Lào – Trung được khánh thành tại thủ đô Viêng Chăn, Lào vào ngày 20/4, đánh dấu tiến triển mới trong việc xây dựng đường sắt này. Trong thời gian diễn ra đại dịch covid 19, Công ty TNHH Xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC-EBG, gọi tắt là EBG) đã thực hiện dự án tín hiệu và giám sát chặt chẽ, chi tiết theo từng giai đoạn trên tuyến đường sắt Lào – Trung theo kế hoạch tổng thể. Ông Ki Chunsheng, phụ trách quản lý EBG cho biết, trong thời gian diễn ra dịch covid 19, EBG tiến hành quản lý tốt tình hình sức khỏe của nhân viên, đưa ra kế hoạch mua, điều phối trang thiết bị, vật tư ở nước ngoài để khắc phục khó khăn, đảm bảo việc lắp đặt tháp viễn thông đầu tiên của tuyến đường sắt Lào – Trung.

            Cho đến nay, việc xây dựng trạm tín hiệu, tháp viễn thông dọc tuyến đường sắt và lắp đặt hệ thống cáp trong hầm đang được triển khai đúng tiến độ. (Vientiane Times, 24/4/2020)

HỢP TÁC LÀO-CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

 

Lào-WB

WB giúp Lào thực hiện dự án tăng cường năng lực cho hệ thống tiền gửi ngân hàng và đăng ký nhân khẩu

            Ngày 01/4/2020, báo KT-XH đưa tin, WB đang hỗ trợ thực hiện một số dự án nhằm tăng cường năng lực đối với ngành tài chính và thực hiện chương trình đăng ký và thống kê nhân khẩu toàn Lào.

            Nhằm củng cố và phát triển ngành tài chính Lào, WB hỗ trợ 35 triệu USD để triển khai Chương trình tăng cường năng lực quản trị rủi ro giúp Chính phủ thực hiện vai trò bảo đảm tiền gửi và bảo vệ lợi ích cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ và vừa khi hệ thống ngân hàng có phát sinh rủi ro, đổ vỡ. Theo Giám đốc WB chịu trách nhiệm các quốc gia Myanmar, Campuchia và Lào, bà Ellen Goldstien, hệ thống bảo đảm tiền gửi vững mạnh sẽ tăng sức bền cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn trong nước, kích thích hoạt động kinh tế và tạo công ăn việc làm cho xã hội.

            Đồng thời, WB cũng giúp Lào trong việc triển khai chương trình đăng ký và thống kê nhân khẩu (CRVS) với kinh phí 25 triệu USD từ quỹ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), hỗ trợ xây dựng hệ thống đăng ký nhân khẩu quốc gia toàn diện, có thể thống kê được đầy đủ các thông tin quan trọng trong cuộc sống xã hội làm căn cứ để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chính sách của Chính phủ, giúp theo dõi và giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia và phát triển bền vững.

           Các chương trình, dự án trên sẽ tăng cường nâng cao nhân lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngành tài chính; tạo năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch CRVS nhanh chóng, thuận lợi giai đoạn 2016-2025 của Chính phủ Lào, Luật đăng ký nhân khẩu năm 2018 và thực hiện trách nhiệm đối với khu vực ASEAN trong nhiệm vụ CRVS giai đoạn 2015-2024. (Báo KT-XH 01/4/2020)

Lào-ADB

Khảo sát trực tuyến đánh giá ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với nông dân, doanh nghiệp

            Báo Vientiane Times ngày 24/4/2020 đưa tin , Vụ Xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (DOSMEP) thuộc Bộ Công Thương Lào, phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Lào ra mắt website:  http://rapid-survey-covid19-impact-msme-lao.questionpro.com  nhằm chia sẻ ý kiến, điều tra, cung cấp, hỗ trợ thêm đối với khu vực tư nhân. Khảo sát trực tuyến mới này sẽ diễn ra đến hết ngày 29/4/2020 nhằm đánh giá ảnh hưởng, tác động của đại dịch Covid-19 đối với nông dân và doanh nghiệp/doanh nhân, tìm biện pháp hỗ trợ Chính phủ. Nông dân, ngư dân của Lào là những người hiện bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, họ có thể chia sẻ khó khăn gặp phải trên website, từ đó các chính quyền địa phương sẽ có biện pháp hỗ trợ. Các doanh nghiệp siêu nhỏ (MSME) trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, mỏ, thương mại, xây dựng, ICT, du lịch, thủ công mỹ nghệ, y tế, giáo dục, thậm chí các cửa hàng sửa ô tô cũng có thể đưa ra ý kiến thông qua kênh khảo sát trực tuyến này nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu. DOSMEP khuyến khích tất cả các thành viên của khu vực tư nhân chia sẻ thông tin về việc khảo sát này, như vậy Vụ này có thể nhận được phản hồi từ tất cả các tỉnh, thành, đặc biệt là khu vực nông thôn.

            Báo cáo phát triển châu Á năm 2020, ấn phẩm kinh tế hàng năm của ADB, dự báo rằng suy thoái do đại dịch covid 19 sẽ tác động mạnh tới nền kinh tế Lào, đặc biệt là về du lịch, đầu tư, thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng kinh tế dự kiến từ 5% năm 2019 xuống 3,5% năm 2020, thậm chí còn thấp hơn nếu đại dịch chưa thể kiểm soát được trong quý 2 năm nay, và sẽ tăng trở lại khoảng 6% năm 2021 khi lĩnh vực dịch vụ được phục hồi và gia tăng sản xuất điện. (Vientiane Times, 27/4/2020)

​BẠN CẦN BIẾT

 

Đền bù thiệt hại do thảm họa vỡ đập thủy điện Sepien Senamnoi

            Ngày 20/4/2020, báo KT-XH đưa tin, sau thời gian dài đàm phán, trao đổi, đến nay, Chính phủ, Chính quyền tỉnh Attapeu đã thống nhất được với Chủ đầu tư dự án xây dựng đập thủy điện Sepien Senamnoi giá trị đền bù thiệt hại do thảm họa vỡ đập thủy điện trên gây nên.

            Sau thảm họa vỡ đập, việc khôi phục lại cuộc sống của nhân dân bị ảnh hưởng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Chính phủ Lào cũng như Chính quyền tỉnh Attapeu luôn quan tâm. Giá trị đền bù là vấn đề gặp nhiều khó khăn trong việc đàm phán, trao đổi với Chủ đầu tư dự án. Trong đó, việc đền bù thiệt hại cho dân để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế-xã vùng bị ảnh hưởng sau thời gian dài đã được hai bên thống nhất; theo đó, nội dung biên bản được hai bên chấp thuận giá trị đền bù theo từng chương trình đã được thiết lập, trước mắt bao gồm có 2 chương trình lớn: (i) giá trị đền bù đối với người tử vong, kinh tế hộ gia đình…thuộc 06 bản, 01 cụm (bị ảnh hưởng nặng), 13 bản bị ảnh hưởng nhẹ; giá trị đền bù đối với các đơn vị kinh doanh sản xuất; hệ thống cơ sở hạ tầng và môi trường, với tổng giá trị hơn 475 tỷ Kíp và (ii) kinh phí để tổ chức thực hiện kế hoạch là 353 tỷ Kíp. Tổng giá trị hai gói trên là 828 tỷ Kíp.

            Bên cạnh đó, Chủ đầu tư phát triển dự án đã đền bù thiệt hại cho 03 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở: Công ty viễn thông, Công ty ETL và Unitel với tổng giá trị 03 tỷ Kíp. (Báo KT-XH, 20/4/2020)

Chính quyền Viêng Chăn giảm 50% thuế chuyển nhượng đất chưa khai thác

            Ngày 24/4/2020, tại Viêng Chăn, Cơ quan quản lý và phát triển đô thị Viêng Chăn (VUDAA) đã ban hành thông báo về việc giảm 50% thuế chuyển nhượng đất chưa khai thác theo giá thị trường tại khu vực Km32 cho các công ty ký hợp đồng trong năm nay trong thời gian 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6/2020) theo tinh thần thông báo số 31 của Thủ tướng ban hành ngày 2/4/2020 nhằm đưa ra các chính sách, biện pháp giảm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế.

            VUDAA yêu cầu công khai báo cáo trực tiếp tới Văn phòng cơ quan này theo số điện thoại 021-224346-7/020-555-7153/56621164/56229422 nếu các công ty chuyển nhượng đất không thực hiện giảm thuế theo thông báo trên. Thủ tướng Chính phủ thông báo các biện pháp giảm ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế như giảm thuế, miễn thuế thu nhập đối với lao động làm trong khu vực tư nhân, Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước có thu nhập dưới 5 triệu Kíp/tháng từ tháng 4-6/2020, miễn thuế thu nhập đối với cơ sở tài chính nhỏ trong thời gian 3 tháng, miễn thuế hải quan và các loại phí nhập khẩu hàng hóa với mục đích ngăn ngừa, kiểm soát sự lây lan của covid 19 như khẩu trang, vật liệu vệ sinh và thiết bị y tế. Lùi thời hạn nộp thuế đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch trong thời gian 3 tháng, thời hạn nộp báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh năm 2019 của doanh nghiệp cũng được gia hạn từ 31/3 thành 30/4, thời hạn nộp thuế đường được gia hạn từ 31/3 sang 30/6.

            Dựa vào tình hình dịch bệnh thực tế, Ngân hàng CHDCND Lào (BOL) đã giảm lãi suất cơ bản và giảm mức thấp nhất đối với lãi suất tiết kiệm dành cho các ngân hàng tư nhân, hướng dẫn các ngân hàng tư nhân này thực hiện chính sách cho vay nhằm đối phó với tình hình phức tạp của dịch covid 19. (Vientiane Times, 27/4/2020)

BOL thông báo tờ tiền mệnh giá 500.000 Kíp là tiền giả

            Ngày 03/4/2020, báo KT-XH đưa tin, hiện có một số nhóm đối tượng xấu trong xã hội, đặc biệt là trên trang mạng online đã đưa hình đồng tiền mệnh giá 500 nghìn Kíp sẽ được lưu thông. Thông tin trên mạng xã hội là tin giả.

            Ngân hàng CHDCND Lào đã xác nhận thông tin trên là sai sự thật và là tin giả, yêu cầu toàn thể xã hội hãy cảnh giác, thận trọng, không phát tán nguồn tin trên. BOL khẳng định hiện nay, mệnh giá lớn nhất của đồng tiền pháp định Lào được phát hành chỉ duy nhất là tờ 100.000 Kíp.

            Để thông báo và ngăn chặn thông tin không chính xác trên của một số nhóm người xấu trong xã hội, BOL đã phối hợp với một số đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp được quy định rõ trong luật pháp CHDCND Lào, nếu cá nhân nào thấy hoặc biết thông tin trên đề nghị báo ngay cho công an hoặc Cục phát hành, kinh doanh của BOL, điện thoại: 0212131199 hoặc các Ngân hàng thương mại trên toàn quốc. (KT-XH, 03/4/2020)     

Các điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh

trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19

            Ngày 23/4/2020, báo KT-XH đưa tin, để đảm bảo việc hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Lào trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn, Chính phủ cũng như Ủy ban Quốc gia đặc trách về phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 đề ra 09 điều kiện và 06 biện pháp cụ thể đối với các doanh nghiệp khi tiến hành tổ chức hoạt động trong giai đoạn đang diễn ra dịch bệnh này.

            Điều kiện để doanh nghiệp có thể triển khai tổ chức sản xuất, kinh doanh gồm: (i) Phải có cơ sở hoạt động là khu vực riêng của dự án và nhà máy có nơi ăn ở riêng trong khu vực công ty với đầy đủ điều kiện sinh hoạt, điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên và số đông người lao động; có địa điểm cách ly, phương tiện vận chuyển người bệnh khi có rủi ro nhiễm bệnh Covid-19 cần cấp cứu; (ii) địa điểm làm việc phải thông thoáng và đảm bảo giãn cách từ 01 mét trở lên; (iii) nơi ở của nhân viên, công nhân phải thoáng đãng và giường ngủ phải đảm bảo cách xa nhau từ 01 mét trở lên; (iv) phòng ăn đảm bảo thoáng, sạch, không dùng chung đồ dùng và vị trí ngồi ăn giữa hai người phải cách nhau từ 01 mét trở lên; (v) xe đưa đón cán bộ, nhân viên và công nhân ở xa khu làm việc, phải đảm bảo khoảng cách trên 01 mét; (vi) đảm bảo nước sạch sử dụng 24/24 giờ, có bố trí địa điểm rửa tay, nước sát khuẩn, khẩu trang kháng khuẩn đầy đủ cho cán bộ, nhân viên và người lao động; (vii) có lực lượng thường trực 24/24 đảm bảo không cho cán bộ, nhân viên và người lao động ra khỏi khu vực doanh nghiệp khi chưa được phép và không để người ngoài khu vực vào trong địa phận của công ty; (viii) tổ chức đội vệ sinh, thu gom rác thải và khử trùng khu vực chứa, thùng chứa rác thải phải có nắp che đậy và (ix) tạo điều kiện thuận lợi để đội vệ sinh dịch tễ vào theo dõi, kiểm tra hoặc phổ biến thông tin về dịch bệnh Covid-19 trong từng giai đoạn cho dự án, công ty, doanh nghiệp.

