Ngày 12/05/201, Vụ trưởng Vụ Thống kê Kinh tế và Tài khoản Quốc gia cho biết, Ủy ban Thống kê Quốc gia Kyrgyzstan Elvira Isenkulova đã cho biết tổng sản phẩm quốc nội nước này từ tháng 01–4/2021 đạt hơn 166 triệu KGS, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, từ tháng 01–3/2021, trị giá trao đổi ngoại thương đã đạt 1,4 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu giảm 8,9% và nhập khẩu giảm 1,5%. Trong 3 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Kyrgyzstan và các nước thành viên khác trong Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) đạt 674 triệu USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó nhập cảnh tăng 202% còn xuất khẩu giảm 9,4%. Trong số các nước EAEU, Kyrgyzstan có quan hệ thương mại chủ yếu với Nga (68,6%) và Kazakhstan (29,5%).
Tuy nhiên, theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Kyrgyzstan có thể hồi phục nhẹ năm 2021 ở mức 3,5% và lấy đà phát triển mạnh hơn năm 2022 ở mức 5% khi mở cửa biên giới trở lại cũng như chuỗi cung ứng được tái kích hoạt. Theo Giám đốc Quốc gia ADB tại Kyrgyzstan Kanokpan Lao-Araya, các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu như ngành sản xuất, chế tạo, ngành xây dựng và ngành khai khoáng sẽ chỉ có thể thu lời khi nền kinh tế của toàn khu vực Trung Á khôi phục trở lại, từ đó giúp cho sự tăng trưởng kinh tế của Kyrgyzstan. Theo ADB, lạm phát tại Kyrgyzstan sẽ tăng lên 7% vào năm 2021 và 2022, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm do đồng tiền mất giá và chuỗi cung ứng chậm khôi phục. Trong khi đó, xuất khẩu vàng sẽ giúp nâng giá trị xuất khẩu chung lên 5% vào năm 2021 và 2022. Tiền kiều hối gửi về được dự báo cũng sẽ có thể khôi phục đạt mức 5% trong cả 2 năm tới với điều kiện kinh tế khu vực được khôi phục, đặc biệt là Nga. Năm 2020, ADB đã duyệt khoản trợ cấp 70 triệu USD giúp nước này ứng phó với dịch Covid-19, trong đó bao gồm 50 triệu USD là khoản vay được duyệt vào tháng 5 và 20 triệu USD là khoản hỗ trợ khẩn cấp vào tháng 6.
Một chuyên gia kinh tế của Văn phòng Đại diện World Bank tại Kyrgyzstan Bakyt Dubashov cũng dự báo rằng nước này có thể đạt mức tăng trưởng dương vào cuối năm nay dù mức tăng trưởng trong Quý I/2021 là mức tăng trưởng âm và vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro chưa thể dự đoán trước.
(Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan)