Tác động của các biện pháp phong tỏa đối với các nền kinh tế Đông Nam Á

0
73
(Internet)
(Internet)

Ngày 12/5/2021, The Straits Times ngày đánh giá, các nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á sẽ phải vật lộn trước các đợt phong tỏa do sự tái bùng phát dịch bệnh COVID-19 ở nhiều nước trong năm nay, ngay cả khi có những dấu hiệu ban đầu cho thấy một sự phục hồi đối với khu vực. Sự phục hồi này đã được giúp sức bởi những lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); và đối với một số nước, là sự tăng trưởng “chóng mặt” trong xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc.

Ngày 11/5/2021, Ngân hàng trung ương Malaysia công bố nền kinh tế nước này có thể đạt tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tới 7,5% trong năm nay, ngay cả khi nước này đang sẵn sàng cho một đợt phong tỏa toàn quốc kéo dài ba tuần bắt đầu từ ngày 12/5.

Ở Philippines, nơi các nhà chức trách đã ra lệnh cấm tất cả các hoạt động đi lại không thiết yếu, cũng như ăn uống và tụ tập trong nhà, thì chính quyền cũng đã nói đến khả năng quay trở lại tốc độ tăng trưởng nhanh, được hỗ trợ bởi chi tiêu của chính phủ và cuối cùng là sự chấm dứt phong tỏa. Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế nước này cho biết vị thế kinh tế vững chắc của nước này trước dịch bệnh và những số liệu kinh tế đang được cải thiện trong những tháng gần đây cho thấy nền kinh tế Philippines đang trên đà phục hồi.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng các nền kinh tế của khu vực đang dễ bị tổn thương, do việc triển khai tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 diễn ra chậm chạp và khả năng số ca nhiễm tăng mạnh trong tương lai do sự xuất hiện của các biến thể virus mới từ đất nước Ấn Độ láng giềng, cũng như tâm lý ngày càng chủ quan của người dân.

Bà Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Ngân hàng đầu tư Pháp Natixis đánh giá: “Sự gần gũi với Ấn Độ, tâm dịch COVID-19 mới của thế giới, làm gia tăng lo ngại về làn sóng lây nhiễm mới ở các nền kinh tế Đông Nam Á. Điều này có thể buộc các chính phủ phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa, như đã xảy ra ở Thái Lan và Philippines, do đó làm trì hoãn sự phục hồi của nhu cầu nội địa và mở cửa trở lại các đường biên giới”.

Bộ trưởng Giáo dục Lawrence Wong, người đồng phụ trách Lực lượng liên bộ đặc trách vấn đề COVID-19 của Singapore, đã cảnh báo rằng nước này đang ở vào “giai đoạn nguy hiểm” với số ca nhiễm trong cộng đồng chắc chắn sẽ gia tăng trừ phi người dân tuân thủ những quy định hạn chế mới đây của chính phủ.

Ở Bangkok, các nhà chức trách đã gia hạn đến ngày 16/5/2021 các biện pháp phong tỏa yêu cầu đóng cửa trường học, công viên và các điểm vui chơi giải trí. Những biện pháp phong tỏa này đã gây cản trở cho những gì xuất hiện chỉ cách đây vài tuần là những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế nước này, được hỗ trợ bởi sự gia tăng đầu tư và xuất khẩu.

Kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI và xuất khẩu, GDP của Việt Nam đã tăng 4,5% trong ba tháng đầu năm 2021, trong khi xuất khẩu tăng gần 1/5 (theo số liệu được chính phủ nước này công bố hồi tháng Ba).

Doanh thu của công ty sản xuất đồ nội thất và ghế ngồi ô tô Xuân Hòa ở ngoại thành Hà Nội, có khách hàng là hãng Ikea và Toyota, dự kiến tăng 1/4 trong năm nay khi công ty này tăng doanh số từ các khách hàng muốn đa dạng hóa nguồn cung từ Trung Quốc – nước đang rơi vào cuộc chiến thuế quan với Mỹ. Ông Lê Duy Anh, Tổng giám đốc công ty, cho biết: “Nhiều khách hàng của chúng tôi đã tách một phần hoặc hoàn toàn ra khỏi Trung Quốc. Công việc kinh doanh của chúng tôi đang tốt đẹp vì dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát và xuất khẩu đang mở rộng”.

Ở Indonesia, xuất khẩu tăng mạnh tới 31% trong quý I/2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Ngay cả là như vậy, GDP nước này trong ba tháng đầu năm nay vẫn giảm trong quý thứ hai liên tiếp – giảm 0,7% sau khi giảm 2,1% vào cuối năm 2020.

Nền kinh tế Malaysia ba tháng đầu năm 2021 cũng giảm trong quý thứ hai liên tiếp, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, GDP quý I/2021 của Philippines giảm 4,2% tính trên cơ sở hàng năm.

Tháng Tư vừa qua, Ngân hàng trung ương Indonesia đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của nước này xuống còn 5,1% trong năm nay. Tuy nhiên, bà Tamara Henderson, nhà kinh tế phụ trách Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) của Bloomberg Economics, lại đưa ra dự báo hợp lý hơn cho nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á này là khoảng 3,5%, do tốc độ triển khai chậm chạp việc tiêm phòng vacnine. Bà nhấn mạnh sự gia tăng gần đây số ca mắc COVID-19 tại Singapore là một lời cảnh báo – không chỉ đối với Indonesia – rằng việc các biện pháp kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 cần được áp dụng lâu hơn và ở cấp độ chặt chẽ hơn.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here