            Các biện pháp cần thực hiện đối với các dự án, doanh nghiệp gồm: (i) có điểm kiểm tra nhiệt độ cơ thể và nước rửa tay sát khuẩn cho cán bộ nhân viên và người lao động tại cửa ra vào khu vực làm việc, sản xuất của dự án, công ty, đảm bảo 02 lần sáng, chiều trong ngày, nếu phát hiện trường hợp ho, sốt 37,5 độ hay sổ mũi phải khẩn trương đưa cách ly nơi riêng biệt mà công ty, doanh nghiệp đã chuẩn bị và thông tin ngay theo đường dây nóng 166, 165; (ii) bắt buộc cán bộ, nhân viên, người lao động đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc và nơi có đông người, có địa điểm rửa tay, nước sát khuẩn thuận tiện; (iii) giãn cách làm việc của nhân viên và người lao động không dưới 01 mét; nghiêm cấm tổ chức hoạt động thể thao, liên hoạn, hội họp trong giai đoạn này; (iv) có biện pháp kiểm tra chặt chẽ đối với các lái xe vận chuyển hàng hóa, người ra vào liên hệ công việc với công ty như áp dụng đối với cán bộ, nhân viên và người lao động của công ty; (v) thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn các khu vực làm việc, nơi ăn, ở sinh hoạt của cán bộ, nhân viên và người lao động trong khu vực công ty sau ngày làm việc; (vi) tạm dừng tuyển dụng mới các chuyên gia, nhân viên và lao động trong và ngoài nước cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. (Báo KT-XH, 23/4/2020)         

Chính phủ phê duyệt 7 nhà máy sản xuất khẩu trang

            Báo Vientiane Times ngày 30/4/2020 đưa tin, Chính phủ đã phê duyệt cho 7 nhà máy được sản xuất khẩu trang để bán trên toàn quốc nhằm phòng tránh và kiểm soát sự lây lan của Virus Corona.

            Theo Ủy Ban Quốc gia đặc trách về phòng chống và kiểm soát Covid-19, Lào sẽ có 07 nhà máy sản xuất khẩu trang phòng chống lây nhiễm virus corona đang được triển khai xây dựng, đầu tháng 5 sẽ có 03 nhà máy bắt đầu sản xuất sản phẩm và bán khẩu trang ra thị trường, 04 nhà máy đang trong quá trình xây dựng.

            Năm nay, Lào đã nhập khẩu hàng triệu khẩu trang từ các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc để bù lấp sự thiếu hụt khẩu trang khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát; mặc dù, đã có hỗ trợ từ một số nước và các tổ chức quốc tế về khẩu trang và thiết bị y tế cho Lào.

            Mặt hàng khẩu trang bán trong nước gần đây tăng lên 10 lần do tâm lý lo lắng dịch bệnh ở các nước láng giềng cũng như Lào. Mặc dù, Bộ Công Thương ra Thông báo quy định giá khẩu trang bán lẻ là 25.000 Kíp/hộp 50 chiếc, hoặc 1 chiếc là 1.000 Kíp và lực lượng chức năng liên quan thường xuyên kiểm soát giá bán khẩu trang trong các hiệu thuốc trên toàn quốc, những nơi bán cao hơn giá quy định bị cảnh báo, nhưng người tiêu dùng cho biết họ không thể mua được khẩu trang theo giá này. Khẩu trang bán trên mạng Facebook và Instagram là 165.000 Kíp đến 200.000 Kíp/hộp 50 chiếc.

            Theo lực lượng chức năng, việc kiểm soát giá khẩu trang là khá khó khăn do tất cả khẩu trang ở Lào hiện nay đều là hàng nhập khẩu. Một số người lợi dụng tình hình này nhập khẩu khẩu trang kém chất lượng. Chính quyền đã kiểm soát chặt chẽ, phát hiện việc nhập hàng giả bất hợp pháp. Đầu tháng này, cảnh sát Viêng Chăn đã tịch thu 50 thùng (2.500 hộp) khẩu trang giả và bắt giam hai người nước ngoài vận chuyển hàng bằng xe tải.

            Trước khi bùng nổ dịch Covid-19 trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, giá bán buôn khẩu trang ở Lào là 15.000 Kíp/hộp 50 chiếc nhưng khi dịch bùng phát, giá đã tăng lên gấp nhiều lần.

            ​Chính phủ hy vọng khi cả 07 nhà máy hoàn thành đi vào sản xuất sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nội địa với giá hợp lý, giảm việc nhập khẩu mặt hàng này. (Vientiane Times, 30/4/2020)

 

BẢN TIN KINH TẾ-ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI LÀO

Chủ biên: Nguyễn Thanh Tùng

Ban biên tập: Vũ Văn Hòa, Trần Thanh Hải, Dương Thị Kim Nụ, Lê Thị Phương Hoa

 

 


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: